Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính tại Việt Nam
lượt xem 3
download
Nghiên cứu xem xét các khía cạnh khác nhau của sự phát triển tài chính, cụ thể là quy mô, hiệu quả và cạnh tranh, và kiểm tra cả tác động biên trực tiếp của độ mở đối với các chỉ số khác nhau của phát triển tài chính. Nghiên cứu có thể được coi như là một mô hình minh họa của liên kết giữa độ mở và phát triển tài chính trong một quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu này đóng góp quan trọng sự phát triển nghiên cứu về lĩnh vực tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- NGUYỄN VĂN HIẾU MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ MỞ TÀI CHÍNH, ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn đều có ghi nguồn gốc và các kết quả được trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội Đồng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày ..... tháng ..... năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hiếu
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4 Kết cấu của đề tài .................................................................................................. 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................ 5 2.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................................ 5 2.1.1 Độ mở thương mại ........................................................................................ 5 2.1.2 Độ mở tài chính ............................................................................................. 6 2.1.3 Sự phát triển tài chính .................................................................................. 7 2.1.4 Mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính .................................................................................................................... 8 2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu ................................................................. 9 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 17 3.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 17 3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 17 3.1.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thiết ......................................................... 17 3.2 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... 20
- 3.2.1 Phân tích thống kê mô tả : ......................................................................... 20 3.2.2 Kiểm định tính dừng: ................................................................................. 21 3.2.3 Kiểm định đồng liên kết của Johansen: .................................................... 21 3.2.4 Kiểm định nhân quả Granger: .................................................................. 21 3.2.5 Phân tích mô hình VECM và hàm phản ứng xung IRF: ........................ 21 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 24 4.1 Mô tả và phân tích thống kê ............................................................................... 24 4.2. Phân tích mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và phát triển tài chính tại Việt Nam .................................................................................................. 29 4.2.1 Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) .............................................. 29 4.2.2 Kiểm định đồng liên kết của Johansen (1991) ......................................... 30 4.2.3 Kiểm định quan hệ nhân quả (Granger causibility) ............................... 33 4.2.4 Phân tích mô hình VECM và phân tích hàm phản ứng xung IRF ........ 36 4.3 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 47 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 50 5.1 Kết luận ................................................................................................................ 50 5.2 Hạn chế nghiên cứu ............................................................................................. 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cụm viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt TO Trade Openness Độ mở thương mại FO Financial Openness Độ mở tài chính FD Financial Development Sự phát triển tài chính RGDP Real Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội thực GOV Government Spending Chi tiêu chính phủ STATE Share of Industrial Production of Tỷ lệ sản lượng công nghiệp State-owned của khu vực nhà nước chia Enterprises cho tổng sản lượng công nghiệp VECM Vector Error Correction Model Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số. DEPT The Ratio of Total Loans in The Tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ Financial System (Including thống tài chính (bao gồm cả BothBanking and Non-Banking ngân hàng và phi ngân hàng Financial Institutions) to The tổ chức tài chính) trên GDP Nominal GDP danh nghĩa PRV The Ratio of Credit Allocated to Tỷ lệ tín dụng được phân bổ Private Enterprises to Total cho các doanh nghiệp tư nhân Domestic Credit trên tổng tín dụng trong nước SAV The Ratio of Total Household Tỷ lệ của tổng số tiền tiết Savings to The Nominal GDP kiệm hộ gia đình trên GDP danh nghĩa FIR The Ratio of Total Loans and Tỷ lệ của tổng số tiền cho vay Deposits in The Financial System và tiền gửi trong hệ thống tài to Nominal GDP chính trên GDP danh nghĩa SOEs State-Owned Enterprises Doanh nghiệp nhà nước
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các biến dùng trong mô hình ................................................. 19 Bảng 4.1. Thống kê mô tả biến nghiên cứu ................................................................... 24 Bảng 4.2. Kiểm định nghiệm đơn vị ADF .................................................................... 29 Bảng 4.3. Kiểm định đồng liên kết ................................................................................ 31 Bảng 4.4. Xác định độ trễ tối ưu .................................................................................... 33 Bảng 4.5. Kiểm định Granger causibility (mô hình 1)................................................... 33 Bảng 4.6. Kiểm định Granger causibility (mô hình 2)................................................... 34 Bảng 4.7. Kiểm định Granger causibility (mô hình 3)................................................... 34 Bảng 4.8. Kiểm định Granger causibility (Mô hình 4) .................................................. 35 Bảng 4.9: Kiểm định tự tương quan Portmanteau ......................................................... 37 Bảng 4.10. Phân tích mô hình VECM ........................................................................... 37
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Độ mở thương mại của Việt Nam giai đoạn 1990-2017 ........................... 26 Biểu đồ 4.2. Độ mở tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2017 ................................ 27 Biểu đồ 4.3. Sự phát triển tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2017 ...................... 28 Hình 4.4. Hàm phàn ứng xung mô hình 1 ................................................................. . ...41 Hình 4.5. Hàm phàn ứng xung mô hình 2 ...................................................................... 42 Hình 4.6. Hàm phản ứng xung mô hình 3 ...................................................................... 44 Hình 4.7. Hàm phàn ứng xung mô hình 4 ...................................................................... 46
- TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm kiếm bằng chứng về mối quan hệ giữa độ mở tài chính và độ mở thương mại lên sự phát triển thị trường tài chính tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu 28 năm giai đoạn 1990-2017. Tác giả thực hiện các kiểm định tính dừng (Augmented Dicky-Fuller (1979), kiểm định quan hệ nhân quả (Granger causibility), kiểm định Johansen, phân tích mô hình VECM và phân tích hàm phản ứng xung IRF để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và sự phát triển tài chính của Việt Nam giai đoạn 1990-2017. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước, là một trong những cơ sở đáng tin cậy để phân tích và dự báo.
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Chương 1 của nghiên cứu sẽ giới thiệu khái quát lý do chọn đề tài và vấn đề nghiên cứu. Nội dung của chương 1 bao gồm 4 phần: (1) Tính cấp thiết của đề tài, (2) Mục tiêu nghiên cứu, (3) Phương pháp nghiên cứu, (4) Kết cấu của đề tài. 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đây là cơ hội nhưng đi kèm là không ít khó khăn và thách thức đòi hỏi cạnh tranh gay gắt và quyết liệt hơn. Hiện Việt Nam đang hoàn thiện tiến trình đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU; Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu..., tạo nên sức cộng hưởng để thúc đẩy nền kinh tế cũng như các các doanh nghiệp bước sang một giai đoạn mới.Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nên còn rất nhiều việc phải làm, nhất là đứng trước những yêu cầu ngày càng cao hơn để hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Kể từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, hợp tác đa phương cho đến nay, các bộ phận của thị trường tài chính Việt Nam cơ bản được hình thành. Hệ thống định chế tài chính đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính được thể chế hóa từng bước; các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường tài chính có sự phối hợp trong kiểm tra, giám sát… Thị trường tài chính tại Việt Nam đã hình thành khuôn khổ pháp lý cần thiết cho sự vận hành của thị trường, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Công tác quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính ngày càng được hoàn thiện. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, thị trường tài chính cũng bộc lộ không ít bất cập cũng
- 2 như tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến bất ổn đối với hoạt động của thị trường tài chính nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Mở cửa thương mại và mở cửa tài khoản vốn (Yanikkaya, 2003; Fereidouni et al, 2011; Eichengreen và Leblang, 2008), hai yếu tố này có mối quan hệ khăng khít; một quốc gia mở cửa đối với thương mại có thể gây ra một mức độ mở cửa tài chính lớn bằng cách thu hút (thông qua đầu tư) các dòng vốn trong lĩnh vực tài chính của quốc gia. Aizenman và Noy (2003) thấy rằng sự gia tăng của độ lệch chuẩn của độ mở thương mại có liên quan với mức tăng 9,5 phần trăm trong độ mở tài chính. Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng các quốc gia có quyền tự do trao đổi quốc tế nhiều hơn để nó có thể được hưởng lợi từ sự cởi mở về sản xuất sản lượng lớn hơn và đạt được thu nhập cao hơn. Điều này là phù hợp với lý thuyết của Ricardo: khẳng định rằng thương mại quốc tế mang lại sự sử dụng về hiệu quả hơn các nguồn lực của một quốc gia, do đó tăng cường sự tăng trưởng kinh tế chung của một quốc gia (Georgios, 2002; Yanikkaya, 2003; Gwartney năm 2001; Niroomand và Nissan, 1997). Nó cũng khẳng định rằng trong hầu hết các trường hợp, độ mở kinh tế lớn hơn thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tính sáng tạo dựa trên thực tế rằng sẽ có kỳ vọng sản xuất hiệu quả và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Gwartney (2001) chỉ ra rằng sự cởi mở có thể khiến các nước phải có chính sách và tổ chức để họ có thể cạnh tranh trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư. Rõ ràng trong thế giới toàn cầu hóa, không có nhà đầu tư nào sẽ hứng thú đối với việc đầu tư vào một quốc gia có đặc trưng bởi sự thù địch đối với các nhà đầu tư kinh doanh, bất ổn tiền tệ, phạm pháp, thuế cao, và các dịch vụ công cộng chất lượng thấp (Gwartney, 2001).Với mục đích cách tiếp cận để đạt được cái nhìn sâu sắc vào các tác động năng động của độ mở thương mại và độ mở tài chính đối với sự phát triển tài chính ở Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính tại Việt Nam”, nghiên cứu xem xét các khía cạnh khác nhau của sự phát triển tài
- 3 chính, cụ thể là quy mô, hiệu quả và cạnh tranh, và kiểm tra cả tác động biên trực tiếp của độ mở đối với các chỉ số khác nhau của phát triển tài chính. Nghiên cứu có thể được coi như là một mô hình minh họa của liên kết giữa độ mở và phát triển tài chính trong một quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu này đóng góp quan trọng sự phát triển nghiên cứu về lĩnh vực tài chính. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính tại Việt Nam giai đoạn 1990-2017. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Tác giả tiến hành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển của tài chính và tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây để hình thành khung lý thuyết và xác định mô hình nghiên cứu của đề tài; Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình của Chengsi Zhang , Yueteng Zhu , Zhe Lu (2015) với kích thước mẫu trong phân tích thống kê cần phải đủ lớn để đạt được độ tin cậy nhất định theo mục tiêu đã đề ra của luận văn. Riêng trong luận văn này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với số liệu điều tra là dạng số liệu theo chuỗi thời gian (số liệu thống kê theo năm) nên theo Greene W. H. (2003) và Tabachnick & Fidell (2007) thì kích thước mẫu sẽ được xác định theo công thức n–k≥20 với n là số năm tham khảo, k là số biến độc lập. Nghiên cứu này chọn số quan sát là 28 năm (từ năm 1990 đến năm 2017) để đảm bảo được ý nghĩa thống kê; Nghiên cứu này thực hiện các kiểm định tính dừng (Augmented Dicky-Fuller (1979), kiểm định quan hệ nhân quả (Granger causibility), kiểm định Johansen và phân tích mô hình VECM, phân tích hàm phản ứng xung IRF để nghiên cứu mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính. 1.4 Kết cấu của đề tài Luận văn có kết cấu 5 chương bao gồm :
- 4 Chương 1: Giới thiệu Chương này tác giả nêu tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cuối cùng trình bày bố cục, kết cấu của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương này tác giả tổng hợp các khái niệm cơ bản về: độ mở thương mại, độ mở tài chính, sự phát triển tài chính và trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Tác giả trình bày thiết kế nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và mô hình nghiên cứu và các giả thiết. Tác giả cũng trình bày phương pháp xử lý số liệu ở chương này. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Nội dung chính của chương thể hiện các kết quả kiểm nghiệm đơn vị (Unit Root Test), kiểm định đồng liên kết của Johansen, kiểm định quan hệ nhân quả (Granger causibility) phân tích mô hình VECM và hàm phản ứng xung IRF. Chương 5: Kết luận Chương này, tác giả trình bày các thảo luận về kết quả nghiên cứu từ chương 4, nêu lên hạn chế của đề tài và hướng mở rộng đề tài. Tóm tắt chương 1 Chương 1 trình bày bức tranh toàn cảnh của nghiên cứu và đưa ra các cơ sở cho các chương tiếp theo. Chương 1 cung cấp một cái nhìn tổng quan của nền tảng nghiên cứu và mô tả ngắn gọn về nghiên cứu, bao gồm lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu. Cuối cùng là trình bày cấu trúc luận văn làm cơ sở để tác giả phát triển nghiên cứu ở các chương tiếp theo.
- 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về đề tài nghiên cứu bao gồm hai phần. Phần thứ nhất trình bày các khái niệm cơ bản như: độ mở thương mại; độ mở tài chính; sự phát triển tài chính. Phần thứ hai trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây. 2.1 Các khái niệm cơ bản 2.1.1 Độ mở thương mại Độ mở thương mại cho thấy mức độ mà các quốc gia hoặc nền kinh tế cho phép buôn bán trao đổi đổi mậu dịch với quốc gia hoặc nền kinh tế khác. Theo các nghiên cứu trước đây, Marelli và Signorelli (2011); Yanikkaya (2003) Edwards (1993), xác định độ mở thương mại là tỷ lệ của tổng giá trị thương mại (nhập khẩu + xuất khẩu) trên thu nhập quốc dân của một quốc gia (GDP). Mặc dù có nhiều bài nghiên cứu đã khám phá mối quan hệ độ mở thương mại với các biến số kinh tế khác nhau, tuy nhiên các phát hiện của các tác giả lại cho kết quả trái ngược nhau do xuất phát từ những khó khăn trong việc đo lường độ mở thương mại (Yanikkaya, 2003; Manole và Spatareanu, 2010; Squalli và Wilson, 2011). Vấn đề này đã đặt ra câu hỏi về tính hợp lệ về các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đối với độ mở thương mại vì các nghiên cứu khác nhau đã được đưa ra các biện pháp đo lường độ mở thương mại khác nhau (Kandiero và Wadhawan, 2003). Rose (2004) cung cấp một cách đo lường hữu ích đó là nhóm các biện pháp này thành bảy nhóm: đo lường dựa trên các tỷ lệ thương mại (thương mại như là một tỷ lệ GDP); dòng chảy thương mại điều chỉnh; biện pháp dựa trên kết quả giá; các hàng rào phi thuế quan; chỉ số hỗn hợp (kết hợp các chỉ tiêu thuế quan và phi thuế quan với các chỉ số kinh tế và chính trị khác) và các biện pháp chính thức và định lượng. Các phân loại có thể được xem xét theo hai khía cạnh: xem xét độ mở thương mại là các dòng chảy thương mại và các
- 6 mức giá, phần còn lại là dựa trên những hạn chế thương mại hay đúng hơn là chính sách. Yanikkaya (2003) phân loại các biện pháp này thành hai loại, các biện pháp dựa trên khối lượng, quy mô thương mại và dựa trên hạn chế thương mại, trong đó xác định mức độ phòng ngừa, ổn định của một nền kinh tế nói riêng. Tỷ lệ phụ thuộc thương mại và tăng trưởng xuất khẩu là dựa trên kết quả các biện pháp mở cửa thương mại (Balassa, 1982). Trong bài này độ mở thương mại được đo lường bằng tổng giá trị thương mại (xuất khẩu+ nhập khẩu)/ GDP. 2.1.2 Độ mở tài chính Độ mở tài chính được thể hiện qua sự tự do hóa khu vực tài chính. Tự do hóa khu vực tài chính đề cập đến việc loại bỏ hoặc nới lỏng các quy định được áp đặt bởi chính phủ đối với khu vực tài chính trong nước. Độ mở tài chính nền kinh tế thường được đo bằng tổng của các dòng vốn tư nhân trên tổng sản phẩm quốc dân (Aizenman và Noy, 2003). Đo lường độ mở tài chính khó khăn hơn đo lường độ mở thương mại. Các quốc gia sở hữu một mảng rộng và hệ thống kiểm soát giá cả phức tạp; khối lượng rất nhiều các giao dịch tài chính phức tạp. Do đó, đo lường độ mở tài chính là một thách thức lớn và thường không bao giờ hiệu quả (Eichengreen, 2001), đo lường độ mở tài chính thực sự khó khăn (Edison, Levine, Ricci và Slok, 2002). Các nghiên cứu thực nghiệm đã phát triển một số biện pháp đo lường độ mở tài chính khác nhau và sử dụng chúng để phân tích ảnh hưởng của độ mở tài chính đối với tăng trưởng và rút ra những kết luận chính sách. Các tài liệu nghiên cứu về độ mở tài chính và mối quan hệ tăng trưởng có thể được xem xét trên 2 kênh tiếp cận: dựa trên thực tế (de facto) và dựa trên luật (de jure). Lane và Milesi –Frerretti (2007), đã phát triển cách đo lường độ mở tài chính dựa trên thực tế bằng số lượng tài sản và nợ nước ngoài trên GDP. Các nghiên cứu tiếp cận theo phương pháp này tìm kiếm mối quan hệ giữa độ mở tài chính và tăng trưởng kinh tế; mặt khác Chinn và Ito (2006) đo lường phát triển tài chính dựa trên luật
- 7 bằng cách xây dựng các biến giả đại diện cho các hạn chế giao dịch tài chính xuyên biên giới. Các nghiên cứu trên kênh này cho rằng tác dụng tăng trưởng tích cực từ độ mở tài chính là phát triển tốt hơn về hệ thống tài chính, chất lượng thể chế, môi trường pháp lý và chính sách kinh tế vĩ mô (Bekaert, Harvey, Lundbland, 2005). Mỗi thước đo về độ mở tài chính đều có ưu và nhược điểm. Thước đo thực tế ít nhạy cảm với yếu tố nội sinh hơn thước đo dựa trên luật. Trong khi đó thước đo dựa trên luật có được căn cứ tốt hơn về mặt lý thuyết (Baltagi và cộng sự, 2009). Trong bài này tác giả áp dụng đo lường độ mở tài chính theo thực tế vì sự sẵn có của dữ liệu. Biến độ mở tài chính được đo lường bằng tỷ lệ khối lượng các tài sản và các khoản nợ nước ngoài của một quốc gia trên GDP danh nghĩa. 2.1.3 Sự phát triển tài chính Một số biện pháp đo lường sự phát triển tài chính bao gồm tỷ lệ nợ phải trả của hệ thống tài chính trên GDP danh nghĩa (Levine và công sự, 2000), tỷ lệ tiền gửi trên GDP (Rajan và Zingales, 2003), tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân trên GDP (Levine và cộng sự, 2000), và tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP (Baltagi và cộng sự, 2009, Rajan và Zingales, 2003). Theo định nghĩa, có thể phân loại thành các biện pháp đo lường theo quy mô ( ví dụ: tổng nợ phải trả hoặc tổng tín dụng ), và các biện pháp đo lường tính hiệu quả (ví dụ: tín dụng phân bổ cho khu vực tư nhân) để đo lường sự phát triển tài chính. Biện pháp đầu tiên đo lường phát triển tài chính là quy mô, được đo bởi ba biến sau đây: biến đầu tiên là tỷ lệ tổng dư nợ trong hệ thống tài chính (bao gồm cả ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng ) trên GDP danh nghĩa; được ký hiệu là DEPT, nó đo lường độ sâu tổng thể của các trung gian tài chính (Lu và Yao, 2009). Thứ hai là tỷ lệ của tổng số tiền cho vay và tiền gửi trong hệ thống tài chính trên GDP danh nghĩa, và được ký hiệu là FIR, nó đo lường quy mô tổng thể của các trung gian tài chính (Goldsmith, 1969). Chỉ số thứ ba là tỷ lệ của tổng số tiền tiết kiệm hộ gia đình trên
- 8 GDP danh nghĩa; được ký hiệu là SAV, nó đại diện cho sự phát triển tài chính về các nguồn tài trợ phi ngân hàng (Guariglia và Poncet, 2008) . Biện pháp thứ hai là các chỉ số hiệu quả được đo bằng tỷ lệ tín dụng được phân bổ cho các doanh nghiệp tư nhân trên tổng tín dụng trong nước (ký hiệu là PRV). (Beck et al, 2000;. Chinn và Ito, 2006; Levine et al. , 2000). Sự đàn áp và bóp méo tài chính là đặc điểm nội tại của hệ thống tài chính Việt Nam, do đó là hợp lý khi xem xét sự phát triển tài chính ở Việt Nam trên khía cạnh hiệu quả. Tín dụng tư nhân được coi như là một thước đo ẩn đo lường sự phát triển tài chính. Tín dụng tư nhân là tín dụng cấp cho khu vực tư nhân, và trái ngược lại là tín dụng cấp cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nơi được biết đến với hiệu quả thấp. Tỷ lệ PRV cao cho thấy các dịch vụ tài chính hiệu quả hơn và sự phát triển trung gian tài chính lớn hơn (Levine et al., 2000). Trong một hệ thống tài chính do ngân hàng chi phối, tín dụng tư nhân có lẽ là chỉ số hiệu quả tài chính quan trọng nhất (Brandt và Zhu, 2000; Song và Yao, 2006). Thật vậy, nó đo lường mức độ mà các công ty tư nhân có cơ hội để tiếp cận được tín dụng của ngân hàng (Baltagi et al., 2009) và sự dễ dàng mà các doanh nghiệp có được các dự án (Rajan và Zingales, 2003). 2.1.4 Mối quan hệ giữa độ mở tài chính, độ mở thương mại và sự phát triển tài chính Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng các quốc gia có quyền tự do trao đổi quốc tế nhiều hơn để nó có thể được hưởng lợi từ sự cởi mở từ việc sản xuất sản lượng lớn hơn và đạt được thu nhập cao hơn. Điều này là phù hợp với lý thuyết của Ricardo: khẳng định rằng thương mại quốc tế mang lại sự sử dụng về hiệu quả hơn các nguồn lực của một quốc gia, do đó tăng cường sự tăng trưởng kinh tế nói chung và sự phát triển tài chính nói riêng của một quốc gia (Georgios, 2002; Yanikkaya, 2003; Gwartney năm 2001; Niroomand và Nissan, 1997). Có lẽ kênh trực tiếp nhất mà qua đó sự cởi mở sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tài chính là thông qua sự gia tăng quy mô của thị trường và nhu cầu về các dịch vụ tài
- 9 chính. Mở cửa thương mại tạo ra nhu cầu cho các sản phẩm tài chính mới, bao gồm các công cụ cho tài chính thương mại và phòng ngừa rủi ro (Svaleryd và Vlachos, 2002) do sự gia tăng của sự không chắc chắn, biến động thu nhập, cạnh tranh nước ngoài và các cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên Do and Levchenko (2004) cho rằng mở cửa thương mại ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển tài chính tùy thuộc vào mức thu nhập của các quốc gia. Những quốc gia có thu nhập tương đối cao chịu ảnh hưởng tích cực từ tăng độ mở thương mại, trong khi những quốc gia có thu nhập tương đối thấp chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tăng độ mở thương mại. Lý do vì các nước này nhập khẩu tài chính chuyên sâu hàng hóa hơn là phát triển hệ thống tài chính của riêng họ. Sự cởi mở về tài chính có tiềm năng tăng thanh khoản và giảm chi phí vốn, do đó thúc đẩy phát triển tài chính. Tăng độ mở tài chính có thể đóng góp cho tài chính phát triển bằng cách cải thiện chức năng và dịch vụ tài chính của ngành tài chính và nâng cao hiệu quả phân bổ vốn. Mishkin (2009) lập luận rằng sự gia nhập của vốn nước ngoài thúc đẩy một loại hình chuyển giao công nghệ trên mạng, khiến các ngân hàng trong nước nâng cấp cho vay theo tiêu chuẩn và theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Kose và những người khác (2009) cho rằng vốn tự do hóa tài khoản có thể áp đặt kỷ luật đối với các chính sách kinh tế vĩ mô bằng cách tăng lợi ích của các chính sách phù hợp, đồng thời làm tăng chi phí của những chính sách không phù hợp. Một số nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng mở cửa tài chính nhiều khả năng làm cho chính sách tiền tệ có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên việc tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính làm cho nền kinh tế của một số quốc gia bị lệ thuộc vào các quốc gia khác, chính điều này có thể mang lại những tác động tiêu cực đến sự phát triển tài chính của một quốc gia khi chịu tác động từ các cú sốc từ bên ngoài (khủng hoảng). 2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu Có nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ tiềm tàng giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế bao gồm: Beck và cộng sự, 2000; Darrat và
- 10 cộng sự, 2006; Ductor và Grechyna, 2015; Guariglia và Poncet, 2008; Levine, 1997. Một số bài nghiên cứu xem xét đến nguồn gốc của sự phát triển tài chính xuất phát từ quan điểm là từ sự tự do hóa tài chính (McKinnon, 1973), hệ thống pháp luật (La Porta và cộng sự, 1998), sự sở hữu của chính phủ đối với các ngân hàng (Andrianova và cộng sự, 2008), ổn định chính trị (Girma và Shortland, 2008). Một nguồn khác của sự phát triển tài chính, được nêu lên ở một số ít bài nghiên cứu nhưng đang ngày càng tăng lên về số lượng là sự mở cửa. Các tài liệu có liên quan đã tập trung vào hai biến liên quan đến sự mở cửa bao gồm: giữa độ mở thương mại và sự phát triển tài chính (Beck, 2002; Braun and Raddatz, 2005; Do and Levchenko, 2004; Mishkin, 2009); giữa độ mở tài chính và sự phát triển tài chính (Chinn và Ito, 2006; Levine, 2001); và giữa độ mở thương mại và độ mở tài chính (Aizenman và Noy, 2009). Các nghiên cứu này thường tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa sự cởi mở và sự phát triển tài chính, và giữa mở cửa thương mại và mở cửa tài chính ở các nền kinh tế đã và đang phát triển. 2.2.1 Tác động của độ mở thương mại đến phát triển tài chính Do, Q.-T và Levchenko, A.A (2004), sử dung hồi quy OLS cho dữ liệu được thu thập từ 20 quốc gia OECD và 55 nước đang phát triển trong giai đoạn 1965-1995 để nghiên cứu về độ mở thương mại có tác động đến phát triển tài chính của một quốc gia hay không. Trong bài nghiên cứu tác giả đã đưa ra các biến: phát triển tài chính (được đo lường bằng tín dụng tư nhân/ GDP); độ mở thương mại (được đo lường bằng tổng xuất nhập khẩu/GDP) và một số biến kiểm soát khác. Kết quả nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng mức độ tác động của độ mở thương mại đến phát triển tài chính của mỗi quốc gia phụ thuộc vào mức thu nhập trung bình của quốc gia đó. Đối với những quốc gia có mức thu nhập trung bình cao, độ mở thương mại có tương quan dương với phát triển tài chính, trong khi đối với những quốc gia có mức thu nhập thấp, mối tương quan này là nghịch chiều.
- 11 Kim và cộng sự (2009) nghiên cứu tác động của độ mở thương mại đến phát triển tài chính cho các quốc gia trên thế giới. Trong những bài nghiên cứu trước, các tác giả đã cho thấy tác động tích cực của tự do thương mại đến phát triển tài chính. Tuy nhiên, tác giả cho rằng mở cửa thương mại có thể làm gia tăng áp lực cạnh tranh, gia tăng rủi ro từ đó dẫn đến những cuộc khủng hoảng thường xuyên, tức là tác động trong ngắn hạn của độ mở thương mại đối với nền kinh tế. Chính vì thế, tác giả muốn tập trung nghiên cứu tác động trong ngắn và dài hạn của độ mở thương mại đến phát triển tài chính. Trong bài nghiên cứu, để đo lường phát triển tài chính tác giả sử dụng 3 biến: tín dụng tư nhân, cung tiền M3, tài sản ngân hàng; độ mở thương mại đo lường bằng logarit của tổng xuất nhập khẩu/GDP. Bên cạnh đó để kết quả nghiên cứu không bị chệch, tác giả đưa thêm các biến kiểm soát khác vào mô hình nghiên cứu, gồm: GDP trên đầu người, chi tiêu chính phủ/GDP, tỉ lệ lạm phát. Bằng cách sử dụng phương pháp PMG (Pooled Mean Group) trên dữ liệu bảng cho 88 quốc gia từ 1960-2005 (được phân thành ba nhóm: nhóm nước thu nhập cao, nhóm nước thu nhập trung bình và nhóm nước thu nhập thấp). Kết quả nghiên cứu cho thấy: tác động của độ mở thương mại đến phát triển tài chính phụ thuộc vào mức thu nhập của các quốc gia. Đối với những nước có thu nhập thấp, độ mở thương mại tác động cùng chiều đến phát triển tài chính trong dài hạn, tác động nghịch chiều trong ngắn hạn. Đối với những nước có thu nhập cao, độ mở thương mại tác động cùng chiều đến phát triển tài chính trong dài hạn, không có tác động trong ngắn hạn. 2.2.2 Tác động của độ mở tài chính đến phát triển tài chính Chinn và Ito (2006), nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa độ mở tài chính và phát triển tài chính dựa trên dữ liệu bảng (panels data) của 108 quốc gia trong giai đoạn 1980-2000. Nghiên cứu cũng kiểm tra mối quan hệ giữa giữa tự do hóa hàng hóa và thị trường tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mở tài chính càng tăng thì thị trường vốn chủ sở hữu càng phát triển.
- 12 Asongu (2010) nghiên cứu lý thuyết về mối liên kết giữa độ mở và phát triển tài chính tại 29 nước đang phát triển ở Châu Phi trong vòng 21 năm từ 1987-2008. Kết quả cho thấy: độ mở tài chính ít có hiệu quả đến phát triển tài chính ở các nước có thu nhập thấp. Kết quả đối với các nước có thu nhập trung bình là không đáng kể. 2.2.3 Tác động của độ mở thương mại, độ mở tài chính đến phát triển tài chính Rajan và Zingales (2003), cho rằng kiểm tra các mối quan hệ giữa các cặp trên có thể sẽ là không đầy đủ và thậm chí có thể gây hiểu nhầm. Rajan và Zingales đề nghị rằng thiết lập một mối quan hệ ba biến giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và phát triển tài chính là cần thiết. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu ở 24 quốc gia công nghiệp phát triển trong giai đoạn 1913-1999 với phương pháp hồi quy đa biến. Trong bài nghiên cứu tác giả chỉ ra bốn yếu tố xác định sự phát triển tài chính: phát triển ngân hàng (đo lường băng tỉ số tiền gửi ngân hàng trên GDP); phát triển thị trường vốn (đo lường bằng tỷ số chứng khoán phát hành của những công ty nội địa được niêm yết trên tổng vốn đầu tư cố định nội địa); chỉ số vốn hóa thị trường trên GDP; và số công ty nội địa niêm yết/100 dân. Nghiên cứu này đã đưa ra lý thuyết nhóm lợi ích để tóm tắt kết quả nghiên cứu của họ. Họ cho rằng lợi ích nhóm, trong ngành công nghiệp đặc thù và ngành tài chính, thường xuyên không còn do sự phát triển tài chính. Lý do được đưa ra là do sự phát triển tài chính sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty mới được thành lập, từ đó sẽ tăng cường sự cạnh tranh. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy, khi quốc gia mở cửa dòng vốn mạnh, phát triển tài chính tương quan dương mạnh với tự do hóa thương mại; nhưng nếu mức độ mở cửa dòng vốn giảm thì độ tương quan giữa phát triển tài chính và tự do hóa thương mại cũng giảm theo. Dựa trên bài nghiên cứu của Rajan và Zingales (2003), Law (2009) đã nghiên cứu tác động của động của độ mở thương mại, độ mở tài chính đến phát triển tài chính bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cho 43 nước đang phát triển trong 21 năm từ 1980- 2001, áp dụng phương pháp GMM và PMG để đưa ra kết quả ước lượng. Độ mở
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn