Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 4
download
Trên cơ sở nghiên cứu về thị trường, hệ thống luật pháp và chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ; Kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của một số quốc gia (Châu Á). Luận văn cố gắng làm rõ thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ - Thực trạng và giải pháp
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ -------*&*-------- NGUYỄN TIẾN SƠN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI – 09/2004
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ -------*&*-------- NGUYỄN TIẾN SƠN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI – 09/2004
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ -------*&*-------- NGUYỄN TIẾN SƠN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Kinh tế chính trị XHCN Mã số: 50201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Chu Văn Cấp HÀ NỘI - 09/2004
- PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ TRƯỜNG HOA 6 KỲ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ 6 1.2. XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ TRƢỜNG HOA KỲ 8 1.2.1. Thị trƣờng Hoa Kỳ 8 1.2.2. Chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ 18 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RA THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI (TRONG ĐÓ CÓ THỊ 25 TRƢỜNG HOA KỲ) 1.3.1. Cộng hoà Indonesia 26 1.3.2. Thái Lan 28 1.3.3. Trung Quốc 30 1.3.4. Hàn Quốc và Đài Loan 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA 37 KỲ THỜI KỲ ĐẾN 2003 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG 37 HOA KỲ CỦA VIỆT NAM 2.1.1. Trƣớc khi Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu 37 lực 2.1.2. Sau khi Hiệp thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực 42 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT 46 HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ 2.2.1. Hàng thuỷ hải sản 47 2.2.2. Hàng dệt may 50
- 2.2.3. Giày dép và phụ kiện giày dép 56 2.2.4. Hàng nông sản 57 2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT 59 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA 65 KỲ THỜI KỲ ĐẾN 2010 3.1. NHỮNG DỰ BÁO LIÊN QUAN ĐẾN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 65 CỦA VIỆT NAM 3.1.1. Dự báo về môi trƣờng xuất khẩu của Việt Nam 65 3.1.2. Những thuận lợi (cơ hội) và khó khăn (thách thức) đối với việc 70 xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ trong thời gian tới 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 75 VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN TỚI 3.2.1. Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô 75 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu 83 vào thị trƣờng Hoa Kỳ 3.2.3. Giải pháp đối với một số ngành hàng khi xuất khẩu sang Hoa 92 Kỳ KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ bắt đầu phát triển từ sau khi Hoa Kỳ bỏ chính sách cấm vận đối với nước ta và cho đến hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 6 của Việt Nam. Đặc biệt là từ sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết và có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, là một bước đột phá và cơ hội lớn cho hoạt động xuất khẩu Việt Nam, cũng như những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh và mở rộng quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Do đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam tăng lên tới 827,4 triệu USD trong năm 2000, tăng 37,63% so với mức 601,9 triệu USD của năm 1999 và đến năm 2002, năm đầu tiên sau Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng hơn gấp đôi (128% trong năm 2002) so với năm 2001 [11,108], [6,47]. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay vào thị trường Hoa Kỳ là hàng dệt may, hải sản, cà phê, hạt tiêu, giày dép, sản phẩm gỗ, thực phẩm chế biến. Tuy nhiên, quy mô và kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ còn rất nhỏ, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hạn chế về chủng loại, sức cạnh tranh kém, bị áp đặt, chèn ép,....Trong thời gian tới, cùng với lộ trình thực hiện AFTA và sẽ trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách ngoại thương phù hợp và hữu hiệu để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, đặc biệt là đối với thị trường Hoa Kỳ, một thị trường có tiềm năng lớn, xếp vào hàng đầu thế giới về nhập khẩu hàng hoá. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết, cấp bách, có ý nghĩa lý luận thực tiễn quan trọng. 1
- 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trong thời gian qua có nhiều công trình đã công bố liên quan đến hướng nghiên cứu đề tài. Trong đó, có một số công trình nổi bật là: - TS. Lê Thị Anh Vân (2003), “Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb Lao động, 4/2003. - Nguyễn Hữu Khải, “Các giải pháp đẩy mạnh và khuyến khích sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm cây công nghiệp của Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường đại học ngoại thương, 4/2001. - PGS.TS. Hoàng Đức Thân “Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001. - GS.TS. Bùi Xuân Lưu và Ths. Phạm Thị Hồng Yến, “Chính sách bảo hộ nông nghiệp của Mỹ”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 4/2003. - TS. Bùi Ngọc Sơn, “Một số biện pháp để thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ”, Tạp chí kinh tế đối ngoại, số 4/2003. - Ths. Nguyễn Văn Hồng, “Một số giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp”, Tạp chí kinh tế đối ngoại, số 4/2003. - Nguyễn Thị Hường, “Chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam trong xu thế tự do hoá thương mại”, Luận văn TS kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 4/2003. - Đề tài “Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ”, mã số: 97- 78-060-Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại. 2
- - Dự án STAR Việt nam và Viện Quản lý kinh tế Trung ương "Đánh giá tác động kinh tế của hiệp định thương mại song phương Việt nam – Hoa Kỳ", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 6/2003. - GS.TS. Võ Thanh Thu, Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, Nxb thống kê, 5/2001. Các công trình trên đã tiếp cận dưới những gốc độ khác nhau cả về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam, như: nghiên cứu chính sách xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; Chính sách xuất nhập khẩu một số mặt hàng và các công cụ của chính sách ngoại thương, một số chuyên đề của Bộ thương mại về biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ,.... Tuy nhiên, còn ít công trình nghiên cứu một cách toàn diện về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì thế, đề tài luận văn này không trùng lặp với các luận văn, các công trình khoa học đã công bố và vẫn cần thiết, có tính thời sự cấp bách. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu về thị trường, hệ thống luật pháp và chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ; Kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của một số quốc gia (Châu Á). Luận văn cố gắng làm rõ thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới. 3
- 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Là đề tài thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị, do đó luận văn chú ý tới các vấn đề chung có tính chất định hướng ở tầm vĩ mô. Chẳng hạn như: - Nghiên cứu các cơ chế chính sách ảnh hướng tới khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Những điều kiện thuận lợi khó khăn, đối thủ cạnh tranh của Việt Nam khi xâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Thời gian nghiên cứu là từ 1995 đến nay. Các số liệu thống kê lấy đến hết năm 2003. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp cơ bản trong việc nghiên cứu các lĩnh vực khoa học – xã hội nói chung, cũng như kinh tế chính trị nói riêng, đó là: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trừu tượng khoa học. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác, như: phân tích kinh tế, tổng hợp thống kê nhằm minh hoạ cho các luận điểm. 6. GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng góp phần nhỏ cho việc tham khảo, nghiên cứu hoạch định chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam và có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn khoa học chuyên ngành 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,....luận văn gồm có 3 chương: CHƢƠNG 1: Xuất khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. 4
- CHƢƠNG 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ thời kỳ đến 2003 và những vấn đề đặt ra. CHƢƠNG 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ thời kỳ đến 2010. 5
- CHƢƠNG 1 XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ TRƢỜNG HOA KỲ; MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ Nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ và trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế. Do đó, “mở cửa”, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, khu vực và việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng, không có quốc gia nào có thể phát triển nhanh nếu thực hiện chính sách “đóng cửa”, tự cấp, tự túc. Ngược lại, những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều là những nước biết dựa vào phát triển kinh tế đối ngoại để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, biết dựa vào những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để hiện đại hoá sản xuất, biết khai thác các nguồn lực bên ngoài để phát huy các nguồn lực trong nước. “Mở cửa”, hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực thì ngoại thương được coi là “mũi nhọn”. Ngoại thương bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá hữu hình và vô hình, gia công, tạm nhập – tái xuất, tạm xuất tái nhập, xuất khẩu tại chỗ (bán hàng thu ngoại tệ trong nước)…Trong đó, xuất khẩu là hướng ưu tiên và là một trọng điểm của hoạt động ngoại thương các nước nói chung và nước ta nói riêng, bởi nó liên quan đến phương thức xâm nhập thị trường. Phương thức xâm nhập thị trường là một sự sắp xếp có tổ chức cần thiết cho sự xâm nhập thị trường của sản phẩm, kỹ thuật, nguồn vốn, con người của một doanh nghiệp vào một 6
- quốc gia hay một thị trường nước ngoài. Hình thức đơn giản và dễ dàng đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài là xuất khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu có tính đặc thù là hoạt động ở thị trường nước ngoài, khách hàng phần lớn là các đối thủ có kinh nghiệm dày dạn trong hoạt động thương mại quốc tế, có tiềm lực kinh tế mạnh, có khả năng cạnh tranh cao…Vì thế, hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là khó khăn phức tạp đòi hỏi phải có tiềm lực kinh tế mạnh, có khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường trong và ngoài nước nhanh nhạy, chính xác, có đội ngũ cán bộ tinh thông về nghiệp vụ, ngoại ngữ, về hệ thống luật pháp, thông lệ thương mại quốc tế và có lập trường chính trị vững vàng thì mới đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu chủ động, hiệu quả cao, tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế quốc dân. Vai trò của ngoại thương nói chung, xuất khẩu nói riêng đã được khẳng định cả về mặt lý luận và thực tiễn, đó là một trong những yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế và do đó góp phần quyết định sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu làm cho các doanh nghiệp phải trải qua những thử thách gay go trong cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong quá trình đó, các doanh nghiệp không những cố gắng cải tiến, nâng cao chất lượng hàng hoá, phải giảm chi phí sản xuất, mà còn có những cơ hội tiếp xúc với những công nghệ mới và bí quyết kinh doanh, do vậy có thể nâng cao được trình độ công nghệ sản xuất, quản lý và tiếp thị. Xuất khẩu cũng đã góp phần vào giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội như: tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với sự biến đổi của thị trường thế giới. 7
- Tất cả những đóng góp trên đây của hoạt động xuất khẩu đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam và tạo dựng những cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh. 1.2. XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ TRƢỜNG HOA KỲ 1.2.1. Thị trƣờng Hoa Kỳ 1.2.1.1. Vài nét về kinh tế Hoa Kỳ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có diện tích 9.364.000 km2. Tính đến tháng 07/ 2001, dân số Hoa Kỳ khoảng hơn 278 triệu người. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 9.963 ngìn tỷ USD, GDP/người của Hoa Kỳ năm 2000 là 33.900 USD [30]. Hoa Kỳ, một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, quốc gia dẫn đầu công nghiệp thế giới về các phân ngành đa dạng và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất như: hoá dầu, luyện kim, ô tô, thiết bị động cơ, hàng không, vũ trụ, viễn thông, hoá chất điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai khoáng và gỗ. Năm 1999, trong cơ cấu nền kinh tế Hoa Kỳ, nông nghiệp chiếm 2%, công nghiệp: 18%, dịch vụ: 80%. Hoa Kỳ chính là nước có lĩnh vực phát triển dịch vụ cao nhất thế giới [30]. Giai đoạn 1994 – 1999 là thời kỳ Hoa Kỳ đạt tăng trưởng kinh tế cao, mức lạm phát thấp và tỷ lệ thất nghiệp dưới 5%. Các công ty lớn của Hoa Kỳ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của kinh tế Hoa Kỳ, chi tiêu Chính phủ cũng chiếm một phần quan trọng trong toàn bộ chi tiêu khổng lồ của một xã hội tiêu dùng. Hoa Kỳ vốn có thị trường quốc nội rất lớn (nước Nhật cũng không bằng) và một thị trường rất thống nhất (Châu Âu không có được). Nhu cầu trong nước là 8
- động lực chủ yếu để phát triển. Hoa Kỳ cũng có một thị trường ngoài nước rất to lớn, ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và còn có một thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Do đó, có thể nói thị trường Hoa Kỳ có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường thế giới và cả nền kinh tế các nước trên thế giới. Phải nói thêm rằng, Hoa Kỳ có ưu thế về kinh tế vùng ven. Quan hệ vùng ven của Hoa Kỳ có tính toàn diện, bao gồm vùng Bắc Mỹ là Sở thuộc (khuôn vào tổ chức “Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ – NAFTA”, cũng bao gồm Châu á - Thái Bình Dương) và hướng đến Châu Âu (trong dự tính của Mỹ sẽ có “Khu mậu dịch tự do Âu - Mỹ”). Chính điều này đã làm cho quan hệ và sự ảnh hưởng của kinh tế đối ngoại Hoa Kỳ có “quyền uy” ở bất cứ khu vực nào trên thế giới. Có thể nói, sự kiện khủng bố ở nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã làm chấn động và kinh hoàng cả nước Mỹ và thế giới. Do đó, tăng trưởng thương mại thế giới giảm từ mức 12%/năm (năm 2000) xuống còn 5,5% (năm 2001). Cả IMF, OECD, WB đều thống nhất nhận định, kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng năm 2001 chỉ đạt 1,1% tức là giảm 4,1% so với năm 2000. Những năm 2002 – 2003 kinh tế Mỹ có sự phục hồi và tăng trưởng ở mức chậm. Mặc dù vậy, Hoa Kỳ vẫn là cường quốc kinh tế hàng đầu và là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới. 1.2.1.2. Tiềm năng nhập khẩu của Hoa Kỳ Một là, tiềm năng chung: Hoa Kỳ có một thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Năm 1988, hàng hoá nhập khẩu của Hoa Kỳ đạt 800 tỷ USD. Năm 2002, kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ đạt 1408,3 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: dầu thô, các sản phẩm dầu tinh chế, máy móc, ô tô, hàng tiêu dùng, vật liệu công nghiệp, thực phẩm và đồ uống. Trong đó thủy sản, dệt may, giày dép, cà phờ là những mặt hàng nhập khẩu với số lượng lớn. Chẳng hạn năm 2000 9
- Hoa Kỳ nhập khẩu 19 tỉ USD mặt hàng thủy sản, trong đó riêng tôm là 3,76 tỉ USD; Hàng dệt may năm 2000 nhập 76 tỉ USD, năm 2001 nhập 75,1 tỉ USD. Năm 2002 hàng hoá nhập khẩu chiếm 1.166,9 tỷ USD và dịch vụ chiếm 243,3 tỷ USD. Những mặt hàng nhập khẩu gần đây có sự tăng trưởng là hàng tiêu dùng, bia, thực phẩm,…và những mặt hàng có sự suy giảm là nguyên vật liệu, thiết bị công nghiệp, ô tô và phụ tùng,…Tất cả những con số trên cho thấy Hoa Kỳ là một nước nhập siêu và là một thị trường đầy tiềm năng đối với các nước trên thế giới. Hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ rất đa đạng về chủng loại và được phân theo các nhóm hàng sau: Bảng 1.1: Tình hình nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ 1997 - 1998 Đơn vị tính: Triệu USD Năm 1997 Năm 1998 NHÓM NGÀNH HÀNG Giá trị Tỉ trọng% Giá trị Tỉ trọng% 1. Thực phẩm, thức ăn gia 39.694 4,56 41.229 4,51 súc, đồ uống. 2. Nguyên liệu và vật liệu 213.767 24,55 200.395 21,93 công nghiệp 3. Máy móc, thiết bị 254.175 29,19 270.372 29,57 4. Ô tô, xe tải, phụ tùng và 140.779 16,17 150.715 16,49 động cơ ô tô 5. Hàng tiêu dùng 192.918 22,16 215.530 23,58 6. Nhóm hàng hoá khác 29.338 3,38 35.587 3,89 Tổng 870.671 100 923.828 100 Nguồn: Department of commerce, Bureau of Economic Analysis U.S.A [16, 25] 10
- Hoa Kỳ là một thị trường lớn về nhiều loại hàng hoá và dịch vụ với các dải phân đoạn thị trường rất rộng lớn có thể thu hút, tiêu thụ vô số chủng loại hàng hoá. Với hệ thống cửa hàng, siêu thị bán buôn, bán lẻ rộng khắp và tâm lý thích tiêu dùng, mua sắm của người Mỹ, Hoa Kỳ đã, đang và sẽ là một thị trường đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp và công ty các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các chủng loại hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều có số lượng lớn, đây là một yếu tố thuận lợi mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt để tăng cường xuất khẩu và đầu tư tái sản xuất mở rộng. Hai là, một số nhóm ngành hàng nhập khẩu chủ yếu mà Việt Nam có nhiều lợi thế để đưa sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ, đó là: * Nhóm thực phẩm, thức ăn gia súc và đồ uống: Qua số liệu thể hiện ở Bảng 1.1 cho ta thấy hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu nhóm hàng này ở mức trên dưới 40 tỷ USD. Những mặt hàng chủ yếu trong nhóm này gồm: Bảng 1.2: Tình hình nhập khẩu thực phẩm, đồ uống vào Hoa Kỳ 1998 Đơn vị tính: Triệu USD TT Mặt hàng 1997 1998 98/97 1. Rượu vang 3.253 3.627 +374 2. Trái cây và nước quả cô đặc 4.057 4.095 +38 3. Hải sản 7.702 8.117 +415 4. Sản phẩm thịt 4.162 4.315 +153 5. Cà phê hạt 3.575 3.499 +562 6. Chè, gia vị 660 751 +91 11
- 7. Rau các loại 2.937 3.499 +562 8. Dầu ăn 1.641 1.534 +562 9. Các sản phẩm thực phẩm khác 9.518 9.928 +410 Tổng 39.694 41.229 1.535 Nguồn: Department of commerce, Bureau of Economic Analysis U.S.A [16, 26] Trong nhóm ngành hàng này có nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế và khả năng thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ như: hải sản, rau, cà phê hạt, chè, gia vị. Trong đó đáng kể nhất là mặt hàng thuỷ sản và cà phê. Đối với mặt hàng thuỷ sản, Hoa Kỳ là thị trường nhiều triển vọng mà Việt Nam bắt đầu khai thác. Thị trường này có sức mua lớn và giá cả tương đối ổn định. Với GDP/người/năm là 33,882 USD và tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 4%, Hoa Kỳ là một thị trường có mức tiêu dùng mặt hàng thuỷ sản rất cao. Hiện nay trung bình mỗi năm người Mỹ tiêu thụ hết khoảng 4,9 pounds thuỷ sản tương đương 8 kg. Trong tương lai, mức tiêu thụ thuỷ sản sẽ ngày càng tăng mạnh do nhiều người Mỹ có xu hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm thuỷ sản cho bữa ăn chính trong gia đình. Theo thống kê của Bộ thuỷ sản Hoa Kỳ, hiện nay người Mỹ sử dụng xấp xỉ 80% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới, trong đó hơn một nửa có nguồn gốc nhập khẩu. Tại Hoa Kỳ có nhiều cơ sở chế biến phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Khoảng 1000 cơ sở chế biến cả nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản rất hấp dẫn đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Đối với mặt hàng cà phê, từ năm 1994 Việt Nam đã bắt đầu khai thác thị trường tiềm năng về tiêu thụ cà phê - thị trường Hoa Kỳ và ngay trong năm đầu 12
- tiên Hoa Kỳ bỏ chính sách cấm vận đối với Việt Nam (2/1994), tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã đạt 32 triệu USD. Vào năm 1998 Hoa Kỳ đã trở thành thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với mức nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 142,5 triệu USD (21%-26% tổng lượng cà phê Việt Nam) và Việt Nam đứng thứ 7 về trị giá trong số các nước xuất khẩu cà phê vào Hoa Kỳ, từ năm 1994 – 1998 tăng 350%, mức tăng bình quân 70%/năm [13, 45-46]. * Nhóm hàng nguyên liệu và vật liệu công nghiệp: Đối với nhóm hàng này Hoa Kỳ hàng năm nhập khẩu trên 200 tỷ USD. Trong đó, chủ yếu các mặt hàng sau: Bảng 1.3: Tình hình nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu công nghiệp vào Hoa Kỳ 1997- 1998 ĐVT: Triệu USD TT Mặt hàng 1997 1998 98/97 1. Dầu thô 54.226 37.533 - 16.693 2. Sản phẩm Dầu mỏ 7.733 6.050 - 1.683 3. Nhiên liệu 5.743 4.834 - 909 4. Hoá chất hữu cơ 11.085 10.778 - 307 5. Thép cán 10.889 13.157 + 2.268 6. Cao su thiên nhiên 1.229 977 - 253 7. Giấy và sản phẩm nhựa 4.448 5.012 + 564 Tổng 95,353 72,896 - 17,013 Nguồn: Department of commerce, Bureau of Economic Analysis U.S.A [16, 28] 13
- Trong thời gian qua, chúng ta chỉ mới xuất khẩu dầu thô và một trị giá không nhiều cao su thiên nhiên sang thị trường Hoa Kỳ. Sau năm 2005, khi khu công nghiệp hoá dầu Dung Quất đi vào hoạt động Việt Nam có thể mở rộng xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ, các loại hoá chất làm từ dầu mỏ. * Nhóm hàng tiêu dùng Hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu nhóm ngành hàng này trên dưới 200 tỷ USD. Khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực thì đây là nhóm ngành hàng Việt Nam có thể đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu cả về quy mô lẫn số lượng. Bởi vì, những sản phẩm nằm trong nhóm ngành hàng này Việt Nam có những lợi thế tương đối lớn như hàng may mặc, giày dép,… Bảng 1.4: Tình hình nhập khẩu hàng tiêu dùng vào Hoa Kỳ 1997- 1998 Đơn vị tính: Triệu USD TT Mặt hàng 1997 1998 98/97 1. Đồ trang sức, kim cương 7.598 8.496 + 898 2. Đồ gỗ gia đình 8.269 9.732 + 1.462 3. Ti vi, điện tử gia dụng 10.546 13.361 + 2.815 4. Đồ chơi, game 18.102 19.252 + 1.150 5. Giày dép 10.576 10.865 + 289 6. Hàng may mặc từ vải dệt 19.859 21.591 + 1.732 7. Hàng may mặc từ vải bông 21.775 27.321 + 5.546 8. Quần áo thể thao 5.552 5.102 - 450 9. Các loại đồ gia dụng khác 63.333 67.981 + 4.648 Tổng 165.61 183.701 754.353 14
- Nguồn: Department of commerce, Bureau of Economic Analysis U.S.A [16, 30] Nhóm hàng tiêu dùng là nhóm hàng có tính cạnh tranh quyết liệt nhất trên thị trường Hoa Kỳ. Việt Nam muốn gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành hàng này, trước hết phải có những chiến lược lớn nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường này càng sớm càng tốt. Đối với mặt hàng dệt may, Hoa Kỳ là thị trường đầy tiềm năng cho các nước xuất khẩu hàng dệt may, trong đó có Việt Nam. Song cần lưu ý rằng: thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu rất đa dạng, kể cả các sản phẩm trung bình, nhưng lại có những quy định nghiêm ngặt về tuân thủ luật thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, xuất xứ sản phẩm. Thị trường Hoa Kỳ chỉ mua hàng thành phẩm không qua gia công, trong khi đó ngành may Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu. Đây là một trở ngại không nhỏ trong tăng cường xuất khẩu sang Hoa Kỳ. 1.2.1.3. Đặc điểm thị trƣờng Hoa Kỳ (chủ yếu là tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ) - Dân cư của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có nhiều tầng lớp giai cấp, nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới tụ tập về đây sinh sống nên nhu cầu rất đa dạng, phong phú, chất lượng hàng hoá đòi hỏi không cao và khắt khe như thị trường EU. Những đặc điểm riêng có về địa lý và lịch sử, đã hình thành nên một thị trường tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới. Ngày nay, với những tâm lý đặc trưng ưa chuộng mua sắm và tiêu dùng không những chỉ ảnh hưởng tới riêng nền kinh tế Hoa Kỳ mà còn có tác động sâu rộng đến các nhà xuất khẩu trên toàn thế giới. Hàng hoá dù chất lượng cao hay vừa đều có thể bán được trên thị trường Hoa Kỳ, do sự đa dạng của các tầng lớp dân cư và thói quen tiêu dùng nhiều. - Hoa Kỳ là một quốc gia có tài nguyên phong phú, không bị ảnh hưởng nặng nề bởi hai cuộc đại chiến thế giới, cộng với chiến lược phát triển kinh tế lâu 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn