intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định mối quan hệ lãi suất cơ bản và lạm phát tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn kiểm định mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2012. Trên cơ sở đó, đánh giá tính hiệu quả của chính sách lãi suất áp dụng trong thời gian qua và đưa ra một số kiến nghị về chính sách lãi suất và giải pháp để kiềm chế và bình ổn lạm phát tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định mối quan hệ lãi suất cơ bản và lạm phát tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ LÃI SUẤT CƠ BẢN VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ LÃI SUẤT CƠ BẢN VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LẠI TIẾN DĨNH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 1
  3. MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT VÀ LẠM PHÁT 1.1 Khái niệm và cơ chế hình thành lãi suất............................................................... 1 1.1.1 Khái niệm về lãi suất ........................................................................................... 1 1.1.2 Cơ chế hình thành lãi suất ................................................................................... 2 1.1.2.1 Những nhân tố thuộc về thị trường ............................................................. 2 1.1.2.2 Những nhân tố thuộc chính sách tiền tệ ...................................................... 4 1.1.3 Các yếu tố tác động đến lãi suất .......................................................................... 6 1.1.3.1 Mức cung cầu tiền tệ ................................................................................... 6 1.1.3.2 Lạm phát ..................................................................................................... 7 1.1.3.3 Sự ổn định của nền kinh tế .......................................................................... 8 1.1.3.4 Các chính sách vĩ mô của Nhà nước ........................................................... 8 1.1.4 Vai trò của laĩ suấ t đố i với nề n kinh tế………………………………………….11 1.1.4.1 Lãi suất với quá trình huy động vốn…………………………………….11 1.1.4.2 Lãi suất với quá trình đầu tư……………………………………………..11 1.1.4.3 Lãi suất với tiêu dung và tiết kiệm………………………………………12 1.1.4.4 Lãi suất với quá trình phân bổ nguồn lực……………………………….12 1.1.4.5 Lãi suất đối với hệ thống NHTM………………………………………..13
  4. 1.2 Lạm phát và tác động của lạm phát đến nền kinh tế ........................................ 13 1.2.1 Khái niệm và bản chất lạm phát ........................................................................ 13 1.2.2 Các loa ̣i lạm phát ............................................................................................... 13 1.2.2.1 Lạm phát do cầu kéo ................................................................................. 13 1.2.2.2 Lạm phát do chi phí đẩy............................................................................ 14 1.2.2.3 Lạm phát do cơ cấu ................................................................................... 15 1.2.2.4 Lạm phát do xuất khẩu .............................................................................. 15 1.2.2.5 Lạm phát do nhập khẩu ............................................................................. 15 1.2.2.6 Lạm phát tiền tệ ........................................................................................ 15 1.2.3 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế…………………………………………16
  5. 1.2.3. 1 Tác động phân phối lại thu nhập và của cải………………………………..17 1.2.3. 2 Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm………………………………..17 1.2.3. 3 Các tác động khác………………………………………………………… ..20 1.3 Các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất ......... 21 1.3. 1 Hiệu ứng Fisher ..................................................................................................... 22 1.3. 2 Một số nghiên cứu thực tiễn trong nước và ngoài nước ....................................... 22 1.3.2.1 Một số nghiên cứu ở các nước phát triển ........................................................ 22 1.3.2.2 Một số nghiên cứu ở các nước đang phát triển ............................................... 25 1.3.2.3 Một số nghiên cứu trong nước ........................................................................ 26 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .........................................................................................................29 CHƢƠNG 2: KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT CƠ BẢNVÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2004-2012 2.1 Thực trạng về lãi suất và lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2004-2012 ....... 30 2.1.1 Bức tranh chung về lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn này ...................... 30 2.1.2 Diễn biến về lãi suất tại Việt Nam trong giai đoạn này ................................... 40 2.2 Mô hình kiểm định VAR và kết quả kiểm định ................................................. 46 2.2.1 Giả thuyết mô hình ............................................................................................ 47 2.2.2 Dữ liệu và phần mềm sử dụng để kiểm định ..................................................... 49 2.2.3 Mô hình và kết quả kiểm định ........................................................................... 49 2.2.3.1 Mô hình kiểm định VAR và kiểm định nhân quả Granger ....................... 49 2.2.3.2 Kết quả kiểm định ..................................................................................... 52 a. Kiểm tra tính dừng ............................................................................ 52 b. Kiểm định Granger về quan hệ nhân quả giữa lãi suất và lạm phát . 58 c. Kiểm định để tìm độ trễ tối ưu ......................................................... 59 d. Ước lượng VAR ở độ trễ tối ưu ........................................................ 65 e. Kiểm định lại nhân quả Granger trong mô hình VAR ở độ trễ tối ưu..
  6. .......................................................................................................... 59 f. Hàm phản ứng (cú sốc thị trường) .................................................... 67 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................................ 69 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM 3.1 Một số giải pháp kiềm chế lạm phát trong thời gian tới ................................... 70 3.1.1 Giải pháp về chính sách tài khóa ...................................................................... 71 3.1.2 Giải pháp về chính sách tiền tệ và công tác quản lý của NHNN ..................... 72 3.1.3 Giải pháp về chính sách kiềm chế giá cả ......................................................... 73 3.1.4 Giải pháp về chính sách thu nhập ................................................................... 74 3.1.5 Một số giải pháp đề xuất thêm .......................................................................... 74 3.2 Một số giải pháp định hƣớng điều hành lãi suất trong thời gian tới .............. 75 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................................ 77 KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................................... 78-79
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á (The Asian Development Bank) CPI : Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) CSTK : Chính sách tài khóa CSTT : Chính sách tiền tệ DTBB : Dự trự bắt buộc FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) FED : Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve System) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GNP : Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product) ICOR : Hệ số sử dụng vốn (Incremental Capital Output Rate) IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng trung ương NSNN : Ngân sách Nhà nước ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) PPI : Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index) TBCN : Tư bản chủ nghĩa TCTD : Tổ chức tín dụng USD : Đô la Mỹ VAR : Mô hình tự hồi quy vector (Vector Autoregression) VDF : Diễn đàn phát triển Việt Nam (Vietnam Development Forum) VND : Đồng Việt Nam WPI : Chỉ số giá bán buôn (Wholesale Price Index)
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang CHƢƠNG 2 BẢNG 2.1: Lãi suất huy động VND một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010 ..... 43 BẢNG 2.2: Lãi suất huy động USD một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010 ...... 44 BẢNG 2.3: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi lạm phát theo ADF ....................... 52 BẢNG 2.4: Kết quả kiểm định tính dừng chuỗi lạm phát ở sai phân bậc nhất .............. 54 BẢNG 2.5: Kết quả kiểm định tính dừng chuỗi lãi suất ................................................. 54 BẢNG 2.6: Kết quả kiểm định lạm phát theo phương pháp PP ..................................... 55 BẢNG 2.7: Kết quả kiểm định lạm phát với sai phân bậc nhất ..................................... 56 BẢNG 2.8: Kết quả kiểm định tính dừng lãi suất với phương pháp PP ......................... 57 BẢNG 2.9: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa lãi suất và lạm phát .... 58 BẢNG 2.10: Kết quả tìm độ trễ tối ưu cho mô hình VAR (Lag length) ........................ 59 BẢNG 2.11: Kết quả hồi quy mô hình VAR ở độ trễ tối ưu .......................................... 60 BẢNG 2.12: Kết quả kiểm định nhân quả của mô hình VAR ........................................ 64
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang CHƢƠNG 1 BIỂU ĐỒ 1.1: Lãi suất cân bằng trên thị trường .............................................................. 3 BIỂU ĐỒ 1.2: Lạm phát do cầu kéo ............................................................................... 16 BIỂU ĐỒ 1.3: Lạm phát do chi phí đẩy ......................................................................... 17 CHƢƠNG 2 BIỂU ĐỒ 2.1: Tỷ lệ lạm phát ở một số quốc gia (tính đến tháng 12/2007) ................... 31 BIỂU ĐỒ 2.2: Biểu đồ so sánh lạm phát của Việt Nam năm 2008 với giai đoạn năm 2004-2007 ............................................................................................. 34 BIỂU ĐỒ 2.3: Diễn biến CPI của các tháng năm 2011 .................................................. 36 BIỂU ĐỒ 2.4: So sánh tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát Việt Nam 2004-2011.. ................................................................................................................ 36 BIỂU ĐỒ 2.5: Lãi suất vay và lãi suất thực vay ngắn hạn và dài hạn năm 2010 ........... 44 BIỂU ĐỒ 2.6: Chuỗi lãi suất và chuỗi lạm phát ............................................................. 51 BIỂU ĐỒ 2.7: Hàm phản ứng ......................................................................................... 67
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào, lãi suất và lạm phát luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm rất lớn. Không chỉ các nhà nghiên cứu hay các cơ quan quản lý kinh tế tài chính mà các doanh nghiệp hay cá nhân trong nền kinh tế đều thực sự rất quan tâm đến sự diễn biến của hai chỉ số kinh tế vĩ mô này. Vì mỗi diễn biến của chúng đều tác động đến lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế. Trong tiến trình đó, nhiều mô hình, nhiều phương pháp nghiên cứu đã được đề xuất kiểm nghiệm trong đó phải kể đến mô hình của Ir. Fisher (1867-147). Ông là người đầu tiên (1930) đã tìm ra những bằng chứng cho mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát kỳ vọng. Việc ứng dụng những kết quả này cũng đã đem lại một số thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công không thể phủ nhận vẫn có nhiều quan điểm tranh cãi về vấn đề này. Một số cuộc nghiên cứu thực nghiệm đã đưa ra những bằng chứng để khẳng định rằng hiệu ứng Fisher chỉ tồn tại trong một số giai đoạn nhất định mà không phải là tất cả và mức độ tương tác giữa chúng không phải luôn luôn tuân theo tỷ lệ là 1: 1 như trong học thuyết của Fisher. Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang đối đầu với những biến động mạnh về lạm phát. Có rất nhiều quan điểm cho rằng việc giải quyết những vấn đề thực tiễn ở Việt Nam có thể dựa trên nền tảng vận dụng lý thuyết của các nước phát triển. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến trái chiều với quan điểm này. Xuất phát từ các nhu cầu thực tiễn trên, việc lựa chọn đề tài “ Kiểm định mối quan hệ lãi suấ t cơ bản và lạm phát tại Việt Nam ” nhằm kiểm định lại mối quan hệ nhân quả giữa hai biến số kinh tế này với dữ liệu tại Việt Nam. Việc kiểm định này sẽ góp phần trong việc đánh giá lại hiệu quả tác động của các chính sách lãi suất trong việc kiềm chế lạm phát.
  11. 2. Mục tiêu nghiên cứu Kiểm định mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2012. Trên cơ sở đó, đánh giá tính hiệu quả của chính sách lãi suất áp dụng trong thời gian qua và đưa ra một số kiến nghị về chính sách lãi suất và giải pháp để kiềm chế và bình ổn lạm phát tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng: Mố i quan hê ̣ giữa lạm phát và lãi suất cơ bản.  Phạm vi nghiên cứu: tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2012 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp luận của dự báo nhân quả, phương pháp phân tích số liệu bằng hồi quy chuỗi dữ liệu theo thời gian và kiểm định nhân quả Granger. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các tài liệu tham khảo từ báo chí, báo điện tử, các báo cáo của các tổ chức tài chính, các quy định liên quan đến chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam và một số bài nghiên cứu nước ngoài liên quan đến vấn đề này. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài  Hệ thống hoá cơ sở lý luận của lý thuyết về lãi suất và lạm phát, giả thuyết của Ir.Fisher về mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa - lạm phát kỳ vọng và các kết quả nghiên cứu của một số nhà kinh tế trên thế giới về vấn đề này.  Khái quát những nét chính về diễn biến lạm phát và lãi suất Việt Nam trong giai đoạn 2004-2012  Vận dụng mô hình kinh tế lượng vào việc kiểm định và phân tích mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra những kết luận về mối quan hệ nhân quả này đồng thời đưa ra một số kiến nghị về chính sách lãi suất và giải pháp để kiềm chế và bình ổn lạm phát tại Việt Nam.
  12. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:  Chương 1: Tổng quan về lãi suất và lạm phát  Chương 2: Kiểm định mối quan hệ giữa lãi suất cơ bản và la ̣m phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2012  Chương 3: Một số giải pháp về lạm phát và lãi suất tại Việt Nam.
  13. -1- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LÃI SUẤT VÀ LẠM PHÁT 1.1 Khái niệm và cơ chế hình thành lãi suất 1.1.1 Khái niệm về lãi suất Nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào cũng luôn tồn tại những chủ thể tạm thời dƣ thừa vốn, và những chủ thể có cơ hội đầu tƣ sinh lợi, cần vốn song lại thiếu vốn. Thị trƣờng tài chính ra đời làm thông suốt quá trình luân chuyển vốn từ ngƣời thừa vốn sang ngƣời cần vốn. Thông qua quan hệ vay mƣợn tín dụng hoặc mua bán các công cụ nợ cả hai chủ thể đều đạt đƣợc mục đích của mình: Ngƣời thừa vốn vừa bảo đảm đƣợc vốn vừa thu đƣợc lợi, ngƣời thiếu vốn thỉ đƣợc đáp ứng đủ cho đầu tƣ. Từ thị trƣờng đó, lãi suất đƣợc hình thành nhƣ giá cả của một loại hàng hoá (ở đây là vốn). Lãi suất đƣợc xem là chi phí mà ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay để đƣợc quyền sử dụng vốn. Nó vận động tuân theo quy luật cung cầu thị trƣờng và đƣợc xác định trên cơ sở cân bằng giữa đƣờng cung và cầu về vốn. Trong nền kinh tế thị trƣờng, lãi suất là một trong những biến số đƣợc theo dõi một cách chặt chẽ nhất bởi nó có mối quan hệ mật thiết đối với lợi ích kinh tế của từng đối tƣợng trong xã hội. Lãi suất sẽ tác động đến quyết định của mỗi cá nhân trong việc đƣa ra quyết định chi tiêu hay tiết kiệm để đầu tƣ. Sự biến động của lãi suất sẽ dẫn tới sự thay đổi trong quyết định của mỗi doanh nghiệp: vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hay cho vay để hƣởng lãi suất. Thông qua những quyết định của cá nhân, doanh nghiệp lãi suất ảnh hƣởng đến mức độ phát triển và cơ cấu của nền kinh tế đất nƣớc. Từ trƣớc đến nay đã có rất nhiều quan điểm về lãi suất. Khi nói về nguồn gốc và bản chất của lãi suất trong nền kinh tế hàng hoá Tƣ bản chủ nghĩa (TBCN) Karl Marx (1818-1883) đã khẳng định: “Lãi suất là phần giá trị thặng dư được tạo ra do kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản và chủ ngân hàng chiếm đoạt”. Trong khi đó
  14. -2- J.M.Keynes (1833-1946), nhà kinh tế học nổi tiếng ngƣời Anh cho rằng: “Lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho sở thích chi tiêu tư bản”. Và M.Friedman (1912-2006), đại diện tiêu biểu cho trƣờng phái trọng tiền hiện đại cũng có quan điểm tƣơng tự nhƣ J.M.Keynes khi cho rằng lãi suất là kết quả của hoạt động tiền tệ. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta cũng gặp rất nhiều loại lãi suất khác nhau nhƣ lãi suất các chứng khoán, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất danh nghĩa-lãi suất thực, lãi suất trần- sàn. Sự phân biệt các loại lãi suất này dựa trên sự liên quan đến vai trò công cụ của chính sách tiền tệ, chỉ số lạm phát hoặc kỳ hạn và rủi ro của mỗi loại chứng khoán. Tuy nhiên một điều quan trọng là hầu hết các loại lãi suất này đều diễn biến theo nhau. Vì vậy, ta có thể đƣa ra một khái niệm chung cho lãi suất “Lãi suất là giá của quyền sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người cho vay. Hay nói cách khác là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định.” 1.1.2 Cơ chế hình thành lãi suất Từ những khái niệm về lãi suất, ta có thể mô hình hoá những yếu tố tham gia vào việc hình thành nên lãi suất trong nền kinh tế nhƣ mô hình bên dƣới: Dựa vào mô hình chúng ta thấy có hai nhóm nhân tố tham gia vào việc xác định lãi suất. 1.1.2.1 Những nhân tố thuô ̣c về thị trƣờng Thành phần thuộc nhóm này gồm : * Ngƣời cho vay : những ngƣời dƣ thừa vốn. * Ngƣời đi vay: những ngƣời cần vốn để kinh doanh, tiêu dùng. * Các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) và tổ chức tài chính trung gian: những chủ thể tham gia vào thị trƣờng tài chính, hoạt động tín dụng, huy động vốn để cho
  15. -3- vay nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. Họ có những vai trò,vị trí, lợi thế mà tài chính trực tiếp không có đƣợc. NHTW Lãi suất cơ bản Lãi suất chiết khấu/ lãi suất tái cấp vốn NHTM Lãi suất huy động Lãi suất cho vay Ngƣời cho Ngƣời Đi vay Vay Những thành phần này tham gia vào việc xác dịnh lãi suất tuân theo theo quy luật thị trƣờng. Khi nhu cầu về vốn đƣợc đáp ứng bằng cung về vốn ở mức toàn dụng vốn thì lãi suất cân bằng đƣợc hình thành. Những biến động của các biến số kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hƣởng đến hành vi của các thành phần này, thay đổi cung cầu về vốn và lãi suất cân bằng đƣợc điều chỉnh cho phù hợp. Cầu về vốn Lãi suất Cung về vốn Lãi suất cân bằng (i0) Vốn Biểu đồ 1.1: Lãi suất cân bằng trên thị trƣờng
  16. -4- 1.1.2.2 Những nhân tố thuộc chính sách tiền tệ : Thành phần: Duy nhất là Ngân hàng trung ƣơng (NHTW). Đây là cơ quan ngang bộ của Chính phủ có nhiệm vụ phát hành tiền, quản lý hành chính hệ thống ngân hàng, đóng vai trò ngƣời cho vay cuối cùng, xây dựng chính sách tiền tệ. Nó tác động đến lãi suất bằng các công cụ mang tính quyền lực nhà nƣớc hoặc các công cụ mang tính thị trƣờng. NHTW sử dụng công cụ lãi suất để tác động vào lƣợng tiền cung ứng và các biến số kinh tế vĩ mô khác nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của chính sách tiền tệ: ổn định tiền tệ, tạo việc làm, tăng trƣởng kinh tế. Cách sử dụng công cụ lãi suất phụ thuộc vào chính sách điều hành lãi suất của NHTW ở mỗi giai đoạn khác nhau của nền kinh tế. Việc xây dựng chính sách lãi suất đúng đắn nhằm hƣớng dẫn phân bổ hợp lí nguồn vốn; huy động đƣợc tất cả các nguồn lực tiềm năng trong nền kinh tế; kích thích đầu tƣ, chính sách tỷ giá phù hợp tạo thuận lợi cho hoạt động ngoại thƣơng là một yêu cầu bức thiết luôn đƣợc đặt ra cho mỗi quốc gia cũng nhƣ các nhà hoạch định chính sách. Các học thuyết nghiên cứu về cơ chế điều hành lãi suất đã chỉ ra rằng: NHTW có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên lãi suất thông qua hệ thống NHTM. a) Cơ chế tác động trực tiếp: NHTW sử dụng lãi suất với vai trò là một công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ. NHTW bằng hành động mang tính chủ quan áp đặt một khung lãi suất, chênh lệch lãi suất tiền gửi- tiền vay hoặc trần- sàn lãi suất và buộc các tổ chức tín dụng (TCTD) phải tuân theo. b) Cơ chế tác động gián tiếp: NHTW sử dụng công cụ gián tiếp mang tính thị trƣờng của chính sách tiền tệ để tác động đến lãi suất thông qua hành vi của hệ thống ngân hàng. Các công cụ đó là:  Dự trữ bắt buộc: dự trữ bắt buộc là công cụ của chính sách tiền tệ. Các NHTM đƣợc yêu cầu phải giữ lại một tỉ lệ phần trăm các khoản tiền gửi của họ dƣới
  17. -5- dạng dự trữ hoặc là bằng tiền mặt tại quỹ hoặc là bằng tiền gửi tại quỹ dự trữ của NHTW. Sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc có tác động mạnh mẽ lên khả năng cho vay của các tổ chức tín dụng và cho cả hệ thống tài chính. Khi NHTW muốn kiềm chế lạm phát, họ có thể nâng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của các TCTD và buộc các NHTM phải nâng lãi suất cho vay. Ngƣợc lại, khi NHTW muốn đẩy mạnh tăng trƣởng, họ giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Do đó các TCTD có thể mở rộng tín dụng và hạ lãi suất cho vay.  Lãi suất tái chiết khấu: Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất NHTW cho các TCTD vay trên cơ sở những chứng từ có giá của NHTM. Đây là lãi suất phạt đối với NHTM khi thiếu hụt khả năng thanh toán. NHTW thông qua lãi suất tái chiết khấu tác động vào lãi suất thị trƣờng. Việc NHTW nâng lãi suất tái chiết khấu buộc các NHTM phải tăng dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán. Đồng thời NHTM cũng phải tăng lãi suất cho vay để bù đắp những chi phí cho những khoản tăng thêm dự trữ. Vì vậy, lãi suất thị trƣờng tăng lên. Ngƣợc lại, việc giảm lãi suất tái chiết khấu của NHTW cho phép các NHTM giảm dự trữ và hạ lãi suất cho vay. Do đó, lãi suất thị trƣờng giảm.  Nghiệp vụ thị trường mở: nghiệp vụ thị trƣờng mở là nghiệp vụ mua bán chứng khoán (thƣờng là chứng khoán nhà nƣớc) trên thị trƣờng tiền tệ ngắn hạn. NHTW muốn đẩy mạnh tăng trƣởng, mở rộng tín dụng bằng cách mua vào các chứng khoán có giá làm cho cung về tiền tệ tăng lên, dẫn tới làm giảm lãi suất. Ngƣợc lại, khi NHTW muốn thu hẹp tín dụng bằng cách bán ra các chứng khoán có giá làm cho cung tiền tệ giảm xuống dẫn tới tăng lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ.  Hợp đồng mua lại: hợp đồng mua lại là hợp đồng bán những chứng khoán, trong đó ngƣời bán cam kết sẽ mua lại chứng khoán này vào một thời điểm trong tƣơng lai với mức giá đƣợc xác định trƣớc trong hợp đồng. Nhƣ vậy, thực chất
  18. -6- hợp đồng mua lại là hợp đồng cho vay có thế chấp trong đó chứng khoán đóng vai trò thế chấp. Khi mua thế chấp (tức cho vay), NHTW bơm tiền vào thị trƣờng tài chính và do vậy làm giảm lãi suất ngắn hạn. Khi bán thế chấp từ tài khoản của mình, NHTW rút tiền ra khỏi thị trƣờng tiền tệ và do đó tạo ra sức ép làm tăng lãi suất ngắn hạn. 1.1.3 Các yếu tố tác động đến lãi suất 1.1.3.1 Mức cung cầu tiền tệ Cung tiền tệ: là tổng thể tiền tệ đƣợc sử dụng để giao dịch thanh toán trên thị trƣờng. Có thể khái quát hoá như sau: M: Money Supply: Cung tiền M1 = Tiền trong lƣu thông (C) và tiền gửi không kỳ hạn M2 = M1 + tiền gửi có kỳ hạn Tổng quát: M = C + D với D: tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn trong ngân hàng. Cầu tiền tệ: là nhu cầu về tiền của cá nhân, đơn vị, tổ chức để làm phƣơng tiện giao dịch, trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ… Giao điểm giữa cung và cầu xác định lãi suất cân bằng. Mọi sự thay đổi cung cầu tiền tệ sẽ làm ảnh hƣởng đến lãi suất. Cụ thể nhƣ khi chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua công cụ của nó (nhƣ tăng dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu, giảm hạn mức tín dụng). Mức cung tiền tệ sẽ giảm đi, lãi suất tăng. Lãi suất tăng dẫn đến mức đầu tƣ giảm, mức cầu tiền tệ giảm. Đƣờng cầu dịch chuyển về bên trái. Giao điểm giữa đƣờng cung và cầu mới hình thành mức lãi suất cân bằng mới. Ngƣợc lại, khi Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ bằng cách bơm tiền vào lƣu thông thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ. Lãi suất có xu hƣớng giảm xuống, tín dụng trở nên dồi dào hơn. Kết quả là việc tiến hành các dự án đầu tƣ
  19. -7- mới trở nên có lợi hơn. Số tiền chi tiêu cho nhà máy, thiết bị, kho hàng tăng lên. Ngƣời tiêu dùng có khuynh hƣớng mua nhiều hàng hơn. Vốn đầu tƣ tăng, tổng mức cầu tăng lên làm đƣờng cầu dịch sang phải tạo ra thăng bằng mới trên thị trƣờng. Nhân tố cung cầu tiền tệ tác động qua lại đến lãi suất có một ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Vấn đề đặt ra là: khi nào thì NHTW bơm tiền ra lƣu thông; khi nào thì hút tiền từ lƣu thông về để điều chỉnh lãi suất thị trƣờng một cách hợp lý. Trên cơ sở đó, NHTW sẽ sử dụng các công cụ của mình ổn định thị trƣờng, thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế và giảm lạm phát. 1.1.3.2 Lạm phát Để giải thích sự biến động của lạm phát ảnh hƣởng đến lãi suất nhƣ thế nào chúng ta sẽ sử dụng cung cầu quỹ cho vay với lãi suất. Với giả định là mức giá cả ổn định và dự tính lạm phát trong tƣơng lai là không đáng kể. Khi lạm phát tăng, dù ở từng mức lãi suất riêng lẻ hay ở tất cả mọi lãi suất, trong tình hình ấy, những ngƣời có khả năng cho vay không muốn giữ tiền mặt, đổ xô đi mua hàng hóa dự trữ vàng, ngoại tệ. Điều đó dẫn đến cung quỹ cho vay giảm làm lãi suất tăng. Lạm phát tăng không chỉ làm giảm độ lớn của cung mà còn kéo theo việc tăng thêm quy mô về cầu quỹ cho vay. Bởi với lãi suất danh nghĩa cho trƣớc, khi lạm phát dự tính tăng lên, chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống. Điều này kích thích ngƣời ta đi vay hơn là cho vay. Ngƣời đi vay sẽ kiếm đƣợc khoản thu lợi do giá hàng hóa đƣợc mua bằng tiền đi vay sẽ tăng lên do đó cầu quỹ cho vay tăng, lãi suất tăng. Một sự giảm xuống của cung và một sự tăng lên của cầu đối với quỹ cho vay sẽ hình thành lãi suất cân bằng mới ở mức lãi suất cao hơn lãi suất cân bằng cũ. Tóm lại, khi lạm phát dự tính tăng thì lãi suất tăng. Điều này có một ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hƣớng lạm phát tăng. Trên cơ sở đó, NHTW sẽ xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý. Khi lạm phát cao, nhà nƣớc cần phải nâng lãi suất danh nghĩa để đảm bảo cho lãi suất thực dƣơng hoặc nhà nƣớc tung vàng, ngoại tệ ra bán để kiềm chế lạm phát.
  20. -8- 1.1.3.3 Sự ổn định của nền kinh tế Khi nền kinh tế ổn định và phát triển, khối lƣợng của cải tăng lên, công chúng chỉ muốn giữ một số tiền nhất định đủ cho nhu cầu sử dụng. Họ muốn đầu tƣ vào những tài sản thay thế có lợi tức dự tính cao nhƣ đầu tƣ vào các trái khoán công ty. Bởi vì khi nền kinh tế ổn định, thị trƣờng trái khoán trở nên ổn định hơn, rủi ro trái khoán giảm. Trái khoán trở thành một tài sản hấp dẫn hơn. Vì vậy cung tiền vay tăng lên. Đƣờng cung dịch chuyển về bên phải, lãi suất có xu hƣớng giảm. Khi nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhất là trong giai đoạn phát đạt của một chu kỳ kinh doanh, các công ty càng có nhiều ý định vay vốn và tăng số dƣ nợ nhằm tài trợ cho các cuộc đầu tƣ đƣợc trông đợi là sinh lời. Cầu tiền vay tăng lên. Đƣờng cầu dịch chuyển về bên phải, lãi suất có xu hƣớng tăng lên. Khi đƣờng cung và đƣờng cầu tiền vay tăng lên và dịch chuyển về bên phải, sẽ đạt đƣợc một điểm cân bằng mới về bên phải. Tuy nhiên, nếu đƣờng cung dịch chuyển nhiều hơn đƣờng cầu thì lãi suất cân bằng mới có xu hƣớng giảm xuống. Ngƣợc lại, nếu đƣờng cầu dịch chuyển nhiều hơn thì lãi suất cân bằng mới tăng lên. 1.1.3.4 Các chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy có những thời điểm nền kinh tế phát đạt với tỉ lệ lạm phát tƣơng đối cao nhƣng cũng có thời điểm nền kinh tế suy thoái nặng nề kèm theo tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng. Để ổn định nền kinh tế, chính Phủ phải thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp nhằm đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu vĩ mô đó là ổn định trong ngắn hạn, tăng trƣởng nhanh trong dài hạn và phân phối của cải một cách công bằng. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, Nhà nƣớc phải sử dụng các công cụ bằng các chính sách có thể điều chỉnh tốc độ và phƣơng hƣớng của hoạt động kinh tế. Quá trình thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc đều tác động lãi suất cân bằng trên thị trƣờng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0