intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh, chính sách tài khóa, và vai trò của yếu tố nợ công trong việc thực hiện chính sách tài khóa

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

29
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu cho thấy chính phủ các quốc gia thực hiện chính sách tài khóa phản chu kỳ kinh tế trong gia đoạn nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái bằng cách tung ra các gói kích thích kinh tế để gia tăng chi tiêu công, và/hoặc giảm thuế để thúc đẩy kinh tế phát triển, chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy chính phủ thực thi chính sách tài khóa phản chu kỳ trong giai đoạn nền kinh tế đang tăng trưởng nóng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh, chính sách tài khóa, và vai trò của yếu tố nợ công trong việc thực hiện chính sách tài khóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ KIỀU MY MỐI QUAN HỆ GIỮA CHU KỲ KINH TẾ, CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, VÀ VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ NỢ CÔNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ KIỀU MY MỐI QUAN HỆ GIỮA CHU KỲ KINH TẾ, CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, VÀ VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ NỢ CÔNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luận văn với đề tài: "Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh, chính sách tài khóa, và vai trò của yếu tố nợ công trong việc thực hiện chính sách tài khóa" là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tác giả, các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê, dữ liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC PHỤ LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 4 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 5 1.4 Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 5 1.5 Hạn chế của luận văn .................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ............ 7 2.1 Chính sách tài khóa .................................................................................................... 7 2.2 Chu kỳ kinh tế ......................................................................................................... 11 2.3 Cơ sở lý thuyết về mối tương quan giữa chính sách tài khóa và chu kỳ kinh tế ...... 12 2.3.1 Kinh tế học vi mô ............................................................................................... 12 2.3.2 Tư tưởng của John Maynard Keynes ................................................................. 15 2.3.3 Các trường phái sau Keynes ............................................................................... 21 2.4 Tác động của yếu tố nợ công đến việc thực hiện chính sách tài khóa ..................... 26 2.5 Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ..................................... 27 2. 6 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây................................................................... 29 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 33 3.1 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 33 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................................... 36 3.3 Phạm vi thu thập dữ liệu ........................................................................................... 37 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 43
  5. 4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị ......................................................................................... 43 4.2 Các quốc gia thực hiện chính sách tài khóa phản chu kỳ hay thuận chu kỳ ......... 43 4.3 Có phải lúc nào các quốc gia cũng thực hiện chính sách tài khóa phản chu kỳ kinh tế, vai trò của yếu tố nợ công ...................................................................................... 48 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 53 5.1 Kết luận .................................................................................................................... 53 5.2 Khuyến nghị, hàm ý chính sách ............................................................................... 55 5.3 Hạn chế của đề tài..................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ Diễn giải CAB Cân bằng tài khoản vãng lai INF Lạm phát INT Lãi suât cho vay thực M2 Tỷ lệ tăng trưởng cung tiền OG Chêch lệch so với sản lượng tiềm năng PDB Cân bằng tài khóa cơ bản
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Tác động của chính sách tài khóa lên thị trường hàng hóa và tiện tệ trong mô hình IS-LM Hình 3.1: Giá trị trung bình của các biến nghiên cứu: PFB, OG cho 51 quốc gia trong giai đoạn 1991-2016 Hình 3.2 Cân bằng tài khóa cơ bản (PFB) trung bình cho toàn mẫu, các nước phát triển và các nước đang phát triển trong giai đoạn 1991 - 2016 Hình 3.3 Chêch lệch so với sản lượng tiềm năng (OG) trung bình cho toàn mẫu, các nước phát triển và các nước đang phát triển trong giai đoạn 1991 – 2016 Hình 3.4 Giá trị trung bình của các biến kiểm soát INF, CAB, M2 và INT của 51 quốc gia trong giai đoạn 1991 – 2016 Hình 3.5: Tỷ lệ nợ công trung bình ở 51 quốc gia nghiên cứu trong giai đoạn 1991-2016
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: kiểm định nghiệm đơn vị của Maddala-Wu 1991 và Pesaran 2007. Kiểm định giả thiết H0: bảng dữ liệu có nghiệm đơn vị. Bảng 4.2 Kết quả ước lượng tương quan giữa chính sách tài khóa và chu kỳ kinh tế (OG là biến đại diện cho biến chu kỳ kinh doanh được ước lượng bằng bộ lọc HP) (ước lượng theo phương pháp two step GMM). Bảng 4.3 Kết quả ước lượng tương quan giữa chính sách tài khóa và chu kỳ kinh tế (tỷ lệ tăng trưởng GDP là biến đại diện cho biến chu kỳ kinh doanh) (ước lượng theo phương pháp two step GMM). Bảng 4.4 Kết quả ước lượng tương quan giữa chính sách tài khóa và chu kỳ kinh tế cho các nước phát triển và đang phát triển (ước lượng theo phương pháp two step GMM). Bảng 4.5 Kết quả ước lượng tương quan giữa chính sách tài khóa và chu kỳ kinh tế (OG là biến đại diện cho biến chu kỳ kinh doanh được ước lượng bằng bộ lọc HP) cho hai giai đoạn tăng trưởng nóng và suy thoái. (ước lượng theo phương pháp two step GMM). Bảng 4.6 Kết quả ước lượng tương quan giữa chính sách tài khóa và chu kỳ kinh tế (tỷ lệ tăng trưởng GDP là biến đại diện cho yếu tố chu kỳ kinh doanh) cho hai giai đoạn tăng trưởng và suy thoái. (ước lượng theo phương pháp two step GMM). Bảng 4.7 kết quả ước lượng tương quan giữa chính sách tài khóa, chu kỳ kinh tế (OG là biến đại diện được ước lượng bằng bộ lọc HP) và yếu tố nợ công trong giai đoạn suy thoái (ước lượng theo mô hình System GMM).
  9. 9 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục A: danh sách các quốc gia nghiên cứu Phụ lục B: thống kế các biến Phụ lục C: thống kê mô tả các biến trong mô hình
  10. 1 CHU KỲ KINH TẾ, CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, VÀ VAI TRÒ YẾU TỐ NỢ CÔNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều rủi ro đến từ việc quản lý chi tiêu công yếu kém dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước Châu Âu, thị trường tài chính phát triển quá nóng với các sự bùng nổ công cụ cho vay dưới chuẩn bắt nguồn sâu xa từ sự bất cân đối về nguồn vốn tín dụng toàn cầu tại Mỹ, hay sự leo thang trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ ở các quốc gia và các Ngân hàng trung ương có một số công cụ chính sách quan trọng được sử dụng trong điều hành kinh tế vĩ mô gồm có chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Nếu các chính sách này được áp dụng thích hợp thì cả hai đều có thể tạo nên tác động tương tự nhau nhằm kích thích kinh tế phát triển và góp phần kìm hãm khi nền kinh tế đang trong chu kỳ tăng trưởng nóng. Sử dụng chính sách tài khóa chính là việc các chính phủ áp dụng các công cụ như chi tiêu công và số thu từ thuế với mục tiêu tác động lên nền kinh tế. Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ việc sử dụng chính sách tài khóa có thể tác động đến chi tiêu của các hộ gia đình, đầu tư tư nhân của các doanh nghiệp, tỷ giá, các mức thâm hụt ngân sách nhà nước và có khi là cả các mức lãi suất. Chính sách tài khóa gắn liền với trường phái Keynes, tên một nhà kinh tế học ở nước Anh là John Maynard Keynes. Nhiều nghiên cứu của ông như “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” đã tác động đến các tư tưởng mới nhằm lý giải về cách thức mà nền kinh tế đang vận hành và vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu mãi cho đến hiện nay. Phần lớn lý thuyết này của ông được ra đời trong thời kỳ Đại khủng hoảng. Nhưng cho đến nay lý thuyết của Keynes đã được vận dụng đúng cũng như bị sử dụng sai nhiều lần, bởi vì nó khá là phổ biến và chỉ nên được áp dụng trong những trường hợp đặc thù để giảm tác động bởi suy thoái kinh tế.
  11. 2 Nói một cách đơn giản hóa, các học thuyết kinh tế theo trường phái của Keynes đều dựa trên lý luận rằng sự chủ động can thiệp của chính phủ là cách tốt nhất lèo lái kinh tế. Điều này cho thấy rằng các chính phủ nên tận dụng các công cụ để gia tăng tổng cầu trong nền kinh tế bằng cách gia tăng chi tiêu công và tạo nên môi trường để tiền tệ lưu thông dễ dàng, nhằm kích thích kinh tế, tạo ra nhiều công ăn và việc làm đến cuối cùng làm gia tăng của cải xã hội. Các trường phái dựa trên lý thuyết Keynes cũng cho rằng bản thân chính sách tiền tệ cũng có những hạn chế và khiếm khuyết khi trong quá trình giải quyết tình trạng khủng hoảng trên thị trường tài chính, do đó đã tạo nên những tranh luận gay gắt trong cộng đồng các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes và các nhà kinh tế ủng hộ cho chính sách tiền tệ. Chính sách tài khóa cái mà đã được sử dụng thành công trong suốt trong và sau thời kỳ Đại khủng hoảng nhưng các học thuyết Keynes đã tiếp tục bị hoài nghi ở sau những năm 80 sau một khoảng thời gian dài được ưa thích. Cũng như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa được dùng để điều chỉnh sự gia tăng hoặc suy giảm GDP, một chỉ số thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh tế. Một khi các chính phủ sử dụng quyền hạn như điều chỉnh giảm thuế hay lựa chọn gia tăng chi tiêu công có nghĩa là chính phủ đang tiến hành mới lỏng chính sách tài khóa. Nếu chỉ nhìn từ bên ngoài, bắt đầu từ những nỗ lực nới lỏng của các chính phủ có thể chỉ đem lại tác động tích cực thông qua việc kích thích kinh tế nhưng những hiệu ứng domino tiêu cực kèm theo lại có thể lớn hơn rất nhiều. Một khi tốc độ gia tăng chi tiêu công của chính phủ lớn hơn tốc độ gia tăng nguồn thu từ thuế, nợ công sẽ bị tích lũy nhiều dẫn đên gia tăng nợ công của quốc gia. Ngoài ra khi các chính phủ tăng cường áp dụng biện pháp vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu để thực hiện chính sách nới lỏng tài khóa, việc phát hành trái phiếu chính phủ sẽ phải cạnh tranh với khu vực tư nhân. Hiệu ứng này được gọi tên là hiệu ứng “chèn lấn” (crowding out) có thể đưa đến tác động xấu làm gia tăng các mức lãi suất gián tiếp trên thị trường vì chính phủ phải gia tăng cạnh tranh để có được nguồn tài chính. Trong trường hợp khả thi các biện pháp kích thích kinh tế như gia tăng chi tiêu công mới đầu có thể tạo nên một số tác động tích cực ngắn hạn, một phần không nhỏ của yếu tố tăng trưởng này có thể sẽ mất đi do chi phí vay nợ gia tăng lên với các trái chủ trong đó gồm
  12. 3 có cả chính phủ. Hơn nữa, các biện pháp khích thích tài khóa cũng đồng thời chịu tác động do tồn tại độ trễ hoặc do cần phải được thông qua ở nhiều khâu phê duyệt ở nhiều cấp khác nhau. Hiện nay, nợ công đã vượt quá mức giới hạn an toàn ở một số nền kinh tế phát triển cao, và đang phát triển, nó đang trở thành một chủ đề nóng hổi được quan tâm hiện nay bởi vì nó có thể là yếu tố gây ra nguy cơ đe dọa đến sự hồi phục yếu ớt của nền kinh tế toàn cầu, làm cho các nhà lập chính sách phải lo ngại đến một kịch bản kinh tế lại tiếp tục rơi vòng xoáy suy thoái kéo dài. Nợ công đồng thời có nhiều ảnh hưởng tích cực nhưng cũng còn không ít ảnh hưởng tiêu cực. Để nhận ra những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực để tăng cường phát huy các mặt tích cực, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực là điều quan trọng trong việc xây dựng và thực thi các chính sách vĩ mô. Một trong số các tác động tích cực mà nợ công đem lại gồm có: Nợ công có thể làm gia tăng nguồn lực cho chính phủ, để từ đó góp phần tăng cường vốn để đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt ở các nước đang phát triển. Mặt khác, huy động trái phiếu chính phủ để sử dụng được các nguồn tiền nhàn rỗi trong khu vực xã hội. Thông qua vay nợ mà các khoản tiền tiết kiệm nhàn rỗi này được đưa vào sử dụng, có thể mang lại hiệu quả cho cả khu vực công và khu vực tư nhân. Khi tình trạng nợ công gia tăng cao, vượt qua những giới hạn an toàn, thì nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương và phải gánh chịu các sức ép từ bên trong và cả bên ngoài. Hiện này, nợ công không chỉ là vấn đề mà các nước chậm và đang phát triển phải đối mặt. Khi so sánh các khoản nợ công so với GDP, gánh nặng nợ công lớn nhất là ở các nước phát triển, đặc biệt khu vực đồng tiền chung Châu Âu đang phải đứng trước những thách thức to lớn khi Hy Lạp phải sử dụng đến gói cứu trợ của EU và IMF nhằm tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ. Bên cạnh đó, một khi tỷ lệ nợ công quá cao, sẽ dẫn đến tình trạng thắt chặt chi tiêu công, buộc các chính phủ phải thực hiện các chính sách nhằm "thắt lưng buộc bụng" với mục tiêu giảm thâm hụt là điều kiện bắt buộc để nhận được hỗ trợ tín dụng từ những tổ chức quốc tế, tuy nhiên, "thắt lưng buộc bụng" lại có thể dẫn tới hàng loạt các cuộc biểu tình nhằm phản đối của các cử tri, tạo nên tình trạng căng thẳng kéo dài, kèm theo những
  13. 4 bất ổn trong hệ thống chính trị và xã hội, vì các người nghèo và người yếu thế là những các đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chính sách cắt giảm phúc lợi xã hội, giảm chi tiêu công của chính phủ. Hiện nay, nền kinh tế toàn cầu vừa mới thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, mới bắt đầu có một số dấu hiệu hồi phục là kết quả của việc sử dụng các gói kích thích kinh tế mà các chính phủ đã tung ra trong thời gian trước đây, nên việc cắt giảm chi tiêu công, và gia tăng thuế sẽ làm suy giảm đầu tư công, lại kìm hãm sự hồi phục kinh tế, dẫn đến tăng trưởng với tốc độ chậm lại, thậm chí còn có thể đưa nền kinh tế vào tình trạng "khủng hoảng kép". Trầm trọng hơn, việc thông qua các gói kích thích kinh tế là nguyên nhân làm gia tăng nợ công nhanh chóng, vì vậy trong trường hợp khủng hoảng lại tiếp tục diễn ra thì các chính phủ liệu có còn đủ khả năng để xoay xở, và cứu vãn nền kinh hay không? Khi nợ công tăng cao liên tục, nền kinh tế sẽ bị hạ bậc tín nhiệm dẫn đến suy giảm niềm tin của các cử tri và các nhà đầu tư phần nào cũng bị lung lay, đây là lúc mà nền kinh tế có nguy cơ trở thành một mục tiêu để tấn công của giới đầu cơ quốc tế. Khi chính phủ muốn duy trì việc huy động bằng trái phiếu trên thị trường tài chính đồng nghĩa với việc chấp nhận các mức chi phí sử dụng vốn cao hơn và sau đó lại tiếp tục rơi vào vòng xoáy: lại tiếp tục bị hạ bậc tín nhiệm. Đo đó nghiên cứu này nhằm nghiên cứu việc thực thi chính sách tài khóa trên thực tế của chính phủ ở các quốc gia. Các chính phủ có thực hiện chính sách tài khóa phản chu kỳ kinh tế nhằm đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng hay ngược lại thực hiện chính sách tài khóa thuận chu kỳ kinh tế để bàn tay thị trường tự điều tiết. Trong điều kiện nợ công gia tăng cao ở một số quốc gia do chính phủ gia tăng để tài trợ cho chi tiêu công đầu tư phát triển và chi thường xuyên, việc phát hành trái phiếu chính phủ không còn thuận lợi có ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện chính sách tài khóa của các quốc gia. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này trả lời 2 câu hỏi sau: Câu hỏi thứ 1: trên thực tế các chính phủ ở các quốc gia duy trình chính sách tài khóa phản chu kỳ kinh tế hay thuận chu kỳ kinh tế?
  14. 5 Câu hỏi thứ 2: Tác động của yếu tố nợ công đến việc duy trình chính sách tài khóa như thế nào? Nói cách khác, nghiên cứu này tiến hành kiểm định dự báo lý thuyết kinh tế vĩ mô của John Maynard Keynes: thị trường tồn tại những yếu tố không hoàn hảo, chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Do đó, chính phủ cần chủ động can thiệp vào thị trường bằng các công cụ của chính sách tài khóa gồm có chi tiêu công và/hoặc các công cụ chính sách thuế nhằm tác động lên tổng cầu để kéo thị trường về lại thái cân bằng ở mức sản lượng toàn dụng. Ảnh hưởng của yếu tố nợ công lên việc điều hành chính sách tài khóa ở các quốc gia được nghiên cứu trong giai đoạn 1991 – 2016. Nợ công có góp phần tích cực vào việc tận dụng các nguồn lực nhàn rỗi trong nước và nước ngoài đem lại nguồn tài chính cho các nhà điều hành thực thi các công cụ của chính sách tài khóa hay không? Khi tỷ lệ nợ công tăng cao có tác động như thế nào đến tính chủ động trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ. Hơn nữa, khi các chính phủ gia tăng vay nợ nhằm bù đắp thâm hụt đến từ việc cắt giảm nguồn thu từ thuế mà chi tiêu vẫn không thay đổi thì sẽ có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng của các hộ gia đình. Cụ thể, nó làm gia tăng các mức tiêu dùng, dẫn đến làm gia tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ, góp phần gia tăng sản lượng, và việc làm trong ngắn hạn. Nhưng trong dài hạn điều này lại có thể làm cho tiết kiệm của quốc gia suy giảm và đi kèm với đó là những hệ lụy nghiêm trọng khác. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này kiểm định mối quan hệ tương quan giữa chính sách tài khóa với biến chu kỳ kinh tế, tác động của yếu tố nợ công đến việc thực hiện chính sách tài khóa ở 51 quốc gia phát triển, đang phát triển và một số quốc gia có thu nhập thấp trong giai đoạn 1991 đến 2016. 1.4 Đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu cho thấy chính phủ các quốc gia thực hiện chính sách tài khóa phản chu kỳ kinh tế trong gia đoạn nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái bằng cách tung ra các gói kích thích kinh tế để gia tăng chi tiêu công, và/hoặc giảm thuế để thúc đẩy kinh
  15. 6 tế phát triển, chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy chính phủ thực thi chính sách tài khóa phản chu kỳ trong giai đoạn nền kinh tế đang tăng trưởng nóng. Tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa biến chính sách tài khóa và chu kỳ kinh tế ở trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Trong thời kỳ này hệ số tương tác giữa biến chu kỳ kinh tế và tỷ lệ nợ công mang dấu âm có ý nghĩa thống kê cho thấy ở các quốc gia có tỷ lệ nợ công tăng cao làm giảm khả năng vay nợ của chính phủ khi thực hiện chính sách tài khóa phản chu kỳ nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế. 1.5 Hạn chế của luận văn Mặc dù nghiên cứu việc các chính phủ thực hiện chính sách tài khóa phản chu kỳ hay thuận chu kỳ nhưng nhiên cứu này vẫn chưa xét xét chi tiết về việc chính phủ sử dụng công cụ chính sách tài khóa nào để điều tiết kinh tế vĩ mô công cụ thuế hay chi tiêu đầu tư. Nghiên cứu này chỉ mới kiểm định biến hệ số tương quan giữa biến chu kỳ kinh tế và nợ công, tuy nhiên nghiên cứu này chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể nợ công có tác động như thế nào đến việc điều hành chính sách tài khóa, trên thực tế có tồn tại ngưỡng nợ công mà ở đó chính phủ thay đổi từ việc điều hành chính sách tài khóa phản chu kỳ sáng thuận chu kỳ.
  16. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1 Chính sách tài khóa Chính sách tài khóa: Theo giáo trình Chính sách công và Quản lý Fulbright, bài giảng kinh tế vĩ môn niên khóa 2018-2020, chính sách tài khóa có thể được hiểu là các biện pháp nhằm can thiệp vào thị trường của chính phủ bằng các hệ thống thuế cùng với chi tiêu công của chính phủ để đạt đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô như thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo nên nhiều công ăn việc làm hoặc ổn định tỷ lệ lạm phát và giá cả. Do đó, việc duy trì chính sách tài được chính phủ thực thi có liên quan đến những thay đổi trong chính sách thuế hoặc/và chi tiêu công của chính phủ. Chú ý rằng, chỉ có chính quyền trung ương/ lien bang (chính phủ) mới có đủ quyền hạn và chức năng để điều hành chính sách tài khóa, ở các cấp chính quyền địa phương không có chức năng này. Chính điều này là một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt giữa chính sách tài khóa với chính sách chi tiêu thuộc thẫm quyền của các cấp ngân sách theo luật của từng quốc gia. Để thực hiện chính sách tài khóa thì các chính phủ sẽ cần phải sử dụng một số công cụ. Các công cụ này của chính sách tài khóa gồm: chính sách thuế, và chi tiêu công, và công cụ vay nợ để tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Có nhiều sắc thuế khác nhau: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế đánh lên tài sản, v.v... nhưng tóm lại có thể phân chia ra thành hai loại thuế: trực thu (direct taxes) và gián thu (indirect taxes). Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp lên giá trị tài sản và/hoặc thu nhập của người nộp thuế, ngược lại thuế gián thu là thuế đánh lên giá trị của hàng hóa,và dịch vụ trong quá trình lưu thông thông qua hành vi sản xuất, và tiêu dùng trong nền kinh tế. Như vậy, chính sách chi tiêu công rất đa dạng nhưng ta có thể phân chia thành hai nhóm chính bao gồm chi thường xuyên (ví dụ như chi lương cho cán bộ công chức, chi thường xuyên cho các hoạt động giáo dục, an ninh – quốc phòng, y tế, khoa học-công nghệ…) và chi tiêu cho đầu tư phát triển (ví dụ chi xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế). Chính sách thuế (T) nhìn chung (không chỉ gồm có thuế mà còn có các khoản thu khác cho ngân sách ngoài thuế và không tính đến các khoản nợ vay. Hơn nữa,
  17. 8 trợ cấp cũng được xem như một loại thuế âm) và chi tiêu chính phủ (G) (chi mua sắm hàng hóa cũng như dịch vụ của khu vực công). Bên cạnh công cụ thuế và chi tiêu công, các công cụ nhằm tài trợ cho thâm hụt ngân sách hay vay nợ của chính phủ (tạm gọi là nợ công) cũng được xem như là một phần của chính sách tài khóa. Vì vậy, tồn tại ba trạng thái của cán cân ngân sách của chính phủ (T – G):  Nếu T > G: ngân sách trong trạng thái thặng dư  Nếu T < G: ngân sách trong trạng thái thâm hụt  Nếu T = G: cân bằng ngân sách Nguyên tác tài khóa: Khi ngân sách chính phủ trong trạng thái thặng dư (hay T > G) cho thấy chính phủ có một khoản tiết kiệm dương. Chính phủ có thể sử dụng khoản tiền tiết kiệm này để chi trả nợ công (do thâm hụt lũy kế trong những năm tài khóa trước đây) hoặc cho nền kinh tế trong nước hay các quốc gia khác vay. Trái lại, nếu ngân sách trong trại thái thâm hụt thì chính phủ sẽ cần phải đi vay để tài trợ cho thâm hụt ngân sách đó. Có một số cách mà chính sách có thể sử dụng để tài trợ thâm hụt ngân sách, ví dụ như phát hành tín phiếu/trái phiếu (hay đi vay thị trường trong nước hoặc các nhà đầu tư nước ngoài), bán bớt tài sản của quốc gia (ví dụ như bán tài nguyên quốc gia hay bán đi cổ phần của chính phủ trong các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ) hoặc thậm chí chính phủ có thể in tiền. Tuy nhiên chính phủ sẽ cần phải cân nhắc các sự lựa chọn vì mỗi sự lựa chọn đều có lợi ích cùng với chi phí kinh tế. Trong trường hợp chính phủ vay nợ sẽ phải chi trả lãi suất, nếu vay từ nước ngoài (vay ngoại tệ) sẽ còn gánh chịu rủi ro đến từ biến động tỷ giá hối đoái. Nếu chính phủ chọn phương án bán tài sản quốc gia thì có thể làm suy giảm đi nguồn lực của các thế hệ trong tương lai, hay thậm chí in tiền sẽ gây áp lực lớn lên lạm phát và là mầm móng cho những bất ổn vĩ mô...). Ngoài việc phải lựa chọn kênh để tài trợ thâm hụt, việc chính phủ sử dụng các nguồn tài trợ như thế nào cũng là một bài toán khó giải. Một trong những nguyên tắc tài trợ để thâm hụt đó là chính phủ không nên đi vay nợ để chi tiêu mà nên dùng khoản vay này chi cho đầu tư phát triển. Nguyên tắc này được gọi nguyên tắc tài khóa vàng. Hàm ý là việc sử dụng nợ vay để chi
  18. 9 tiêu không thể tạo nên các nguồn lực để trả nợ ở tương lai, tác động xấu đến sự an toàn của nợ công. Trái lại, việc đi vay tài trợ cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng có khả năng thu hồi vốn, trường hợp xấu nhất cũng tạo nên năng lực sản xuất trong nền kinh tế. Chính sách tài khóa trung lập, mở rộng, hay thu hẹp: Khi nói đến việc điều hành chính sách tài khóa, người ta thường đề cập đến các loại như chính sách tài khóa trung lập, chính sách tài khóa mở rộng, và chính sách tài khóa thu hẹp. Chính sách tài khóa trung lập được hiểu là chính sách nhằm đạt trạng thái cân bằng ngân sách, hay tất cả chi tiêu chính phủ đến hoàn toàn từ nguồn thu ngân sách của chính phủ đo đó chính sách tài khóa trung lập thông thường chỉ có tác động trung tính lên các mức độ hoạt động của nền kinh tế. Trái lại, chính sách tài khóa thu hẹp nhằm cắt giảm chi tiêu hoặc/và gia tăng nguồn thu ngân sách cho chính phủ. Chính sách tài khóa mở rộng là chi sách nhằm gia tăng chi tiêu chính phủ (G > T) bằng cách gia tăng chi tiêu và/hoặc cắt giảm nguồn thu thuế. Chính sách tài khóa thuận chu kỳ và nghịch chu kỳ: Nếu nền kinh tế trong trạng thái suy thoái, chính phủ ở các quốc gia có thể sẽ thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng và trái lại khi kinh tế trong thời kỳ tăng trưởng nóng thì chính phủ nên thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa. Việc thực thi chính sách tài khóa như hướng này còn được gọi là chính sách tài khóa phản chu kỳ. Bên cạnh đó cũng tồn tại một số quốc gia chọn lựa thực hiện sách tài khóa thuận chu kỳ, hay trong trường hợp nền kinh tế đang bị suy thoái thì tiến hành thu hẹp tài khóa, khi nền kinh tế trong thời kỳ tăng trưởng nóng thì lại nới lỏng tài khóa. Một số nghiên cứu thực tế cho thấy rằng, các nước phát triển thông thường thực hiện chính sách tài khóa phản chu kỳ, còn ở các nước đang phát triển/ có thu nhập thấp thì thực thi chính sách tài khóa thuận chu kỳ. Độ trễ của chính sách: Một khi nói đến tính hiệu quả của chính sách tài khóa, là nói đến vai trò độ trễ chính sách. Độ trễ của chính sách bao gồm độ trễ trong và độ trễ ngoài. Độ trễ trong là khoảng thời gian từ khi những vấn đề trục trặc của nền kinh tế vĩ mô được phát hiện ra cho đến khi chính sách tài khóa can thiệp được đưa ra và được cơ quan nhà
  19. 10 nước có thẩm quyền thông qua. Độ trễ ngoài là khoảng thời gian mà từ khi chính sách tài khóa được thông qua cho đến khi được triển khai và phát huy tác dụng. Độ trễ chính sách là một trong những nguyên nhân làm suy giảm tính hiệu quả của chính sách tài khóa. Nguyên nhân đến từ khi phát hiện được những trục trặc trong nền kinh tế cho đến khi chính sách tài khóa được thiết kế, phê duyệt và triển khai đã có quá nhiều yếu tố thay đổi làm cho tình hình kính tế chuyển biến khác. Mặc dù các chính sách có được thiết kế tốt nhưng lại có thể không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại và các trục trặc vừa mới nảy sinh. Chính sách tự động bình ổn và chính sách tùy nghi: Khi đề cập yếu tố chủ động trong việc điều hành chính sách tài khóa, người ta thường chia làm hai loại bao gồm chính sách tự động bình ổn và chính sách tài khóa tùy nghi. Chính sách tài khóa được xem là bình ổn tự động khi chính phủ xây dựng chính sách thuế và chi tiêu công phụ thuộc vào sự thay đổi của yếu tố chu kỳ kinh doanh. Chúng ta có thể nhận biết được điều này khi nền kinh tế ở chu kỳ tăng trưởng hay suy thoái. Ví dụ, khi nền kinh tế trong chu kỳ tăng trưởng thì số thuế thu được cũng sẽ tăng lên trong khi nhu cầu chi tiêu công hay quy mô của các gói trợ cấp giảm đi. Tuy nhiên, khi nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái thì nguồn thu thuế của ngân sách cũng sẽ bị giảm và các nhu cầu trợ cấp cho các chủ thể kinh tế của chính phủ cũng sẽ gia tăng lên. Ngược lại, chính sách tài khóa là tùy nghi khi chính phủ sẽ chủ động hành động thay đổi trong chính sách thuế và các khoản chi tiêu công không phụ thuộc vào các biến số chu kỳ kinh tế. Số nhân tài khóa: chính sách tài khóa nới lỏng (tăng G và/ hoặc giảm T) giúp gia tăng hay đẩy đường tổng cầu trong nền kinh tế sang bên phải. Mặt khác, một chính sách tài khóa thắt chặt (giảm G và/ hoặc tăng T) làm giảm hay đẩy đường tổng cầu về phía bên trái. Với các nhà hoạch định cần phải biết thêm thông tin với chính sách tài khóa nới lỏng hay thắt chặt nhất định làm cho đường tổng cầu dịch chuyển như thế nào, bao nhiêu hơn là hướng dịch chuyển sang bên phải hay sang bên trái. Nhằm tính toán điều đó các nhà khoa học đưa khái niệm về số nhân tài khóa. Số nhân tài khóa được định nghĩa là tỷ số của sự thay đổi trong GDP thực do tính tự định trong chi tiêu công hoặc chính sách thuế
  20. 11 của chính phủ thay đổi. Hiệu ứng này có thể được giải thích như sau. Nếu chính phủ gia tăng chi tiêu công sẽ góp phần tạo ra doanh thu cho các doanh nghiệp mà sản xuất cung ứng hàng hóa, và dịch vụ cho khu vực công. Nguồn thu này sẽ được dịch chuyển vào cho các gia đình ở hình thức tiền công, tiền lãi, hay lợi nhuận… Việc tăng thu nhập khả dụng tiếp tục đưa đến gia tăng chi tiêu cho tiêu dùng. Cứ như thế tiếp tục, tiêu dùng gia tăng sẽ lại làm cho doanh nghiệp gia tăng sản lượng sản xuất, doanh thu và lợi nhuận, tiếp tục dẫn đến một vòng mới tăng thu nhập khả dụng và chi tiêu. Đến cuối cùng ảnh hưởng của chính sách gia tăng chi tiêu công của chính phủ tác động làm tổng thu nhập trong nền kinh tế gia tăng thêm một lượng có thể còn lớn hơn lượng chi tiêu gia tăng thêm mà chính phủ tăng lên ban đầu. Đây được gọi là hiệu ứng số nhân tài khóa. 2.2 Chu kỳ kinh tế Theo giáo trình Chính sách công và Quản lý Fulbright, bài giảng kinh tế vĩ môn niên khóa 2018-2020, chu kỳ kinh tế nói cách khác là chu kỳ kinh doanh thường được định nghĩa là sự thay đổi của GDP thực theo ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, cũng có quan điểm lại cho rằng pha phục hồi chỉ là thứ yếu cho nên chu kỳ kinh tế chỉ gồm hai pha chính là hưng thịnh và suy thoái. Trong đó, suy thoái: pha mà trong đó GDP thực giảm sút. Ở Nhật Bản và Mỹ, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực mang dấu âm trong vòng hai quý liên tiếp mới được gọi là suy thoái. Phục hồi: pha mà trong đó GDP thực tăng lên trở lại bằng với mức ngay trước pha suy thoái. Hưng thịnh: Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang trọng trạng thái hưng thịnh. Điểm ngoặt chuyển đổi từ pha hưng thịnh chuyển sang pha suy thoái được gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế. Trên thực tế nhiều nhà kinh tế học cố gắng nhận biết các dấu hiệu của pha suy thoái vì nó có nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên mọi mặt của nền kinh tế, xã hội. Một số những đặc điểm thường gặp của giai đoạn suy thoái: tiêu dùng sụt giảm mạnh, số lượng hàng tồn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2