intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và chất lượng quyết định cho vay – Bằng chứng thực nghiệm từ khu vực ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng việc tập trung vào nhân viên tín dụng ngân hàng thay vì công chúng hay người sử dụng BCTC nói chung, nghiên cứu cũng hy vọng có thể đóng góp vào kho tài liệu về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, hệ thống hóa cơ sở lý luận về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và chất lượng quyết định cho vay – Bằng chứng thực nghiệm từ khu vực ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN THỊ KIỀU OANH MỐI QUAN HỆ GIỮA KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN VÀ CHẤT LƯỢNG QUYẾT ĐỊNH CHO VAY – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ KHU VỰC NGÂN HÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN THỊ KIỀU OANH MỐI QUAN HỆ GIỮA KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN VÀ CHẤT LƯỢNG QUYẾT ĐỊNH CHO VAY – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ KHU VỰC NGÂN HÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM NGỌC TOÀN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Mối quan hệ giữa khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và chất lượng quyết định cho vay – Bằng chứng thực nghiệm từ khu vực ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học của tôi với. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Luận văn này chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ. TP. HCM, ngày 28 tháng 10 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Kiều Oanh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................5 6.1. Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................5 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................5 7. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 7 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ...........................................................................7 1.2. Các nghiên cứu trong nước..........................................................................13 1.3. Khe trống nghiên cứu ..................................................................................18 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................19 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................20 2.1. Tổng quan về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ...........................................20 2.1.1. Khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm toán..........................................20 2.1.2. Nguyên nhân hình thành khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ...................21
  5. 2.1.3. Thành phần và cấu trúc của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ..............24 2.1.4. Trách nhiệm của kiểm toán viên ........................................................... 26 2.1.4.1. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 200 ...................................26 2.1.4.2. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 240 ...................................27 2.1.5. Đo lường khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ...........................................29 2.1.6. Các nhân tố cá nhân liên quan đến nhân viên tín dụng và khoảng cách kỳ vọng kiểm toán .............................................................................................. 30 2.2. Khung lý thuyết giải thích tồn tại AEG .......................................................32 2.2.1. Lý thuyết vai trò ....................................................................................32 2.2.2. Lý thuyết ủy nhiệm ...............................................................................32 2.2.3. Lý thuyết hồi ứng của người đọc ..........................................................33 2.2.4. Lý thuyết niềm tin tín thác (Theory of Inspired Confidence) ...............33 2.3. Chất lượng quyết định cho vay....................................................................34 2.3.1. Tổng quan về chất lượng quyết định cho vay .......................................34 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quyết định cho vay ........................... 35 2.4. Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và chất lượng quyết định cho vay ...........38 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ............................................39 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................41 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................42 3.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................42 3.1.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................42 3.1.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................43 3.1.3. Nghiên cứu định lượng .........................................................................43 3.1.3.1. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu ........................................................43
  6. 3.1.3.2. Kích thước mẫu nghiên cứu ........................................................... 44 3.1.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................44 3.2. Xây dựng thang đo lường ............................................................................45 3.2.1. Thang đo khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ...........................................45 3.2.2. Thang đo chất lượng quyết định cho vay .............................................46 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................47 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................48 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................48 4.1.1. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................48 4.1.2. Thông tin mẫu nghiên cứu ....................................................................48 4.2. Đánh giá thang đo ........................................................................................50 4.2.1. Độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) ............................................................. 50 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .........................................................52 4.3. Phân tích hồi quy .........................................................................................55 4.3.1. Phân tích mô hình hồi quy 1 .................................................................57 4.3.2. Phân tích mô hình hồi quy 2 .................................................................60 4.3.3. Tính hệ số phù hợp tổng hợp ................................................................ 62 4.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu...................................................................62 4.4.1. Giả thuyết H1 ........................................................................................62 4.4.2. Giả thuyết H2 ........................................................................................63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................65 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................66 5.1. Kết luận chung ............................................................................................. 66 5.2. Một số kiến nghị đề xuất .............................................................................67
  7. 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................70 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ........................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ viết tắt Ý nghĩa AEG Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán (Audit Expectation Gap) BCTC Báo cáo tài chính BCKT Báo cáo kiểm toán BTC Bộ Tài Chính BGĐ Ban giám đốc BQT Ban quản trị CMKT Chuẩn mực kiểm toán DN Doanh nghiệp NVTD Nhân viên tín dụng NQL Nhà quản lý KTV Kiểm toán viên VACPA Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (Vietnam Association of Certified Public Accountants) VSA Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (Vietnamese Standards on Auditing)
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Danh mục bảng biểu Bảng 1.1: Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan đến AEG Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bảng 4.2: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Bảng 4.3: Kiểm tra KMO và Bartlett’s Bảng 4.4: Kết quả EFA Bảng 4.5: Mã dummy cho các biến định tính Bảng 4.6: Ma trên hệ số tương quan giữa AQ, AE, OW và AEG Bảng 4.7: Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình hồi quy 1 Bảng 4.8: Ma trận hệ số tương quan giữa AEG và LDQ Bảng 4.9: Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình hồi quy 2 Bảng 4.10: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết Danh mục hình vẽ Hình 2.1: Mô hình về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán (Porter, 1993) Hình 2.2: Tác động của báo cáo của kiểm toán viên đến việc thực hiện quyết định (Libby, 1979) Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghề nghiệp kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với xã hội, có thể ví von nghề nghiệp kiểm toán như là nghề “bán lòng tin” cho công chúng. Tầm quan trọng của nghề nghiệp sẽ càng gia tăng khi các đối tượng sử dụng tin cậy vào dữ liệu BCTC và BCKT cho việc ra quyết định. BCTC là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ tài chính kế toán hiện hành, phản ánh các thông tin kinh tế tài chính tổng hợp của đơn vị. Tuy nhiên, những người sử dụng BCTC chưa thể tin cậy vào chất lượng BCTC mà đơn vị lập do còn mang tính chủ quan. Vì thế cần thiết cần có một bên thứ ba, kiểm tra và đưa ra ý kiến khách quan, đó chính là ý kiến từ KTV và công ty kiểm toán. Mặt khác, đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán rất đa dạng, họ có thể là các nhà quản lý DN, cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, … và cũng không phải tất cả những người sử dụng này đều có thể hiểu rõ về bản chất của BCTC cũng như hoạt động kiểm toán mà KTV thực hiện. Vì vậy một câu hỏi được đặt ra, liệu những người sử dụng hay những người có lợi ích liên quan có thể tin cậy vào các thông tin tài chính trên báo cáo đã được kiểm toán để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn hay không? Kết quả của một số vụ bê bối trên phạm vi quốc gia và quốc tế đã làm cho độ tin cậy của kết quả kiểm toán trở nên bị hoài nghi như qua các vụ bê bối kiểm toán liên quan đến sự phá sản của World Com, sự sụp đổ của Enron, bông Bạch Tuyết… Theo đó, sự hoài nghi và không tin tưởng vào hoạt động kiểm toán đã xuất hiện trong nhận thức của những người sử dụng BCTC. Đối tượng sử dụng khác nhau sẽ nhận thức khác nhau cho việc ra quyết định kinh tế. Nhiều người sử dụng BCTC hiểu sai về bản chất cuộc kiểm toán cũng như ý kiến mà KTV đưa ra. Sự khác biệt trong cách nhìn nhận và hiểu biết giữa những người sử dụng BCTC và KTV đã nảy sinh sự khác biệt. Sự khác biệt này được cho là có khoảng cách kỳ vọng giữa những người sử dụng BCTC và KTV và công ty kiểm toán.
  11. 2 Bộ phận tín dụng ngân hàng, cụ thể là NVTD cũng là một trong những đối tượng có sử dụng BCTC đã được kiểm toán để xem xét, phân tích tình hình tài chính trong việc ra quyết định cho vay (đối với khách hàng là DN), BCTC đã được kiểm toán là một trong những yêu cầu cần có trong hồ sơ vay vốn của DN, và một phần rủi ro sẽ bị ảnh hưởng khi NVTD có sự kỳ vọng vào BCTC do DN cung cấp. Liệu quyết định này có bị tác động bởi khoảng cách kỳ vọng, và các yếu tố cá nhân liên quan đến kiến thức/kinh nghiệm của NVTD có giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng. Điều này thực sự cần thiết trong nghiên cứu thực nghiệm từ khu vực ngân hàng. Kiểm toán có chức năng xã hội, người sử dụng BCKT kỳ vọng KTV thực hiện các trách nhiệm kiểm toán nhằm đảm bảo lợi ích của mình. Trái lại, KTV thường chỉ kỳ vọng thực hiện những trách nhiệm kiểm toán có thể và có khả năng thực hiện tương thích với chức năng kiểm toán. Một khi kiểm toán ngày càng giữ vai trò quan trọng thì những người sử dụng BCTC ngày càng kỳ vọng KTV sẽ bảo vệ lợi ích cho họ và BCTC được kiểm toán sẽ giúp họ đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn. Các nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu khá nhiều vấn đề liên quan đến khoảng cách kỳ vọng chẳng hạn như: bằng chứng về sự tồn tại AEG ở các quốc gia khác nhau cả những nước phát triển và đang phát triển như Mỹ (Schelluch, 1996), Singapore (Best và cộng sự, 2001), Malaysia (Fadzly và Ahmed, 2004), Egypt (Dixon và cộng sự, 2006), … ; AEG tác động đến quyết định cho vay, quyết định của nhà đầu tư (Noghondari, A.T và Foong, S.Y, 2009), Rien Agustin F (2014), …; các giải pháp thu hẹp AEG thông qua giáo dục (Monroe và Woodliff, 1993), … nhưng tại Việt Nam, các nghiên cứu về AEG cũng như tác động của AEG đến việc ra quyết định chưa nhiều. Vấn đề về khoảng cách kỳ vọng trên các trang các tạp chí, báo, web điện tử cũng rất ít ỏi. Gần như chưa có nghiên cứu cụ thể nào về khoảng cách kỳ vọng trong khu vực ngân hàng, đối tượng có sử dụng BCTC và BCKT, cụ thể là bộ phận tín dụng - những người sử dụng thông tin tài chính trên BCTC đã được kiểm toán cho việc ra quyết định cho vay (khách hàng là DN), khe trống trong
  12. 3 các nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả nhận thấy sự cần thiết của nghiên cứu vấn đề này đóng góp vào việc giảm thiểu AEG và hữu ích trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay qua đề tài “Mối quan hệ giữa khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và chất lượng quyết định cho vay – Bằng chứng thực nghiệm từ khu vực ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu + Hệ thống hóa lý thuyết về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trong kiểm toán BCTC. + Kiểm tra các yếu tố cá nhân liên quan đến kiến thức/kinh nghiệm của NVTD có tác động đến việc thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. + Đánh giá thực trạng khoảng cách kỳ vọng kiểm toán của NVTD ngân hàng trong việc tác động đến chất lượng quyết định cho vay. + Kiến nghị những giải pháp để thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong khu vực ngân hàng nói riêng và những người sử dụng BCTC nói chung nhằm nâng cao chất lượng trong việc ra quyết định. 3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Các yếu tố cá nhân nào của NVTD liên quan đến kiến thức/kinh nghiệm có tác động thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán của NVTD ngân hàng? (2) Mức độ tác động của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán đến chất lượng quyết định cho vay của NVTD ngân hàng? (3) Các giải pháp nào nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trong khu vực ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng quyết định cho vay? 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố cá nhân liên quan đến NVTD, khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và chất lượng quyết định cho vay. Đối tượng khảo sát: Nhân viên tín dụng tại một số ngân hàng ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh
  13. 4 Phạm vi nghiên cứu Không gian: Nghiên cứu này được thực hiện tại một số ngân hàng trên địa bàn TP.HCM. Và để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng hợp lý của nhân viên tín dụng tại một số ngân hàng mà không đi vào tìm hiểu tất cả những người sử dụng BCTC. Ngoài ra đề tài cũng không đi vào nghiên cứu cụ thể từng thành phần của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Thời gian: từ tháng 08/2016 đến tháng 10/2016 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp hỗn hợp, bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.  Cơ sở dữ liệu Đề tài sử dụng tổng hợp dữ liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan  Dữ liệu sơ cấp: Nghiên cứu định tính để kiểm tra sơ bộ thang đo và ngữ nghĩa của các câu hỏi trong bảng khảo sát. Nguồn dữ liệu chính thức được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp nhân viên tín dụng tại một số ngân hàng tại TP.HCM dựa trên bảng câu hỏi thiết kế sẵn. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện, các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ, trong đó bao gồm những câu hỏi về quan điểm của đối tượng khảo sát về nhân tố trách nhiệm, độ tin cậy, chất lượng quyết định cho vay và một số câu hỏi liên quan đến nhân khẩu học.  Dữ liệu thứ cấp: Các bài báo, tạp chí, luận văn, nghiên cứu cả trong và ngoài nước về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.  Phƣơng pháp phân tích dữ liệu:
  14. 5 Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Sau khi được sàng lọc và làm sạch, dữ liệu được sử dụng để thực hiện các phân tích sau: thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy đa biến. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Bằng việc tập trung vào nhân viên tín dụng ngân hàng thay vì công chúng hay người sử dụng BCTC nói chung, nghiên cứu cũng hy vọng có thể đóng góp vào kho tài liệu về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, hệ thống hóa cơ sở lý luận về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Vận dụng được cơ sở lý thuyết về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và chất lượng quyết định cho vay. Vận dụng được phương pháp kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến khoảng cách kỳ vọng, tác động của khoảng cách kỳ vọng đến việc ra quyết định. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực ngân hàng, xem xét tác động của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán đến chất lượng quyết định cho vay, để từ đó đề ra phương hướng, giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng, giảm thiểu rủi ro trong việc ra quyết định. Ngoài ra nghiên cứu cũng xem xét tác động của các yếu tố cá nhân góp phần thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán đối với trường hợp nhân viên tín dụng ngân hàng, từ đó góp phần đưa nghề nghiệp kiểm toán về đúng vị trí dưới góc nhìn của xã hội. 7. Kết cấu của đề tài
  15. 6 Phần mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
  16. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Thuật ngữ “Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” đã xuất hiện khá lâu và là chủ đề nghiên cứu được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới, các nghiên cứu về AEG có thể kể đến như các nghiên cứu thực nghiệm về bản chất của AEG ở các nước khác nhau {Porter (1993) tại New Zealand; Best và cộng sự (2001) tại Singapore; Fadzly và cộng sự (2004) Malaysia; Dixon và cộng sự (2006) tại Egypt; …} hay các nghiên cứu về việc giảm thiểu AEG {Gary S. Monroe và David Woodliff (1993); Javed Siddiqui và công sự (2009); …}; hay các nghiên cứu về tác động của AEG đến việc ra quyết định {Noghondari và Foong (2009), (2013); Rien Agustin F (2014), …}. Trong chương này tác giả sẽ trình bày tổng quan các nghiên cứu nổi bật trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài Nổi bật trong các nghiên cứu về tác động của AEG đến việc quyết định của các đối tượng sử dụng BCTC hoặc đối tượng có lợi ích liên quan, bao gồm một số nghiên cứu nổi bật sau: Amirhossein Taebi Noghondari & Soon Yau Foong (2009) kiểm tra tác động của kiến thức kế toán và kinh nghiệm liên quan của những nhân viên ngân hàng ở Iran về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, và điều tra xem liệu có khoảng cách trung gian trong mối quan hệ giữa các nhân tố cá nhân – thực hiện quyết định cho vay. Bảng câu hỏi được phân phát cho 113 nhân viên tín dụng từ 5 ngân hàng thương mại lớn ở Iran và có 111 bảng hỏi thu về được dùng để phân tích. Với phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua thống kê mô tả, phân tích hồi quy theo hình thức hồi quy nhiều lần để kiểm tra giả thuyết. Kết quả chỉ ra rằng tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán khá lớn giữa các nhân viên tín dụng ở các ngân hàng Iran, và kiến thức kế toán được tìm thấy giảm thiểu đáng kể mức độ của khoảng cách này. Vì thế cần nâng cao kiến thức về kế toán cho nhân viên tín dụng qua các chương trình đào tạo tại ngân hàng. Quan trọng hơn nữa, nghiên cứu này đã tìm ra mối quan hệ nghịch biến giữa khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và chất lượng quyết định cho vay
  17. 8 của nhân viên tín dụng ở Iran. Phân tích cũng đã chỉ ra rằng khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là trung gian giữa mối quan hệ kiến thức cá nhân – chất lượng quyết định. Amirhossein Taebi Noghondari & Soon Yau Foong (2013) nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của kiến thức/kinh nghiệm cá nhân liên quan đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán của nhân viên tín dụng ở 4 ngân hàng thương mại lớn tại Malaysia, và ảnh hưởng của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán đến chất lượng quyết định cho vay. Hơn nữa, vai trò trung gian của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán cũng được kiểm tra. Với phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM bằng phần mềm AMOS, kết quả chỉ ra rằng nhân tố kiến thức/kinh nghiệm cá nhân liên quan cụ thể là trình độ chuyên môn kế toán, kinh nghiệm liên quan đến kế toán, kinh nghiệm liên quan đến nghề nghiệp có thể thu hẹp đáng kể khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Quan trọng hơn, khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tác động nghịch biến đến chất lượng quyết định cho vay. Vai trò trung gian của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán cũng được kiểm tra. Rien Agustin F (2014) dựa trên tranh luận rằng có khoảng cách giữa những người sử dụng BCTC và KTV, liên quan đến trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót trọng yếu trên BCTC. Trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót trọng yếu trên BCTC là một trong những nhân tố chủ yếu có thể ảnh hưởng đến nhân viên ngân hàng, là người sử dụng BCTC khi thực hiện quyết định tín dụng. Tác giả đã sử dụng tranh luận này để điều tra sự tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán giữa nhân viên ngân hàng và KTV ở Indonesia. Với phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kiểm định sự khác biệt qua kiểm định Independent T-test giữa các nhóm khảo sát, kết quả cho thấy bằng chứng về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Indonesia. Dựa trên kết quả nghiên cứu này đề nghị giáo dục kế toán nên đóng một vai trò lớn trong việc giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Indonesia.
  18. 9 Fazel Tamoradi, Jaber Mohamad Mosaee (2015) mục đích nhằm nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng giữa KTV và những người sử dụng thông tin tài chính liên quan đến sự đảm bảo của BCTC, lợi ích của việc ra quyết định dựa trên thông tin tài chính đã được kiểm toán, và độ tin cậy của thông tin. Với phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kiểm định t-test với hai mẫu độc lập. Kết quả cho thấy có sự mơ hồ giữa vai trò của KTV và nhận thức của những người sử dụng. Tồn tại sự khác biệt đáng kể giữa kỳ vọng của những người sử dụng và KTV về trách nhiệm kiểm toán, sự bảo đảm và lợi ích của việc ra quyết định. Bên cạnh các nghiên cứu nổi bật liên quan đến vấn đề nghiên cứu, trong phần tổng quan các nghiên cứu nước ngoài tác giả cũng hệ thống hóa các nghiên cứu nổi bật liên quan về sự tồn tại của AEG ở những nước phát triển và đang phát triển, cụ thể như sau: Cơ sở cho các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán phải kể đến công trình nghiên cứu có thể nói là tiên phong đầu tiên của Lee TA (1970) được tiến hành ở Anh. Các đối tượng khảo sát gồm KTV, công ty được kiểm toán và các đối tượng có lợi ích từ kiểm toán. Kết quả cho thấy rằng KTV dường như đã nhầm lẫn và không xác định rõ mục tiêu kiểm toán. Tiếp theo đó là nghiên cứu của Beck GW (1974) được tiến hành ở Úc. Kết quả cho thấy cổ đông có mâu thuẫn về tính độc lập của KTV, cổ đông tin rằng nếu KTV sở hữu cổ phần trong công ty được kiểm toán thì lợi ích của KTV sẽ được kết hợp chặt chẽ hơn với những lợi ích của cổ đông. Beck cho rằng những bên liên quan có kỳ vọng cao hơn về hoạt động kiểm toán hơn là những gì mà KTV đang thực hiện. Low AM (1980) đã kiểm tra khoảng cách kỳ vọng tại Úc nhằm kiểm tra mức độ phát hiện và trách nhiệm công bố sai sót, gian lận và các hành vi bất hợp pháp theo nhận thức của KTV và những người sử dụng BCTC. Kết quả là cả hai nhóm có
  19. 10 nhận thức hoàn toàn khác nhau. Nghiên cứu này cũng nhất quán với nghiên cứu của Beck (1974). Low và các cộng sự (1988) đã kiểm tra mức độ của khoảng cách kỳ vọng giữa KTV và các nhà phân tích tài chính về mục tiêu kiểm toán trong môi trường công ty khách hàng tại Singapore. Kết quả chỉ ra rằng mục tiêu cơ bản của cuộc kiểm toán là đưa ra ý kiến về BCTC. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng cuộc kiểm toán như là sự bảo đảm về tính chính xác về BCTC của một đơn vị. Hơn nữa, nhận thức của các nhà phân tích trong việc ngăn chặn và phát hiện sai phạm trọng yếu từ phía KTV khắt khe hơn là những gì mà KTV phải thực hiện. Porter, B. (1993) đã tiến hành một cuộc khảo sát thực nghiệm ở New Zealand để xác định ý kiến trách nhiệm của KTV hiện có theo quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn trách nhiệm. Bà tiến hành cuộc khảo sát qua mail gửi đến hai nhóm đối tượng: nhóm cộng đồng tài chính và nhóm công chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy người sử dụng BCTC vẫn có sự hiểu lầm về kiểm toán và trách nhiệm của KTV. Nghiên cứu này cung cấp hiểu biết mới về cấu trúc, thành phần, mức độ của khoảng cách kiểm toán giữa kỳ vọng-thực hiện, nhưng quan trọng hơn, nó báo hiệu một cách tiếp cận toàn diện hợp lý theo hướng thu hẹp khoảng cách này. Epstein MJ, Hill J (1995) nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán giữa các nhà đầu tư và KTV. Kết quả cho thấy rằng các nhà đầu tư kỳ vọng nhiều hơn về mức độ bảo đảm liên quan đến gian lận và sai sót; các nhà đầu tư thiếu sự hiểu biết liên quan đến sự khác biệt về khả năng của KTV trong phát hiện sai phạm do gian lận và sai sót gây ra; các nhà đầu tư không hiểu được sự khó khăn trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu do gian lận và sai sót trong kiểm toán BCTC. Nghiên cứu của Hia Chye Koh và E-Sah Woo (1998) cho rằng có một sự lo ngại khi KTV và công chúng có niềm tin khác nhau về trách nhiệm của KTV và các thông điệp được truyền đạt qua các BCKT. Trong những năm gần đây, nhiều công ty lớn sụp đổ đã làm cho khoảng cách kỳ vọng kiểm toán càng lớn. Rõ ràng, nhận thức không hợp lý của công chúng là một nguyên nhân chính của khoảng cách này.
  20. 11 Và điều phù hợp với các nghiên cứu trước về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Mục tiêu của nghiên cứu này là tổng quan lý thuyết về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán theo cách: định nghĩa khoảng cách kỳ vọng, bản chất và cấu trúc của khoảng cách kỳ vọng, và những cách để làm giảm khoảng cách kỳ vọng. Tác giả hi vọng rằng đó là một nỗ lực có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Best, P.J, Buckby, S & Tan, C (2001) thu thập bằng chứng về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Singapore. Động lực để thực hiện do ở Singapore thiếu hụt nghiên cứu về vấn đề này trong những năm gần đây. Nghiên cứu cung cấp chi tiết hơn về bản chất và phạm vi của AEG. Kết quả của nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán khá lớn ở Singapore về trách nhiệm của KTV. Có sự khác biệt đáng kể về trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện tất cả các gian lận và sai sót; trong khi đó KTV lại cho rằng không có trách nhiệm trong việc phát hiện và ngăn chặn gian lận và sai sót. Ngoài ra, các nhà đầu tư còn cho rằng KTV có trách nhiệm về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty khách hàng. Koh, Hian Chye; E-Sah, Woo (2001) nghiên cứu thực nghiệm về sự tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán giữa KTV và NQL tại Singapore, xác định các nhân tố tạo nên sự kỳ vọng kiểm toán của NQL. Mẫu gồm 302 KTV và 264 NQL được khảo sát. Kết quả phân tích cho thấy tồn tại khoảng cách kỳ vọng khá lớn giữa KTV và NQL về mục tiêu công ty kiểm toán. Giáo dục được cho rằng có thể giảm thiểu khoảng cách này. Fadzly, Mohamed Nazri & Zauwiyah Ahmad (2004), nghiên cứu với mục đích điều tra sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Malaysia. Động lực chính đến từ việc thiếu hụt nghiên cứu về vấn đề này. Bên cạnh đó, môi trường kế toán ở Malaysia đã được cải thiện đáng kể từ những năm 1998, với việc thông qua đạo luật BCTC và thành lập Hội đồng chuẩn mực kế toán Malaysia. Kết quả chỉ ra rằng tồn tại khoảng cách kỳ vọng khá lớn và sự hiểu lầm về kiểm toán ở Malaysia. Một sự kiểm tra được tiến hành giữa các nhà đầu tư tiết lộ hiệu quả của việc sử
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2