intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa các đặc tính làm việc với hiệu quả làm việc nhóm trong lĩnh vực quản lí khai thác cảng hàng không Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:182

56
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên cơ sở hệ thống các lý thuyết về làm việc nhóm và hiệu quả làm việc nhóm, Tác giả đã có sự vận dụng một cách phù hợp các cơ sở lý thuyết vào thực tiễn. Kết quả nghiên cứu đã cho chúng tôi có được các bằng chứng về các đặc tính làm việc nhóm có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm trong lĩnh vực quản lý khai thác CHKVN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa các đặc tính làm việc với hiệu quả làm việc nhóm trong lĩnh vực quản lí khai thác cảng hàng không Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG TIẾN DŨNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ðẶC TÍNH LÀM VIỆC VỚI HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÍ KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG TIẾN DŨNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ðẶC TÍNH LÀM VIỆC VỚI HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÍ KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  3. LỜI CAM ðOAN Kính thưa quý Thầy/Cô, tôi tên là Dương Tiến Dũng, học viên cao học khóa 21, ngành quản trị kinh doanh, Trường ðại học Kinh tế Tp. HCM. Tôi xin cam kết ñề tài luận văn "Mối quan hệ giữa các ñặc tính làm việc với hiệu quả làm việc nhóm trong lĩnh vực quản lý khai thác Cảng hàng không Việt Nam" là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Cơ sở lý luận tham khảo từ các tài liệu ñược trình bày tại phần tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu ñược trình bày trong luận văn do tác giả trực tiếp thực hiện ñảm bảo tính trung thực, khách quan không sao chép bất cứ công trình nghiên cứu nào trước ñây. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ___ tháng ___ năm 2014 Học viên Dương Tiến Dũng
  4. MỤC LỤC: TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ðOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................... 01 1.1 Giới thiệu thực trạng............................................................................................. 01 1.1.1 Giới thiệu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ......................................... 01 1.1.2 Cơ cấu tổ chức và quy mô lao ñộng ..................................................................... 02 1.2 Lý do lựa chọn ñề tài ................................................................................................ 03 1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................. 04 1.4 ðối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu .......................................... 04 1.5 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 05 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................................ 05 1.7 Kết cấu của nghiên cứu ............................................................................................. 05 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................... 06 2.1 Lý thuyết về nhóm và hiệu quả làm việc nhóm ........................................................ 06 2.1.1 Khái niệm về nhóm, phân biệt nhóm và ñội ........................................................ 06 2.1.2 Lý thuyết có liên quan ñến ñặc tính làm việc nhóm............................................. 09 2.1.2.1 Thiết kế công việc .......................................................................................... 10 2.1.2.2 Sự phụ thuộc lẫn nhau ................................................................................... 12 2.1.2.3 Thành phần cấu tạo nhóm ............................................................................. 14 2.1.2.4 Thành phần bối cảnh ..................................................................................... 16 2.1.2.5 Quá trình nhóm .............................................................................................. 18
  5. 2.1.3 Lý thuyết có liên quan ñến hiệu quả làm việc nhóm............................................ 20 2.1.3.1 Khái niệm hiệu quả làm việc nhóm ............................................................... 20 2.1.3.2 ðánh giá hiệu quả làm việc nhóm thông qua mô hình chuẩn ñoán cấp ñộ nhóm của tác giả Nguyễn Hữu Lam (2013) ....................................... 21 2.1.3.3 Mô hình nghiên cứu hiệu quả làm việc nhóm của Salas và ctg (1992) ......... 21 2.1.3.4 Nghiên cứu của Campion và ctg (1993) ........................................................ 21 2.1.4 Lý thuyết các mô hình nghiên cứu làm việc nhóm có hiệu quả ........................... 23 2.1.4.1 Tiếp cận dưới góc ñộ các yếu tố cấu thành nhóm làm việc từ tổng quan ñến cụ thể theo nghiên cứu của Rasker và ctg (2001) ................................... 23 2.1.4.2 Tiếp cận theo góc ñộ quá trình thành lập một nhóm làm việc hiệu quả theo nghiên cứu của Robbins và Judge (2008) .............................................. 25 2.1.4.3 Tiếp cận theo góc ñộ các thành phần/ñặc tính làm việc nhóm nhằm thiết kế một nhóm làm việc hiệu quả theo nghiên cứu của Campion và ctg (1993) ....................................................................................................... 26 2.1.4.4 Dữ liệu thứ cấp về các ñặc tính làm việc nhóm trong lĩnh vực quản lý khai thác CHKVN .......................................................................................... 27 2.1.4.5 Lựa chọn mô hình nghiên cứu áp dụng ........................................................ 29 2.2 Sự ảnh hưởng văn hóa ñến vấn ñề làm việc nhóm tại Việt Nam ............................. 32 2.3 Mô hình nghiên cứu ñề xuất ..................................................................................... 34 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 35 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................................ 35 3.2 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................. 35 3.2.1 Giai ñoạn nghiên cứu ñịnh tính ........................................................................... 35 3.2.1.1 Bước 1: Chuẩn bị nghiên cứu ñịnh tính......................................................... 35 3.2.1.2 Bước 2: Thực hiện nghiên cứu ñịnh tính ....................................................... 39 3.2.1.3 Bước 3: Phân tích dữ liệu và tổng hợp kết quả ............................................. 41 3.2.2 Giai ñoạn nghiên cứu ñịnh lượng ......................................................................... 44 3.2.2.1 Bước 1: Tiến hành khảo sát nháp .................................................................. 44 3.2.2.2 Bước 2 : Triển khai nghiên cứu chính thức ................................................... 44
  6. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 50 4.1 Kết quả nghiên cứu ñịnh tính ................................................................................... 50 4.1.1 Thông tin tổng hợp quá trình nghiên cứu ñịnh tính ............................................ 50 4.1.2 Kết quả phỏng vấn tay ñôi .................................................................................... 52 4.1.2.1 Kết quả nghiên cứu về các ñặc tính làm việc nhóm ..................................... 52 4.1.2.2 Kết quả nghiên cứu về biến phụ thuộc hiệu quả làm việc nhóm ................... 55 4.1.2.3 Kết quả lấy ý kiến lần 2 về các ñặc tính chưa ñạt ñược sự ñồng thuận ........ 57 4.1.3 Mô hình nghiên cứu ñiều chỉnh lần 1 ................................................................... 57 4.1.4 Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 58 4.2 Kết quả nghiên cứu ñịnh lượng ............................................................................... 60 4.2.1 Kết quả khảo sát nháp .......................................................................................... 60 4.2.2 Thống kê mô tả ..................................................................................................... 60 4.2.2.1 Kết quả mẫu thu nhận và ñánh giá sơ bộ ...................................................... 60 4.2.2.2 Phân tích thống kê mô tả ............................................................................... 60 4.2.3 ðánh giá ñộ tin cậy thang ño thông qua hệ số Cronbach Alpha .......................... 61 4.2.4 ðánh giá giá trị thang ño thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA ............... 64 4.2.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến phụ thuộc ................................ 64 4.2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến ñộc lập .................................... 65 4.2.5 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ............................................... 68 4.2.5.1 Giải thích các thành phần khái niệm ............................................................. 68 4.2.5.2 Mô hình nghiên cứu ñiều chỉnh lần 2 và các giả thuyết ñiều chỉnh .............. 69 4.2.6 Phân tích hồi quy tuyến tính ................................................................................. 70 4.2.6.1 Phân tích tương quan với ma trận hệ số tương quan giữa các biến ........... 71 4.2.6.2 Kiểm ñịnh sự phù hợp của 2 mô hình MLR ................................................. 71 4.2.6.3 Kiểm ñịnh mối quan hệ các ñặc tính làm việc nhóm với NS ....................... 72 4.2.6.4 Kiểm ñịnh mối quan hệ giữa các ñặc tính làm việc nhóm với TM .............. 73 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN, KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG ........................................................................................... 77
  7. 5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 77 5.1.1 Phát hiện trong nghiên cứu ñịnh tính ................................................................... 77 5.1.2 Phát hiện trong nghiên cứu ñịnh lượng ................................................................ 78 5.2 So sánh với nghiên cứu Campion (1993) ............................................................. 80 5.3 Kết luận ................................................................................................................ 81 5.4 Kiến nghị các giải pháp giúp gia tăng hiệu quả làm việc nhóm ......................... 81 5.5 ðánh giá việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu ............................................... 84 5.6 Các ñóng góp của nghiên cứu. ............................................................................. 85 5.7 ðiểm mạnh, hạn chế và ñề xuất hướng nghiên cứu mở rộng ............................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACV Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam AMOS Analysis of MOment Structures ANAT An ninh An toàn CA Cronbach alpha - dùng ñánh giá ñộ tin cậy của thang ño CFA Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng ñịnh CHK Cảng hàng không CHKVN Cảng hàng không Việt Nam COV Covrianve - Hiệp phương sai DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước EFA Exploratory Factor Analysis - phân tích nhân tố khám phá HK Hàng không KMO Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy MLR Multiple Linear Regression - Mô hình hồi quy bội MVR Multi Variate Regression - Mô hình hồi quy ña biến PCCC Phòng cháy chữa cháy SEM Structural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc tuyến tính SXKD Sản xuất kinh doanh TNO Mô hình quá trình làm việc nhóm theo nghiên cứu của Rasker, Van Vliet, Van Den Broek, và Essens (2001) TQBT Tương quan biến tổng TV Thành viên TVE Tổng phương sai trích VIF Variance inflation factor - Hệ số phóng ñại phương sai VN Việt Nam
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tương ñồng và khác biệt giữa các nhóm làm việc và các ñội. Nguồn: thông qua từ Keiser 2002, tr.46 (dựa trên Katzenbach và Smith 1993); Beisheim và Frech 1999, tr.288 ....................................................................... 8 Bảng 2.2 Thành phần/ñặc tính làm việc nhóm có liên quan hiệu quả làm việc nhóm .............................................................................................................. 29 Bảng 2.3 Các yếu tố quan sát hiệu quả làm việc nhóm................................................. 31 Bảng 2.4 ðiểm cho 5 chiều văn hóa của một số quốc gia tiêu biểu ............................. 33 Bảng 3.1 Bảng phân bổ mẫu khảo sát theo nhóm chuyên môn nghiệp vụ ................... 48 Bảng 4.1 Bảng tổng hợp tỷ lệ ñồng thuận và số lượng các ñặc tính làm việc nhóm .... 52 Bảng 4.2 Bảng tổng hợp tỷ lệ ñồng thuận các quan sát hiệu quả làm việc nhóm ......... 56 Bảng 4.3 Bảng kết quả CA và các ñề xuất loại bỏ ........................................................ 62 Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả EFA biến ñộc lập......................................................................... 67 Bảng 4.5 Bảng Coefficients - mô hình hồi quy 1 với biến phụ thuộc là năng suất nhóm .............................................................................................................. 73 Bảng 4.6 Bảng Coefficients - mô hình hồi quy 2 với biến phụ thuộc là sự thỏa mãn nhân viên ................................................................................................ 74 Bảng 4.7 Bảng tóm tắt kết quả kiểm ñịnh các giả thuyết .............................................. 74 Bảng 5.1 Tóm tắt các phát hiện trong NCðT ............................................................... 77 Bảng 5.2 Bảng thống kê so sánh kết quả hồi quy hai mô hình ..................................... 78 Bảng 5.3 Bảng ñánh giá việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu................................ 84
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Các giai ñoạn phát triển nhóm theo Tuckman (1965) ..................................... 7 Hình 2.2: Mô hình quá trình làm việc theo nhóm của Rasker và ctg (2001)................ 24 Hình 2.3: Mô hình quá trình thành lập một nhóm làm việc hiệu quả theo nghiên cứu của Robbins và Judge (2008) .................................................................. 26 Hình 2.4: Mô hình các thành phần/ñặc tính làm việc nhóm nhằm thiết kế một nhóm làm việc hiệu quả theo nghiên cứu của Campion (1993) .................... 27 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu ñề xuất .......................................................................... 34 Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ..................................................................... 35 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu ñịnh tính ...................................................................... 36 Hình 4.1: Quá trình xử lý theo nhóm ............................................................................. 53 Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu ñiều chỉnh lần 1 ............................................................ 58 Hình 4.3: Mô hình nghiên cứu ñiều chỉnh lần 2 ............................................................ 70
  11. TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu này nhằm xác ñịnh các ñặc tính làm việc tác ñộng ñến hiệu quả làm việc nhóm trong lĩnh vực quản lý khai thác Cảng hàng không Việt Nam (CHKVN). Dựa trên việc hệ thống các lý thuyết liên quan ñến ñối tượng nghiên cứu và ñiều chỉnh cho phù hợp bằng kỹ thuật phỏng vấn tay ñôi với 8 chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, kết quả ñã có 15 sự khác biệt về các ñặc tính làm việc nhóm so với mô hình gốc. Các ñặc tính làm việc nhóm ñược xác ñịnh 7 thành phần khái niệm trong ñó có 2 thành phần ñược phát hiện mới là sự gắn kết các thành viên và tổ chức học tập. Hiệu quả làm việc nhóm ñược xác ñịnh dựa trên 2 khái niệm là năng suất nhóm và sự thỏa mãn của nhân viên. Nghiên cứu ñịnh lượng ñã tiến hành thu thập 434 mẫu bằng phương pháp phân tầng theo tỷ lệ. Giá trị Cronbach's Alpha (CA), hệ số tương quan biến tổng (TVE), phân tích nhân tố khám phá (EFA), ma trận tương quan và phân tích hai mô hình hồi quy bội ñược sử dụng. Kết quả nghiên cứu ñã chỉ ra 14 ñặc tính cần chú trọng ñể có thể làm gia tăng hiệu quả làm việc nhóm. Nghiên cứu này ñã bổ sung ñược một bằng chứng quan trọng về các ñặc tính làm việc có ảnh hưởng ñến hiệu quả làm việc nhóm trong lĩnh vực quản lý khai thác CHKVN. Từ khóa: Làm việc nhóm, ñặc tính làm việc nhóm và hiệu quả làm việc nhóm.
  12. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu thực trạng: 1.1.1 Giới thiệu Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Airports Corporation of Vietnam) là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn ñiều lệ, hoạt ñộng theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. ACV là doanh nghiệp có quy mô khai thác vận chuyển, quản lý ñầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hàng không lớn nhất cả nước, hoạt ñộng ña ngành nghề, ña lĩnh vực. Hiện nay, ACV trực tiếp khai thác 22 cảng hàng không, bao gồm 07 cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, ðà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ và 15 Cảng hàng không ñịa phương: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn ðảo, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa, ðồng Hới, Vinh, Cát Bi, Nà Sản, ðiện Biên, Thọ Xuân, Chu Lai. Hiện nay, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ñang trong quá trình thực hiện lộ trình tái cấu trúc mà trọng tâm là cổ phần hóa, thay ñổi mình một cách toàn diện, tự làm mới mình cho phù hợp với tình hình hiện tại nhằm nâng cao hiệu suất kinh doanh, tính cạnh tranh ñể tồn tại và phát triển bền vững. Trong quá trình chuyển ñổi, ACV ñã gặp phải một số khó khăn nhất ñịnh trong công tác quản lý và ñiều hành. Với quy mô hoạt ñộng và tầm quản lý quá lớn lần ñầu tiên ñược giao trách nhiệm quản lý hệ thống các CHK sân bay của Việt Nam. ðiều này, ñòi hỏi các nhà quản lý cần ñạt ñến một trình ñộ nhất ñịnh trong công tác quản lý và ñiều hành và phải cao hơn hẳn so với trước khi hợp nhất. Các nhóm làm việc ñòi hỏi phải hoạt ñộng một cách có hiệu quả. ðiều này hết sức cần thiết trong bối cảnh ñổi mới. Từ các mô tả thực trạng, ñể có thể hoạt ñộng tốt ñòi hỏi ACV phải tổ chức một bộ máy hoạt ñộng cực kỳ hiệu quả thông qua cơ cấu tổ chức, quy ñịnh chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận trong bộ máy tổ chức. Và hơn hết ñể phát huy sức mạnh tập thể, không thể nào không nhắc ñến vai trò làm việc ñội - nhóm. Việc thiết lập một nhóm làm việc có thể ñược gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau trên các văn bản chính thức như : bộ phận, kíp, ca, tổ, ñội, nhóm, phòng, ban ... nhìn chung gọi tên là gì ñi nữa thì ñó vẫn là các nhóm làm việc. Các nhóm làm việc này là tập hợp các cá nhân vì một mục tiêu chung của tổ chức và có các ñặc tính ñể phân biệt.
  13. 2 1.1.2 Cơ cấu tổ chức và quy mô lao ñộng: - Cơ cấu tổ chức: Xem Phụ lục số 01 - Sơ ñồ tổ chức Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. - Quy mô lao ñộng: Tổng số lao ñộng hiện nay là 11.822 người. Trong ñó: + Lao ñộng tại các CHK và công ty trực thuộc ACV là : 8.456 người; + Lao ñộng tại các công ty con, công ty liên kết: 3.366 người; + Lao ñộng trực tiếp : 8.840 người; + Lao ñộng gián tiếp: 2.982 người; (Số liệu thứ cấp ñược trích từ phần mềm quản lý nhân sự, ñến hết ngày 31/01/2014) - Phân tích nhóm làm việc tại Tổng công ty: + Tổng số nhóm chính thức làm việc : 713 nhóm; + Số nhóm làm công việc hành chính : 124 nhóm; + Số nhóm làm công việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ : 554 nhóm; + Số nhóm làm công tác quản lý : 35 nhóm; + Trung bình số người / 1 nhóm làm việc : 11,86 người / 1 nhóm; Xem Phụ lục 02-1: Thống kê và tình hình lao ñộng và số lượng nhóm chính thức ACV. Xem phụ lục 02-2: Biểu ñồ thể hiện lao ñộng tại các CHK sân bay trực thuộc ACV. Xem phụ lục 02-3: Biểu ñồ thể hiện số nhóm làm việc tại các CHK trực thuộc ACV. 1.1.3 Nhận thức của ACV về lợi ích và ý nghĩa của làm việc nhóm mang lại : Qua các tài liệu huấn luyện nội bộ về chuyên ñề làm việc nhóm ñược triển khai cho tất cả các nhóm nhân viên làm việc tại hệ thống các cảng hàng không sân bay trực thuộc ACV, chúng tôi cũng ñã có một số phát hiện như sau: Xét về lợi ích mang lại trong quá trình làm việc nhóm: Làm việc nhóm có thể tạo ra kết quả công việc tốt hơn so với làm việc ñộc lập. Nâng cao hiểu biết từ khả năng và kinh nghiệm hiện có của các thành viên trong nhóm làm việc. Kích thích sự sáng tạo, phát triển tiềm năng của nhân viên. Nâng cao ý thức của mọi nhân viên trong việc ñóng góp cho sự cải tiến và phát triển của tổ chức. Xét về ý nghĩa của làm việc nhóm : Làm việc nhóm là nền tảng cho chất lượng phục vụ của hệ thống khai thác cảng hàng không. Sử dụng sức mạnh to lớn của mối quan hệ thân thiện ñể tăng cường hoạt ñộng của nhóm nhằm gia tăng mức ñộ cộng
  14. 3 hưởng ñể làm việc tốt hơn, cho ra kết quả làm việc nhóm lớn hơn tổng kết quả làm việc của từng cá nhân. 1.2 Lý do lựa chọn ñề tài: Trong bối cảnh ñổi mới, Việt Nam ñã ñạt ñược nhiều tiến bộ hơn trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường có ñịnh hướng. Ngành HK nói chung và lĩnh vực quản lý khai thác CHKVN nói riêng ñã có nhiều chính sách ñổi mới hoạt ñộng theo cơ chế thị trường nhằm xóa bỏ tình trạng ñộc quyền và các chính sách tạo ra bất bình ñẳng trong kinh doanh. Các doanh nghiệp nhà nước ñã kiên quyết thực hiện tái cơ cấu, trọng tâm là cổ phần hóa nhằm phát huy sức mạnh nội lực, nâng cao trình ñộ quản lý, chú trọng các phương thức làm việc hiệu quả nhằm gia tăng sức mạnh, giá trị của doanh nghiệp. Khi thị trường không có cạnh tranh, ñể tồn tại các doanh nghiệp chỉ cần sản xuất với năng suất cao, chất lượng ổn ñịnh nên hệ thống phương pháp quản trị theo quá trình (MBP) ñược sử dụng là hoàn toàn phù hợp. Với phương pháp MBP nhà quản trị cần ban hành hệ thống các chính sách, luật lệ, nội quy rõ ràng và mỗi người tham gia vào hệ thống ñó phải tuân thủ ñúng các quy tắc làm việc, nhà quản trị cấp cao sẽ ñiều hành ñược toàn bộ hệ thống. Các thành viên có thể làm việc ñộc lập không nhất thiết phải phối hợp với nhau thành các nhóm làm việc mà hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn ñạt ñược yêu cầu. Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh cao, ñể tồn tại các doanh nghiệp phải sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ mà thị trường cần chứ không phải các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp có thể ñáp ứng. Nếu vẫn tiếp tục vận hành theo phương pháp MBP, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong phát triển. Vì thế, các nhà quản trị phải tạo ra môi trường làm việc nuôi dưỡng tư duy năng ñộng, sáng tạo ñể tạo ra sự khác biệt nhằm thúc ñẩy doanh nghiệp không ngừng ñổi mới và phát triển. ðể ñạt ñược yêu cầu này, doanh nghiệp phải chuyển từ quản trị bằng MBP sang phương pháp “quản trị theo mục tiêu” (MBO). Với phương pháp MBO sẽ ñòi hỏi tính kết nối và cộng tác cao giữa các thành viên, nên làm việc nhóm trở thành yếu tố quyết ñịnh. Vì thế, nghiên cứu các ñặc tính làm việc nhóm có tác ñộng như thế nào ñến hiệu quả làm việc nhóm là cần thiết. Có nhiều nghiên cứu trước ñây ñã chỉ ra mối quan hệ này, tuy nhiên các nghiên cứu này ñược thực hiện ở các nước phát triển. Những nghiên cứu như thế này cũng rất ít ñược thực hiện tại Việt Nam, ñặc biệt trong lĩnh vực quản lý
  15. 4 khai thác CHKVN. Trên cơ sở dữ liệu tạp chí Kinh tế phát triển - UEH, trong những năm gần ñây hầu như không có các nghiên cứu viết về làm việc nhóm. Các tài liệu thường trình bày rất hạn chế và xem ñây là một nội dung trong môn học Hành vi tổ chức. Do ñó, cần thực hiện một nghiên cứu lập lại ñể khám phá, bổ sung hoàn thiện mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các ñặc tính làm việc nhóm với hiệu quả làm việc nhóm trong lĩnh vực quản lý khai thác CHKVN. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa các ñặc tính làm việc nhóm với hiệu quả làm việc nhóm; xây dựng, bổ sung và phát triển thang ño qua nghiên cứu thực tế trong lĩnh vực quản lý khai thác CHKVN. ðể thực hiện ñược mục ñích trên, nghiên cứu cần phải ñạt các mục tiêu sau : - Mục tiêu 1: Xác ñịnh các ñặc tính làm việc nhóm và các yếu tố ñánh giá hiệu quả làm việc nhóm nhằm ñề xuất một mô hình phù hợp với phạm vi nghiên cứu; - Mục tiêu 2: Khám phá, bổ sung và phát triển thang ño các ñặc tính làm việc nhóm có tác ñộng ñến hiệu quả làm việc nhóm. - Mục tiêu 3: ðánh giá các ñặc tính làm việc nhóm có ảnh hưởng ñến hiệu quả làm việc nhóm trong lĩnh vực quản lý khai thác CHKVN. - Mục tiêu 4: ðề xuất các giải pháp có thể làm gia tăng hiệu quả làm việc nhóm trong lĩnh vực quản lý khai thác CHKVN. ðể thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Câu hỏi nghiên cứu 1: Nhóm làm việc hiểu như thế nào cho ñúng? Các ñặc tính làm việc nhóm nào có thể tác ñộng ñến hiệu quả làm việc nhóm ? - Câu hỏi nghiên cứu 2: Các ñặc tính làm việc nhóm nào cần ñược khám phá và bổ sung vào mô hình nghiên cứu phù hợp với văn hóa Việt Nam cũng như trong lĩnh vực quản lý khai thác CHKVN? - Câu hỏi nghiên cứu 3: Các ñặc tính làm việc nhóm với hiệu quả làm việc nhóm trong lĩnh vực quản lý khai thác CHKVN có mối quan hệ và tác ñộng như thế nào ? Các nhóm giải pháp nào cần tập trung ñể nâng cao hiệu quả làm việc nhóm trong lĩnh vực khai thác CHKVN? 1.4 ðối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
  16. 5 ðối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa các ñặc tính làm việc nhóm với hiệu quả làm việc nhóm. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ tập trung làm rõ các ñặc tính làm việc nhóm có tác ñộng ñến hiệu quả làm việc nhóm trong lĩnh vực quản lý và khai thác CHKVN. Nghiên cứu này ñược thực hiện tại ACV. 1.5 Phương pháp nghiên cứu: Từ các cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu tham khảo, chúng tôi xây dựng một nghiên cứu hỗn hợp, trãi qua hai giai ñoạn ñể giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên: - Giai ñoạn 1: Áp dụng phương pháp nghiên cứu ñịnh tính nhằm thu thập, khám phá, bổ sung và phát triển mô hình nghiên cứu từ các cơ sở lý thuyết. Phương pháp phỏng vấn tay ñôi với chuyên gia với dàn bài thảo luận và bảng câu hỏi bán cấu trúc ñược sử dụng trong giai ñoạn này. Sau ñó, tìm sự ñồng thuận của các chuyên gia về các ñặc tính làm việc nhóm và các yếu tố ñánh giá hiệu quả làm việc nhóm. - Giai ñoạn 2: Áp dụng phương pháp nghiên cứu ñịnh lượng, khảo sát thực tế thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi khảo sát. Mục ñích của nghiên cứu này là xác ñịnh các thành phần khái niệm cũng như giá trị và ñộ tin cậy của thang ño và kiểm ñịnh mô hình nghiên cứu. Các dữ liệu thu thập ñược sẽ tiến hành kiểm tra, phân tích và ñánh giá trên phần mềm SPSS. 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu: Dựa trên cơ sở hệ thống các lý thuyết về làm việc nhóm và hiệu quả làm việc nhóm, chúng tôi ñã có sự vận dụng một cách phù hợp các cơ sở lý thuyết vào thực tiễn. Kết quả nghiên cứu ñã cho chúng tôi có ñược các bằng chứng về các ñặc tính làm việc nhóm có ảnh hưởng ñến hiệu quả làm việc nhóm trong lĩnh vực quản lý khai thác CHKVN. 1.7 Kết cấu của nghiên cứu: bao gồm 5 chương. - Chương 1: Tổng quan. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết. - Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu. - Chương 5: Thảo luận kết quả, kết luận, kiến nghị giải pháp và hướng nghiên cứu mở rộng.
  17. 6 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 1 ñã giới thiệu tổng quát về ñề tài nghiên cứu. Chương 2 sẽ giới thiệu các lý thuyết có liên quan làm cơ sở cho thiết kế nghiên cứu. Chương này bao gồm: tóm tắt các lý thuyết về nhóm, hiệu quả làm việc nhóm, sự ảnh hưởng văn hóa ñến vấn ñề làm việc nhóm tại Việt Nam và cuối cùng là ñề xuất mô hình nghiên cứu. 2.1 Lý thuyết về nhóm và hiệu quả làm việc nhóm: 2.1.1 Khái niệm về nhóm, phân biệt nhóm và ñội: ðịnh nghĩa : Nhóm là hai hay nhiều cá nhân - có tác ñộng qua lại và phụ thuộc lẫn nhau - những người ñến với nhau ñể ñạt ñược các mục tiêu cụ thể (Robbins và Judge, 2008). ðây có thể là ñịnh nghĩa thường gặp nhiều nhất trên các tài liệu nghiên cứu về nhóm. Phân loại : Nhóm có thể phân thành nhóm chính thức và nhóm không chính thức (Nguyễn Hữu Lam, 2007). Nhóm chính thức : là nhóm ñược ñịnh nghĩa bởi cơ cấu tổ chức quản lý của ñơn vị. Việc hình thành các nhóm chính thức là do người lãnh ñạo của tổ chức song ñiều ñó không có nghĩa là muốn hình thành như thế nào cũng ñược. Nhóm chính thức ñược quy ñịnh bởi chiến lược kinh doanh, cấu trúc tổ chức, công nghệ và kỹ thuật sử dụng ... Nhóm chính thức có thể chia thành nhóm mệnh lệnh và nhóm nhiệm vụ. Nhóm mệnh lệnh : là nhóm ñược xác ñịnh bởi sơ ñồ tổ chức nó bao gồm những người lao ñộng cùng nhận mệnh lệnh và báo cáo trực tiếp lên một người quản lý. Nhóm nhiệm vụ : bao gồm những người lao ñộng cùng làm việc với nhau ñể hoàn thành một nhiệm vụ hoặc mục tiêu. Phạm vi của nhóm là không bị giới hạn bởi người lãnh ñạo của các bộ phận, nó có thể vượt qua những quan hệ mệnh lệnh - thừa hành trong bộ phận. Nhóm không chính thức : là những liên minh không ñược xác ñịnh một cách có tổ chức hoặc bởi một cấu trúc chính thức. Những nhóm này là sự hình thành tự nhiên từ môi trường công việc trên cơ sở những quan hệ thể hiện sự thụ cảm giữa các cá nhân. Nhóm không chính thức ñược hình thành ñể thỏa mãn nhu cầu xã hội, nhu cầu quan hệ của con người. Nhóm không chính thức có thể phân thành nhóm lợi ích và nhóm bạn bè (Robbins và Judge, 2008). Nhóm lợi ích : một nhóm người, có mối liên kết hoạt ñộng, có mục tiêu cụ thể và có ý thức liên kết ñể ñạt ñược
  18. 7 mục tiêu và bảo vệ mục tiêu ấy (Bùi ðại Dũng, 2009). Nhóm bạn bè : bao gồm những thành viên có những ñặc ñiểm tương ñồng. Các giai ñoạn phát triển của nhóm : Lý thuyết ban ñầu có 4 giai ñoạn. Forming (hình thành); Storming (bão tố, hỗn loạn); Norming (ổn ñịnh hình thành các chuẩn mực); Performing (thực thi và phát triển). Hình 2.1 : Các giai ñoạn phát triển nhóm theo Tuckman (1965) Tuy nhiên, Tuckman ñã cùng Mary Ann Jensen (1977) ñã thêm một giai ñoạn nữa ñược gọi là giai ñoạn Adjourning (tan rã). Do ñó, có 5 giai ñoạn phát triển của một nhóm theo lý thuyết của Tuckman (Schuman, 2001). Phân biệt nhóm và ñội: Trong quá trình tổng hợp lý thuyết chúng tôi ñã tìm ra nhiều khái niệm về nhóm (group) và ñội (team). ðể tiếp cận và ñưa ra các ñặc tính làm việc nhóm tác ñộng ñến hiệu quả làm việc nhóm, chúng tôi xin trình bày một số khái niệm về nhóm - ñội có liên quan trước khi áp dụng nghiên cứu. Xét về ñịnh nghĩa, có rất nhiều ñịnh nghĩa nói về nhóm - ñội. Sự khác biệt giữa một nhóm và một ñội là gì? Một nhóm là tập hợp các cá nhân mà họ phối hợp với nhau thông qua những nỗ lực cá nhân của họ. Ngược lại, ñội là một nhóm người có một mục ñích chung và một số mục tiêu ñầy thách thức. Thành viên của ñội thường ñược cam kết lẫn nhau hướng ñến mục tiêu chung. Những cam kết lẫn nhau này không những tạo ra trách nhiệm chung mà còn tạo ra một liên kết và ñộng lực mạnh mẽ ñể thực hiện (Sisson, 2013).
  19. 8 Một khái niệm khác về nhóm, nhóm là tập thể có ít nhất hai cá thể, hoạt ñộng tương tác và phụ thuộc lẫn nhau ñể cùng ñạt ñến những mục tiêu xác ñịnh. Một nhóm làm việc sẽ chủ yếu tương tác ñể chia sẻ thông tin và ra quyết ñịnh, từ ñó mỗi thành viên sẽ làm việc theo những trách nhiệm mà họ ñã ñề ra. Làm việc nhóm sẽ không có nhu cầu hay cơ hội ñược tham gia vào những công việc tập thể ñòi hỏi nỗ lực chung. Bởi kết quả của họ chỉ ñơn thuần là sự tổng hợp các hoạt ñộng của từng cá nhân cụ thể. Ngược lại, một ñội làm việc sẽ sinh ra hợp lực tích cực thông qua việc cùng nỗ lực. Mỗi nỗ lực cá nhân sẽ dẫn ñến mức ñộ hiệu quả lớn hơn so với tổng các yếu tố ñầu vào của các cá nhân (Robbins và Judge, 2012). Các thành viên của ñội có những cam kết và mục tiêu chung, vai trò và trách nhiệm ñược xác ñịnh một cách rõ ràng, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên, kỹ năng bổ sung cho nhau và chịu trách nhiệm chung. Thêm vào ñó, một ñội có khả năng thực hiện cùng nhau cho kết quả tốt hơn khi làm việc cá nhân. Do ñó có thể khái quát những ñiểm tương ñồng và khác biệt giữa nhóm và ñội theo nghiên cứu của (Katzenbach & Smith, 1993), cụ thể như sau: Bảng 2.1: Tương ñồng và khác biệt giữa các nhóm làm việc và các ñội. NHÓM ðỘI Tập trung mạnh, rõ ràng vào lãnh ñạo. Vai trò lãnh ñạo ñược chia sẻ. Trách nhiệm cá nhân. Trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm chung. Mục tiêu của nhóm giống như sứ Mục tiêu của ñội là cụ thể, ñược ñội mạng của tổ chức. ñịnh nghĩa và thiết lập. Làm việc cá nhân Làm việc tập thể KHÁC BIỆT ðiều hành những cuộc họp hiệu quả Khuyến khích thảo luận mở và những cuộc họp giải quyết vấn ñề một cách tích cực. ðo lường hiệu quả một cách gián tiếp ðo lường hiệu suất một cách trực thông qua các ảnh hưởng của nó với tiếp bằng cách ñánh giá kết quả thực người khác. hiện tập thể. Thảo luận, quyết ñịnh và ủy quyền Thảo luận, quyết ñịnh và làm việc thực tế chung với nhau.
  20. 9 TƯƠNG Có hơn 2 người ðỒNG Ảnh hưởng trực tiếp trong thời gian dài. Có những quy tắc tiêu chuẩn và giá trị cụ thể. Có những vai trò cụ thể. Nguồn: thông qua từ Keiser 2002, tr.46 (dựa trên Katzenbach và Smith 1993); Beisheim và Frech 1999, tr.288 Theo quan ñiểm Katzenbach và Smith (1993) về ðội và Nhóm ñược trình bày tại Bảng 1 (Bài "Kỷ luật ðội" ñược ñăng tại tạp chí Harvard Business Publishing tháng 07/2005) cùng với việc phân tích các khái niệm, dữ liệu thứ cấp và bối cảnh nghiên cứu tại Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, chúng tôi cho rằng hướng tiếp cận các ñặc tính làm việc nhóm ñược xem là phù hợp với các tổ chức doanh nghiệp nhà nước trong giai ñoạn hiện nay. Tuy nhiên, với xu hướng hội nhập và áp lực cạnh tranh ngày càng cao của của ngành hàng không Việt Nam ñòi hỏi các hoạt ñộng của Nhóm phải mang các tính chất ñặc trưng của ðội. Vì thế nghiên cứu của chúng tôi ñã dựa trên các ñặc tính làm việc của ðội ñể phát triển mô hình nghiên cứu. 2.1.2 Lý thuyết có liên quan ñến ñặc tính làm việc nhóm: Trước tiên ta ñi từ khái niệm ñặc tính. ðặc tính là các ñiểm nổi bật dùng ñể phân biệt (thuộc tính) một sự vật, con người, hiện tượng, ... Thường ñược chia thành ba loại: (1) vật lý, (2) chức năng, và (3) hoạt ñộng. Từ khái niệm ñặc tính, có thể hiểu các ñặc tính làm việc nhóm trong lĩnh vực quản lý khai thác CHK là các ñiểm nổi bật dùng ñể so sánh, phân biệt với các nhóm làm việc trong các lĩnh vực khác. Các nhóm làm việc ñược hình thành từ các ñiều kiện và bối cảnh khác nhau, trong quá trình hoạt ñộng chịu sự tác ñộng của nhiều yếu tố. Theo thời gian, những nhóm làm việc hình thành các ñặc ñiểm riêng biệt, không thể bị nhầm lẫn bởi những nhóm làm việc khác. Lĩnh vực quản lý khai thác cảng hàng không là lĩnh vực cần phải áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện ñại với hoạt ñộng không chỉ trong nước mà còn mang tính quốc tế gắn liền với tính chất tuyệt ñối an toàn và an ninh, mức ñộ phục vụ mang tính cạnh tranh cao nên rất cần thiết chú trọng ñến các ñặc tính làm việc nhóm ñể nâng cao hiệu quả phục vụ hành khách.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
25=>1