intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừa của bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá về kiến thức, thái độ, hành vi về việc phòng ngừa của bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM. Đánh giá thói quen sinh hoạt liên quan đến việc phòng ngừa tăng huyết áp. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh dưới góc nhìn của bệnh nhân THA. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừa của bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------o0o---------- LƯƠNG VĂN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ PHÒNG NGỪA CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BV ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------o0o---------- LƯƠNG VĂN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ PHÒNG NGỪA CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BV ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừa của bệnh nhân THA tại BV ĐHYD TPHCM” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2015 Người cam đoan Lương Văn Đến
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC CHƯƠNG 1: PHẦN GIỚI THIỆU.......................................................................... 1 1.1 Lý do nghiên cứu đề tài ......................................................................................1 1.2 Vấn đề nghiên cứu ...............................................................................................2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2 1.3.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3 1.4 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................3 1.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.5.2.1. Phạm vi về thời gian.......................................................................................3 1.5.2.2. Phạm vi về không gian ...................................................................................4 1.5.2.3. Phạm vi về nội dung .......................................................................................4 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................4 1.7 Kết cấu của luận văn ...........................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, PHÒNG NGỪA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP .................................................. 6 2.1.1 Khái niệm về huyết áp........................................................................................6 2.1.2. Khái niệm tăng huyết áp ...................................................................................6 2.1.3. Phân loại tăng huyết áp .....................................................................................7
  5. 2.1.4. Một số loại hình THA có thể gặp ......................................................................8 2.2 Kiến thức ..............................................................................................................9 2.3 Thái độ................................................................................................................10 2.4 Hành vi ...............................................................................................................11 2.4.1. Khái niệm hành vi ...........................................................................................11 2.4.2. Hành vi sức khoẻ .............................................................................................12 2.4.3. Lý thuyết về Hành vi dự định (Theory of Planned Bihavior) Ajzen, 1991 ....15 2.5 Mô hình niềm tin sức khỏe ...............................................................................15 2.6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan .........................................................20 2.7 Tóm tắt chương 2 ..............................................................................................24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 25 3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................25 3.2.1. Khung phân tích ..............................................................................................25 3.2.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................25 3.2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................26 3.2.3.1. Nghiên cứu định tính ....................................................................................26 3.2.3.2. Nghiên cứu định lượng.................................................................................27 3.2.3.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu ..................................................................27 3.2.3.2.2. Xây dựng thang đo .......................................................................28 3.2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................33 3.3 Nguồn thông tin .................................................................................................33 3.4 Tóm tắt chương .................................................................................................33 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................... 34 4.1 Giới thiệu............................................................................................................34 4.2 Tổng quan mẫu điều tra ...................................................................................34 4.3 Đánh giá về kiến thức về bệnh THA của bệnh nhân THA tại Bệnh viện Đại Học Y Dược. .............................................................................................................37 4.3.1. Đánh giá hiểu biết của bệnh nhân THA ..........................................................37 4.3.2. Kiến thức của bệnh nhân THA........................................................................41
  6. 4.4 Đánh giá thái độ của bệnh nhân THA đối với việc phòng ngừa và điều trị bệnh THA .................................................................................................................44 4.5 Đánh giá hành vi của bệnh nhân THA ảnh hưởng trong phòng ngừa, điều trị THA. ....................................................................................................................47 4.5.1. Hành vi trong thói quen sinh hoạt ảnh hưởng trong phòng ngừa, điều trị THA. ...47 4.5.2. Hành vi của bệnh nhân khi biết được lợi ích tích cực của thói quen sinh hoạt ......51 4.5.3. Đánh giá hành vi của người bệnh khi phát hiện bị bệnh THA .......................52 4.5.4. Hành vi của bệnh nhân THA trong 12 tháng vừa qua ....................................54 4.5.5. Đánh giá cảm nhận về hành vi của bệnh nhân THA trong điều trị bệnh ........55 4.6 Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh THA : ...........................................56 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 59 5.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BV : Bệnh viện CS : Cộng sự ĐHYD : Đại học Y Dược HA : Huyết áp HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương JNC VII : Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, Treatment of High Blood Pressure. The seventh Report (2003) KAP : Kiến thức, thái độ và thực hành NXB : Nhà xuất bản PTTH : Phổ thông trung học THA : Tăng huyết áp THCS : Trung học cơ sở TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VN : Việt Nam WHO : Tổ chức y tế thế giới
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân độ tăng huyết áp .................................................................................7 Bảng 4.1 Tổng quan mẫu điều tra .............................................................................34 Bảng 4.2. Hiểu biết của bệnh nhân về bệnh THA.....................................................37 Bảng 4.3. Nguyên nhân gây bệnh THA ....................................................................38 Bảng 4.4. Dấu hiệu nhận biết bệnh THA ..................................................................39 Bảng 4.5. Chỉ số huyết áp biểu hiện bệnh THA .......................................................40 Bảng 4.6. Hiểu biết về thói quen sinh hoạt đến phòng ngừa bệnh THA ĐVT: % ....41 Bảng 4.7. Đánh giá của bệnh nhân về sự cần thiết của các thói quen sinh hoạt ..............44 Bảng 4.8. Thái độ của người bệnh THA đối với các thói quen sinh hoạt.................46 Bảng 4.9. Thói quen tập thể dục ...............................................................................48 Bảng 4.10. Thời gian tập thể dục trong ngày ............................................................48 Bảng 4.11. Thói quen ăn uống của bệnh nhân THA .................................................49 Bảng 4.12. Thói quen hút thuốc lá ............................................................................50 Bảng 4.13. Hành vi của bệnh nhân khi biết lợi ích tích cực của thói quen sinh hoạt .........51 Bảng 4.14. Hành vi của người bệnh đối với bệnh THA ...........................................52 Bảng 4.15. Hành vi của bệnh nhân THA ..................................................................54 Bảng 4.16. Huyết áp trước khi vào bệnh viện ...........................................................56 Bảng 4.17. Các biến chứng của bệnh THA ...............................................................57 Bảng 4.18. Thời gian bị bệnh THA của bệnh nhân ..................................................57
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình lý thuyết về Hành vi dự định Ajzen, 1991 .................................15 Hình 2.2. Mô hình niềm tin sức khỏe (Laurenhan, 2013) .........................................20 Hình 3.1. Khung phân tích ........................................................................................25 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................26 Hình 4.1. Thống kê mẫu điều tra theo độ tuổi ..........................................................36 Hình 4.2. Thống kê mẫu điều tra theo trình độ học vấn ...........................................36 Hình 4.3. Thống kê mẫu điều tra theo tình trạng hôn nhân ......................................37 Hình 4.4. Thống kê mẫu điều tra hiểu biết của bệnh nhân .......................................38 Hình 4.5. Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến bệnh THA ........................................42 Hình 4.6. Kiến thức của bệnh nhân về bệnh THA ....................................................43 Hình 4.7.Đánh giá của bệnh nhân về sự cần thiết của các thói quen sinh hoạt ...............45 Hình 4.8. Thái độ của người bệnh THA đối với các thói quen sinh hoạt .................47 Hình 4.9. Thời gian tập thể dục trong ngày ..............................................................48 Hình 4.10. Thói quen uống rượu bia .........................................................................50 Hình 4.11. Hành vi của bệnh nhân khi biết lợi ích tích cực của thói quen sinh hoạt .......52 Hình 4.12. Hành vi của người bệnh đối với bệnh THA ............................................53 Hình 4.13. Đánh giá hành vi của bệnh nhân THA trong điều trị bệnh .....................55 Hình 4.14. Thời gian bị bệnh THA của bệnh nhân ...................................................58
  10. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu điều tra Phụ lục 2. Kiểm định sự khác biệt về các yếu tố với đặc điểm cá nhân Phụ lục 3. Lợi ích của thay đổi thói quen sinh hoạt lên huyết áp
  11. 1 CHƯƠNG 1: PHẦN GIỚI THIỆU 1.1 Lý do nghiên cứu đề tài Bệnh THA (THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA. Tỷ lệ bệnh THA rất cao và có xu hướng tăng rất nhanh không chỉ ở các nước có nền kinh tế phát triển mà ở cả các nước đang phát triển. Bệnh THA gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch vành, suy thận... phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc và phương tiện kỹ thuật đắt tiền. Chính vì thế, bệnh THA không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người mắc bệnh, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh THA chiếm khoảng 10%-15% dân số và ước tính đến 2025 là 29%. Tại Hoa Kỳ, hàng năm chi phí cho phòng, chống bệnh THA trên 259 tỷ đô la Mỹ. Tại Việt Nam (VN), theo Viện Tim mạch quốc gia, số người mắc bệnh THA ở VN tăng rất nhanh. Năm 1960 toàn dân chỉ có khoảng 1%THA, nhưng năm 1990 con số này là 8-9% người trưởng thành, đến năm 2008 con số này lên 25,5% và hiện nay ở mức 30% người trưởng thành, tương đương 10 triệu người Việt tuổi từ 25-64 bị huyết áp cao. Cũng theo dự báo của Hội tim mạch, đến năm 2017, Việt Nam sõ có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch và THA. Đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý THA đang được trẻ hóa với rất nhiều đối tượng trong độ tuổi lao động. Tại Việt Nam, tỷ lệ THA ở những người từ 25 tuổi trở lên chiếm 25,1%. Số mắc tăng, xác suất có biếnchứngcũngtăngtheo. Bệnh THA còn liên quan đến một số rối loạn chuyển hoá glucose máu, lipid máu... Các rối loạn chuyển hoá này vừa là nguyên nhân gây THA vừa là hậu quả của THA và như vậy khi bị THA bệnh ngày
  12. 2 càng nặng lên nhanh chóng và tử vong do các biến chứng tại tim, não, thận. Đây là vòng xoắn bệnh lý mà chúng ta cần quan tâm. Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh THA sẽ còn tăng do các yếu tố liên quan như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu - bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80% bệnh THA. Trên thực tế việc phát hiện, quản lý và đưa bệnh nhân đến khám trước khi biết mình bị THA tại cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng như người dân còn nghèo chưa đủ tiền theo dõi, thiếu sự quan tâm, thiếu hiểu biết, trình độ học vấn thấp... Do đó cần xây dựng một kế hoạch mang tính chất chiến lược trong phòng, chống bệnh THA. Do đó, để hiểu thêm về hành vi, thái độ của người dân trong việc phòng ngừa bệnh THA tác giả tiến hành đề tài "Kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừa của bệnh nhân THA tại BV ĐHYD TPHCM". 1.2 Vấn đề nghiên cứu Hiện nay, bệnh THA vẫn là một trong những vấn đề của sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm không những vì tần suất mắc bệnh cao, gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc kiểm soát huyết áp chỉ có thể đạt được khi có sự phối hợp tốt trong điều trị dùng thuốc và thay đổi lối sống. Do đó, để có được sự phối hợp tốt này, bệnh nhân cần có kiến thức về bệnh tật của mình, có thái độ đúng và hành vi phù hợp các yêu cầu về thay đổi lối sống, nhận thức các yếu tố nguy cơ gây bệnh để phòng bệnh, cũng như sự tuân thủ điều trị. Vậy thì giữa kiến thức, thái độ đúng và hành vi phù hợp của bệnh nhân có liên quan với nhau như thế nào? 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừacủa bệnh nhân THA tại BV ĐHYD TPHCM.
  13. 3 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài thực hiện với mục tiêu cụ thể: - Đánh giá về kiến thức, thái độ, hành vi về việc phòng ngừacủa bệnh nhân THA tại BV ĐHYD TPHCM. - Đánh giá thói quen sinh hoạt liên quan đến việc phòngngừaTHA. - Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh dưới góc nhìn của bệnh nhân THA. -Xác định mối liên quan của kiến thức, thái độ, hành vi với tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kinh tế gia đình, dân tộc và nghề nghiệp trong phòng ngừa bệnh THA. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau: - Thứ 1: Kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừa của bệnh nhân THA tại BV ĐHYD Tp.HCM hiện nay như thế nào? - Thứ 2: Thói quen sinh hoạt liên quan như thế nào đến việc phòng ngừa bệnh THA? - Thứ 3: Mức độ nghiêm trọng của bệnh dưới góc nhìn của bệnh nhânTHA - Thứ 4: Có mối liên quan giữa kiến thức,thái độ,hành vi với các đặc điểm nhân chủng học của bệnh nhân trong việc phòngngừa bệnh THA tại BV ĐHYD TP.HCM hay không? 1.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu - Kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừa của bệnh nhân THA. - Đối tượng khảo sát là những bệnh nhân THA đã đến điều trị tại BV ĐHYD Tp.HCM,40 tuổi trở lên trong khoảng thời gian từ 05/2015 đến 06/2015. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu 1.5.2.1. Phạm vi về thời gian
  14. 4 Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2012 – 2015, số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 5/2015 đến tháng 6/2015 1.5.2.2. Phạm vi về không gian Nghiên cứu này được thực hiện tại các phòng khám của BV ĐHYD TPHCM. 1.5.2.3. Phạm vi về nội dung Kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừa bệnh của bệnh nhân THA tại BV ĐHYDTPHCM. 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài này đem lại một số ý nghĩa như sau: - Cung cấp thông tin thực tế về các biến số có thể tác động đến hành vi phòng ngừacủa bệnh nhân THA. - Làm cơ sở cho các bệnh viện tham gia chữa bệnh cho bệnh nhân THA hiệu quả hơn. - Ngoài ra, nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho học viên Cao học kinh tế & quản trị lĩnh vực sức khỏe tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vitrong việc phòng ngừacủa bệnh nhân THA, đóng góp một phần cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này. 1.7 Kết cấu của luận văn Đề tài nghiên cứu này có cấu trúc gồm 05 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài Nội dung này bao gồm giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu; trình bày câu hỏi nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đồng thời nêu cấu trúc nghiên cứu của luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn Chương này trình bày cơ sở lý thuyết làm nền tảng để thực hiện nghiên cứu. Cụ thể là lý thuyết hành vi; lý thuyết về niềm tin sức khỏe. Đồng thời nêu lên một
  15. 5 số khái niệm, quy định liên quan đến nhận thức, thái độ, hành vi, những vấn đề liên quan đến bệnh THA; Khảo lược một số nghiên cứu có liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi của bệnh THA ở nước ngoài. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này nêu rõ phương pháp, mô hình nghiên cứu, xác định mẫu nghiên cứu; việc xây dựng thang đo, bảng câu hỏi và cách thức thực hiện phỏng vấn thu thập xử lý thông tin và nguồn thông tin. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày các kết quả nghiên cứu liên quan đến nhận thức, thái độ và hành vi của người bị bệnh THA. Thông qua những kết quả nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi được đặt ra ở phần trên. Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách Từ những phân tích ở chương 4 sẽ đưa ra kết luận và gợi ý chính sách liên quan đến việc phòng ngừa bệnh THA trong thời gian tới cho cộng đồng. Đồng thời nêu lên những hạn chế trong nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  16. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, PHÒNG NGỪA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP 2.1 Tăng huyết áp 2.1.1 Khái niệm về huyết áp TheoDr. Vũ Đức Âu Vĩnh Hiền, đã đưa ra khái niệm huyết áp như sau: Quả tim có nhiệm vụ như một máy bơm nước, khiến cho máu lưu thông trong khắp chu thân con người. Huyết áp là độ ép của sự di chuyển máu, có tính tác động vào thành vách bên trong mạch máu cơ thể. Nói cách khác, huyết áp được xác định bởi số lượng máu bơm ép bởi quả tim, và kích thước cũng như điều kiện của những mạch máu chính (động mạch, arteries). Ngoài ra, một số yếu tố khác trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến huyết áp như: khối lượng nước hoặc muối chứa; điều kiện của hai quả thận, hệ thần kinh, những mạch máu, và mức độ của những kích thích tố khác nhau. Chúng ta muốn biết được huyết áp cao thấp như thế nào? Cách duy nhất, chúng ta cần phải dùng qua một dụng cụ đo huyết áp. 2.1.2. Khái niệm tăng huyết áp Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Một người lớn được gọi là THA khi HA tối đa, HA tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu, HA tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sỹ chẩn đoán là THA. Đây không phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau. THA cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác như: tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành... (Trích theo Chu Hồng Thắng, 2008, Nghiên cứu thực trạng bệnh THA và rối loạn chuyển hoá ở người THA tại xã Hoá Thượng huyện Đồng Hỷ -Tỉnh Thái Nguyên) Các giai đoạn của THA: THA giai đoạn 1; giai đoạn 2; và giai đoạn 3 là:định nghĩa là huyết áp tâm thu và/hoặc huyết áp tâm trương trong khoảng 140đến 159
  17. 7 và / hoặc 90-99; 160-179 và / hoặc 100-109; 180 và hơnvà / hoặc 110 và hơn mmHg, tương ứng. 2.1.3. Phân loại tăng huyết áp Theo tổ chức WHO/ISH 1999 và 2003 trong đó đánh giá nguy cơ thêm cho nhóm có HA bình thường và bình thường cao. Các khái niệm nguy cơ thấp, trung bình, cao và rất cao để chỉ nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch trong vòng 10 năm lần lượt tương ứng là 30% theo Framingham, hoặc nguy cơ bị bệnh lý tim mạch gây tử vong lần lượt tương ứng là < 4%, 4-5%, 5-8% và >8% theo tiêu chuẩn SCORE. Các phân loại này có thể được sử dụng như là các dấu chỉ điểm của nguy cơ tương đối, vì vậy các bác sỹ có thể tự áp dụng một hay vài biện pháp thăm dò mà không bắt buộc phải dựa vào các ngưỡng điều trị HA đã quy định. Bảng 2.1. Phân độ tăng huyết áp Phân loại HATT (mm Hg) HATTr (mm Hg) HA tối ưu
  18. 8 2.1.4. Một số loại hình THA có thể gặp 1. THA tâm thu đơn độc Đối với người lớn tuổi, Huyết áp tâm thu có xu hướng tăng và huyết áp tâm trương có xu hướng giảm. Khi HATT >140 mmHg và HATTr 90 mm Hg. 3. THA “áo choàng trắng” và hiệu ứng ”áo choàng trắng”. Một số bệnh nhân HA thường xuyên tăng tại bệnh viện hoặc phòng khám trong khi HA hằng ngày ở nhà hoặc đo bằng phương pháp 24 giờ lại bình thường. Tình trạng này gọi là “THA áo choàng trắng”, tỷ lệ mắc khá cao là 10-30%.. THA áo choàng trắng tăng theo tuổi, có thể là khởi đầu của THA thực sự và có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. 4. THA ẩn (THA lưu động đơn độc) Thường ít gặp hơn THA áo choàng trắng và khó phát hiện hơn, đó là tình trạng trái ngược – HA bình thường tại phòng khám nhưng lại tăng ở nơi khác, ví dụ tại nơi làm việc hay tại nhà (THA 24 giờ đơn độc). Những bệnh nhân này có tổn thương cơ quan đích nhiều hơn và nguy cơ cao hơn những đối tượng HA luôn luôn bình thường. Nói chung, dù là THA ở bất kỳ hình thức nào, bệnh nhân đều nên đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm … xác định mức độ bệnh nhằm có phương án điều trị bệnh và dự phòng các biến chứng nguy hiểm của THA có thể xảy ra với bất cứ ai và vào bất kỳ thời điểm nào. 5. THA giả tạo THA giả tạo là hiện tượng huyết áp khi đo không phản ánh thực với tình trạng huyết áp trong động mạch mà thường là cao hơn. Trường hợp này đã được một nhà khoa học quan sát và mô tả gần 100 năm trước đây. Tuy nhiên, cho đến
  19. 9 năm 1978 điều đó vẫn chưa được công nhận. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu nhận thấy hiện tượng THA giả tạo thường gặp ở người bị vữa xơ động mạch ở cánh tay. Theo giáo sư Albert Founier – Trung tâm bệnh viện Đại Học Y Amiens – Pháp, THA giả tạo còn thấy ở những người cao tuổi, những người trẻ tuổi bị đái tháo đường và suy thận do can-xi hóa mạch máu. - Có thể nói sự chênh lệch giữa huyết áp tăng theo tỷ lệ thuận với tình trạng vữa xơ động mạch cánh tay: Càng xơ hóa bao nhiêu thì mức độ huyết áp tăng giả càng lớn bấy nhiêu. Có những bệnh nhân khi đo huyết áp theo phương pháp thông thường là 245/86mmHg. Nhưng khi đo huyết áp trong lòng mạch lại chỉ còn 148/86mmHg. - Trên thực tế, nên thận trọng trước một chẩn đoán THA nếu như bản thân bạn không hề thấy có một dấu hiệu nghi ngờ nào như đã được thầy thuốc chẩn đoán “ đã bị tổn thương cơ quan đích “ như “ phì đại thất trái “ hay “ tổn thương võng mạc trung tâm”… Nếu như bạn đã có những dấu hiệu hoặc triệu chứng của xơ vữa động mạch ở mạch máu ngoại biên như dấu hiệu “ khập khểnh cách hồi “.. thì càng nên thận trọng. Sự có mặt của dấu hiệu vôi hóa động mạch được phát hiện trên Xquang cũng là một dấu hiệu giúp thầy thuốc cảnh giác với hiện tượng THA giả tạo. - Sự thận trọng này là sự cần thiết vì sự an toàn của chính bạn. Nếu trường hợp bệnh nhân mô tả trên được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp, chắc chắn sẽ gây tụt huyết áp dưới mức bình thường, gây thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến các tai biến như ngất, đột quỵ và các biến chứng khác. 2.2 Kiến thức Tri thức hay kiến thức (tiếng Anh: knowledge) bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục.Trong tiếng Việt, cả" tri" lẫn "thức" đều có nghĩa là biết. Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành. Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng hay năng lực thực hành, hay tường minh, như những hiểu
  20. 10 biết lý thuyếtvề một đối tượng; nó có thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống. (Wikipedia, 2014). Hay có khái niệm khác về kiến thức đó là những hiểu biết của con người về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Ví dụ: Hiểu biết rằng phân người có nhiều mầm bệnh nguy hiểm Theo Đàm Khải Hoàn &cộng sự (2007)kiến thức hay hiểu biết của mỗi người được tích lũy dần qua quátrình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người có thể thuđược kiến thức từ thày cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những ngườixung quanh, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp. Từ đógiúp con người có các suy nghĩ và tình cảm đúng đắn, có hành vi phù hợptrước mỗi sự việc. Các kiến thức về bệnh tật, sức khỏe và bảo vệ, nâng caosức khỏe là điều kiện cần thiết để mọi người có cơ sở thực hành các hành visức khỏe lành mạnh 2.3 Thái độ Từ khi khái niệm thái độ được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1918, cùng với rất nhiều nghiên cứu khác nhau về thái độ,thì đồng thời cũng xuất hiện những định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về thái độ. Mỗi định nghĩa lại bàn tới một khía cạnh của thái độ, góp phần làm phong phú thêm cách hiểu về phạm trù này. Trong từ điển tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, NXB Tp. HCM) thái độ được định nghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào đó” TrongtừđiểnAnh-Việt, “thái độ” được viết là “Attitude” và được định nghĩa là “cách ứngxử, quan điểm của một cá nhân”. Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên cũng nhấn mạnh: “tâm thế -thái độ-xã hội đã được củng cố, có cấu trúc phức tạp, bao gồm các thành phần nhận thức, xúc cảm, hành vi”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2