intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Huy động vốn qua thị trường trái phiếu cho doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng tại Việt Nam

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

45
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn sẽ đưa ra một số gợi ý chính sách để phát triển kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng & năng lượng nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Huy động vốn qua thị trường trái phiếu cho doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT -------------------------------------------- PHẠM THỊ PHƯƠNG UYÊN HUY ĐỘNG VỐN QUA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHO DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60.31.14 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Phạm Thị Phương Uyên
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS.Trần Thị Quế Giang, người đã dành nhiều thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho tôi trong suốt khóa học. Xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thành viên MPP1, những người đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn, kiến thức và tài liệu học tập trong suốt quá trình học tập tại Chương trình. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp trong cơ quan của tôi đã tạo điều kiện, động viên và hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập. TP. Hồ Chí Minh, năm 2010 Người thực hiện luận văn Phạm Thị Phương Uyên
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các đồ thị và bảng TÓM TẮT LUẬN VĂN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1 CHƯƠNG 1: CƠ CẤU VỐN VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG & NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM………………………………………………………………………………...5 1.1 Đặc thù kinh doanh và cơ cấu vốn của các doanh nghiệp xây dựng CSHT&NL…………………………………………………………………………..5 1.1.1 Đặc thù kinh doanh ………..…………………………………………..5 1.1.2 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp xây dựng CSHT&NL của Việt Nam…...6 1.2 Tác động của cơ cấu vốn hiện tại đến doanh nghiệp………………………….14 1.2.1 Khả năng thanh toán …………………………………………………14 1.2.2 Chi phí sử dụng vốn ………………………………………………….15 1.2.3 Khả năng huy động vốn……. ……………………………………......17
  5. CHƯƠNG 2: LỢI ÍCH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM……………………………..... 19 2.1. Lợi ích của trái phiếu đối với doanh nghiệp…………………. ………………20 2.1.1 Giảm rủi ro thanh toán ………….…………………………………...20 2.1.2 Giảm chi phí sử dụng vốn …………………………………………....23 2.1.3 Giảm khó khăn huy động vốn………………………………..…………….26 2.2 Các yếu tố chính dẫn đến sự thành công của một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp ……………………………………………………………………………..28 2.3 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam ……………………….…....30 2.3.1 Qui mô nhỏ …………………………………………………………..30 2.3.2 Tính thanh khoản thấp………………………………………………..32 2.3.3 Nguyên nhân thị trường trái phiếu kém phát triển…………………...34 CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ………………………………..41 3.1 Đa dạng hóa sản phẩm trái phiếu……………….……………………………...41 3.2 Thay đổi chế tài xử phạt và xây dựng hệ thống thông tin thị trường…………. 43 3.3 Thay đổi qui định thận trọng đối với nhà đầu tư……………………………….44 KẾT LUẬN………………………………………………………………………..45 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp Cơ sở hạ tầng và năng lượng CSHT & NL D Nợ E Vốn chủ sở hữu V Tổng vốn GDP Tổng sản phẩm quốc nội WACC Chi phí vốn bình quân trọng số WTO Tổ chức thương mại thế giới
  7. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Trang Đồ thị 2.1: Qui mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam……………...31 Đồ thị 2.2: Qui mô thị trường trái phiếu Việt Nam so với các nước trong khu vực.32 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, sản xuất và kinh doanh điện tại Việt Nam giai đoạn 2006 -2008………10 Bảng 1.2: Cơ cấu vốn của 45 doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng giai đoạn 2006- 2008 ………………………………………………………………11 Bảng 1.3 : Khả năng thanh toán của 45 doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng giai đoạn 2006 - 2008…………………………………………………14 Bảng 2.1: Khả năng thanh toán của CTCP xây dựng và đầu tư 492……………….20 Bảng 2.2: Chi phí sử dụng vốn của công ty cổ phần giao thông 492……………...25 Bảng 2.3: Tính thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp…………........33
  8. TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngân hàng là kênh huy động vốn chính cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng thương mại chịu sự quản lý trực tiếp của ngân hàng nhà nước trong dư nợ cho vay và tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, khi ngân hàng thương mại thực hiện giới hạn tăng trưởng tín dụng, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi huy động vốn qua kênh này. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam đã hình thành. Xuất phát từ bối cảnh trên, một câu hỏi được đặt ra là liệu thị trường trái phiếu có thể là một kênh huy động vốn hiệu quả trong tương lai cho doanh nghiệp. Để trả lời câu hỏi trên luận văn tiến hành nghiên cứu thực trạng cơ cấu vốn của 45 doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn của các doanh nghiệp được chọn phân tích nghiêng về cơ cấu nợ, trong đó chủ yếu là nợ ngân hàng. Quá trình phân tích cũng cho thấy doanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn và chưa quan tâm đến việc huy động vốn qua thị trường trái phiếu. Điều này sẽ gây ra những tác động bất lợi cho doanh nghiệp. Những tác động bất lợi của cơ cấu vốn hiện tại đến doanh nghiệp được xem xét trên 3 khía cạnh là chi phí sử dụng vốn, khả năng thanh toán và khả năng huy động vốn. Doanh nghiệp có thể giảm thiểu những tác động bất lợi nêu trên bằng cách cơ cấu lại các khoản nợ theo hướng giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn và tăng tỷ lệ phát hành trái phiếu. Khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu nợ sẽ cải thiện khả năng thanh toán, giảm chi phí sử dụng vốn và giảm khó khăn trong huy động vốn cho doanh nghiệp.
  9. Tuy nhiên, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện huy động vốn qua thị trường trái phiếu vì thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam kém phát triển. Sự kém phát triển của thị trường thể hiện qua qui mô thị trường nhỏ và tính thanh khoản của thị trường thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do những bất cập trong các qui định của Nhà nước đã hạn chế sự tham gia của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cụ thể, các qui định về vốn đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, khung pháp lý cho sự ra đời của tổ chức định mức tín nhiệm, các qui định thận trọng đối với quỹ bảo hiểm, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe các doanh nghiệp trong việc công bố thông tin. Vì vậy, tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho doanh nghiệp và nhà nước nhằm phát triển kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu cho doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng & năng lượng nói riêng cũng như cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung. Các doanh nghiệp nên đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu tùy thuộc vào biến động của nền kinh tế cũng như khả năng của doanh nghiệp. Ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp, Nhà nước cũng cần có những thay đổi trong chính sách để thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi huy động vốn qua kênh này. Cụ thể, Nhà nước cần xem xét lại các qui định về an toàn vốn đối với các công ty bảo hiểm nhằm tạo điều kiện cho tổ chức này đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, và cuối cùng là đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống thông tin cho thị trường đồng thời tăng mức xử phạt khi doanh nghiệp cố tính công bố thông tin không trung thực.
  10. 1 MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU CHUNG Từ trước đến nay, nợ vay của doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng & năng lượng nói riêng chủ yếu là nợ vay từ các ngân hàng thương mại. Nhưng các ngân hàng thương mại lại chịu sự ràng buộc của ngân hàng nhà nước về qui định trần lãi suất, giới hạn tăng trưởng tín dụng nên dư nợ cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp đang bị thắt chặt. Đồng thời do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009 nên việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam đã hình thành nhưng đang ở trong giai đoạn đầu và còn kém phát triển. Xuất phát từ bối cảnh trên, một câu hỏi được đặt ra là: Liệu thị trường trái phiếu có thể là một kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp trong tương lai? Để giải quyết vấn đề trên, ba câu hỏi cần được trả lời. Thứ nhất, cơ cấu vốn của doanh nghiệp hiện nay như thế nào và doanh nghiệp chịu tác động bất lợi gì từ cơ cấu vốn này? Thứ hai, liệu huy động vốn qua thị trường trái phiếu có làm giảm thiểu những tác động trên cho các doanh nghiệp không? Thứ ba, chính sách nào để phát triển kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu cho doanh nghiệp? Trên cơ sở trả lời ba câu hỏi trên, luận văn sẽ đưa ra một số gợi ý chính sách để phát triển kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng & năng lượng nói riêng.
  11. 2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận văn tập trung nghiên cứu và phân tích cơ cấu vốn của 45 doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng & năng lượng. Lý do là theo kinh nghiệm của các nước có thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất là các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng & năng lượng. Quả thực, sản phẩm xây dựng và các dự án về năng lượng có thời gian thi công dài (trên 1 năm, có công trình trên 5 năm mới hoàn thành). Vì vậy, các doanh nghiệp này cần có nguồn vốn dài hạn nhằm tạo sự phù hợp giữa thời gian đầu tư và nguồn vốn tài trợ cho đầu tư. Hơn nữa, đối với nhà đầu tư, tính an toàn và hấp dẫn khi đầu tư vào trái phiếu của các doanh nghiệp thuộc lĩnh này cao hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Các sản phẩm điện, nhà ở và cơ sở hạ tầng nói chung (đường xá, cầu cống) thường có các hợp đồng mua bán sản phẩm trước khi bắt đầu xây dựng. Do vậy, doanh nghiệp sẽ có nguồn tài chính để thanh toán cả gốc và lãi cho nhà đầu tư trong tương lai. Chính điều này sẽ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư khi các doanh nghiệp này phát hành trái phiếu. Luận văn tiến hành phân tích báo cáo tài chính của 45 doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng & năng lượng trong 3 năm, từ năm 2006 đến năm 2008. Sự lựa chọn này xuất phát từ hai lý do. Thứ nhất, năm 2006 là năm thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam bắt đầu hình thành nên đề tài chọn mốc thời gian bắt đầu là năm 2006. Thứ hai, luận văn chưa thu thập được số liệu của năm 2009 do các
  12. 3 doanh nghiệp chưa công bố thông tin về các báo cáo tài chính tính đến thời điểm luận văn được thực hiện. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để trả lời câu hỏi thứ nhất, luận văn sử dụng phương pháp phân tích tài chính nghiên cứu cơ cấu vốn của 45 doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng & năng lượng được chọn. Từ kết quả nghiên cứu đó, luận văn sẽ đánh giá những tác động bất lợi của cơ cấu vốn hiện tại đến doanh nghiệp xét trên 3 khía cạnh là khả năng thanh toán, chi phí sử dụng vốn và khả năng huy động vốn. Tiếp theo, trả lời câu hỏi thứ hai, luận văn sẽ phân tích lợi ích của việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong việc giảm thiểu những tác động bất lợi nêu trên đến doanh nghiệp. Đồng thời, luận văn sẽ dẫn chứng một số công ty đã phát hành trái phiếu trong thời gian qua và phân tích những yếu tố dẫn đến sự thành công của các đợt phát hành trái phiếu này. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam kém phát triển và tồn tại nhiều bất cập gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện huy động vốn qua thị trường này. Vì vậy, luận văn sẽ đưa ra một số khuyến nghị chính sách để phát triển kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng & năng lượng nói riêng cũng như cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung. Nguồn số liệu chính được sử dụng là báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Để đánh giá sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam, luận văn sử dụng nguồn số liệu về trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ từ Asianbondonline.
  13. 4 Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các số liệu lấy từ thống kê của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Nguồn số liệu của ADB thu thập và thống kê có thể khác so với số liệu do các ngân hàng trong nước thống kê. Để nhất quán, trong luận văn tác giả sử dụng nguồn số liệu do ADB thống kê. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1 nghiên cứu về cơ cấu vốn và những tác động bất lợi của cơ cấu vốn hiện tại đến 45 doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng & năng lượng tại Việt Nam. Tiếp đến, trong chương 2 tác giả trình bày lợi ích của trái phiếu doanh nghiệp trong việc làm giảm thiểu những tác động bất lợi của cơ cấu vốn đến doanh nghiệp. Đồng thời, trong chương này tác giả cũng phân tích về thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam. Cuối cùng, trong chương 3, tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách để phát triển kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu cho doanh nghiệp trong tương lai.
  14. 5 CHƯƠNG 1 CƠ CẤU VỐN VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG& NĂNG LƯỢNG 1.1. Đặc thù kinh doanh và cơ cấu vốn của doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng & năng lượng 1.1.1 Đặc thù kinh doanh Ngành xây dựng và năng lượng có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành 1 . Điều này sẽ dẫn đến những đặc thù kinh doanh của ngành và đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro của doanh nghiệp, do vậy, ảnh hưởng đến chi phí vốn, khả năng thanh toán và khả năng huy động vốn. Thứ nhất, các công trình thi công xây dựng CSHT&NL thường có thời gian thi công dài (trên 1 năm) và có quy mô lớn nên yêu cầu nguồn vốn đầu tư lớn. Kết quả là các DN trong lĩnh vực này thường phải vay nợ từ bên ngoài, chủ yếu là từ ngân hàng. Vì vậy, khi ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng như qui định về giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại, hay liên tục thay đổi chính sách lãi suất, sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn và chi phí nợ của các DN thuộc lĩnh vực này. Thứ hai, ngành xây dựng và điện thường có các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trước khi tiến hành xây dựng. Các DN của ngành có thể tận dụng các nguồn vốn ứng trước của khách hàng, các khoản trả chậm của các nhà cung cấp nguyên vật 1 Võ Văn Nhị, Kế toán doanh nghiệp xây lắp – Kế toán đơn vị chủ đầu tư, 2009.
  15. 6 liệu. Điều này giúp doanh nghiệp giảm vốn vay với lãi suất cao, giảm nhu cầu vốn lưu động. Tuy nhiên, công tác xây dựng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Dưới tác động của điều kiện tự nhiên (như thiên tai, hỏa hoạn) có thể làm chậm tiến độ xây dựng hoặc gây thiệt hại, phá hủy một phần hoặc toàn bộ các hạng mục công trình đã, đang thi công. Do vậy, sẽ ảnh hưởng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và làm gia tăng nhu cầu vốn lưu động cần thiết phục vục cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tác động này thậm chí có thể triệt tiêu lợi thế tận dụng nguồn vốn ứng trước của khách hàng. Thứ ba, công tác nghiệm thu, bàn giao được thực hiện từng phần, việc giải ngân vốn thường chậm, quá trình hoàn tất hồ sơ thi công cũng như thống nhất phê duyệt giữa chủ đầu tư và nhà thầu thường mất rất nhiều thời gian. Sau khi quyết toán, khách hàng thường giữ lại 5% tổng giá trị hợp đồng để bảo hành sản phẩm. Và tùy vào từng công trình mà 5% còn lại sẽ được thanh toán sau 1 – 2 năm. Đồng thời, các công trình xây dựng thường yêu cầu nguồn vốn lớn. Do vậy, để đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh, các DN trong lĩnh vực này thường tiến hành vay nợ. Hệ quả là nợ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của DN. Tóm lại, những đặc thù của ngành xây dựng và năng lượng sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các DN trong ngành. Như đã phân tích trên, trong cơ cấu vốn của DN, nợ chiếm tỷ lệ cao, chủ yếu là nợ ngân hàng, do vậy các DN trong ngành sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn khi ngân hàng thương mại thực hiện giới hạn tăng trưởng tín dụng . Đồng thời, việc duy trì hệ số nợ cao có thể gây ra rủi ro mất
  16. 7 khả năng thanh toán khi DN không thu hồi được các khoản nợ hoặc khách hàng của DN bị phá sản. 1.1.2 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp xây dựng CSHT&NL tại Việt Nam 1.1.2.1 Cơ cấu vốn và các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, DN có thể sử dụng một hay nhiều nguồn vốn để tài trợ, có thể dùng vốn ngắn hạn hay vốn dài hạn, có thể dùng nợ hay vốn chủ sở hữu. Đặc điểm và phương thức huy động các nguồn vốn này sẽ là cơ sở để xác định cơ cấu vốn của DN. Cơ cấu vốn là thuật ngữ đề cập đến quan hệ tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp. Giá trị nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được trình bày trên bảng cân đối kế toán. Dựa vào bảng cân đối kế toán có thể xác định cơ cấu vốn thông qua các chỉ tiêu như tỷ số nợ, tỷ số tự tài trợ, tỷ số đảm bảo nợ, hệ số đòn bẩy tài chính 2 . Tỷ số nợ được xác định bằng cách lấy giá trị Nợ phải trả chia cho giá trị Tổng vốn (D/V). Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng tổng vốn thì DN sử dụng bao nhiêu đồng nợ. Thông thường, nếu tỷ số này lớn hơn 0,5 cho biết cơ cấu vốn của DN nghiêng về nợ. Tỷ số đảm bảo nợ được xác định bằng cách lấy giá trị Tổng nguồn vốn chia cho giá trị Vốn chủ sở hữu (V/E). Tỷ số này cho biết tổng vốn của DN gấp bao nhiêu lần so với vốn chủ sở hữu. Khi tỷ số đảm bảo nợ lớn hơn 2 nghĩa là trong cơ 2 Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp, 2006
  17. 8 cấu vốn của DN, nợ sử dụng nhiều hơn so với vốn chủ sở hữu, tức cơ cấu vốn nghiêng về nợ. Hệ số đòn bẩy tài chính được xác định bằng cách lấy giá trị Nợ phải trả chia cho giá trị Vốn chủ sở hữu (D/E). Tỷ số này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì “gánh” bao nhiêu đồng nợ. Nếu hệ số này lớn hơn 1 nghĩa là cơ cấu vốn nghiêng về nợ, khả năng đảm bảo thanh toán nợ thấp và ngược lại. Tỷ số tự tài trợ được xác định bằng cách lấy giá trị Vốn chủ sở hữu chia cho giá trị Tổng vốn (E/V). Tỷ số tự tài trợ cho biết trong 1 đồng tổng vốn thì có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Thông thường, tỷ số tài trợ lớn hơn 0,5 cho biết trong cơ cấu vốn DN sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn so với nợ. Ngoài ra, trong luận văn tác giả xây dựng thêm bốn chỉ tiêu là Nợ trái phiếu/Nợ dài hạn; Tài sản dài hạn/Vốn cố định; Nợ ngắn hạn/Tổng nợ và Nợ dài hạn/Tổng nợ. Chỉ tiêu Nợ trái phiếu/ Nợ dài hạn cho biết tỷ trọng nợ trái phiếu trong tổng nợ dài hạn của DN cũng như sự quan tâm của DN đến việc huy động vốn qua thị trường trái phiếu. Chỉ tiêu Tài sản dài hạn/Vốn cố định được sử dụng để phân tích nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư dài hạn của DN. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, điều này có nghĩa toàn bộ tài sản dài hạn của DN được hình thành từ nguồn vốn cố định, ngược lại, DN đang sử dụng thêm nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn do nguồn vốn cố định không đủ.
  18. 9 Chỉ tiêu Nợ ngắn hạn/Tổng nợ được và Nợ dài hạn/Tổng nợ cho biết tỷ trọng của các khoản nợ trong tổng nợ của DN. Trong phân tích tài chính, các tỷ số thanh khoản thường được sử dụng để đo lường năng lực của một doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi chúng đến hạn. Hai tỷ số thường được sử dụng là tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh. Tỷ số khả năng thanh toán hiện được xác định bằng cách lấy giá trị tài sản ngắn hạn chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Tỷ số thanh toán hiện hành đo lường mức độ mà các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi tài sản ngắn hạn. Tỷ số này càng lớn càng an toàn, phản ánh sự chủ động về mặt tài chính của DN. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cũng được xác định tương tự như tỷ số khả năng thanh toán hiện hành nhưng không kể giá trị hàng tồn kho vào trong giá trị tài sản ngắn hạn khi tính toán. 1.1.2.2 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp xây dựng CSHT&NL tại Việt Nam giai đoạn 2006- 2008 Do đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề mà chu kỳ kinh doanh của các DN cũng rất khác nhau, từ đó, cơ cấu vốn cũng rất khác nhau. Các DN thương mại dịch vụ có chu kỳ kinh doanh ngắn nên chủ yếu sẽ sử dụng vốn ngắn hạn, các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp – thủy sản có rủi ro cao nên thường đa dạng hóa các nguồn vốn, các DN công nghiệp hay xây dựng chủ yếu sẽ sử dụng vốn dài hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.
  19. 10 Bảng 1.1. tóm tắt cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các DN trong ngành xây dựng, bất động sản và điện của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008. Bảng 1.1: Cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các DN bất động sản, xây dựng, sản xuất và kinh doanh điện tại Việt Nam giai đoạn 2006 -2008 Đơn vị tính: % Nợ phải Vốn chủ Nợ phải Khả năng Khả năng STT Nhóm ngành trả/Tổng sở hữu/ trả/ Vốn thanh thanh nguồn Tổng chủ sở toán hiện toán vốn vốn hữu hành nhanh 1 Bất động sản 62 38 163,1 194 109 2 Xây dựng 71 39 182,1 131 81,33 3 Điện – sản xuất và 48,3 52,7 91,7 496,3 423,7 kinh doanh điện Bình quân ngành 60,43 44,23 145,6 273,8 221,2 xây dựng và điện Nguồn: : http://www.cophieu68.com/ và tính toán của tác giả Bảng 1.1 cho thấy, trong cơ cấu vốn của các DN sản xuất và kinh doanh điện tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là tương đương nhau, mỗi khoản mục chiếm khoảng 50% trong tổng nguồn vốn của DN. Tuy nhiên, các DN xây dựng và bất động sản thì cơ cấu vốn nghiêng về cơ cấu nợ, cụ thể, nợ chiếm từ 60% - 70% trong tổng nguồn vốn. Nhìn chung, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của các DN ngành xây dựng và điện lớn hơn 1 và bình quân khoảng 1,456 cho thấy một đồng vốn chủ
  20. 11 sở hữu “gánh” khoảng 1,456 đồng nợ. Mặc dù cơ cấu vốn của DN nghiêng về cơ cấu nợ nhưng các DN trong ngành không chịu nhiều rủi ro về khả năng thanh toán. Các tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ của DN đều lớn hơn 1, cho thấy DN có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Bảng 1.2 tóm tắt cơ cấu vốn của 45 DN xây dựng CSHT&NL được chọn để phân tích. Các DN thuộc lĩnh vực sản xuất năng lượng tại Việt Nam chủ yếu là các công ty sản xuất và kinh doanh điện 3 . Vì vậy, tác giả sử dụng các tỷ số của các DN thuộc lĩnh vực xây dựng, bất động sản, sản xuất và kinh doanh điện làm tỷ số bình quân cho ngành xây dựng và năng lượng. 45 DN xây dựng CSHT&NL được chọn phân tích cũng là những DN thuộc 3 lĩnh vực nêu trên. Phương pháp xác định các chỉ tiêu trong bảng 1.2 sẽ được trình bày chi tiết ở phụ lục 1. Bảng 1.2: Cơ cấu vốn của 45 DN xây dựng CSHT&NL giai đoạn 2006- 2008 Tỷ lệ DN (%) Chỉ tiêu Giá trị Năm Năm Năm 2006 - Bình quân (lần) chỉ số 2006 2007 2008 2008 Nợ/Tổng vốn 0.5 -1 89 76 68.9 78.0 0.642 Vốn chủ sở hữu/Tổng vốn 0.5 -1 13 22 31.1 22.0 0.356 Tổng vốn / Vốn chủ sở hữu >2 87 78 69 78 3.809 Nợ/Vốn chủ sở hữu >1 89 78 69.9 79.0 2.787 Nợ ngắn hạn/Tổng nợ 0.5 -1 78 78 71.1 75.7 0.694 Nợ dài hạn/ Tổng nợ < 0.5 22 22 28.9 24.3 0.306 3 http://www.navis.vn/View_Stock_Data.aspx?market=&character=&industry
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2