intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa mức độ đầu cơ và độ biến động giá Bitcoin giai đoạn 2010-2018

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích kiểm định sự ảnh hưởng của yếu tố đầu cơ trong các giao dịch mua bán đồng Bitcoin đến độ biến động giá của Bitcoin trên thị trường tiền kỹ thuật số trong khoảng thời gian từ tháng 07/2010 đến tháng 06/2018. Đồng thời cũng kiểm định một số yếu tố cơ bản quyết định đến độ biến động giá Bitcoin trong khoảng thời gian này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa mức độ đầu cơ và độ biến động giá Bitcoin giai đoạn 2010-2018

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------- PHẠM TUẤN ANH MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ ĐẦU CƠ VÀ ĐỘ BIẾN ĐỘNG GIÁ BITCOIN GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------- PHẠM TUẤN ANH MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ ĐẦU CƠ VÀ ĐỘ BIẾN ĐỘNG GIÁ BITCOIN GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Mối quan hệ giữa mức độ đầu cơ và độ biến động giá Bitcoin giai đoạn 2010-2018” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết có liên quan. Các số liệu, mô hình tính toán và kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Tôi xin cam đoan rằng luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. TÁC GIẢ Phạm Tuấn Anh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng và hình vẽ Tóm tắt Abstract CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................... 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU ............................................ 1 1.2. MỤC TIÊU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................... 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 2 1.2.2. Vấn đề nghiên cứu........................................................................... 2 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 3 1.4. Ý NGHĨA BÀI NGHIÊN CỨU ........................................................... 3 1.5. KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU ........................................................... 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................... 4 2.1. CÁC LÝ THUYẾT VỀ BLOCKCHAIN ............................................. 4 2.1.1. Khái niệm ........................................................................................ 4 2.1.2. Cơ chế hoạt động............................................................................. 5 2.1.3. Ứng dụng ........................................................................................ 6 2.1.4. Hoạt động ICO ................................................................................ 8 2.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ ................................... 9 2.2.1. Khái niệm và phân loại .................................................................... 9 2.2.2. Cơ chế hoạt động........................................................................... 14 2.2.3. Thị trường giao dịch ...................................................................... 14 2.2.4. Tương lai của tiền kỹ thuật số ........................................................ 15 2.3. CÁC LÝ THUYẾT VỀ BITCOIN ..................................................... 17 2.3.1. Khái niệm ...................................................................................... 18
  5. 2.3.2. Diễn biến phát triển ....................................................................... 18 2.3.3. Thị trường ..................................................................................... 19 2.3.4. Các quan điểm đối với Bitcoin ...................................................... 20 2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá Bitcoin ............................................. 22 2.4. CÁC LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU CƠ VÀ ĐỘ BIẾN ĐỘNG GIÁ ........... 24 2.4.1. Đầu cơ ........................................................................................... 24 2.4.2. Độ biến động giá ........................................................................... 24 2.4.3. Mối quan hệ giữa đầu cơ và độ biến động giá ................................ 25 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 26 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................ 26 3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................ 26 3.1.2. Mô hình nghiên cứu....................................................................... 26 3.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ........................................ 29 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 30 4.1. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH .................................................................... 30 4.1.1. Kiểm định tính dừng ...................................................................... 30 4.1.2. Kiểm định sự tương quan giữa các biến ......................................... 30 4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT ........................................... 32 4.2.1. Giá Bitcoin và khối lượng giao dịch .............................................. 32 4.2.2. Thống kê mô tả dữ liệu .................................................................. 33 4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .................................... 34 4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 36 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .................................................................................... 38 5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................... 38 5.2. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................... 38 5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...................... 40 Tài liệu tham khảo Phụ lục:Kết quả kiểm định
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BIS Ngân hàng Thanh toán Quốc tế CNTT Công nghệ thông tin CPI Chỉ số giá tiêu dùng DJIA Chỉ số trung bình ngành DowJones DLT Distributed Ledger Technology – Công nghệ sổ cái phân tán EBA Cơ quan Ngân hàng Châu Âu ECB Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB Ngân hàng Trung ương Châu Âu FFR Lãi suất liên bang FINCEN Mạng thực thi tội phạm tài chính ICO Initial Coin Offering IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế IRS Sở Thuế Vụ Hoa kỳ KTS Kỹ thuật số NHTW Ngân hàng Trung ương OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế SEC Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ TCTD Tổ chức tín dụng
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ Bảng 2.1. Một số ứng dụng cơ bản của công nghệ Blockchain .......................... 07 Bảng 2.2. Danh sách 10 dự án ICO lớn nhất từ 1/2017 đến 11/2018 .................. 09 Bảng 2.3. So sánh tiền điện tử và tiền ảo ........................................................... 12 Bảng 2.4. So sánh tiền điện tử, tiền ảo và tiền kỹ thuật số .................................. 13 Bảng 2.5. Thống kê 10 đồng tiền KTS phổ biến tính đến ngày 29/03/2019 ........ 15 Bảng 2.6. Số lượng ví Blockchain từ tháng 03/2012 đến tháng 03/2019 ............ 20 Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động giá Bitcoin ............ 23 Bảng 3.1. Dữ liệu nghiên cứu và nguồn dữ liệu ................................................. 26 Bảng 3.2. Các biến độc lập trong mô hình hồi quy............................................. 27 Bảng 4.1. Kết quả kiểm định ADF ......................................................................... 30 Bảng 4.2. Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các biến .................................. 31 Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra VIF các biến độc lập................................................... 31 Bảng 4.4. Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình..................................... 33 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy mô hình (2.1.1) ........................................................ 34 Bảng 4.6. Kết quả hồi quy mô hình (2.1.2) ........................................................ 35 Bảng 4.7. Kết quả hồi quy mô hình (2.1.3) ........................................................ 36 Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả hồi quy 03 mô hình................................................ 36 Biểu đồ 4.1. Biến động của giá Bitcoin từ 07/2010 đến 06/2018 ........................ 32 Biểu đồ 4.2. Khối lượng giao dịch Bitcoin từ 07/2010 đến 06/2018 ................... 33
  8. TÓM TẮT Trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của các đồng tiền Kỹ thuật số nói chung và Bitcoin nói riêng dựa trên công nghệ Blockchain, thì việc tìm hiểu mối quan hệ giữa lợi nhuận và khối lượng giao dịch là cần thiết để giúp các thành phần tham gia trong thị trường có cái nhìn bao quát và đưa ra quyết định ứng xử đúng đắn. Bài nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích kiểm định sự ảnh hưởng của yếu tố đầu cơ trong các giao dịch mua bán đồng Bitcoin đến độ biến động giá của Bitcoin trên thị trường tiền kỹ thuật số trong khoảng thời gian từ tháng 07/2010 đến tháng 06/2018. Bằng cách đo lường mức độ biến động sử dụng mô hình GARCH và hồi quy GMM, kết quả chỉ ra rằng không có sự ảnh hưởng sự ảnh hưởng của yếu tố đầu cơ trong các giao dịch mua bán đồng Bitcoin, cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa hoạt động đầu cơ đối với độ biến động giá Bitcoin. Từ khóa: Mức độ đầu cơ Bitcoin, độ biến động giá Bitcoin, Khối lượng giao dịch Bitcoin.
  9. ABSTRACT In the context of the strong development of Digital currencies in general and Bitcoin in particular which based on Blockchain technology, it is necessary to understand the relationship between profit and transaction volume to help investors has a overall view and makes rightfull decisions. This research is in oder to test the influence of speculative factors in Bitcoin trading transactions to the degree of price volatility of Bitcoin on the digital money market in the period from 07/2010 to 06/2018. By measuring the volatility of Bitcoin price using the GARCH model and the GMM regression model, the results indicate that there is no influence of speculative effects on Bitcoin trading transactions, providing the evidence on the relationship between speculative activity and bitcoin price volatility. Keywords: Bitcoin price volatility, Speculative trading in Bitcoin, Trading volume of Bitcoin.
  10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU Sự phát triển của Công nghệ Blockchain nói chung và các đồng tiền Kỹ thuật số (KTS - Cryptocurrencies) nói riêng, trong đó điển hình là sự biến động giá mạnh và đột biến của đồng tiền Bitcoin trong giai đoạn vừa qua đã khiến các chủ thể trong nền kinh tế phải dành phần lớn sự quan tâm (Oliver Wyman, 2016). Tiền kỹ thuật số ra đời đã và đang tạo ra một phương thức thanh toán mới cho tất cả các giao dịch hiện tại, đặt ra một thách thức lớn cho ngân hàng trung ương các nước nói chung và Ngân hàng nhà nước Việt Nam nói riêng trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát dòng tiền, rủi ro trong việc giám sát các giao dịch mang tính phi pháp như rửa tiền và tài trợ hoạt động khủng bố (Joshua R. Hendrickson, 2016). Tiền kỹ thuật số được phát minh dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain trong bối cảnh sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thời điểm mà lòng tin về đối với một bên thứ ba trung gian thực hiện các giao dịch bị giảm sút. Nền tảng hoạt động của blockchain nói chung và tiền kỹ thuật số nói riêng dựa trên Công nghệ sổ cái phân tán (DLT - Distributed Ledger Technology), mở ra một hướng mới giải quyết vấn đề thực hiện các giao dịch một cách trực tiếp, hạn chế tối đa vấn đề bị trùng lắp giao dịch nhằm mục đích xấu. Bitcoin là đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto năm 2009, được xem như công cụ thanh toán đầu tiên và thông dụng nhất cho tới hiện nay sử dụng công nghệ Blockchain. Bitcoin, ngoài việc được sử dụng như một công cụ thanh toán, còn mang trong mình đầy đủ tính chất của một tài sản đầu cơ. Việc biến động giá trị của Bitcoin mang lại cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức cơ hội tìm kiếm lợi nhuận. Về tiềm năng, công nghệ Blockchain chưa từng tồn tại trước đây, vì vậy cần thời gian để kiểm nghiệm. Blockchain, với đại diện là đồng Bitcoin, có nhiều ứng dụng quan trọng, gợi mở những hướng phát triển mới của “nền kinh tế chia sẻ”. Ví dụ, việc chuyển tiền hoặc thanh toán sử dụng công nghệ này (qua đồng Bitcoin,
  11. 2 Ripple…) có chi phí thấp và không thay đổi với giá trị bất kì. Tuy nhiên, việc triển khai công nghệ trên ở quy mô rộng đòi hỏi thời gian tương đối dài để: (i) xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết; (ii) thuyết phục các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng. Hiện nay có nhiều ý kiến trái ngược về triển vọng phát triển của Bitcoin. Những người lạc quan dự báo Bitcoin đang trở thành đồng tiền dự trữ cho một nền kinh tế tiền ảo rộng lớn hơn (tương tự như vai trò của đồng USD trong nền kinh tế thực). Sự phát triển của nền kinh tế trên góp phần đẩy giá Bitcoin lên cao hơn nữa và được chấp nhận rộng rãi hơn. Ngược lại, một số ý kiến cho rằng, do những đặc điểm như rủi ro và số lượng hạn chế, Bitcoin sẽ còn tiếp tục bị nhiều nước cấm đoán và có thể tự biến mất trong vài thập kỷ nữa… Trong khoảng thời gian từ 2010 đến nay, thị trường giao dịch tiền kỹ thuật số đã đón nhận nhiều đợt tăng giảm với tỉ lệ lớn của giá Bitcoin. Việc biến động lớn này chưa thể kết luận là từ sự ảnh hưởng của yếu tố nào, nhưng hầu hết thông tin đều nhận định có sự tham gia của một số nhà đầu tư với những giao dịch khối lượng lớn nhằm mục đích thao túng giá cả thị trường (hay còn gọi là hoạt động đầu cơ). Trong một thị trường có khả năng mang tính đầu cơ cao, điển hình như Bitcoin, thì việc tìm hiểu mối quan hệ giữa lợi nhuận và khối lượng giao dịch là cần thiết để giúp các thành phần tham gia trong thị trường có cái nhìn bao quát và đưa ra quyết định ứng xử đúng. Nhiều nhà đầu tư đã dựa vào phân tích kỹ thuật để đưa ra quyết định, trong khi hoàn toàn chưa có kỹ thuật định giá nào có sẵn để xác định giá trị nội tại của Bitcoin. 1.2. MỤC TIÊU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích kiểm định sự ảnh hưởng của yếu tố đầu cơ trong các giao dịch mua bán đồng Bitcoin đến độ biến động giá của Bitcoin trên thị trường tiền kỹ thuật số trong khoảng thời gian từ tháng 07/2010 đến tháng 06/2018. Đồng thời cũng kiểm định một số yếu tố cơ bản quyết định đến độ biến động giá Bitcoin trong khoảng thời gian này. 1.2.2. Vấn đề nghiên cứu
  12. 3 Từ mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau: Một là, đúc kết và tổng hợp về cơ chế hoạt động của công nghệ Blockchain và các đồng tiền kỹ thuật số trong đó bao gồm Bitcoin. Hai là, dùng mô hình thực nghiệm để kiểm định xem liệu có sự tác động của hoạt động đầu cơ lên độ biến động giá Bitcoin hay không? Ngoài ra, kiểm định xem một số yếu tố cơ bản có tác động đến độ biến động giá Bitcoin hay không, mức độ tác động của các yếu tố đó ra sao? 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu dùng dữ liệu thu thập được từ tháng 07 năm 2010 đến tháng 06 năm 2018. Dữ liệu thu thập từ các website cung cấp dữ liệu của thị trường giao dịch Bitcoin. Bài nghiên cứu áp dụng mô hình GARCH trên cơ sở đo lường độ biến động giá Bitcoin căn cứ trên khối lượng giao dịch cùng với phương pháp của Llorente (2002) để đo lường giao dịch đầu cơ. Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA với hồi quy 03 mô hình bằng phương pháp GMM để xem xét việc có hay không sự tác động của hoạt động đầu cơ và một số yếu tố khác đến độ biến động giá Bitcoin. 1.4. Ý NGHĨA BÀI NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu đóng góp bằng chứng thực nghiệm để kiểm định xem liệu có sự tác động của hoạt động đầu cơ lên độ biến động giá Bitcoin hay không, kiểm định xem các yếu tố tác động đến độ biến động giá Bitcoin là gì và mức độ tác động của các yếu tố đó. Bài nghiên cứu giúp các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách có thêm được hiểu biết về mối quan hệ giữa hoạt động đầu cơ và độ biến động giá Bitcoin, từ đó giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn trong việc đầu tư và đưa ra các chính sách. 1.5. KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU Nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương, được trình bày cụ thể theo trình tự sau: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
  13. 4 Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, các vấn đề cần nghiên cứu đồng thời giới thiệu tổng quan về phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khi thực hiện đề tài. Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết Trong chương này, tác giả sẽ tổng hợp cơ sở lý luận khoa học, những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về các yếu tố tác động đến giá Bitcoin. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Nội dung chính của chương này tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, giải thích các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, mô tả các đặc điểm của mô hình thực nghiệm, các giả định đặt ra để kiểm định và nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về việc hoạt động đầu cơ có tác động đến độ biến động giá Bitcoin hay không, và xem xét các yếu tố tác động đến độ biến động giá Bitcoin. Chương 5: Kết luận Ở chương này, tác giả tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, kết luận lại kết quả thực nghiệm từ mô hình nghiên cứu, nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng mở rộng đề tài. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. CÁC LÝ THUYẾT VỀ BLOCKCHAIN 2.1.1. Khái niệm Theo Don Tapscott và Alex Tapscott (2016): “Có thể coi blockchain như một cuốn sổ kỹ thuật số siêu bền ghi lại các giao dịch kinh tế, nó được lập trình để ghi lại không chỉ các các giao dịch tài chính mà là hầu như tất cả mọi thứ có giá trị”. Một cách đơn giản, Blockchain là một Sổ cái điện tử công cộng (Puplic digital ledger) (Michal Polasik và cộng sự, 2015) – nơi ghi nhận tất cả các giao dịch. Các giao dịch này được thể hiện thành từng khối (block) mà trong đó, tất cả các khối đều được dán với thời gian sinh ra nó và liên kết với nhau một cách tuần tự. Việc dán
  14. 5 nhãn thời gian (Time stamp) (European Central Bank, 2012) cho từng khối khiến nó trở nên bất biến trong chuỗi. Cuốn sổ cái ghi nhận chuỗi tất cả các khối này được phân phối ngang hàng, quyền truy cập thông tin là như nhau trên mọi máy tính trên thế giới và không chịu quản lý của bất kỳ tổ chức hay chính phủ nào. Khi Nakamoto Satoshi (bí danh của một người hoặc cũng có thể là một tổ chức mà cho đến hiện tại chưa ai trên thế giới xác định được chính xác danh tính) phát hành bản cáo bạch giới thiệu về Bitcoin, một hình thức tiền điện tử thanh toán hoàn toàn ngang hàng, thì công nghệ Blockchain mới chính thức được phổ biến rộng rãi với tất cả mọi người. Blockchain đã được phát triển mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ qua, trở thành một trong những công nghệ đột phá nhất hiện nay có khả năng ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực bao gồm cả tài chính, sản xuất, y tế, giáo dục,… 2.1.2. Cơ chế hoạt động Một giao dịch giả định minh họa cách thức hoạt động của Blockchain như sau: Trong một giao dịch mua bán, người bán đồng ý cung cấp một sản phẩm/tiện ích cho người mua để đổi lấy một "đồng tiền”. Trong hệ thống mạng, nốt mạng (node) của người mua sẽ phát tán một mã lệnh với nội dung tự động trừ từ tài khoản của người mua một "đồng tiền” và thêm nó vào tài khoản của người bán ngay sau khi người bán thực hiện cung cấp sản phẩm/tiện ích. Khi này một hợp đồng thông minh (Smart contract) được sinh ra. Nghĩa là, vai trò của một số công đoạn trung gian, được thực hiện bởi các bên trung gian thường tham gia vào giao dịch đã được triển khai bởi một máy tính ngẫu nhiên trong mạng, và được xác minh bởi cả cộng đồng các nốt mạng tham gia vào mạng trước khi nó được thêm vào cơ sở dữ liệu chung một cách nối tiếp. Ngay khi sản phẩm hoặc tiện ích được cung cấp, hợp đồng thông minh được thực hiện. Các nốt trong mạng ghi nhận giao dịch và thực hiện xác minh nó bằng cách đảm bảo rằng người mua có đủ đồng tiền để thanh toán cho người bán, bao gồm cả việc kiểm tra giao dịch gần nhất của tài khoản người mua sử dụng.
  15. 6 Chuỗi các khối ghi nhận giao dịch được ghi lại trong một bản ghi bất biến (có dán nhãn thời gian) bằng cách buộc các nốt trong mạng cạnh tranh nhau để giành giải một bài toán phức tạp. Kết quả của bài toán chính là một phần của chuỗi ký tự 256 bit (64 ký tự) đã được mã hóa (Bằng thuật toán SHA-256 - Secure Hash Algorithm) (Alex de Vries, 2016) và dùng để ghi nhận phần cuối của giao dịch. Phần cuối này sẽ không dừng lại mà tiếp tục được mã hóa để trở thành một phần trong giao dịch tiếp theo trên hệ thống, đảm bảo các giao dịch được gắn với nhau thành chuỗi liên tục. Quá trình tìm kiếm một nốt mạng ngẫu nhiên xử lý đầu tiền được kết quả của bài toán phức tạp này được gọi là Proof of work - các Bằng chứng công việc. Việc xử lý và mã hóa thông tin nói trên đòi hỏi phải sử dụng rất nhiều điện năng để duy trì khả năng ghi nhận và tính toán của hệ thống máy tính, đồng nghĩa với lượng điện năng tiêu thụ là rất lớn, và là yếu tố khiến cho đồng tiền được sử dụng trong giao dịch được xem như là có giá trị. Toàn bộ quá trình những người tham gia mạng lưới cùng tham gia xử lý để xử lý một cách nhanh nhất thông tin được yêu cầu, được gọi là Mining. Như vậy, việc xử lý các giao dịch đơn giản chỉ là việc giải các phép toán ngẫu nhiên phức tạp, được nhiều người xem như vô ý nghĩa. Tại thời điểm tháng 06 năm 2018, nghiên cứu của Alex de Vries (2016) cho kết luận rằng mạng Bitcoin tiêu thụ ít nhất 2,55 GW điện và có thể đạt tới mức tiêu thụ 7,67 GW trong tương lai. Điều này dẫn đến việc có ý kiến chỉ trích hoạt động Mining làm tiêu tốn nguồn lực của quốc gia. Một số người khác cho rằng, đặc tính tiêu tốn nguồn lực này khiến cho Bitcoin thực sự là một tài sản có giá trị, bởi việc tạo ra đồng tiền mật mã này yêu cầu tốn kém chi phí. Ngoài ra, việc ghi nhận giao dịch và đảm bảo giao dịch không thể bị thực hiện trùng lặp của Blockchain đảm bảo an toàn cho các bên giao dịch, có thể được tính phí (thường rẻ hơn chi phí giao dịch của các hình thức truyền thống). 2.1.3. Ứng dụng Malanie Swan (2015) đã mô tả Blockchain dưới 3 loại chính trong cuốn sách “Blockchain: Blueprint for a New Economy”:
  16. 7  Blockchain 1.0: Currency (Tiền tệ/Thanh toán kỹ thuật số). Đây là tính năng thông dụng, cơ bản nhất của các đồng tiền Cryptocurrency hiện tại.  Blockchain 2.0: Contract. Đây là hướng ứng dụng Blockchain trong các hợp đồng, giao dịch tài chính, chứng khoán, các công cụ tài chính, phái sinh,….  Blockchain 3.0: Organizing Activity. Blockchain ứng dụng vào các lĩnh vực khác ngoài tài chính như giáo dục, chính phủ, y tế, nghệ thuật,… Cũng theo phân loại cơ bản đó, Quỹ đầu tư Ledra Capital cũng đưa ra phân loại một số ứng dụng tiềm năng cụ thể cơ bản được trình bày tại bảng 2.1. Bảng 2.1. Một số ứng dụng cơ bản của công nghệ Blockchain (Nguồn: Quỹ đầu tư Ledra Capital) Công cụ tài Hồ sơ thông tin dữ liệu Hồ sơ thông tin STT Các loại hình khác chính chung cá nhân Quyền sử dụng/Quyền sở 1 Tiền tệ Các hợp đồng Bằng cấp hữu đất Cổ phần tư Đăng ký phương tiện cá 2 Chữ ký Chứng chỉ nhân nhân 3 Trái phiếu Giấy phép kinh doanh Di chúc Kết quả học tập Các hợp đồng Chứng chỉ sở hữu doanh 4 Ủy thác Hồ sơ nhân sự phái sinh nghiệp 5 Hồ sơ chi tiêu Hồ sơ pháp lý Ký quỹ Hồ sơ thuốc men Hồ sơ giao Hồ sơ vận chuyển, 6 Bản ghi về tội phạm dịch giao nhận 7 Hồ sơ dịch vụ Hộ chiếu Chìa khóa số 8 Ngày sinh, ngày tử Coupons 9 Bình chọn, bỏ phiếu bầu Vouchers Nội dung kiểm tra sức 10 khỏe Từ những đặc tính mà công nghệ Blockchain mang lại, nhiều nhà phát triển ứng đụng đã triển khai thành công các dự án công nghệ sử dụng Blockchain làm nền tảng, cụ thể như:  Boardroom: Dự án cung cấp một nền tảng quản trị cơ bản, cho phép thiết kế và phát triển các hệ thống quản trị hoàn toàn khác nhau, trong khi vẫn đảm bảo minh bạch trong quản lý thông tin, tài sản,…
  17. 8  Provenance: Dự án lưu trữ thông tin các thành phần chuỗi cung ứng của nhiều hàng hóa. Tại mọi thời điểm, có thể kiểm soát được chi tiết các yếu tố của sản phẩm bao gồm nguồn gốc, số lượng, chất lượng, sở hữu,…  Mycelia: Dự án phát triển một hệ sinh thái âm nhạc mới, đảm bảo lợi ích của ca sĩ, nhạc sĩ, người nghe nhạc và phát triển các công nghệ mới cho hệ sinh thái này.  Internet of things (IoT): Dự án cho phép kiểm soát từ xa hoặc kiểm soát tự động mạng lưới các thiết bị điện tử thông qua cảm biến, góp phần giảm chi phí quản lý, giám sát.  Transactive Grid: Tự động theo dõi, mua và bán năng lượng tái tạo, phân phối phần năng lượng dư thừa. 2.1.4. Hoạt động ICO ICO (Initial Coin Offering) là hình thức kêu gọi đầu tư vốn cho các dự án ứng dụng công nghệ Blockchain. Để thực hiện ICO, các doanh nghiệp thường đăng một bài báo (white paper) trực tuyến để phác thảo ý tưởng của họ trên các diễn đàn khác nhau (thường là Bitcointalk hoặc Reddit). Các bài báo thường nêu chi tiết về những thông tin của dự án ví dụ như mục tiêu, phương thức hoạt động, nguồn nhân lực, các đặc điểm nổi bật khác,… Bên cạnh đó các bài viết cũng mời gọi sự ủng hộ từ các nhà đầu tư bằng cách phát hành và khuyến khích mua token – một mật mã 3 chữ cái đại diện cho tên của Cryptocurrency đó (tương tự mã chứng khoán). Các nhà đầu tư có thể thanh toán bằng Bitcoin hoặc Ethereum từ ví của mình đến địa chỉ của đội ngũ phát triển dự án, hoặc có thể thanh toán bằng Đô la Mỹ. Những đợt mở bán token này còn được gọi là Crowdsale. Một khi ICO thành công và dự án được khởi động, Token sẽ được liệt kê lên các sàn giao dịch Tiền kỹ thuật số. Hai sàn giao dịch lớn nhất về khối lượng và số lượng người tham gia là Poloniex và Bittrex. Những biến động giá tiền kỹ thuật số ở 2 sàn giao dịch này thể hiện được phần nào biến động của thị trường giao dịch tiền kỹ thuật số thế giới.
  18. 9 Việc huy động nguồn vốn đầu tư một cách dễ dàng một phần là vì tiện ích của các dự án ICO, mặt khác cũng đến từ tâm lý đầu cơ siêu lợi nhuận mà các đồng tiền này mang lại cho nhà đầu tư vào giai đoạn phát triển hết sức mạnh mẽ này của hoạt động ICO. Điều này khiến xảy ra tình trạng scam (lừa đảo) với nhiều ICO phát hành bằng cách sao chép mô hình từ các ICO thành công khác (OECD, 2019). Tháng 8/2017, Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ SEC đã đưa ra thông báo cảnh báo các nhà đầu tư cần chú ý đến những mánh lới liên quan đến ICO. Ngoài ra vào đầu tháng 9/2017, thị trường Coin cũng đón nhận một đợt giảm giá mạnh Bitcoin do ảnh hưởng từ thông tin cấm ICO của Chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên ngay sau đó Bitcoin đã hồi phục nhẹ trở lại do đính chính từ phía Trung Quốc, rằng Chính phủ Trung Quốc chỉ tạm thời dừng mọi hoạt động ICO cho đến khi các cơ quan quản lý đưa ra các khung pháp lý và chính sách phù hợp cho cả nhà đầu tư lẫn các dự án ICO. Theo số liệu của Coinschedule, 10 dự án ICO đạt giá trị huy động vốn đầu tư lớn nhất từ 1/2017 đến hết ngày 11/2018 được liệt kê tại bảng 2.2. Bảng 2.2. Danh sách 10 dự án ICO lớn nhất từ 1/2017 đến 11/2018 (Nguồn: www.bloomberg.com) STT Tên dự án Tổng vốn huy động Tỷ suất lợi nhuận 1 EOS 4,2 tỷ USD -60% 2 Telegram 1,7 tỷ USD Chưa phát hành Token 3 Petro 735 triệu USD Token không giao dịch trên sàn 4 TaTaTu 575 triệu USD -94% 5 Dragon 420 triệu USD -98% 6 Hdac 258 triệu USD -77% 7 Filecoin 257 triệu USD -72% 8 Tezos 232 triệu USD -78% 9 Paragon 183 triệu USD -97% 10 Sirin Labs 158 triệu USD -94% 2.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ 2.2.1. Khái niệm và phân loại Trên thế giới hiện đang sử dụng thuật ngữ tiếng Anh là Cryptocurrency để đại diện cho một nhóm tiền sử dụng giao thức mật mã, trong đó bao gồm cả Bitcoin.
  19. 10 Theo phương diện công nghệ, Crypto là chữ viết tắt của từ Cryptography (mật mã học), nên Cryptocurrency có thể dịch ra là Tiền mã hóa hoặc Tiền mật mã, được xem như một giao thức, một phương tiện để chuyển hóa và truyền dữ liệu. Theo phương diện kinh tế, Crytocurrency dễ bị nhầm lẫn với Digital currency hoặc Electronic currency (Tiền điện tử) nên được dịch là tiền Kỹ thuật số. Ngoài ra Cryptocurrency còn thường bị gọi chung là tiền ảo. Tuy nhiên, tiền ảo có thuật ngữ riêng là Virtual currency và loại tiền này hoàn toàn khác Crytocurrency. Việc phân biệt giữa tiền điện tử và tiền ảo khá đơn giản nhờ vào các tiêu chí về nhà phát hành, phạm vi chấp nhận, giá trị mà đồng tiền chứa đựng,... Trong khi đó, ranh giới trong việc phân biệt giữa tiền kỹ thuật số so với tiền điện tử và tiền ảo là khá nhỏ do nằm ở phần giao của hai loại, do đó tiền Kỹ thuật số rất dễ bị nhầm lẫn với hai loại tiền trên. Tiền điện tử: Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu - ECB (2009), tiền điện tử là “giá trị tiền tệ được lưu trữ trên một thiết bị điện tử được sử dụng để giao dịch thanh toán”. Do đó, tiền điện tử có các đặc tính như:  Được lưu trữ giá trị bằng phương tiện điện tử;  Được thể hiện bằng quyền đòi nợ đối với tổ chức phát hành tiền điện tử;  Được phát hành dựa trên một khoản tiền mặt;  Được sử dụng để thực hiện giao dịch thanh toán;  Được chấp nhận bởi thể nhân hoặc pháp nhân không phải là tổ chức phát hành tiền điện tử. Tiền điện tử được chia thành ba nhóm: (i) Tiền điện tử offline: Một giá trị tiền nhất định đã được lưu trên các loại thẻ. Theo đó, giá trị lưu trữ sẽ bị trừ dần khi khách hàng sử dụng thẻ. Hình thức phát hành phổ biến: thẻ trả trước hoặc thẻ thông minh. Trong đó, đối với thẻ trả trước, một giá trị tiền nhất định được ghi thông qua các hình thức như từ, điện hoặc quang. Khi khách hàng sử dụng, thiết bị chấp nhận thẻ sẽ xóa đi một phần tương ứng với lượng tiền sử dụng trên dải đã được ghi. Tuy nhiên, phần lớn các thẻ trả trước chỉ được sử dụng với một mục đích nhất định, ví dụ thẻ điện thoại trả trước được sử
  20. 11 dụng để gọi điện tại các bốt điện thoại công cộng; do đó, loại thẻ này không thể được coi là một dạng tiền điện tử hoàn chỉnh. Đối với thẻ thông minh, đây là dạng mở rộng của thẻ trả trước với một giá trị tiền nhất định được lưu giữ trên chip điện tử và có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Có thể coi đây là một dạng tiền điện tử hoàn chỉnh, vì người dùng đã chuyển tiền từ dạng truyền thống (tiền mặt, tài khoản thanh toán) sang dạng tiền điện tử. (ii) Tiền điện tử online (hay Ví điện tử): Hiện nay, có rất nhiều website cung cấp dịch vụ thanh toán online mà không thông qua tài khoản ngân hàng. Theo đó, khi khách hàng đăng kí tài khoản sẽ được cung cấp một “ví điện tử” với mã bảo mật và thông tin cá nhân. Sau đó, khách hàng có thể chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào “ví điện tử” này để có thể trực tiếp sử dụng tiền từ đây để mua hàng trực tuyến, ví dụ tiêu biểu nhất là PayPal. (iii) Tiền mặt điện tử (digital cash): Cho phép một người có thể chi trả cho hàng hóa, dịch vụ bằng việc chuyển một dãy số (tồn tại độc nhất) từ máy tính này sang máy tính khác. Mỗi dãy số được phát hành bởi một ngân hàng và đại diện cho một lượng tiền nhất định. Tiền ảo: Định nghĩa thông dụng trên thế giới do ECB đưa ra như sau: “Đồng tiền ảo (Virtual currency) là một loại tiền không có sự quản lý của chính quyền, được phát hành bởi những người phát triển phần mềm (developers) cũng thường đồng thời là người kiểm soát hệ thống; được sử dụng và chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định”. Như vậy, đây là những công cụ dự trữ giá trị dưới dạng điện tử: (i) không do ngân hàng hay các tổ chức công phát hành, không có quan hệ đến một lượng tiền nhất định; (ii) được một bộ phận công chúng chấp nhận trong thanh toán, chuyển giao, dự trữ hoặc giao dịch qua kênh điện tử. Ví dụ, tiền ảo là Pokecoins trong trò chơi Pokemon GO hoặc khoản tín dụng Facebook được sử dụng cho quảng cáo hay các trò chơi trên app Facebook... Phân loại tiền ảo:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2