Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hội nhập
lượt xem 10
download
Luận văn đi vào phân tích thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hội nhập, qua đó đi tìm các giải pháp tháo gỡ để chủ động hội nhập. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hội nhập
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRƯƠNG VĂN QUÝ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỘI NHẬP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn: Nguyễn văn Lịch HÀ NỘI - 2004 1
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ................................................................................................................ 10 1.1- Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan .................. 10 1.1.1- Khái niệm Hội nhập kinh tế quốc tế. .......................................... 10 1.1.2- Cơ sở lý luận và thực tiễn của Hội nhập kinh tế quốc tế. ........... 12 1.2- Nội dung, hình thức, mức độ Hội nhập kinh tế quốc tế. ................ 17 1.2.1- Nội dung Hội nhập kinh tế quốc tế. ............................................ 17 1.2.2- Hình thức và mức độ Hội nhập kinh tế quốc tế. ......................... 19 1.3- Những tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế đến nền kinh tế các nước.......................................................................................................... 21 1.3.1- Những tác động tích cực. ............................................................ 21 1.3.2- Những tác động tiêu cực và khó khăn thách thức. ..................... 24 1.4- Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước ................ 26 1.4.1- Hội nhập kinh tế quốc tế của Singapo ........................................ 26 1.4.2- Kinh nghiệm mở cửa hội nhập của Trung Quốc. ....................... 29 Chương 2 THỰC TRẠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ............................................................................................................ 35 2.1- Thuận lợi và khó khăn của nền kinh tế Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế . .............................................................................. 35 2.1.1- Sự cần thiết khách quan tham gia HNKTQT của Việt Nam. ..... 35 2.1.2- Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia HNKTQT. .. 37 2.2- Thực trạng Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ...................... 45 2.2.1- Hội nhập AFTA .......................................................................... 46 2.2.2- Hội nhập APEC của Việt Nam ................................................... 52 2.2.3- Thực hiện hiệp định thương mại Việt - Mỹ ................................ 55 2
- 2.2.4- Hội nhập WTO của Việt Nam ..................................................... 58 2.3-Những thành tựu cơ bản trong quá trình HNKTQT của việt nam.61 2.3.1- Đưa đất nước ra khỏi thế bao vây, cô lập từng bước mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động HNKTQT. ............................... 61 2.3.2- Thu hút được lượng FDI và ODA ngày càng lớn....................... 61 2.3.3- Tiềm lực khoa học công nghệ được tăng cường, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng nâng cao. ................................................... 62 2.3.4- Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. .............. 62 2.3.5- Tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. ...................................................................................................... 64 2.3.6- Hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước phát triển theo hướng hiện đại, các cơ sở công nghiệp then chốt, các ngành kinh tế mũi nhọn bước đầu đang hình thành. ............................................................................ 65 2.4- Nguyên nhân hạn chế của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình kinh tế quốc tế. ........................................................................................ 65 2.4.1- Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp còn yếu. ................................................................................................. 65 2.4.2- Môi trường kinh tế trong nước còn nhiều trở ngại cho phát triển kinh tế thị trường hiện đại, chủ yếu là do thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, kết cấu hạ tầng yếu kém. ....................................................... 66 2.4.3- Vấn đề bảo hộ của các nước phát triển cũng là rào cản lớn trong quá trình hội nhập của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. ...................................................................................................... 67 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHẢP THÚC ĐẨY HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM .................................................................... 69 3.1- Yêu cầu nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam .................................. 69 3.1.1- Việt Nam HNKTQT trên cơ sở giữ vững độc lập , tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. ....................................................................... 69 3
- 3.1.2- HNKTQT của Việt Nam phải đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững nền kinh tế.................................................................................... 70 3.1.3- HNKTQT của Việt Nam cần phải chủ động, đẩy nhanh và rút ngắn lộ trình hội nhập. ......................................................................... 71 3.2- Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo HNKTQT của Việt Nam. ................. 72 3.2.1- Mục tiêu của Hội nhập kinh tế quốc tế . ..................................... 72 3.2.2- Quan điểm của Đảng về HNKTQT ............................................. 73 3.3- Một số giải pháp thúc đẩy HNKTQT của Việt Nam. ..................... 78 3.3.1- Các giải pháp về phía Nhà nước ................................................. 78 3.3.2- Các giải pháp cho các doanh nghiệp. ......................................... 96 KẾT LUẬN ............................................................................................... 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 112 4
- MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài Càng về cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học công nghệ càng diễn ra mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu, phạm vi tác động của nó hết sức rộng lớn, tạo nên những biến chuyển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của đời sống nhân loại. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, những tác động đó đã ảnh hƣởng sâu sắc đến sự biến đổi về chất của lực lƣợng sản xuất, của phân công lao động xã hội, làm cho phân công lao động trở nên sâu sắc và rộng khắp toàn cầu, thị trƣờng thế giới không chỉ mở rộng mà còn gắn kết chặt chẽ hơn với các thị trƣờng dân tộc, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá phát triển càng nhanh, theo đó trên thế giới đã ra đời hàng loạt các tổ chức liên kết thƣơng mại toàn cầu, khu vực, liên khu vực, tiểu vùng… Tình hình trên làm nảy sinh và thúc đẩy xu thế hội nhập để phát triển. Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, một mặt các nƣớc phải thích nghi với những quy tắc chung, mặt khác vừa phải bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của dân tộc, chủ động hạn chế các tiêu cực, vƣợt qua khó khăn thách thức, khai thác các nhân tố tích cực, tranh thủ thời cơ để phát triển kinh tế đất nƣớc. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, với điểm xuất phát thấp, chúng ta gặp không ít khó khăn trƣớc sự cạnh tranh gay gắt và không cân sức mang tính toàn cầu, trƣớc sự lấn át, áp đặt cả kinh tế lẫn chính trị của các nƣớc tƣ bản lớn, các công ty xuyên quốc gia. Trƣớc thực tế đó cần phải chỉ ra những thuận lợi, những khó khăn trong Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, từ đó tìm ra các giải pháp thúc đẩy hội nhập đang là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu kinh tế. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề này, tác giả chọn đề tài "HNKTQT của Việt Nam, thực trạng và 2
- giải pháp thúc đẩy hội nhập" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình. 2- Tình hình nghiên cứu đề tài. Toàn cầu hoá và hội nhập là xu thế tất yếu của thời đại hiện nay, là đề tài thiết thực đặt ra cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học ở nhiều bình diện, nhiều góc độ và đã có nhiều công trình tiêu biểu đƣợc công bố nhƣ: - Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam sau Đại hội IX của Đảng - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - (tháng 8/ 2002). - Một số vấn đề về tình hình thế giới và AFGANISTAN - (tập hợp nhiều bài viết) Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh T8/2002. - Nguyễn Thị Hiền - HNKTQT của một số nƣớc ASEAN - NXB Chính trị quốc gia - 2002. - Lƣu Lực - Toàn cầu hoá kinh tế lối thoát của Trung Quốc là ở đâu - NXB Khoa học xã hội - 2002. - Đỗ Tiến Sâm, Lê Văn Sang - Trung Quốc gia nhập WTO và tác động đối với Đông nam Á - NXB Chính trị Quốc gia 2001. - GS.TS Đỗ Thế Tùng - Xu thế TCH và vấn đề HNKTQT của các nƣớc đang phát triển - Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 8/2000. - GS.TS Chu Văn Cấp - về TCH và HNKTQT của nƣớc ta - Tạp chí Khoa học chính trị số 2/2000. - VS. Võ Đại Lƣợc - Xây dựng nền kinh tế Độc lập tự chủ ở Việt Nam trong quá trình HNKTQT" - Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 4/2000. - Phạm Ngọc Quang và Trịnh Đình Nghiêm - Thời kỳ mới và sứ mệnh lịch sử của Đảng ta - NXB Chính trị Quốc gia - 2001. 3
- - "TCH và chủ động HNKTQT của Việt Nam - Tài liệu bồi dƣỡng kiến thức cho giảng viên KTCT - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - tháng 8/2002. Và rất nhiều công trình nghiên cứu khác. 3- Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. Luận văn đi vào phân tích thực trạng HNKTQT của Việt Nam, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hội nhập, qua đó đi tìm các giải pháp tháo gỡ để chủ động hội nhập. Để thực hiện mục đích đó, đề tài đi vào giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Làm rõ những vấn đề chung của HNKTQT - Phân tích thực trạng HNKTQT của Việt Nam - Đƣa ra các giải pháp để thúc đẩy hội nhập. 4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là "HNKTQT của Việt Nam", phạm vi chỉ giới hạn ở thực trạng và giải pháp thúc đẩy hội nhập từ 1996 đến nay. 5- Phương pháp nghiên cứu . Đề tài đƣợc nghiên cứu dƣới giác độ của chuyên ngành kinh tế chính trị nên sử dụng triệt để các phƣơng pháp nghiên cứu của chuyên ngành nhƣ : Trừu tƣợng hoá khoa học, logic kết hợp với lịch sử và các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. 6- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 6.1- Ý nghĩa lý luận: Đề tài chỉ rõ: 4
- - Trong thời đại ngày nay hội nhập trở thành xu thế tất yếu của mỗi quốc gia cũng nhƣ nền kinh tế toàn cầu. - Phản ánh một giai đoạn biến đổi sâu sắc của lực lƣợng sản xuất, của phân công lao động trên phạm vi toàn cầu, đƣa loài ngƣời quá độ sang một nền văn minh mới. - Chỉ rõ một nền kinh tế muốn tăng trƣởng và phát triển tốt thì không thể đứng ngoài quỹ đạo chung mà phải có sự hợp tác song phƣơng hay đa phƣơng. 6.2- Ý nghĩa thực tiễn : - HNKTQT là điều kiện cần thiết để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. - Đối với Việt Nam, HNKTQT cho phép kết hợp đƣợc nội lực và ngoại lực, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nƣớc. 7- Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng, 11 tiết, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. - Chƣơng 1 : Những vấn đề chung về HNKTQT - Chƣơng 2 : Thực trạng HNKTQT của Việt Nam - Chƣơng 3 : Một số giải pháp thúc đẩy HNKTQT của Việt Nam 5
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1- Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan 1.1.1- Khái niệm Hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề khách quan trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia nói chung, sự ra đời của nó bắt nguồn từ xu thế toàn cầu hoá. Mỗi quốc gia không thể đứng ngoài cuộc vì nhƣ vậy sẽ bỏ lỡ thời cơ, các nguồn lực đƣợc sử dụng kém hiệu quả, do đó đà tăng trƣởng kinh tế sẽ bị chậm lại và dẫn tới tụt hậu. Để quá trình HNKTQT của mỗi quốc gia đạt đƣợc những kết quả tốt đẹp thì cần có nhận thức đúng đắn khoa học về phạm trù này. Vậy HNKTQT là gì? Trong quá trình nghiên cứu, ở các giác độ khác nhau các nhà nghiên cứu đƣa ra những khái niệm khác nhau về HNKTQT. Vì thế hiện đang tồn tại khá nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này. Từ giác độ tự do hoá thƣơng mại Giáo sƣ G.C. Giêm ri den của Trƣờng Đại học Tổng hợp Giôn Hớp Kin (Hoa Kỳ) cho rằng "Hội nhập là tự do hoá thƣơng mại, không chỉ đơn giản là thƣơng mại" [2, tr. 22]. Ở đây theo quan niệm của Hớp Kin thì nội dung cơ bản của HNKTQT là tự do hoá thƣơng mại, nhƣng không phải chỉ bó hẹp trong lĩnh vực thƣơng mại, ông chỉ nhấn mạnh vai trò của tự do hoá thƣơng mại, tuy không nêu ra trong khái niệm, nhƣng ông ngầm chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động lẫn nhau giữa thƣơng mại và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động tự do hoá thƣơng mại giữa các nƣớc. Ở góc độ một quốc gia, tác giả Vũ Khoan cho rằng: "Hội nhập là gắn kết nền kinh tế nƣớc mình với nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia vào phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế đa phƣơng, chấp nhận, tuân 6
- thủ những quy định chung đƣợc hình thành trong quá trình hợp tác và đấu tranh giữa các nƣớc thành viên trong tổ chức ấy" [14, tr. 96]. Cũng xét ở góc độ một quốc gia lại có quan niệm cho rằng "HNKTQT là thực hiện mở cửa nền kinh tế quốc gia, gắn sự phát triển kinh tế quốc gia với kinh tế khu vực và thế giới bằng việc tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động kinh tế quốc tế" [22, tr.8]. Còn xét ở góc độ rộng hơn "Hội nhập kinh tế quốc tế là sự đan xen, gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia với nhau" [22, tr.8]. Nếu đi vào thực chất thì "Hội nhập kinh tế quốc tế phản ánh tính chất quốc tế hoá các hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia ở các mức độ khác nhau" [22,tr.8]. Mỗi cách tiếp cận nhƣ trên đã phản ánh đƣợc từng mặt của một qúa trình, tuy nhiên cần nhận thức đầy đủ rằng: Các vấn đề kinh tế luôn gắn chặt với hệ thống chính trị - Là nền tảng tƣ tƣởng của các vấn đề kinh tế. Mặt khác các quốc gia chỉ chấp nhận hội nhập khi lợi ích quốc gia đƣợc đảm bảo và ngày càng tăng cƣờng, với nhận thức nhƣ vậy chúng tôi đồng tình với khái niệm sau đây : "HNKTQT là việc các nƣớc đi tìm kiếm một số điều kiện nào đó mà họ thống nhất đƣợc với nhau kể cả dành cho nhau những ƣu đãi, tạo ra những điều kiện công bằng, có đi có lại trong quan hệ hợp tác với nhau nhằm khai thác khả năng lẫn nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của mình" [3, tr.22]. Từ thực chất HNKTQT và khái niệm chung nhất về Hội nhập kinh tế quốc tế có thể xác định nội hàm của HNKTQT nhƣ sau: - Nền kinh tế phát triển theo mô hình kinh tế mở. Khác với kinh tế khép kín, trong mô hình kinh tế mở các dòng hàng hoá, dịch vụ, kỹ thuật, vốn, nguồn nhân lực… ngày càng vƣợt biên giới quốc gia, lƣu thông giữa các nƣớc với nhau, giữa các nƣớc trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Theo đó nền kinh tế các nƣớc ngày càng gắn bó và phụ thuộc vào nhau. 7
- - Quốc gia tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các liên kết kinh tế khu vực và thế giới. Các quốc gia tham gia vào các tổ chức này đều nhằm mục tiêu phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nƣớc và tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản của các tổ chức là : + Công bằng + Tự do hoá thƣơng mại + Quan hệ có đi có lại + Công khai hoá chính sách thƣơng mại, chính sách đầu tƣ. - Hoạt động kinh tế của quốc gia phát triển và đƣợc thực hiện trên cơ sở các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng, trong đó các bên tham gia hiệp định cam kết về mở cửa thị trƣờng hàng hoá, dịch vụ và đầu tƣ thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử: Tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT). - Điều chỉnh quan hệ kinh tế - thƣơng mại của một quốc gia với thế giới bên ngoài dựa trên các quy định và nguyên tắc của tổ chức thƣơng mại thế giới (WT0). 1.1.2- Cơ sở lý luận và thực tiễn của Hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.2.1- Cơ sở lý luận HNKTQT là tất yếu khách quan do tính tất yếu của toàn cầu hoá quy định, theo đó các lý thuyết về toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế quốc tế rất phong phú, nó phát triển từ rất sớm cùng trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất qua các giai đoạn của lịch sử. - Trƣớc hết phải kể đến lý thuyết của chủ nghĩa Trọng thƣơng. Lý thuyết này ra đời ngay từ thời kỳ tích luỹ ban đầu của CNTB. Nội dung cơ bản của nó là: coi vàng, bạc là tiêu chuẩn căn bản để đánh giá sự giàu có của một quốc gia… Biện pháp cơ bản để tăng khối lƣợng vàng, bạc là đẩy mạnh hoạt động 8
- ngoại thƣơng, mấu chốt của hoạt động này là thực hiện cán cân thƣơng mại xuất siêu. Theo lý thuyết này, một quốc gia không thể đóng cửa để phát triển đƣợc mà phải mở cửa, đẩy mạnh lƣu thông hàng hoá. Ngoại thƣơng đƣợc đánh giá rất cao, giữ vai trò quyết định trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. - Lý thuyết tự do thƣơng mại của A.Smith (1723-1790) và D..Ricardo (1772-1823) ra đời vào cuối thế kỷ XVIII. Lý thuyết này ngay từ khi ra đời đã có vai trò đặc biệt quan trọng giúp các nƣớc nhất là những nƣớc Tƣ bản lớn đạt tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế cao. Không chỉ trƣớc đây mà cả ngày nay lý thuyết này đƣợc áp dụng rộng rãi và ngày càng phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới, nhằm thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá cũng nhƣ Hội nhập kinh tế quốc tế. Các học thuyết kinh tế của A.Smith và D.Ricardo chỉ rõ: Quốc gia nào cũng có những lợi thế, do vậy nếu biết khai thác nó khi tham gia vào thƣơng mại quốc tế thì tất cả các bên đều có lợi. Đây là quan điểm hết sức tiến bộ, giúp các nƣớc mạnh dạn tìm kiếm lợi thế và tích cực tham gia vào nền kinh tế thế giới. - Vào những năm 30 - 40 của thế kỷ XX trƣờng phái "Thể chế" cho ra đời thuyết "chức năng". Thuyết này chủ trƣơng tổ chức các mối quan hệ xã hội thành hệ thống với 4 chức năng: + Điều chỉnh các hành vi quan hệ của mỗi thành viên và giữa các thành viên trong cùng hệ thống. + Thu hút các nguồn lực bên trong và bên ngoài. + Phân phối hợp lý các nguồn lực cho các thành viên. + Đáp ứng nhu cầu của các thành viên. Với thuyết "chức năng" các nhà kinh tế thuộc trƣờng phái này muốn chủ trƣơng thúc đẩy quá trình liên kết giữa các quốc gia trong khuôn khổ đa phƣơng, hợp tác, hội nhập và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia là cơ sở để hạn chế xung đột, cùng nhau phát triển. - Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về HNKTQT. 9
- Theo quan điểm kinh tế học Mác xit thì giữa phân công lao động và thị trƣờng có mối quan hệ qua laị và tác động lẫn nhau, sự phát triển của phân công lao động xã hội quyết định sự phát triển của thị trƣờng, ngƣợc lại sự phát triển của thị trƣờng lại thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội. Xã hội càng phát triển thì sự phân công lao động trên phạm vi quốc gia và quốc tế ngày càng đi vào chiều rộng và chiều sâu, theo đó mức độ quốc tế hoá sản xuất cũng ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, làm cho quá trình trao đổi sản phẩm và các yếu tố sản xuất giữa các cộng đồng, các quốc gia ngày càng gia tăng, liên kết các nền kinh tế và tạo ra sự phụ thuộc giữa chúng. Đây là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy quá trình TCH và HNKTQT. Từ quan điểm trên trong tác phẩm nổi tiếng "Tuyên ngôn Đảng Cộng sản", Mác-Ăngghen đã chỉ rõ: "Đại công nghiệp tạo ra thị trƣờng thế giới, thay cho tình trạng cô lập trƣớc đây của các địa phƣơng và dân tộc tự cung, tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc giữa các dân tộc…" [29, tr.47]. Còn Lênin trong khi phân tích chủ nghĩa Đế quốc, Ông chỉ rõ : từ cuối thế kỷ XIX các nƣớc Tƣ bản phát triển ở châu Âu, sản xuất hàng hoá dƣ thừa ở thị trƣờng trong nƣớc, đang tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ ở nƣớc ngoài. Mặt khác, các nhà Tƣ bản châu Âu sau khi tích luỹ đƣợc lƣợng tƣ bản lớn và nắm đƣợc độc quyền trong nhiều lĩnh vực ở thị trƣờng trong nƣớc, đang có nhu cầu mở rộng đầu tƣ ra thị trƣờng nƣớc ngoài vì thị trƣờng nƣớc ngoài cung về hàng hoá đang thấp hơn cầu, tỷ suất lợi nhuận cao. Đây là quy luật tất yếu của quá trình di chuyển dòng tƣ bản đầu tƣ giữa các quốc gia, nó cũng là nguyên nhân dẫn đến các cuộc Đại chiến thế giới và cũng là cơ sở lý luận của TCH và HNKTQT. 1.1.2.2- Cơ sở thực tiễn của Hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hoá và hội nhập là hai mặt của một quá trình thống nhất, hình thành và phát triển nhƣ một xu thế tất yếu trong đời sống kinh tế nhân loại. 10
- Trong lịch sử, trƣớc khi phƣơng thức sản xuất TBCN ra đời, do trình độ của lực lƣợng sản xuất thấp kém, giao thông chƣa phát triển, việc sản xuất và trao đổi hàng hoá còn bị giới hạn trong các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, năng suất lao động thấp nên chƣa có thị trƣờng thế giới theo nghĩa hiện đại. Từ khi CNTB ra đời, nhất là từ sau khi diễn ra cách mạng công nghiệp, đời sống kinh tế các nƣớc có sự thay đổi lớn. Việc cải tiến công cụ sản xuất một cách căn bản và nhanh chóng đã đƣa năng suất lao động lên một trình độ mới, phá tung những khuôn khổ chật hẹp của nền sản xuất tự cung, tự cấp, khép kín trong từng vùng, từng nƣớc hình thành thị trƣờng thế giới. Đặc biệt từ cuối thế kỷ XIX tiến trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đƣợc đẩy nhanh, trên toàn thế giới đã hình thành khoảng 50 định chế đa phƣơng, toàn cầu hoá và HNKTQT đã nổi lên thành một xu thế rõ nét. Trong thời kỳ này xuất nhập khẩu tăng nhanh hơn sản xuất, luật lệ buôn bán tƣơng đối tự do, bản vị vàng tƣơng đối ổn định.Quá trình xuất khẩu tƣ bản đã bắt đầu. "Theo một số tính toán, tổng số vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài tính đến năm 1914 lên đến 44 tỷ USD trong đó nƣớc Anh đứng hàng đầu với 41%, Pháp 21%, Đức 13%. Số vốn đầu tƣ vào ngành công nghiệp khai thác 55%, còn số vốn đầu tƣ vào ngành công nghiệp chế tạo chỉ chiếm 10%,giao thông vận tải và dịch vụ chiếm số vốn còn lại" [20, tr.7]. Thị trƣờng lao động mở rộng, "dân di cƣ ngày càng lớn, từ năm 1870 đến 1913 có tới 36 triệu ngƣời châu Âu rời bỏ quê hƣơng trong đó 2/3 sang Mỹ, số ngƣời Trung quốc, Ấn độ di cƣ sang các nƣớc khác không nhỏ" [20, tr.7]. Từ sau Đại chiến thế giới thứ nhất đến trƣớc Đại chiến thế giới thứ hai xu thế toàn cầu hoá suy giảm, theo đó hội nhập cũng suy giảm, trật tự kinh tế thế giới có nhiều thay đổi. Sự ra đời của Liên xô đã làm xuất hiện hai nền kinh tế, 2 thị trƣờng phát triển theo các quy luật khác nhau, nền kinh tế tƣ bản cũng bị chia ra các vùng ảnh hƣởng khác nhau. Cuộc đại suy thoái 1929-1933 ảnh hƣởng sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, vị trí của bản vị vàng 11
- lung lay nghiêm trọng, đó là những tác động làm suy giảm quá trình toàn cầu hoá và hội nhập. Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật làm cho lực lƣợng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hết sức nhanh chóng, sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc làm phá sản hệ thống phân công lao động quốc tế theo lối áp đặt trực tiếp và thay vào đó là hệ thống phân công lao động mới, gọi là toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá kinh tế là qúa trình phát triển mới của phân công lao động và hợp tác sản xuất đã vƣợt khỏi phạm vi quốc gia, trở thành quốc tế đạt trình độ chất lƣợng ngày càng cao. Theo tiến trình đó HNKTQT cũng diễn ra với tốc độ nhanh và ở nhiều cấp độ khác nhau nhƣ: song phƣơng, đa phƣơng, tam giác, tứ giác, châu lục… Dƣới các hình thức đa dạng nhƣ: khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trƣờng chung, diễn đàn hợp tác kinh tế… Với cơ chế ngày càng thông thoáng theo hƣớng tự do hoá. Cho đến nay đã hình thành các tổ chức toàn cầu : Qũy tiền tệ thế giới (IMF - với 182 thành viên), Ngân hàng thế giới (WB với 180 thành viên), Tổ chức thƣơng mại thế giới (WT0 với 148 thành viên) và hàng trăm tổ chức kinh tế khu vực liên lục địa và các liên kết kinh tế nhƣ: - Ở cấp độ quốc tế: ngoài các tổ chức trên còn có: Chƣơng trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP). Chƣơng trình lƣơng thực Liên hợp quốc (WFP). Tổ chức nông - lƣơng thế giới (FAO). - Ở cấp độ khu vực có: Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Ngân hàng phát triển châu Phi (AFDB). Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Liên minh châu Âu (EU). Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC). 12
- Liên minh kinh tế Á -Âu (ASEM). Hiện nay còn nhiều liên kết kinh tế đang trong quá trình hình thành nhƣ khu vực mậu dịch tự do gồm 4 nƣớc: Ấn Độ, Pakitan, Nêpan, Băng-la-đét, hay tam giác kinh tế gồm 3 nƣớc: Thái Lan, Ấn Độ, Xirilanca. Các cơ chế hợp tác kinh tế khu vực trên đƣợc thành lập và hoạt động dƣới nhiều hình thức nhƣ: Liên minh kinh tế - tiền tệ, khu vực mậu dịch tự do, thoả thuận thƣơng mại ƣu đãi, thị trƣờng chung, hợp tác kinh tế - kỹ thuật… với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập tăng mạnh đạt trình độ cao chƣa từng có, đã làm cho khối lƣợng hàng hoá và dịch vụ trao đổi rất lớn, đầu những năm 90 đạt gần 3.500 tỷ USD gấp gần 10 lần đầu những năm 70 của thế kỷ XX, tổng số vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài bình quân hàng năm lên đến 160 tỷ USD. "Riêng năm 1993 các nƣớc công nghiệp phát triển đầu tƣ ra nƣớc ngoài gần 109 tỷ USD đồng thời nhập về 181 tỷ USD. Đối với các nƣớc đang phát triển tỷ lệ đó là 80/14, cả thế giới là 194/195" [20, tr.8]. Toàn bộ tình hình đó tạo nên một mạng lƣới chuyển dịch vốn đầu tƣ đan xen, chằng chịt giữa các nƣớc công nghiệp phát triển với nhau, từ các nƣớc công nghiệp phát triển vào các nƣớc đang phát triển và ngƣợc lại… Do vậy các nền kinh tế từng nƣớc không còn mang tính quốc gia thuần thuý mà ở các mức độ khác nhau đều mang tính quốc tế. Từ thực tiễn hình thành và ngày càng gia tăng của các cơ chế hợp tác kinh tế quốc tế có thể khẳng định Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hƣớng khách quan một nhu cầu tất yếu đối với mọi quốc gia. 1.2- Nội dung, hình thức, mức độ Hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.1- Nội dung Hội nhập kinh tế quốc tế. HNKTQT là sự chủ động tham gia tích cực của các quốc gia vào quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá nhằm thiết lập, thực thi các định chế tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực. Nó là một quá trình bao gồm các nội dung cơ bản sau: 13
- Thứ nhất: các quốc gia tham gia các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, nhất là WTO, các thành viên trong tổ chức ký kết và tham gia các định chế, đàm phán xây dựng các "Luật chơi chung" cam kết thực hiện các quy định của các tổ chức. Trong "Luật chơi chung" của các tổ chức kinh tế quốc tế thì những quy định của WTO mang tính phổ biến nhất, đã đƣợc các quốc gia chấp nhận và thực hiện. Chính vì thế, tính chất toàn cầu hoá của tổ chức này cũng rõ nhất. Nội dung chủ yếu của các quy định trong WTO là: - Trao đổi thƣơng mại: các nƣớc cam kết bãi bỏ hàng rào phi quan thuế (bao gồm: giấy phép xuất nhập khẩu, quota, hạn chế số lƣợng nhập khẩu…) thay vào đó là thuế hoá (trừ lĩnh vực liên quan đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đạo đức, truyền thống dân tộc). Các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ đƣợc áp dụng trên cơ sở khoa học và công bằng, không đƣợc lạm dụng để cản trở thƣơng mại. Toàn bộ biểu thuế nhập khẩu đƣợc ràng buộc ở mức hiện hành và giảm dần theo lịch trình thoả thuận, công nhận quyền kinh doanh của các chủ thể kinh tế nƣớc ngoài trên lãnh thổ nƣớc mình và đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật. - Về lĩnh vực dịch vụ: với sự phân loại thành 12 lĩnh vực và 155 tiểu ngành, các nƣớc mở cửa thị trƣờng cho nhau với cả 4 phƣơng thức cung cấp dịch vụ: dịch vụ qua biên giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, hiện diện thƣơng mại thông qua liên doanh, chi nhánh hoặc công ty 100% vốn nƣớc ngoài và hiện diện thể nhân. - Về đầu tƣ: các nƣớc cam kết không áp dụng đối với đầu tƣ nƣớc ngoài các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, về cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ. Các tổ chức Kinh tế quốc tế về cơ bản đều hoạt động theo các nguyên tắc chung của WTO, nhƣng mỗi tổ chức có yêu cầu về nội dung, lộ trình và mốc thời gian hội nhập khác nhau. 14
- Thứ hai: Tiến hành các công việc trong nội bộ quốc gia để đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu của hội nhập cũng nhƣ thực hiện các quy định, cam kết. Các công việc chính triển khai ở mỗi quốc gia bao gồm: - Điều chỉnh chính sách theo hƣớng tự do hoá thƣơng mại và mở cửa giảm dần và tiến tới xoá bỏ hàng rào quan thuế và phi quan thuế làm cho sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ đầu tƣ, luân chuyển vốn, lao động, kỹ thuật - công nghệ giữa các quốc gia thành viên ngày càng thông thoáng. - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với quá trình tự do hoá và mở cửa, nhằm làm cho nền kinh tế thích ứng, vận hành có hiệu quả khi tham gia cạnh tranh quốc tế. - Tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế, xã hội, quan trọng nhất là cải cách hệ thống doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. - Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là những nhà quản lý doanh nghiệp, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đủ trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập. Các nội dung trên có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau nhằm đảm bảo các yêu cầu để hội nhập đạt kết quả cao. 1.2.2- Hình thức và mức độ Hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.2.1- Hình thức hội nhập. Nhìn chung HNKTQT diễn ra dƣới các hình thức sau: - Khu vực mậu dịch tự do: Đây là giai đoạn thấp của tiến trình HNKTQT. Ở giai đoạn này các các nƣớc thành viên tiến hành cắt giảm và loại bỏ dần các hàng rào quan thuế và phi quan thuế trong quan hệ thƣơng mại với các nƣớc trong cùng khối. - Liên minh thuế quan: là giai đoạn cao hơn khu vực mậu dịch tự do trong tiến trình hội nhập, ở giai đoạn này các nƣớc thành viên đã hoàn tất việc loại bỏ 15
- thuế quan và các hạn chế về số lƣợng thƣơng mại trong nội bộ khối, cùng nhau thực hiện một chính sách thuế quan chung đối với các nƣớc ngoài khối. - Thị trƣờng chung: là mô hình liên minh thuế quan nhƣng thêm vào đó là việc bãi bỏ các hạn chế đối với việc lƣu chuyển các yếu tố sản xuất. - Liên minh kinh tế: là mô hình hội nhập ở giai đoạn cao dựa trên cơ sở mô hình thị trƣờng chung nhƣng có sự phối hợp về chính sách kinh tế giữa các nƣớc thành viên. - Liên minh toàn diện: là giai đoạn cao hơn liên minh kinh tế, các nƣớc thành viên thống nhất về chính trị và các lĩnh vực kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực tài chính, tiền tệ, thuế quan và các chính sách xã hội. 1.2.2.2- Mức độ Hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình HNKTQT diễn ra ở các cấp độ khác nhau: - Ở cấp độ đơn phƣơng: mỗi nƣớc chủ động thực thi những chính sách, biện pháp tự do hoá, mở cửa ở một số lĩnh vực nhất định vì mục tiêu phát triển kinh tế của nƣớc mình không nhất thiết phải tuân theo quy định của các định chế tổ chức kinh tế quốc tế mà họ tham gia. - Ở cấp độ song phƣơng: các nƣớc có thể đàm phán để ký kết với nhau các hiệp định song phƣơng, trên cơ sở các nguyên tắc của một khu vực mậu dịch tự do. - Ở cấp độ đa phƣơng: các nƣớc cùng nhau thành lập hoặc tham gia vào các định chế, tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Từ hình thức và mức độ HNKTQT cho thấy quá trình HNKTQT diễn ra trong lịch sử rất đa dạng, phong phú và mỗi hình thức, mức độ nhƣ vậy đòi hỏi những nƣớc thành viên tham gia phải đáp ứng đƣợc những điều kiện nhất định. Tuy nhiên những điều kiện chung mà các nƣớc tham gia hội nhập cần chuẩn bị là: - Về kinh tế: các nƣớc thành viên tham gia vào cùng một mô hình hội nhập phải là những nền kinh tế theo cùng một "mô típ" vận động, có thực lực, 16
- tiềm lực kinh tế đủ mạnh, mức độ hội nhập kinh tế càng mạnh thì trình độ phát triển kinh tế của các nƣớc tham gia phải càng cao. - Về chính trị: Nếu trƣớc đây sự khác biệt về bản chất của hệ thống kinh tế - chính trị - xã hội là yếu tố không thể chấp nhận đƣợc đối với các nƣớc thành viên trong cùng một định chế hoặc một tổ chức kinh tế quốc tế. Thì ngày nay giữa các nƣớc thành viên trong cùng một định chế hay một tổ chức kinh tế quốc tế tuy khác nhau về bản chất hệ thống chính trị vẫn tìm đƣợc "tiếng nói chung" khi thống nhất đƣợc chính sách chung không chỉ trong kinh tế mà cả trong lĩnh vực chính trị xã hội. Ví dụ các nƣớc tham gia AFTA hay APEC... Việc gần nhau về vị trí và tƣơng đồng về phong tục, tập quán cũng là một tiêu thức để các nƣớc có thể tham gia hội nhập kinh tế khu vực thuận lợi hơn. 1.3- Những tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế đến nền kinh tế các nước. 1.3.1- Những tác động tích cực. Một quốc gia khi tham gia HNKTQT sẽ có những biến đổi nhất định trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên tuỳ theo mức độ hội nhập mà sự tác động có khác nhau. Dƣới đây chỉ đi vào phân tích sự tác động của HNKTQT trong lĩnh vực kinh tế. - HNKTQT sẽ thúc đẩy nhanh, mạnh sự phát triển và xã hội hoá lực lƣợng sản xuất mang lại tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao. Tham gia HNKTQT là thực hiện mở cửa nền kinh tế, tự do hoá thƣơng mại làm cho dòng luân chuyển hàng hoá và dịch vụ tăng mạnh, thị trƣờng ngày càng mở rộng từ đó thúc đẩy sản xuất trong nƣớc phát triển. Thƣơng mại quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia phát huy lợi thế so sánh của mình, bằng cách tổ chức sản xuất theo hƣớng chuyên môn hoá. Qua đó cho phép nâng cao hiệu quả 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn