Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm soát hoạt động mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
lượt xem 5
download
Luận văn đề xuất được các phương hướng và giải pháp cải thiện hoạt động kiểm soát HĐMS tài sản, ngoài ra còn làm thay đổi nhận thức và hành động của cán bộ công chức trong công tác mua sắm tài sản tại đơn vị, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của đơn vị trong lĩnh vực mua sắm, góp phần tăng cường công khai, minh bạch và hiệu quả trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm soát hoạt động mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THỤC ANH KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TÀI SẢN TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THỤC ANH KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TÀI SẢN TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Diệp Gia Luật TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Tài chính Công “Kiểm soát hoạt động mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp” là do“chính tôi nghiên cứu và hoàn thiện. Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong Luận văn là có nguồn gốc rõ ràng và do bản thân tôi thu thập, xử lý mà không”có bất cứ sự sao chép không hợp lệ nào. Tôi xin“hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung cam”đoan trên. TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2019 Người cam đoan Nguyễn Thị Thục Anh
- ii LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh và Viện“đào tạo sau đại học đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho”tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc“biệt tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Diệp Gia Luật đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành”luận văn này. Bên cạnh đó, tôi“cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp, những người đã tạo điều kiện hỗ trợ trong việc cung cấp các thông”tin cần thiết về vấn đề nghiên cứu cho tôi trong quá trình tìm tư liệu tại đơn vị. Tôi xin trân trọng cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2019 Người cam đoan Nguyễn Thị Thục Anh
- iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TÓM TẮT PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………….. 1 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………. 1 2. Mục tiêu và quy trình thực hiện đề tài………….………………..………. 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu……………………….. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu………………..………………..…………… 3 3.2. Phạm vi thu thập dữ liệu.………………..………………..……… 3 4. Phương pháp tiếp cận để thực hiện mục tiêu của đề tài……………….. 4 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiển của luận văn………………..……………….. 4 6. Kết cấu của luận văn………………..………………..………………..… 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Những công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài.………………. 6 1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu………………………………… 8 1.3. Hướng nghiên cứu đề tài luận văn ………………..………………..… 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỂN VÀ KINH NGHỊÊM TRONG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HỌAT ĐỘNG MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 9 2.1. Các khái niệm, vai trò, đặc điểm và hình thức mua sắm tài sản tại các cơ quan hành chính nhà nước………………………………………………… 9 2.1.1. Các khái niệm…………………………………………………… 9 2.1.2. Đặc điểm, vai trò, phân loại tài sản trong đơn vị, cơ quan hành chính nhà nước……………………………………………………………….. 10 2.1.2.1. Đặc điểm của tài sản công…………………………………. 10 2.1.2.2. Vai trò của tài sản công……………………………………. 10 2.1.2.3. Phân loại tài sản công……………………………………… 10 2.1.3. Các nguyên tắc và phương thức trong họat động mua sắm tài sản trong các đơn vị, Cơ quan hành chính nhà nước.………………..…………… 12 2.1.3.1. Phương thức mua sắm…………………………………….. 12 2.1.3.2. Những nguyên tắc kiểm soát hoạt động mua sắm tài sản công…………………………………………………………………………… 14
- iv 2.2. Nội dung kiểm soát và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát mua sắm tài sản trong các đơn vị, cơ quan hành chính nhà nước.……………….. 16 2.2.1. Nội dung hoạt động kiểm soát mua sắm tài sản trong các đơn vị, cơ quan hành chính nhà nước………………………………………………… 16 2.2.1.1. Khâu lập dự toán………………………………………….. 17 2.2.1.2. Tình hình chấp hành dự toán……………………………… 18 2.2.1.3. Quyết toán chi Ngân sách nhà nước ………………………. 19 2.2.2. Các yếu tố tác động đến công tác kiểm soát mua sắm tài sản….. 19 2.2.2.1. Quan điểm và hệ thống các giải pháp chiến lược của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực hành chính nhà nước……………………………… 19 2.2.2.2. Sự phù hợp của hệ thống pháp luật và những cơ chế chính sách của Nhà nước…………………………………………………………… 20 2.2.2.3. Phân bổ nguồn kinh phí cho hoạt động mua sắm hàng năm. 20 2.2.2.4. Đặc thù của các đơn vị, Cơ quan hành chính nhà nước……. 21 2.2.2.5. Năng lực, phẩm chất và nghiệp vụ chuyên môn của công chức tham gia công tác mua sắm.………………..………………..………… 21 2.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả trong công tác kiểm soát mua sắm….. 22 2.3. Bài học kinh nghiệm trong công tác kiểm soát mua sắm tài sản………. 23 2.3.1. Kinh nghiệm của một số đơn vị và các CQHCNN trong tỉnh…... 23 2.3.1.1. Kho Bạc Nhà Nước Đồng Tháp.………………..………… 23 2.3.1.2. Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp.………………..…………… 25 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho công tác kiểm soát mua sắm tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp………………..………………..………………..…… 27 Kết luận chương 2…………………………………………………………… 27 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TÀI SẢN TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP 29 3.1. Giới thiệu về Cục thuế tỉnh Đồng Tháp.………………..………………. 29 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển tại Cục thuế tỉnh Đồng Tháp.. 29 3.1.2. Quá trình hình thành của Cục Thuế…………………………….. 29 3.2. Quá trình công tác mua sắm tài sản trong các năm qua của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp……………………………………………………………….. 31 3.2.1. Sơ lược quá trình thực hiện công tác mua sắm tài sản của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp…………………………………………………………. 31 3.2.2. Đặc điểm hoạt động mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp…………………………………………………………………………... 33
- v 3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát mua sắm tài sản tại Cục Thuế Đồng Tháp…………………………………………………….. 33 3.2.3.1. Quan điểm mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước…. 33 3.2.3.2. Sự phù hợp của hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách của Nhà nước……………………………………………………………. 34 3.2.3.3. Nguồn kinh phí bố trí cho hoạt động mua sắm hàng năm…. 35 3.2.3.4. Đặc thù của ngành thuế…………………………………….. 36 3.2.3.5. Năng lực, phẩm chất và trình độ chuyên môn cán bộ công chức…………………………………………………………………………... 36 3.3. Thực trạng công tác kiểm soát hoạt động mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp……………………………………………………………….. 37 3.3.1. Kiểm soát công tác lập dự toán………………………………….. 37 3.3.2. Kiểm soát công tác chấp hành dự toán………………………….. 40 3.3.2.1. Phân bổ, giao dự toán………………..………………..…… 40 3.3.2.2. Về chấp hành, điều hành dự toán ngân sách………………. 40 3.3.2.3. Thực hiện dự toán chi NSNN……………………………… 41 3.3.2.4. Điều chỉnh, bổ sung dự toán……………………………….. 45 3.2.3. Kiểm soát công tác quyết toán dự toán chi đầu tư mua sắm……. 46 3.2.4. Kiểm soát tài sản hình thành sau mua sắm………………………. 48 3.4. Đánh giá hoạt động kiểm soát chi đầu tư mua sắm tài sản tại Cục Thuế 50 3.4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân………………………………. 50 3.4.1.1. Kết quả đạt được…………………………………………… 50 3.4.1.2. Nguyên nhân……………………………………………….. 51 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân………………………………………… 51 3.4.2.1. Hạn chế…………………………………………………….. 51 3.4.2.2. Nguyên nhân……………………………………………….. 53 Kết luận chương 3…………………………………………………………… 54 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TÀI SẢN TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP 56 4.1. Dự báo, quan điểm, mục tiêu, phương hướng kiểm soát mua sắm tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp……………………………………………………. 56 4.1.1. Dự báo công tác mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025…………………………………………………………………. 56 4.1.1.1. Kinh phí sử dụng cho mua sắm tăng………………………. 56 4.1.1.2. Thực hiện đấu thầu qua mạng……………………………… 57
- vi 4.1.2. Quan điểm kiểm soát mua sắm tài sản tại Cục Thuế ĐồngTháp.. 58 4.1.3. Mục tiêu kiểm soát mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp…………………………………………………………………………… 59 4.1.4. Định hướng công tác kiểm soát mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp……………………………………………………………….. 60 4.2. Giải pháp cải thiện công tác kiểm soát mua sắm tài sản tại Cục Thuế Đồng Tháp…………………………………………………………………….. 61 4.2.1. Nâng cao chất lượng lập dự toán mua sắm tài sản……….…….. 61 4.2.2. Nâng cao trình độ, năng lực đối với đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp trong công tác đấu thầu mua sắm………………………………………… 61 4.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng về ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ về đấu thầu mua sắm……………………………………………….. 62 4.2.4. Nâng cao chất lượng về công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt động mua sắm…………………………………………………. 63 4.2.5. Đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch trong mua sắm…….. 64 4.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp……………………………………….. 64 4.3.1. Sự quan tâm của cấp ủy Đảng và các cấp lãnh đạo……………... 64 4.3.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý về hệ thống pháp luật về đấu thầu mua sắm………………………………………………………………….. 65 4.3.3. Điều kiện về khả năng ngân sách………………………………. 66 4.3.4 Điều kiện về cơ sở vật chất và công nghệ thông tin……………… 66 Kết luận chương 4…………………………………………………………… 67 KẾT LUẬN………………………………………………………………….. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vii iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 CBCC Cán bộ công chức 2 CQHCNN Cơ quan hành chính nhà nước 3 HĐMS Hoạt động mua sắm 4 KBNN Kho bạc nhà nước 5 NSNN Ngân sách nhà nước 6 MSTS Mua sắm tài sản 7 TSC Tài sản công
- viii v DANH MỤC BẢNG BIỂU Số STT TÊN BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Biểu dự toán chi cho“đầu tư mua sắm tài sản tại Cục 1 31 Thuế Đồng”Tháp năm 2016 – 2018 Bảng 3.2. Số lượng cán bộ công chức tham gia công tác mua 2 32 sắm tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2018 Bảng 3.3. Kết quả các gói thầu mua sắm tại Cục Thuế tỉnh 3 Đồng Tháp 32 Bảng 3.4. Tình hình kinh phí chi mua sắm tại Cục Thuế tỉnh 4 43 Đồng Tháp trong 03 năm từ 2016 đến 2018 Bảng 3.5. Tổng“hợp các gói mua sắm tập trung tại Cục 5 44 Thuế”tỉnh Đồng Tháp từ năm 2016 đến năm 2018 Bảng 3.6. Bình quân số lượng gói thầu mua sắm tài sản tập 6 trung tại Cục Thuế từ năm 2016 đến năm 2018 mỗi cán bộ 45 tham gia/1 năm
- ix vi TÓM TẮT Tài sản công là những tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Do lĩnh vực mua sắm là vấn đề vốn rất nhạy cảm, nên thường nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân và cộng đồng, vì kinh phí mua sắm tài sản từ ngân sách ra, mà nguồn thu của ngân sách là do nhân dân đóng góp. Tuy nhiên, việc thực hiện mua sắm tài sản công trong các đơn vị, Cơ quan hành chính nhà nước chưa thực sự hiệu quả vẫn tồn tại còn nhiều bất cập, tiêu cực gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Bài nghiên cứu này sẻ hệ thống các lý luận cơ bản về hoạt động kiểm soát mua sắm tài sản từ đó phát hiện đúng những bất cập của công tác quản lý nhà nước về hoạt động kiểm soát mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thời gian qua, từ những nguyên nhân của những bất cập đó bài nghiên cứu đưa ra một số cơ sở khoa học về quan điểm, định hướng hoàn thiện và những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động kiểm soát mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. Bằng phương pháp thống kê, miêu tả và phân tích cho thấy điểm nghẽn trong quá trình thực hiện kiểm soát họat động mua sắm. Từ đó đưa ra hướng giải quyết cho họat động kiểm sóat mua sắm tài sản tại các đơn vị, Cơ quan hành chính nhà nước theo chiều hướng tốt hơn. Từ khóa: Tài sản công, Hoạt động mua sắm, Cơ quan hành chính nhà nước.
- x vii ABSTRACT Public property is the property owned by the State. Because procurement is a very sensitive issue, it draws the attention of the people and the community. The reason is that the budget to purchase assets is from the budget is which contributed by the people. However, the implementation of procurement of public assets in units and state administrative agencies is not really effective. There are still many shortcomings and negative issues which, caused losses to the state budget. This paper will systematize theoretical basis for asset procurement control activities, thereby correctly detecting the inadequacies of state management of property procurement control activities at Dong Thap Tax department last time. From the causes of these shortcomings, the paper offers a number of scientific bases for viewpoints orientations and important solutions to improve the effectiveness of the state management of facility purchasing. of at Dong Thap Tax Department. By the description and analytical statistics method, it shows the bottlenecks in the process of controlling procurement activities, thereby providing solutions for asset procurement control activities at administrative state agencies. Keywords: Public property, Procurement activities, Public administration .
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động mua sắm tài sản trong khu vực công là một trong những nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của mọi Chính phủ. Thông thường, mua sắm công chiếm khoảng 30% trong điều hành ngân sách của Nhà nước. Do lĩnh vực mua sắm là vấn đề vốn rất nhạy cảm, nên thường nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân và cộng đồng, vì kinh phí mua sắm tài sản từ ngân sách ra, mà nguồn thu của ngân sách là do nhân dân đóng góp. Do đó, trách nhiệm và nghĩa vụ kiểm tra, giám sát những tài sản công không chỉ thuộc về chính phủ mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan ban ngành đang sở hữu và sử dụng. Để quyết định việc sử dụng tài sản có phù hợp hay không cho các hoạt động của các đơn vị, cơ quan hành chính Nhà nước (CQHCNN) thì việc mua sắm tài sản (MSTS) là yếu tố quan trọng để quyết định, còn việc sử dụng tài sản được lâu dài hay không là tùy vào quá trình mua sắm tài sản có đạt chất lượng hay không. Do đó, Khi tiến hành triển khai mua sắm tài sản, thì khâu đầu tiên là lọai tài sản đó phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, chất lượng và định mức của chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp Luật. Nhưng, trên thực tế qua các năm đã cho thấy, việc thực hiện mua sắm tài sản công trong các đơn vị, CQHCNN hiện nay chưa thực sự hiệu quả vẫn còn nhiều bất cập, tiêu cực tồn tại như: mua sắm còn vượt mức giá và định mức cho phép, về chất lượng thì chưa đảm bảo, thủ tục, trình tự và quy trình mua sắm chưa đúng theo quy định… và còn nhiều vấn đề cần phải xem xét khi triển khai thực hiện mua sắm tại các đơn vị, CQHCNN: từ khâu lập kế hoạch, lập dự toán, nhu cầu sử dụng và khâu tổ chức thực hiện mua sắm….,còn nhiều vướng mắc, bất cập trong trình quá trình mua sắm, gây ảnh hưởng thất thoát và lãng phí cho ngân sách nhà nước (NSNN). Như vậy, đòi hỏi Nhà nước cần phải xây dựng một hệ thống pháp lý sao cho khoa học, đầy đủ và toàn diện để tạo tiền đề cho các đơn vị quản lý lĩnh vực mua sắm đạt được hiệu quả và giảm bớt những tiêu cực xảy ra. Việc nghiên cứu quá trình kiểm soát công tác mua sắm tài sản là tìm hiểu về các thực trạng của hoạt động kiểm soát trong hoạt động này và đưa ra các
- 2 giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng mua sắm tài sản công. Theo phân cấp ủy quyền tổ chức mua sắm tài sản của Tổng Cục Thuế (TCT) theo quyết định số 1588/QĐ-TCT, Cục Thuế Đồng Tháp tổ chức mua sắm theo hình thức tập trung và điều chuyển về cho các Chi cục Thuế huyện, thị trực thuộc Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp theo danh mục tài sản mà Tổng Cục Thuế thẩm định và xét duyệt trong danh mục theo kế hoạch Cục Thuế Đồng Tháp lập, báo cáo và gởi như: Trang bị làm việc phục vụ công tác chuyên môn (máy tính, máy in, máy Scanner…), đồ gỗ, nội thất, camera giám sát, máy phát điện, hệ thống mạng LAN, … theo định kỳ và kế hoạch hằng năm thì các họat động mua sắm được triển khai theo danh mục và nguồn kinh phí do Tổng cục Thuế cấp. Mua sắm tập trung là phương thức mua sắm mà trong những năm gần đây ngành Thuế đã thực hiện nhằm trang bị phương tiện làm việc cho cán bộ công chức ngành thuế một cách hiện đại và đồng bộ, vì mục tiêu hiện đại hóa các phương tiện làm việc, là tiền đề giúp cho cán bộ công chức trong hệ thống Thuế thực hiện tốt nhiệm vụ thu thế. Do nguồn ngân sách cấp chi cho hoạt động mua sắm tương đối lớn, và đây cũng là lĩnh vực tương đối nhạy cảm, dễ nảy sinh tham nhũng, nên hoạt động kiểm soát công tác mua sắm là yếu tố quan trọng và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay của ngành thuế. Từ những bất cập trên, học viên đã chọn đề tài “Kiểm soát hoạt động mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp” làm chủ đề nghiên cứu với mong muốn góp phần hòan thiện hơn lĩnh vực mua sắm tại cơ quan nơi học viên đang làm việc. 2. Mục tiêu và quy trình thực hiện đề tài Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp là một đơn vị được Tổng Cục Thuế phân cấp uỷ quyền mua sắm tài sản tập trung cho đơn vị và phân bổ điều chuyển về cho các Chi cục Thuế trực thuộc. Tuy nhiên, hoạt động mua sắm tài sản tại đơn vị vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Do đó kiểm soát hoạt động mua sắm tài sản có thể coi là việc nổ lực đảm bảo rằng đơn vị thực hiện hoạt động mua sắm tài sản tuân thủ đúng theo
- 3 quy định của pháp luật về mua sắm. Do vậy, đề tài được thực hiện nhằm giải quyết các câu hỏi sau: - Hoạt động kiểm soát công tác mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 – 2018 có ưu điểm, hạn chế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến ưu điểm, hạn chế đó? - Giải pháp nào có thể giúp cho việc kiểm soát HĐMS tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp hòan thiện và tốt hơn? Để đạt được mục tiêu đó, đề tài được thực hiện theo quy trình sau: + Hệ thống các lý luận cơ bản về kiểm soát hoạt động mua sắm tài sản. Học tập kinh nghiệm của một số ngành, lĩnh vực về việc kiểm soát hoạt động mua sắm tài sản. + Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát hoạt động mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp qua đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp. + Đề xuất những giải pháp giúp công tác kiểm soát hoạt động mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới được hoàn thiện hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng của hoạt động kiểm soát mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. 3.2 Phạm vi thu thập dữ liệu - Phạm vi không gian: Tại Cục Thuế Đồng Tháp. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu, phân tích và đánh giá các số liệu thống kê từ năm 2016-2018 và định hướng và tầm nhìn, giải pháp năm 2025. - Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu, làm rỏ các nội dung trong công tác kiểm soát HĐMS tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp từ nguồn kinh phí Tổng cục Thuế cấp hàng năm theo quy định.
- 4 4. Phương pháp tiếp cận để thực hiện mục tiêu của đề tài - Phương pháp luận: Luận văn sử dụng các phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như thu thập tài liệu, thống kê, mô tả, tổng hợp, phân tính, so sánh, ... - Phương pháp thu thập dữ liệu: + Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố hàng năm của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp từ năm 2016 đến 2018. + Phương pháp định lượng: Xử lý và tính toán các số liệu được tiến hành trên máy tính và phần mềm excell để liệt kê, tổng hợp, lựa chọn, so sánh thông tin. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiển của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn hệ thống hóa và hình thành khung lý luận cơ sở về các khái niệm: Tài sản công, họat động mua sắm, Cơ quan hành chính nhà nước....., nội dung về qúa trình kiểm soát HĐMS tài sản công trong các đơn vị, CQHCNN; từ đó đưa ra các quan điểm, dự báo về xu hướng của HĐMS tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới. - Ý nghĩa thực tiển: Luận văn đề xuất được các phương hướng và giải pháp cải thiện hoạt động kiểm soát HĐMS tài sản, ngòai ra còn làm thay đổi nhận thức và hành động của cán bộ công chức trong công tác mua sắm tài sản tại đơn vị, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của đơn vị trong lĩnh vực mua sắm, góp phần tăng cường công khai, minh bạch và hiệu quả trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận văn Kết quả nghiên cứu của Luận văn được trình bày trong các phần: mở đầu, phần nội dung gồm 4 chương, phần“kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu”tham khảo. Nội dung của 4 chương cụ thể như sau: Chương 1:“Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề”tài. Chương 2: Cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm trong công tác kiểm soát họat động mua sắm tài sản công tại các Cơ quan hành chính nhà nước. Chương 3: Thực trạng kiểm soát họat động mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.
- 5 Chương 4: Định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát họat động mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.
- 6 CHƯƠNG 1_ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Hầu hết các công trình nghiên cứu đã đề cập, phân tích những vấn đề lý luận ” và thực tiển về chi”tiêu, mua sắm, quản lý tài sản công trong họat động mua sắm tài sản công trong các đơn vị, CQHCNN cũng như vai trò của nó đối với quá trình kiểm tra, giám sát công tác mua sắm tài sản, phòng chống tham nhũng lãng phí. Mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau, song tựu lại các nghiên cứu đều đồng quan điểm cho rằng, kiểm soát HĐMS tài sản do các đơn vị sử dụng ngân sách, sao cho thực hiện một cách tối ưu và hiệu quả nhất, theo các quy định của nhà nước. + Giáo trình “Lý luận hành chính nhà nước”, PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, học viện hành chính quốc gia biên soạn năm 2010, đã nêu các quan điểm và các khái niệm về quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước. + Nghiên cứu “Tìm hiểu nội dung của chế độ chi mua sắm tài sản, đánh giá thực tiễn áp dụng từ năm 2015 đến nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chi ngân sách cho lĩnh vực mua sắm tài sản công ở Việt Nam”, Trần Vũ Hải (2015). Nghiên cứu này tập trung một số nội dung cơ bản như: nội dung, phân loại và đặc điểm về chi ngân sách nhà nước, qua đó cho thấy hoạt động chi NSNN chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo kế hoạch chi ngân sách cũng như phân bổ ngân sách do cơ quan quyền lực nhà nước quy định. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quyết định về tổng số chi, nội dung, cơ cấu và mức độ các khoản chi ngân sách Nhà nước và quyết định phân bổ ngân sách trung ương. Mọi hoạt động chi ngân sách đều dựa trên các quyết định của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; Chingân sách Nhà nước để nhằm thỏamãn các nhucầumục ti êuvề tàichính cho sự điều hành của bộ máy Nhà nước, đảm bảo cho Nhà nước thực hiện các chức năng nhi ệm vụ củamình; bàiviết còn tìm hi ểuvà làm rõ về kháini ệm củachingân sách về công tác mua sắm tài sản. + “Cơ chế cạnh tranh và sự thông đồng trong đấu thầu theo luật cạnh tranh”
- 7 Nguyễn Ngọc Sơn (2006), được đăng trên tạp chí KHPL số 2(33)/2006. Nghiên cứu này tác giả đã làm nổi bật được những nét chính, cơ bản trong hoạt động của họat động đấu thầu, trong đó vai trò chính là tính minh bạch và cạnh tranh, quan trọng của công tác đấu thầu. Trong nghiên cứu đồng thời cũng đã chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong lĩnh đấu thầu đã làm mất đi vai trò của hoạt động đấu thầu, đó là hiện tượng thông thầu giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Và hàng loạt các tiêu cực khác đang tồn tại trong lĩnh vực đấu thầu làm hạn chế và mất đi vai trò vốn có của hoạt động đấu thầu. + Nghiên cứu “Mua sắm công ở Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp” Chung Thị Thu Thủy Cục Quản Lý Công Sản – Bộ Tài Chính. Nghiên cứu của tác giả Chung Thị“Thu Thủy về bài này đề cập đến hoạt động mua sắm tài sản theo phương thức mua sắm tập”trung, phương thức phân tán ở Việt Nam trong thời gian qua đã đáp ứng được yêu cầu về trang bị thiết bị hiện đại và đồng bộ về tài sản, ngoài ra“phương thức mua sắm tập trung còn góp phần đảm bảo việc quản lý sử dụng tài sản chặt chẻ đúng theo pháp luật. Nghiên cứu ngoài những ưu điểm trên thì bài viết còn nêu lên những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong”phương thức mua sắm ở Việt Nam. + Trần Đức Thắng, Nguyễn Tân Thịnh (2016) “Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập”. Nghiên cứu đề cập đến những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện Luật Quản Lý, công tác quản lý tài sản, sử dụng tài sản Nhà nước tuy nhiên ngoài những kết quả đó vẫn còn có một số hạn chế như: Cơ chế quản lý, quy trình đầu tư, mua sắm tài sản công còn phân tán, việc quản lý tài sản chưa được quan tâm đúng mức, chậm đổi mới, chưa đồng bộ. + Phạm Trung Kiên (2014) “Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa trong khu vực công ở Việt Nam”. Tác“giả tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật trong công tác đấu”thầm mua sắm tài sản công ở Việt Nam, từ dóa tác giả đưa ra các giải pháp cải thiện hoạt động quản lý công tác đấu thầu trong mua sắm ở Việt Nam.
- 8 1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Hầu hết những nghiên cứu trên các tác giả đều đề cập, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiển về mua sắm công, quản lý tài sản, quản lý nhà nước và mua sắm đấu thầu, cũng như vai trò của nó trong quá trình kiểm soát mua sắm tài sản tại các CQHCNN. Nhưng“những nghiên cứu trên chủ yếu đề cập và nghiên cứu các vấn đề ở tầm vĩ mô, công tác đấu thầu và pháp luật đấu thầu mua sắm, để từ đó đưa ra những dự báo, định hướng và đề xuất những giải pháp để hoàn thiện pháp luật trong đấu”thầu. Trên thực tế còn thiếu các công trình nghiên cứu, luận giải một cách có hệ thống và khái quát về vấn đề kiểm soát trong công tác mua sắm tại các Cơ quan hành chính nhà nước. 1.3. Hướng nghiên cứu đề tài luận văn Trên cơ sở kế thừa của các tác giả như trên, thừa kế những cơ sở lý luận về công tác mua sắm của các bài nghiên cứu trên, bài luận văn này học viên sẻ tập trung nghiên cứu hướng tới việc giải quyết các nội dung sau: + Một là: Hệ thống hóa, phân tích và luận giải các khái niệm về tài sản công (TSC), cơ quan hành chính nhà nước, họat động mua sắm, các phương thức đấu thầu, đồng thời làm rỏ nội dung của kiểm soát trong lĩnh vực mua sắm. + Hai là: Phân tích đánh giá thực trạng công tác kiểm soát mua sắm công tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp, qua đó làm nổi bật những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn đang“tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó ở Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua, đồng thời xác định một cách chính xác các yếu tố, nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh”giá hiệu quả của hoạt động kiểm soát tại Cục Thuế Đồng Tháp + Ba là: Xây dựng quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp cơ bản nhất nhằm phát huy và nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực họat động mua sắm tài sản tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 407 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 258 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn