intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank Châu Thành, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank Châu Thành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------- HỒ VĂN TÁM KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, tháng 05 năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN -------------------------------- HỒ VĂN TÁM KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ HỒNG Long An, tháng 05 năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Tác giả luận văn Hồ Văn Tám
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng với đề tài: “Kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An”. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy (Cô) trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức nền tảng cho tác giả trong quá trình học tập tại trường. Đồng thời, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô TS. Đoàn Thị Hồng đã nhiệt tình hướng dẫn tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ cho tác giả trong cả quá trình nghiên cứu này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh Châu Thành, Tỉnh Long An; các anh, chị, em Phòng Kế hoạch – Kinh doanh, gia đình đã tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tác giả rất nhiều để có thể hoàn thiện luận văn này. Mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng có hạn nên chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá của các thầy cô giáo và các bạn. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Hồ Văn Tám
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank rất quan trọng đổi mới phát triển kinh tế của đất nước, vì vậy, đòi hỏi công tác quản lý của Agribank Châu Thành phải không ngừng đổi mới, phát triển hoạt động kinh doanh của đơn vị. Hiện tại, hoạt động tín dụng tại Agribank Châu Thành là hoạt động tạo ra nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng chiếm trên 95% tổng thu nhập của Chi nhánh. Vì vậy, rủi ro trong hoạt động này là rất lớn, có thể gây nên hậu quả rất nghiêm trọng. Mặc dù, trong thời gian qua Agribank Châu Thành đã có những biện pháp tích cực để giảm thiểu rủi ro tín dụng nên nợ xấu có xu hướng giảm. Tuy nhiên, cũng không thể kiểm soát hết những rủi ro do hoạt động này mang lại. Vì vậy, đòi hỏi ngân hàng phải tìm hiểu, đánh giá những rủi ro trong hoạt động cho vay để tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng. Kết quả luận văn đã: - Luận văn đã tập hợp những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại; các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng; các biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng hoạt động cho vay; thực trạng rủi ro tín dụng; các biện pháp đã được thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Châu Thành giai đoạn 2017 - 2019. Qua đó, thấy được những mặt đạt được và tồn tại hạn chế trong hoạt động cho vay. - Luận văn đề xuất những giải pháp, kiến nghị phù hợp tình hình thực tế trên của chi nhánh để hoạt động tín dụng của Agribank Châu Thành phát triển bền vững trong thời gian tới. Thêm vào đó, luận văn cần được xem như là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này và là những vấn đề mới gợi mở cho những người quan tâm tiếp tục nghiên cứu làm rõ./.
  6. iv ABSTRACT Controlling credit risk in the Agribank system is very important to renovate the country's economic development, so it requires the management of Agribank Chau Thanh to constantly innovate and develop business activities of the application taste. At present, credit activities at Agribank Chau Thanh is the main profit-generating activity for the bank, accounting for over 95% of the Bank's total income. Therefore, the risk in this activity is very large, can cause very serious consequences. Although, over the past time, Agribank Chau Thanh has taken positive measures to minimize credit risk, so bad debt tends to decrease. However, it is not possible to control all risks brought about by this activity. Therefore, it is required that banks must explore and assess risks in lending activities to find solutions to limit bank credit risks. The thesis results have: - The thesis has gathered the basic theories about credit risk at commercial banks; indicators measuring credit risk; measures to control credit risks of commercial banks. - Analyzing the status of lending activities; the situation of credit risk; Measures have been implemented to limit credit risks at Agribank Chau Thanh in the period of 2017 - 2019. Thereby, the achievements and limitations of lending activities are seen. - The thesis proposes solutions and recommendations suitable to the above actual situation of the branch for Agribank Chau Thanh credit activities to develop sustainably in the coming time. In addition, the dissertation should be considered as a useful reference for researchers interested in this field of study and new issues that are open to interest for further research. ./.
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... .i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... .ii NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................ iii ABSTRACT .................................................................................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................................... .v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... ...ix DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................................... ......x DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. .xi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ...................................................................... 3 8. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................................ 3 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .................................................................................. 4 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ .............................................................................................................. 5 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại ................................................................ .5 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động của ngân hàng thương mại ................... ..5
  8. vi 1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại .............................................................. ..5 1.1.3. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại ...................................... ..6 1.2. Lý luận về tín dụng ngân hàng......................................................................... ..7 1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng .................................................................... ..7 1.2.2. Bản chất của tín dụng ngân hàng ................................................................ ..8 1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng .................................................................. ..10 1.3. Lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ............ ..11 1.3.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng ...................................................................... ..11 1.3.2. Phân loại rủi ro tín dụng.............................................................................. .12 1.3.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng ....................................................................... .14 1.3.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng ........................................................................ .16 1.3.5. Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng ......... .17 1.3.6. Sự cần thiết phải tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ............................................................................................................... .19 1.4. Một số biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện nay ..................................................................................................... .20 1.4.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả ...................................... .20 1.4.2. Thực hiện xếp hạng rủi ro tín dụng ............................................................. .21 1.4.3. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc đảm bảo tiền vay ......................................... .21 1.4.4. Tuân thủ tuyệt đối quy trình cho vay .......................................................... .22 1.4.5. Mua bảo hiểm tiền vay................................................................................ .22 1.4.6. Xử lý nợ xấu có hiệu quả ............................................................................ .23 1.4.7. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định ........................ .23 1.5. Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn và Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Châu Thành, tỉnh Long An .23 1.5.1. Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn .................................................................................................. .23 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Châu Thành, tỉnh Long An ........................ .25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... .27
  9. vii CHƯƠNG 2 ............................................................................................................... .28 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN .......................................................................... .28 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Châu Thành, tỉnh Long An .................................. .28 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .............................................................. .28 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận ................................................ .30 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh ................................................................. .32 2.2. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Châu Thành, tỉnh Long An .37 2.2.1. Kiểm soát rủi ro tín dụng qua chỉ tiêu nợ quá hạn ..................................... .37 2.2.2. Kiểm soát rủi tín dụng qua chỉ tiêu nợ xấu ................................................ .40 2.2.3. Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ ............................................................... .43 2.2.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu khác ......................................... .45 2.2.5. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng .................................... .46 2.3. Đánh giá chung về thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Châu Thành, tỉnh Long An ...................................................................................................... .53 2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. .53 2.3.2. Những mặt còn hạn chế ............................................................................. .54 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................... .55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... .60 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................... .61 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN ......................................... .61 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và mục tiêu thực hiện của chi nhánh Châu Thành ....................... .61
  10. viii 3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ..................................................................................................... .61 3.1.2. Mục tiêu thực hiện của chi nhánh Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An ...... .62 3.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Châu Thành, tỉnh Long An .............................................................................................................. .63 3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng .................................................. .63 3.2.2. Khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng ......................... .64 3.2.3. Thực hiện tốt chính sách xếp hạng tín dụng nội bộ .................................. .65 3.2.4. Tuân thủ quy trình tín dụng một cách tuyệt đối.......................................... .66 3.2.5. Phân loại và áp dụng phương pháp chăm sóc khách hàng thích hợp ......... .67 3.2.6. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng ........... .69 3.2.7. Nâng cao năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ tín dụng ..................... .69 3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................... .71 3.3.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Long An .......................................................................................... .71 3.3.2. Đối với Ủy Ban Nhân dân Huyện Châu Thành .......................................... .72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... .73 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... .74 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU TIẾNG VIỆT 1 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp - Bank for Agriculture Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành, tỉnh Long An - Vietnam Bank 2 Châu for Agriculture and Rural Development – Chau Thanh Thành Branch, Long An 3 CBTD Cán bộ tín dụng 4 CIC Trung tâm thông tin tín dụng - Center Information Credit 5 DN Doanh nghiệp 6 KH Khách hàng 7 NQH Nợ quá hạn 8 NH Ngân hàng 9 NHNN Ngân hàng nhà nước 10 NHTM Ngân hàng thương mại 11 QĐ Quyết định 12 QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng 13 RR Rủi ro 14 RRTD Rủi ro tín dụng 15 SXKD Sản xuất kinh doanh 16 TCKT Tổ chức kinh tế 17 TCTC Tổ chức tài chính 18 TCTD Tổ chức tín dụng 19 TD Tín dụng 20 Tp Thành phố 21 TSĐB Tài sản đảm bảo
  12. x DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Thứ tự Tên bảng Trang Nguồn vốn huy động tại Agribank Châu Thành giai đoạn Bảng 2.1 33 2017-2019 Cơ cấu dư nợ tín dụng tại Agribank Châu Thành giai đoạn Bảng 2.2 34 2017-2019 Kết quả kinh doanh của Agribank Châu Thành giai đoạn 2017 – Bảng 2.3 36 2019 Tỷ lệ nợ quá hạn tại Agribank Châu Thành giai đoạn 2017 – Bảng 2.4 37 2019 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Agribank Châu Thành Bảng 2.5 38 giai đoạn 2017 – 2019 Nợ quá hạn theo loại hình kinh tế tại Agribank Châu Thành Bảng 2.6 39 giai đoạn 2017 – 2019 Nợ xấu trên tổng dư n tại Agribank Châu Thành giai đoạn Bảng 2.7 41 2017 – 2019 Nợ xấu theo ngành kinh tế tại Agribank Châu Thành giai đoạn Bảng 2.8 41 2017 – 2019 Nợ xấu theo thời hạn tại Agribank Châu Thành giai đoạn 2017 Bảng 2.9 42 – 2019 Nợ xấu theo bảo đảm bằng tài sản tại Agribank Châu Thành Bảng 2.10 43 giai đoạn 2017 – 2019 Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư n tại Agribank Châu Thành giai Bảng 2.11 43 đoạn 2017 – 2019 Số liệu trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tại Agribank Châu Bảng 2.12 44 Thành giai đoạn 2017 – 2019 Vòng quay vốn tín dụng tại Agribank Châu Thành giai đoạn Bảng 2.13 45 2017 – 2019 Bảng 2.14 Hệ số thu nợ của Agribank Châu Thành giai đoạn 2017 – 2019 46 Bảng 2.15 Thẩm quyền quyết định cho vay của Agribank Châu Thành 48
  13. xi DANH MỤC HÌNH VẼ Thứ tự Tên hình vẽ Trang Hình 1.1 Các hình thức rủi ro tín dụng 13 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 30 Tình hình kinh doanh của Agribank Châu Thành giai đoạn 2017 Hình 2.2 36 – 2019 Tỷ lệ nợ quá hạn tại Agribank Châu Thành giai đoạn 2017 – Hình 2.3 37 2019 Hình 2.4 Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Châu Thành giai đoạn 2017 – 2019 40 Tỷ lệ nợ nhóm 5 tại Agribank Châu Thành giai đoạn 2017 – Hình 2.5 43 2019 Vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ tại Agribank Châu Hình 2.6 46 Thành giai đoạn 2017 – 2019
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Đặc biệt đối với ngân hàng thương mại Việt Nam, thu nhập của tín dụng chiếm từ 60-80% nguồn thu nhậpcủa ngân hàng. Song cũng chính trong hoạt động này, ngân hàng phải chấp nhận nhiều thách thức và rủi ro nhất. Hậu quả của rủi ro tín dụng (RRTD) đối với các ngân hàng thương mại thường là rất lớn, hậu quả của nó rất nặng nề, làm gia tăng chi phí, thu nhập từ thu lãi cho vay bị chậm hoặc bị mất đi, cùng với sự thất thoát của vốn vay, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, làm xấu đi tình hình tài chính và sẽ làm tổn hại đến uy tín, vị thế của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng hoạt động tốt sẽ điều hòa được nguồn vốn cho nền kinh tế, đầu tư vào đúng nơi đúng chỗ. Thu nhập từ tính dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng thương mại, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các hoạt động kinh doanh khác. Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm thu nhập hoặc dẫn đến sự phá sản của một ngân hàng và hậu quả xấu nhất ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Do đó, rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được các NHTM đặc biệt quan tâm và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Châu Thành, tỉnh Long An cũng không ngoại lệ. Agribank Châu Thành thời gian qua đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng rủi ro tín dụng vẫn tiếp tục phát sinh, cần phải có những nghiên cứu để tìm giải pháp thích hợp, hiệu quả nhằm phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro tín dụng trong hoạt động của chi nhánh. Xuất phát từ thực tiễn trên tác giả đã chọn đề tài: “Kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An” làm luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính ngân hàng.
  15. 2 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank Châu Thành, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank Châu Thành. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Một là, phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank Châu Thành giai đoạn 2017 - 2019. - Hai là, đề ra một số giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank Châu Thành giai đoạn 2020 – 2025. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank Châu Thành giai đoạn 2017 – 2019 như thế nào? Thành tựu và tồn tại trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank Châu Thành? Nguyên nhân của những tồn tại? Câu hỏi 2: Giải pháp gì cần thực hiện để tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank Châu Thành giai đoạn 2020 – 2025? 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là Kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại và thực tiễn tại Agribank Châu Thành. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Không gian: Nghiên cứu đối tượng tại Agribank Châu Thành. Thời gian: Trong giai đoạn 2017-2019. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp định tính, cụ thể bao gồm các phương pháp sau: Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp diễn giải, phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch, sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Phương pháp thống kê mô tả và phân tích sử dụng để đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Agribank Châu Thành từ năm 2017-2019, là cơ sở xác định tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
  16. 3 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Về mặt lý luận: Luận văn tổng hợp cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Về mặt thực tiễn: Luận văn là tài liệu tham khảo cho các học viên, sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế và những ai quan tâm đến đề tài về quản trị rủi ro tín dụng. 8. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC Để tránh sự trùng lắp, tác giả đã thu thập được một số công trình khoa học đã công bố có liên quan trong nước để chỉ ra điểm khác biệt, sự cần thiết của đề tài nghiên cứu và những nội dung kế thừa. Tính đến thời điểm này có khá nhiều các luận văn, luận án, đề tài có nội dung nghiên cứu về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, cụ thể là: - Tác giả Ngô Thanh Phúc đề tài “Giải pháp hạn chế và khắc phục rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Tây Đô” năm 2014, luận văn Thạc sĩ kinh tế của trường đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng của các NHTM, phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Tây Đô. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Tây Đô. Hạn chế của đề tài là đề tài chỉ đưa ra chỉ tiêu về nợ xấu, nợ quá hạn nhưng lại không phân tích sâu về cơ cấu của hai chỉ tiêu này để thấy được xu hướng biến động trong nợ xấu và nợ quá hạn. Do đó, vẫn chưa làm bật lên được thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Tây Đô. - Tác giả Đỗ Ngọc Tân đề tài “Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình” năm 2013, luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính Ngân hàng-trường đại học Hoa Sen. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo; phân tích đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quản trị rủi ro tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính Sách Xã Hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2015. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quản trị rủi ro tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội, loại hình ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi
  17. 4 nhuận, khác với NHTM, đối tượng vay là hộ nghèo nên chương trình vay, mục đích, mức vay …cũng khác so với NHTM. Đề tài nhấn mạnh đến các chương trình cho vay chính sách nhiều hơn là quản trị rủi ro tín dụng - Tác giả Ngô Bích Liên “Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai” luận văn Thạc sĩ học viện ngân hàng năm 2012. Tác giả Ngô Bích Liên đã phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Đồng Nai và đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Đồng Nai. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu từ năm 2012 nên đến nay có nhiều yếu tố không còn phù hợp và cập nhật, do trong các năm trở lại đây từ 2012 đến 2017 thị trường ngân hàng có khá nhiều biến động, cùng với nhiều các thông tư, quyết định của Ngân hàng Nhà nước được ban hành để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản cũ không còn thích hợp - Tác giả Huỳnh Thị Mơ “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” năm 2012, Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh . Tác giả đã dựa trên cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cần Thơ và đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chất lượng yếu kém của chi nhánh dựa trên những tồn tại mà tác giả đã làm rõ ở chương thực trạng. Những công trình khoa học đã công bố tác giả thu thập được liên quan đến đề tài lựa chọn nghiên cứu, cho thấy không có sự trùng lắp vì khác nhau về không gian và thời gian. Mặt khác, tác giả có thể kế thừa khung lý thuyết từ các công trình nghiên cứu đã công bố cũng như những bài học rút ra từ kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM khác tại Việt Nam. 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng tại NHTM. Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Châu Thành, Long An. Chương 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Châu Thành, Long An.
  18. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động của ngân hàng thương mại Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất đối với nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các yếu tố trên không ngừng thay đổi. Thực tế, có rất nhiều tổ chức tài chính bao gồm có cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ hỗ trợ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Theo Giáo sư Peter S.Rose trong cuốn “Quản trị ngân hàng thương mại” thì Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, theo định nghĩa tại điều 4, khoản 3: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. 1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế: Vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức trong nền kinh tế. NHTM chính là người đứng ra tiến hành khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kết quả hoạt động kinh doanh. Thông qua nghiệp vụ tín dụng, NHTM đã cung cấp vốn cho nền kinh tế, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Chính nhờ hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là hoạt động tín dụng, ngân hàng đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới qui trình công nghệ, nâng cao năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế,
  19. 6 tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn, cạnh tranh càng mạnh mẽ, kinh tế càng phát triển. Như vậy, với khả năng cung cấp vốn, NHTM đã trở thành một trong những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia. NHTM là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường: Thị trường được hiểu là gồm có: thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… để đáp ứng tốt nhất sự đòi hỏi của thị trường, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng lao động, mở rộng quy mô sản xuất một cách hợp lý. NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống, các NHTM đã góp phần mở rộng hay thu hẹp lượng tiền trong lưu thông. Hơn nữa, bằng việc cấp các khoản tín dụng cho nền kinh tế, NHTM thực hiện việc dắt dẫn các luồng tiền, tập hợp, phân chia vốn của thị trường góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia như: ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm cao, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính, thị trường ngoại hối, ổn định và tăng trưởng kinh tế. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế: Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay, vai trò của NHTM lại càng được thể hiện rõ rệt hơn, ngân hàng thương mại là cầu nối giữa nền kinh tế các nước và thế giới, tạo điều kiện cho việc hoà nhập của nền kinh tế trong nước với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế thế giới. Với khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau hỗ trợ cho việc đầu tư từ nước ngoài vào trong nước theo các hình thức: thanh toán quốc tế, nghiệp vụ hối đoái, cho vay uỷ thác đầu tư... giúp cho luồng vốn ra, vào một cách hợp lý các ngân hàng có khả năng huy động được nguồn vốn từ các cá nhân và các tổ chức nước ngoài góp phần bảo đảm được nguồn vốn cho nền kinh tế trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng hoạt động của họ ra nước ngoài một cách dễ dàng hơn, hiệu quả hơn nhờ hoạt động thanh toán quốc tế, bảo lãnh. Đưa nền tài chính nước nhà từng bước bắt kịp với nền tài chính quốc tế. 1.1.3. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Hoạt động huy động vốn: Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ hoạt động tạo vốn quan trọng hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Với chức năng và
  20. 7 nhiệm vụ của mình, các ngân hàng thương mại đã thu hút, tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư vào ngân hàng. Mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng sẽ tiến hành hoạt động cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, các mục tiêu phát triển kinh tế vùng, ngành, thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của xã hội nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động sử dụng vốn: Đây là hoạt động trực tiếp đưa lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đối tượng kinh doanh của ngân hàng thương mại là tiền tệ và quyền sử dụng tiền tệ, vì thế lợi tức của ngân hàng có được chủ yếu từ việc đầu tư và cho vay. Nếu một ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào nhưng không có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả thì không những không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, ngược lại còn không có nguồn bù đắp chi phí từ việc huy động. Do vậy, có thể nói sử dụng vốn là hoạt động hết sức quan trọng của mỗi ngân hàng. Hoạt động sử dụng vốn bao gồm các hoạt động ngân quỹ, cho vay, đầu tư tài chính… Các hoạt động trung gian: Bên cạnh nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại là cho vay và nhận tiền gửi nhằm đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng từ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay thu được và lãi suất đầu vào phải trả thì các ngân hàng còn thực hiện nhiều hoạt động dịch vụ khác. Các dịch vụ ở đây bao gồm các dịch vụ truyền thống nhu thu đổi ngoại tệ, dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo quản vật có giá, cung cấp các tài khoản giao dịch, dịch vụ uỷ thác…Các dịch vụ mới phát triển theo xu hướng ngân hàng hiện đại như tư vấn tài chính, quản lý ngân quỹ, bảo lãnh…Các loại dịch vụ mới như giao dịch qua internet banking và SMS Banking, dịch vụ bảo hiểm và kinh doanh chứng khoán cũng đang được mở rộng. Nhìn chung, danh mục các dịch vụ do ngân hàng cung cấp tạo ra một sự thuận lợi rất lớn cho khách hàng. Khách hàng có thể hoàn toàn thoả mãn tất cả các nhu cầu dịch vụ tài chính của mình thông qua một ngân hàng và tại một địa điểm. 1.2. Lý luận về tín dụng ngân hàng 1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Khái niệm về tín dụng xuất phát từ gốc La tinh Creditum có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau, hay nói cách khác đó là lòng tin. Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở có hoàn trả cả gốc và lãi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2