Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa độ bất ổn tăng trưởng với độ mở thương mại và độ mở tài chính ở Việt Nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xem xét chiều hướng tác động của độ mở thương mại cũng như độ mở tài chính đối với độ bất ổn tăng trưởng nhằm đưa ra kết luận thực nghiệm về vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa độ bất ổn tăng trưởng với độ mở thương mại và độ mở tài chính ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _____________________ Nguyễn Huy Hùng MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ BẤT ỔN TĂNG TRƯỞNG VỚI ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ ĐỘ MỞ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Chương 1: Giới thiệu ………………………………………………………………. 1 Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm……………….…. 4 2.1 Tổng quan một số lý thuyết………………………………………. …..…………4 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm……………………….………………….. ………..8 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ……………………….…………………15 3.1 Dữ liệu và cách xác định các biến………..……………………………………..15 3.2 Phương pháp nghiên cứu……….……………………….………………………23 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ………………………………………30 4.1 Thống kê mô tả………………………………………………………………….30 4.2 Kết quả mô hình hồi quy……………………………….……………………….31 4.3 Kết quả kiểm định ……………………………….……………………………..34 4.4 Điều chỉnh mô hình ……..……………………….……………………………47 4.5 Kiểm định tính bền vững của mô hình ……..…………………………………50 4.6 Thảo luận về kết quả nghiên cứu……….………………………………………52 Chương 5: Kết luận ……………………….……………………………………….58 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
- Danh muc các hình vẽ, đồ thị Hình 2.1 Tác động thuần âm của độ mở thương mại đối với độ bất ổn tăng trưởng dựa theo Cavallo (2007) ……………..……………………………………………. 6 Hình 2.2 Mối quan hệ dương giữa độ mở thương mại và độ bất ổn tăng trưởng theo Kose và cộng sự (2005)………………...……………….…………...………………6 Hình 3.1 Đồ thị dữ liệu KAOPEN Việt Nam của Chinn và Ito…………………. 18 Hình 3.2 Đồ thị dữ liệu KAOPEN (quý) trước và sau chuẩn hóa ……………… 20 Hình 4.1 Đồ thị phần dư mô hình hồi quy……………………...……………….. 37 Hình 4.2 Đồ thị phân tán phần dư……………………...………………............... 38 Hình 4.3: Đồ thị độ bất ổn tăng trưởng giai đoạn 2000-2012 (theo quý) ……… 57
- Danh mục các bảng biểu Bảng 3.1 Minh họa cách xác định biến phụ thuộc…………………...…………… 16 Bảng 3.2 Thống kê về chỉ số KAOPEN của Chinn và Ito (2013) ………………... 19 Bảng 4.1 Thống kê mô tả của biến phụ thuộc và các biến giải thích chính trong mô hình ……………………………………………………………………………….30 Bảng 4.2 Kết quả hồi quy trên Eviews của phương trình hồi quy gốc…………… 31 Bảng 4.3 Kết quả hồi quy tổng hợp từ phương trình hồi quy gốc………………... 32 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy phụ của các biến TOPEN và KAOPEN………………. 35 Bảng 4.5 Bảng hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình………………....... 36 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Correlagram……………………...……………….... 39 Bảng 4.7 Kiểm định White……………………...………………………………… 40 Bảng 4.8 Mô hình hồi quy phụ hỗ trợ kiểm định Breusch-Pagan………….. …….40 Bảng 4.9 Thống kê mô tả của chuỗi phần dư mô hình hồi quy gốc……………… 41 Bảng 4.10 Ma trận hệ số tương quan và hiệp phương sai (rút gọn) giữa sai số và các biến còn lại...…. ……………………………………………………………………42 Bảng 4.11 Ma trận hiệp phương sai giữa sai số và các biến còn lại ……………….43 Bảng 4.12 Ma hiệp hệ số tương quan giữa sai số và các biến còn lại ……………..44 Bảng 4.13 Kiểm định Ramsey RESET với dạng bậc hai biến phụ thuộc…………. 45 Bảng 4.14 Kiểm định Ramsey RESET với dạng bậc 2 và 3 của biến phụ thuộc… 46 Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Ramsey RESET cho các mô hình phụ ………….. 48 Bảng 4.16 Kết quả hồi quy mô hình gốc sau điều chỉnh………………............... 49
- Bảng 4.17 Kết quả hồi quy phương trình gốc trước và sau sự thay đổi cách xác định biến phụ thuộc ……………………...……………………...…………………...…50 Bảng 4.18 Kết quả hồi quy phương trình gốc sau khi thay đổi cách xác định biến phụ thuộc ……………………...……………………...…………………...………51 Bảng 4.19 Kết quả hồi quy biến phụ thuộc theo 02 biến giải thích chính ………52 Bảng 4.20 Chỉ số đa dạng hóa sản xuất Việt Nam và một số quốc gia tổ chức 2000- 2010 ………………………......................................................................................54 Bảng 4.21 Một khía cạnh về vị thế đầu tư quốc tế của Việt Nam với cơ cấu tài sản và nợ trong danh mục đầu tư ……………………………………………………..56
- 1 Chương 1: Giới thiệu 1.1 Vấn đề nghiên cứu Xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế vẫn đang là xu thế phát triển của nhiều nước trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, bằng việc thông qua Đại hội Đảng lần VI (1986) nước ta cũng đã từng bước mở cửa nền kinh tế ra thế giới. Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác phát triển với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra, nước ta còn tạo dựng mối quan hệ cũng như tham gia vào các tổ chức tài chính tiền tệ, nổi bật trong đó phải kể đến việc Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hay đặc biệt là sự kiện trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2006. Những sự kiện trọng đại trên đã đánh dấu một bước tiến lớn trong tiến trình hội nhập quốc tế của kinh tế Việt Nam, qua đó hoạt động thương mại của nước ta được tự do hơn trong quan hệ với các nước khác trong khu vực cũng như trong tổ chức. Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh tế trong nước cũng như mở rộng hoạt động xuất khẩu hơn, qua đó góp phần phát triển tổng thể nền kinh tế. Những lợi ích này có thể được nhận thấy qua sự phát triển của Việt Nam trong thời gian kể từ khi hội nhập. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những thách thức mà nền kinh tế phải đối mặt khi tiến hành mở cửa nền kinh tế, đó là sự cạnh tranh quyết liệt hơn đến từ các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng không chỉ có vậy, việc mở cửa thường kèm theo đó là những tác động gia tăng bất ổn kinh tế vĩ mô, trong số đó phải kể đến độ bất ổn tăng trưởng. Độ bất ổn tăng trưởng thể hiện mức độ ổn định của sự phát triển kinh tế hiện tại của một quốc gia, nó thể hiện rằng sự tăng trưởng hiện tại có mang tính bền vững hay không. Sự phát triển bền vững của nền kinh tế mới có thể đảm bảo nền kinh tế sẽ đi lên trong một thời gian tương đối dài, và ít chịu những hệ lụy khi nền kinh tế không tăng trưởng. Như vậy, vấn đề rằng ở Việt Nam việc mở cửa có hay không có tác động
- 2 đến độ bất ổn tăng trưởng, và rằng tác động này (nếu có) là mang tính tích cực hay tiêu cực. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Thực tế đã chỉ ra rằng nền kinh tế nước ta từ sau khi mở cửa đã có sự phát triển đáng kể, tuy vậy, liệu rằng có tiểm ẩn những nguy cơ bất ổn vĩ mô từ sự phát triển đó hay không cũng là vấn đề đáng quan tâm. Trên thế giới hiện nay, cũng có một số nghiên cứu về vấn đề này, nổi bật trong đó là Calderon and Schmidt-Hebbel (2008) nghiên cứu số lượng quốc gia mẫu lên đến 82 nước trong thời kì mẫu 30 năm (1975-2005). Tuy vậy bài nghiên cứu của Calderon and Schmidt-Hebbel (2008) cũng như nhiều bài khác đều chưa thu thập dữ liệu của Việt Nam, một phần do thời gian hội nhập của nước ta chưa thực sự lâu để thực hiện mô hình. Do đó, mối quan hệ giữa các độ mở và độ bất ồn tăng trưởng ở Việt Nam là vấn đề mang tính thực nghiệm và có thể được xem xét nghiên cứu. Dù còn nhiều thiếu sót, nhưng đề tài “Mối quan hệ giữa độ bất ổn tăng trưởng với độ mở thương mại và độ mở tài chính ở Việt Nam” này có thể cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa độ mở nền kinh tế và độ bất ổn tăng trưởng, từ đó có thể đưa ra những kiến nghị liên quan đến vấn đề này. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xem xét chiều hướng tác động của độ mở thương mại cũng như độ mở tài chính đối với độ bất ổn tăng trưởng nhằm đưa ra kết luận thực nghiệm về vấn đề này. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến ước lượng phương trình hồi quy với biến phụ thuộc là độ bất ổn tăng trưởng còn biến giải thích chính là các biến độ mở. Dữ liệu trong bài được thu thập theo quý hoặc được chuyển sang dạng quý, thời kì mẫu là 2000Q1 đến 2012Q4.
- 3 1.5 Giới hạn nghiên cứu Giới hạn nghiên cứu là bài nghiên cứu chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa độ bất ổn tăng trưởng và các độ mở nền kinh tế, do đó có thể sẽ bỏ qua hoặc ít đề cập đến những quan hệ khác (nếu có) trong bài. 1.6 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi của bài nghiên cứu là các biến kinh tế của Việt Nam với giá trị có thể thu thập liên tục trong một thời kì giống nhau, cụ thể là thời kì mẫu 2000Q1 đến 2012Q4. 1.7 Kết cấu của đề tài Bài nghiên cứu được trình bày thành 05 chương, chương 1 giới thiệu vấn đề nghiên cứu, chương 2 trình bày tổng quan lý thuyết và thực nghiệm các vấn đề liên quan, chương 3 mô tả dữ liệu và đưa ra phương pháp nghiên cứu, chương 4 trình bày kết quả thu được và chương 5 là kết luận.
- 4 Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 2.1 Tổng quan một số lý thuyết 2.1.1 Các khái niệm Độ bất ổn tăng trưởng (Growth Volatility) là mức độ biến động của tốc độ tăng trưởng GDP (Gross Domestic Products – Tổng sản phẩm quốc nội) trong một phạm vi thời gian nhất định. Về mặt toán học, độ bất ổn tăng trưởng chính là độ lệch chuẩn của tốc độ tăng trưởng GDP trong một phạm vi thời gian nhất định. Với một mức độ bất ổn nhất định thì giá trị tăng trưởng sẽ dao động theo một trong hai hướng là (1) tăng trưởng cao hơn hoặc (2) tăng trưởng thấp đi. Khi độ bất ổn này gia tăng, có nghĩa là mức độ biến động của tăng trưởng GDP trong một phạm vi thời gian cũng lớn hơn, khi đó mức độ gia tăng hoặc làm giảm tốc độ tăng trưởng cũng lớn hơn. Nếu mức độ gia tăng lớn thì nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng “nóng”, tất nhiên là không thể duy trì tốc độ này lâu dài chưa kể hệ lụy liên quan như lạm phát cao. Còn nếu mức độ giảm quá nhiều thì có khả năng tăng trưởng sẽ bị âm tức nền kinh tế bị suy thoái, cũng dẫn đến những hệ lụy về nhiều phương diện trong xã hội. Như vậy, độ bất ổn tăng trưởng thể hiện tính ổn định của tốc độ tăng trưởng, qua đó tạo điều kiện cho sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Do đó, cần duy trì độ bất ổn tăng trưởng ở một mức độ nhất định để tránh những tình trạng trên. Độ mở thương mại (Trade Openness) là mức độ hội nhập của một quốc gia vào thương mại quốc tế, bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu. Khi mức độ mở cửa thương mại tăng đồng nghĩa với hạn chế các biện pháp bảo hộ mậu dịch trong nước, qua đó thúc đẩy hoạt động thương mại với các nước khác.
- 5 Độ mở tài chính (Financial Openness) là mức độ hội nhập của một quốc gia vào thị trường tài chính quốc tế. Độ mở tài chính càng cao thì các quy định hạn chế dòng vốn vào và ra nền kinh tế cũng ít đi, và do đó các dòng vốn này ra và vào nền kinh tế tự do hơn. 2.1.2 Mối quan hệ giữa độ bất ổn tăng trưởng và các độ mở Về mặt lý thuyết, tác động của các độ mở đối với độ bất ổn tăng trưởng có thể xem xét dưới các khía cạnh chia sẻ rủi ro và sự chuyên môn hóa sản xuất dựa theo Kalemli-Ozcan và cộng sự (2003). Với quốc gia có độ mở cao thì khả năng chia sẻ rủi ro cũng tốt hơn, qua đó lảm giảm được bất ổn tăng trưởng. Tuy vậy, theo Kalemli-Ozcan và cộng sự (2003) thì chia sẻ rủi ro và phân hóa sản xuất có mối quan hệ dương với nhau, nghĩa là khả năng chia sẻ rủi ro tốt hơn sẽ dẫn đến sự chuyên môn hóa sản xuất dựa theo lợi thế so sánh, dẫn đến nền kinh tế dễ tổn thương hơn với các cú sốc đặc thù quốc gia và làm đột bất ổn gia tăng. 2.1.2.1 Độ bất ổn tăng trưởng và độ mở thương mại Tác động của độ mở thương mại đối với độ bất ổn tăng trưởng được xem xét theo 02 chiều hướng: Một mặt, việc mở cửa thương mại tạo ra khả năng chia sẻ rủi ro làm giảm độ bất ổn tăng trưởng bằng cách đa dạng hóa đối tác thương mại hoặc đa dạng hóa rổ sản phẩm xuất khẩu. Điều này giúp hạn chế được rủi ro từ sự phụ thuộc vào một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu hoặc một số đối tác.
- 6 Độ bất ổn tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Độ mở thương mại Hình 2.1 Tác động thuần âm của độ mở thương mại đối với độ bất ổn tăng trưởng dựa theo Cavallo (2007) Mặt khác, độ mở thương mại làm gia tăng độ bất ổn tăng trưởng. Việc mở cửa thương mại không chỉ thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu mà nó còn tạo sự chuyên môn hóa ngày càng lớn trong nền kinh tế, đó là các hàng hóa có lợi thế so sánh sẽ được tập trung sản xuất nhiều hơn. Điều này dẫn đến tính bất ổn của các ngành có hàng hóa xuất khẩu cũng lớn hơn và càng dễ tổn thương hơn bởi không chỉ phải đối mặt với rủi ro từ các cú sốc bên trong mà còn cả các cú sốc bên ngoài. Độ bất ổn tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Độ mở thương mại Hình 2.2 Mối quan hệ dương giữa độ mở thương mại và độ bất ổn tăng trưởng theo Kose và cộng sự (2005)
- 7 Hai tác động trên có thể nói là tồn tại cùng nhau nhưng tác động nào có thể lấn át được thì tùy thuộc vào từng quốc gia cụ thể. Nếu tác động âm (độ mở thương mại làm giảm độ bất ổn tăng trưởng) lấn át được tác động dương thì tác động thuần sẽ mang dấu âm (như hình 2.1), ngược lại sẽ mang dấu dương (như hình 2.2), hoặc nếu cả hai tác động không trội hơn lẫn nhau thì lúc này có thể xem độ mở thương mại không có tác động đáng kể đến độ bất ổn tăng trưởng. 2.1.2.2 Độ bất ổn tăng trưởng và độ mở tài chính Tương tự như độ mở thươg mại thì độ mở tài chính cũng tác động đến độ bất ổn tăng trưởng theo 02 hướng: Mở cửa hội nhập tài chính sẽ giúp các quốc gia có cơ hội tiếp cận, ứng dụng các công cụ tài chính tiên tiến từ các thị trường phát triển hơn vào các chương trình quản trị rủi ro. Sự tổn thất từ những rủi ro đặc trưng quốc gia từ trước đến giờ các quốc gia này phải gánh chịu có khả năng được giảm thiểu, dẫn đến những bất ổn trong nền kinh tế cũng giảm đi. Như vậy, có thể nói độ mở tài chính có thể làm giảm độ bất ổn tăng trưởng. Tuy nhiên, những dòng vốn cũng chảy vào nền kinh tế nhiều hơn và đổ vào tài trợ cho sự chuyên môn hóa xuất khẩu do cảm nhận được nguồn lợi từ xuất khẩu mang lại. Điều này càng đẩy nhanh quá trình chuyên môn hóa này, và do đó càng nhanh khiến các ngành này dễ bị tổn thương hơn với các cú sốc bên ngoài cũng như sự truyền dẫn từ những quốc gia khác. Tác động thuần của độ mở tài chính đối với độ bất ổn tăng trưởng sẽ mang dấu dương, hoặc dấu âm, hoặc tác động không đáng kể cũng tùy thuộc vào việc tác động nào có thể lấn át được. Các tác động này cũng thay đổi qua các quốc gia tùy thuộc vào đặc trưng của các quốc gia đó.
- 8 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm 2.2.1 Độ bất ổn tăng trưởng và độ mở thương mại Các bài nghiên cứu của Wacziag (2001), Irwin and Telvio (2002), Dollar and Kraay (2003), Alcala and Ciccone (2004) đã đưa ra kết luận rằng độ mở cửa thương mại có tác động tích cực một cách mạnh mẽ đối với sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt, Wacziag and Welch (2003) tập trung vào các nước thực hiện tiến trình tự do hóa thương mại và nhận thấy giao dịch thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế đã gia tăng đáng kể và gần như ngay lập tức sau khi thực hiện tự do hóa. Có những tranh luận chỉ ra rằng việc mở cửa thương mại sẽ giúp các quốc gia có khả năng đa dạng hóa nhằm hạn chế tác động từ các cú sốc đặc trưng của từng loại hàng hóa hoặc từng đối tác thương mại riêng biệt. Theo đó, nỗ lực đa dạng hóa hàng hóa xuất khẩu (thông qua đa dạng hóa cấu trúc sản xuất) và đa dạng hóa đối tác thương mại sẽ cho phép độ mở thương mại hoạt động như là cái đệm làm giảm tác động của các cú sốc cả trong và ngoài quốc gia. Cavallo (2007) nghiên cứu mẫu 77 quốc gia trong giai đoạn 1960-2000 nhằm đánh giá xem liệu mở cửa thương mại có làm giảm độ bất ổn tăng trưởng hay không và liệu tổn thất tiềm năng do rủi ro về tỷ giá thương mại (terms of trade) có làm suy yếu vai trò ổn định hóa của độ mở thương mại hay không. Kết quả cho thấy vai trò ổn định hóa áp đảo được hiệu ứng gia tăng độ bất ổn, cụ thể tại một quốc gia tỷ lệ giao dịch thương mại trên GDP tăng 25% sẽ dẫn đến sự sụt giảm 40% trong độ lệch chuẩn của tăng trưởng sản lượng. Nghiên cứu của Rose (2002) chỉ ra những quốc gia có độ mở càng cao thì càng ít phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ từ những khoản nợ quốc tế. Ngoài ra, Martin and Rey (2006) cho thấy những quốc gia thị trường mới nổi sẽ có xu hướng gặp phải khủng hoảng tài chính nếu có mở cửa tài chính nhưng lại hạn chế mở cửa thương mại.
- 9 Tuy nhiên, vẫn có những tranh luận cho rằng độ mở thương mại cao sẽ làm gia tăng tổn thất cho quốc gia từ những rủi ro bên ngoài. Theo đó, việc mở cửa thương mại sẽ dẫn đến những mẫu hình chuyên môn hóa hơn về sản phẩm, và nếu chu kì kinh doanh chủ yếu bị ảnh hưởng các cú sốc bên ngoài ngành thì độ bất ổn tăng trưởng cũng gia tăng theo. Cụ thể, quốc gia chuyên môn hóa về xuất khẩu sản phẩm sơ chế sẽ dễ tổn thương hơn với các cú sốc tỷ giá thương mại. Easterly và cộng sự (2000) không phủ nhận tác động tích cực độ mở đối với tăng trưởng mà chỉ ra rằng độ mở thương mại còn làm gia tăng tính dễ tổn thương hơn đối với các cú sốc, và dẫn đến gia tăng độ bất ổn tăng trưởng. Kose và cộng sự (2005) chỉ ra mối tương quan dương giữa độ bất ổn và độ mở thương mại, tuy nhiên mối quan hệ này không ảnh hưởng đến tăng trưởng trong dài hạn. Có thể nói mối quan hệ giữa độ mở thương mại và độ bất ổn tăng trưởng là chưa thật rõ ràng, đôi khi dẫn đến những kết quả thực nghiệm mâu thuẫn với nhận định ban đầu. Cavallo và Frankel (2007), tập trung nhiều hơn về nhập khẩu, nhận định rằng quốc gia có độ mở càng cao thì càng dễ tổn thương với các cú sốc bên ngoài, và tạo ra những sự ngưng trệ đột ngột (sudden stops) dẫn đến ảnh hưởng đến uy tín thương mại của chính quốc gia này, những sự suy giảm thương mại về sau sẽ càng làm tổn thương nhiều hơn các quốc gia khác. Tuy nhiên, kết quả từ 162 quốc gia giai đoạn 1970-2002 lại cho thấy quốc gia với độ mở lớn hơn lại ít gặp nguy cơ đối mặt với sự ngưng trệ đột ngột cũng như khủng hoảng tiền tệ. Cụ thể, cứ gia tăng tỷ lệ thương mại trên GDP 10% thì xác suất gặp sự ngưng trệ đột ngột giảm 40%. Buch và cộng sự (2009) nghiên cứu các công ty ở Đức đánh giá mối quan hệ giữa độ mở xuất khẩu và độ bất ổn. Về lý thuyết, họ xem xét tác động theo hai hướng (1) nếu cung và cầu các yếu tố sản xuất có độ co giãn cao thì các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp tổn thất nhiều hơn với các cú sốc trong và ngoài nước cũng như phản
- 10 ứng nhiều hơn với các cú sốc ngoại sinh so với các doanh nghiệp thuần nội địa, kéo theo làm độ bất ổn gia tăng, và (2) mối tương quan không hoàn toàn của các cú sốc bên trong và bên ngoài quốc gia có thể làm giảm độ bất ổn với những doanh nghiệp có ngoại thương. Kết quả thực nghiệm lại chỉ ra phương sai của doanh số của công ty có ngoại thương lại nhỏ hơn so với doanh nghiệp không ngoại thương, và hiệu ứng của quy mô xuất khẩu đối với độ bất ổn là âm (được giải thích là do hiệu ứng đa dạng hóa xuất phát từ tương quan thấp của các cú sốc trong và ngoài nước). Di Giovanni và Levchenko (2008) lại cho rằng mối quan hệ giữa độ mở thương mại và độ bất ổn vĩ mô sở dĩ chưa rõ ràng là do hiểu nhầm về cơ chế hoạt động đằng sau mối tương quan giữa các biến số. Theo bài nghiên cứu, độ mở thương mại tác động đến độ bất ổn qua ba kênh khác nhau gồm (1) gia tăng mức tổn thất với các cú sốc bên ngoài, (2) thay đổi mẫu hình đồng di chuyển của các khu vực ngoại thương với phần còn lại của nền kinh tế, và (3) cho phép đa dạng hóa sản phẩm theo từng khu vực. Kênh (1) sẽ trực tiếp gia tăng độ bất ổn trong khi kênh (2) có xu hướng làm giảm dao động độ bất ổn, kênh (3) sẽ làm giảm độ bất ổn khi sự đa dạng hóa xảy ra. Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trên mẫu các công ty thuộc 28 khu vực sản xuất từ 61 quốc gia trong giai đoạn 1963-2003 nhằm kiểm tra tác động thông qua các kênh trên. Kết quả theo từng kênh cho thấy với kênh (1) thì mở cửa thương mại làm gia tăng độ bất ổn, với kênh (2) độ mở cao có xu hướng làm giảm sự tương quan giữa khu vực ngoại thương với phần còn lại của nền kinh tế, và với kênh (3) là độ mở cao sẽ dẫn đến sự chuyên môn cao hơn về sản xuất. Như vậy, tác động của độ mở thương mại đối với độ bất ổn tăng trưởng qua từng kênh là không giống nhau, với kênh (1) và (3) làm tăng độ bất ổn còn kênh (2) thì lại giảm. Tác động tổng hợp thu được từ ba kênh theo bài nghiên cứu là quan hệ dương, cụ thể khi độ mở thương mại gia tăng 60% thì độ bất ổn tính theo các khu vực có giao thương sẽ tăng 17.3%. Calderon và Schmidt-Hebbel (2008) nghiên cứu mẫu 82 quốc gia giai đoạn 1975- 2005 đã đưa ra một đặc điểm quốc gia tác động đến mối quan hệ giữa độ mở thương
- 11 mại và độ bất ổn tăng trưởng. Đó là nếu quốc gia có mức độ chuyên môn sản xuất và xuất khẩu cao thì độ mở thương mại có xu hướng làm giảm tính ổn định của tăng trưởng (độ bất ổn tăng). 2.2.2 Độ bất ổn tăng trưởng và độ mở tài chính Cũng như độ mở thương mại, tác động của độ mở tài chính đối với độ bất ổn tăng trưởng cũng chưa thật rõ ràng. Với việc mở cửa tài chính, các quốc gia đang phát triển với lượng vốn giới hạn có cơ hội để tiếp cận được các công cụ tài chính tiến bộ cũng như lượng vốn dồi dào từ các nước phát triển hơn. Từ đó, các quốc gia này có thể thiết lập cấu trúc sản xuất đa dạng hơn và quản trị rủi ro tốt hơn. Kết quả vẫn đảm bảo tăng trưởng với mức dao động tăng trưởng ổn định hơn. Kose và cộng sự (2003) dùng mẫu 76 nước công nghiệp và đang phát triển trong giai đoạn 1960-1999 nhằm kiểm định hiệu ứng của độ mở tài chính đối với độ bất ổn vĩ mô. Kết quả là so với thập niên trước đó thì trong những năm 1990 tính bất ổn của mức tăng sản lượng đã giảm và tỷ lệ độ biến động trong tăng trưởng tiêu dùng trên độ biến động trong tăng trưởng thu nhập đã gia tăng đối với các quốc gia có độ mở tài chính lớn hơn. Bekaert và cộng sự (2004) đánh giá về sự tự do hóa thị trường vốn và độ mở tài khoản vốn tác động như thế nào đến độ bất ổn trong mức tăng tiêu dùng thực. Kết quả tương quan âm được hỗ trợ mạnh mẽ sau khi kiểm soát các nhân tố tác động chu kì kinh doanh, sự phát triển về tài chính cũng như chất lượng về quy định thể chế. Thêm vào đó, bài nghiên cứu cũng chỉ ra các quốc gia mở cửa tài chính càng nhiều thì độ bất ổn tiêu dùng càng thấp và sẽ giảm đến mức thấp nhất khi các nước này tiến hành tự do hóa thị trường vốn. Tuy nhiên, việc mở cửa về tài chính dẫn tới hệ lụy gia tăng và tài trợ cho các mẫu hình chuyên môn hóa sản xuất dựa theo lợi thế so sánh, làm gia tăng tính dễ tổn
- 12 thương đối với các cú sốc đặc trưng trong ngành chuyên môn hóa đó, và với mức độ hội nhập càng cao thì càng dễ lan truyền những điều này từ quốc gia này sang quốc gia khác. Chính những tác động trái ngược xuất phát từ lý thuyết đã khiến vấn đề này trở nên mang tính thực nghiệm. và một số bài nghiên cứu về sau đã cố gắng giải thích cho các kết quả này dựa theo những điều kiện mà họ nghiên cứu. Calderon và Schmidt-Hebbel (2008) đã chỉ ra các quốc gia có tỷ lệ nợ trên tài sản thấp (thiên về tài sản) thì độ mở tài chính có xu hướng ổn định được độ bất ổn tăng trưởng. Rose và Spiegel (2009) dùng cách tiếp cận về mặt địa lý làm trung gian cho quan hệ giữa độ mở tài chính và độ bất ổn chu kỳ kinh doanh. Theo đó, các quốc gia ở gần trung tâm tài chính lớn có mức độ hội nhập lớn hơn, và các quốc gia gần các trung tâm tài chính lớn thường có độ bất ổn chu kỳ kinh doanh thấp hơn. Đó là một kết luận gián tiếp cho rằng độ mở tài chính và độ bất ổn chu kỳ kinh doanh có mối quan hệ nghịch biến. Về mặt định lượng, khi khoảng cách tài chính (financial remoteness) gia tăng 1 đơn vị sai số chuẩn (hàm ý một mức độ mở cửa tài chính thấp hơn) thì độ bất ổn tiêu dùng gia tăng tương đương khoảng 15%. Buch và cộng sự (2002) dùng mô hình cân bằng tổng thể ngẫu nhiên động và chỉ ra mối quan hệ giữa độ mở tài chính và độ bất ổn chu kỳ kinh doanh lại phụ thuộc vào bản chất của các cú sốc. Những mô phỏng từ mô hình của các bài này chỉ ra kết quả tương quan dương xảy ra khi có cú sốc chính sách tiền tệ và cú sốc phần bù rủi ro, với cú sốc lao động là mối tương quan không đáng kể, trong khi tương quan âm xuất hiện với điều kiện cú sốc chính sách tài khóa. Ví dụ cụ thể, Buch và cộng sự (2002) nghiên cứu mẫu 24 nước từ 1960 - 2000 và đưa ra kết quả vào những năm 1990 với các nước có độ mở tài chính cao hơn thì tác động của cú sốc chính sách tiền tệ được khuếch tán trong sự ràng buộc về chính sách tài khóa.
- 13 Bên cạnh đó, bài nghiên cứu của Kose và cộng sự (2003) chỉ ra kết quả độ mở tài chính gia tăng tỷ số độ biến động tiêu dùng trên độ biến động thu nhập, qua đó bác bỏ cơ hội chia sẻ rủi ro do mở cửa tài chính, tuy vậy mối quan hệ này không hẳn là một chiều. Một khi đã vượt một ngưỡng nhất định thì độ mở tài chính lại làm giảm tỷ số trên, do đó cải thiện khả năng san sẻ rủi ro và ổn định hóa tiêu dùng, dẫn đến ổn định được tăng trưởng. Tiếp nối bài nghiên cứu của Kose và cộng sự (2003), Evans và Hnatkovska (2007) cũng chỉ ra ảnh hưởng của độ mở tài chính đến độ bất ổn phụ thuộc vào hai kênh (1) việc tiếp cận rộng rãi các công cụ tài chính cho phép các hộ gia đình – vốn có tiêu dùng tương quan thấp với các cú sốc đặc thù quốc gia – thực hiện quản trị rủi ro tốt hơn, và (2) việc tiếp cận thị trường vốn quốc tế sẽ dẫn đến sự chuyên môn hóa sâu rộng hơn trong sản xuất của từng quốc gia từ đó khuếch đại ảnh hưởng của các cú sốc đặc thù quốc gia và truyền dẫn qua các nước khác. Kết quả cho thấy mối quan hệ dạng hình chuông giữa độ mở tài chính và độ bất ổn tiêu dùng. Quốc gia đi từ trạng thái tự túc về tài chính lên một độ mở thấp thì sự gia tăng trong mối tương quan giữa tiêu dùng và cú sốc đặc thù quốc gia lấn át được hiệu ứng giảm tính bất ổn trong tiêu dùng hàng hóa ngoại thương, do đó độ bất ổn tiêu dùng tổng thể sẽ tăng lên. Ngược lại, khi quốc gia đi từ trạng thái mở cửa tài chính thấp lên mức cao hơn thì kết quả trên đảo chiều, hiệu ứng giảm bất ổn trong tiêu dùng hàng hóa ngoại thương lấn át được hiệu ứng tương quan giữa tiêu dùng và cú sốc đặc thù quốc gia, dẫn đến kết quả độ bất ổn tổng thể giảm. Ito (2004) tiếp cận mối quan hệ này dưới góc nhìn của các cuộc khủng hoảng. Bằng quan sát 141 cuộc khủng hoảng tiền tệ của 62 nước từ 1975-2002, bài nghiên cứu đưa ra kết quả là độ mở tài chính cao có khả năng làm giảm xác suất gặp khủng hoảng tiền tệ đối với các nước công nghiệp và đang phát triển trong khi lại không đúng với quốc gia mới nổi. Một kết quả nữa là với các nước công nghiệp thì mối tương quan giữa sự sụt giảm sản lượng và khủng hoảng tiền tệ là nhỏ hơn và ít kéo dài hơn nếu có độ mở tài chính lớn hơn trước khi gặp khủng hoảng. Tuy nhiên, với
- 14 các nước đang phát triển và thị trường mới nổi thì không có cơ sở cho một kết luận tương tự. Nhìn chung, kể cả về mặt lý thuyết hay thực nghiệm thì mối quan hệ giữa độ mở và độ bất ổn tăng trưởng đều chưa thật rõ rang. Điều này có thể hàm ý rằng có khả năng tồn tại một điều kiện nào đó để làm mối quan hệ này mang dấu âm hay dương. Trong số các bài trên thì bài nghiên cứu của Calderon và Schmidt-Hebbel (2008) đưa ra các điều kiện liên quan đến đặc trưng quốc gia sẽ tác động đến dấu của mối quan hệ được xem là khá hợp lý, do đó đề tài sẽ sử dụng dựa theo bài nghiên cứu này để thực hiện đánh giá mối quan hệ trên tại Việt Nam.
- 15 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 3.1 Dữ liệu và cách xác định các biến 3.1.1 Giới thiệu chung Dữ liệu trong đề tài được thu thập nhằm thực hiện mô hình hồi quy tương tự như trong bài nghiên cứu của Calderon và Schmidt-Hebbel (2008). Dữ liệu gồm các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 và được thu thập theo quý hoặc chuyển về dạng quý. Nguyên nhân của việc chọn thời gian mẫu như trên phụ thuộc vào các yếu tố: Sự hạn chế về mặt thời gian của số liệu đối với một số biến vĩ mô của Việt Nam, theo đó phần lớn các biến gặp khó khăn trong việc thu thập hoặc dữ liệu không có sẵn trong giai đoạn trước năm 2000. Các biến thu thập có thời gian không đồng nhất với nhau, do đó lựa chọn khoảng thời gian 2000-2012 có thể bao hàm được phần lớn các biến với cùng một thời gian mẫu. Sự hạn chế về mặt tiếp cận dữ liệu khiến một số dữ liệu có thể tồn tại nhưng lại gây khó khăn cho việc thu thập. Ngoài ra còn đặc thù trong việc thu thập dữ liệu của một số biến cũng tác động đến thời kì mẫu trong bài, như các biến độ bất ổn tăng trưởng, KAOPEN, GDP thực. Do khoảng thời gian mẫu 2000-2012 là không quá dài nên đề tài dùng dữ liệu theo quý, theo đó thời gian mẫu cụ thể là 2000Q1:2012Q4. Một số biến có sẵn dưới dạng quý sẽ được sử dụng trong mô hình một cách trực tiếp, một số biến không có sẵn dưới dạng quý (cụ thể là dạng năm) sẽ được chuyển thành dữ liệu quý bằng công cụ trong phần mềm Eviews.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn