Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra trong sự tác động của các nhân tố vĩ mô tỷ giá, lạm phát, đầu tư và chi phí nghiên cứu phát triển giai đoạn 1996 - 2016
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá và phân tích có sự tồn tại mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra ở các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển giai đoạn 1996 – 2016 và có hay không sự ảnh hưởng của chi phí nghiên cứu phát triển tác động đến mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra của hai nhóm quốc gia trong giai đoạn 1996 – 2016.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra trong sự tác động của các nhân tố vĩ mô tỷ giá, lạm phát, đầu tư và chi phí nghiên cứu phát triển giai đoạn 1996 - 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG ĐỨC NHÃ MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU VÀ TỔNG SẢN LƢỢNG ĐẦU RA TRONG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ: TỶ GIÁ, LẠM PHÁT, ĐẦU TƢ VÀ CHI PHÍ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 1996 -2016 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG ĐỨC NHÃ MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU VÀ TỔNG SẢN LƢỢNG ĐẦU RA TRONG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ: TỶ GIÁ, LẠM PHÁT, ĐẦU TƢ VÀ CHI PHÍ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 1996 -2016 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN TP. Hồ Chí Minh – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với chủ đề “Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lƣợng đầu ra trong sự tác động của các nhân tố vĩ mô tỷ giá, lạm phát, đầu tƣ và chi phí nghiên cứu phát triển giai đoạn 1996 - 2016” hoàn toàn là công trình nghiên cứu độc lập do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS HỒ VIẾT TIẾN. Nội dung cũng như dữ liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi cam đoan sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực được trình bày trong luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 03 năm 2019
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT – ABSTRACT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................1 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................2 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................2 1.5 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................2 1.6 Kết cấu bài nghiên cứu ................................................................................3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ......................................................................................................................4 2.1 Một số học thuyết liên quan ............................................................................4 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ..........................................................................7 2.2.1 Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lƣợng đầu ra (GDP) .............7 2.2.2 Tác động của RD lên mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lƣợng đầu ra .................................................................................................................12 2.2.3 Bảng tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây ..............................15 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................20
- 3.1 Khung phân tích ............................................................................................20 3.2 Các phƣơng pháp phân tích mô hình hồi quy.............................................23 3.2.1 Mô hình hồi quy kết hợp.........................................................................23 3.2.2 Mô hình FEM...........................................................................................24 3.2.3 Mô hình REM ..........................................................................................24 3.2.4 Ƣớc lƣợng bình phƣơng tối thiểu tổng quát (GLS) .............................25 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KÊT QUẢ ..........................................................26 4.1 Phân tích thống kê mô tả...............................................................................26 Sự tác động của biến EXP và các biến còn lại lên biến RGDP .......................28 4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................................28 4.2.1 Ma trận hệ số tƣơng quan ......................................................................28 4.2.2 Hệ số phóng đại phƣơng sai (VIF) .........................................................29 4.3 Kiểm định tự tƣơng quan ..............................................................................30 4.4 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................30 4.4.1 Mô hình hồi quy FEM .............................................................................31 4.4.2 Mô hình hồi quy REM ............................................................................31 4.4.3 Kiểm định Hausman ...............................................................................31 4.4.4 Kiểm định phƣơng sai thay đổi cho mô hình FEM REM ...................32 4.4.5 Mô hình phù hợp .....................................................................................32 Sự tác động của biến RGDP và các biến còn lại lên biến EXP .......................35 4.5 Kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................................35 4.5.1 Ma trận hệ số tƣơng quan ......................................................................35 4.5.2 Hệ số phóng đại phƣơng sai (VIF) .........................................................36 4.6 Kiểm định tự tƣơng quan ..............................................................................37
- 4.7 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................37 4.7.1 Mô hình hồi quy FEM .............................................................................37 4.7.2 Mô hình hồi quy REM ............................................................................38 4.7.3 Kiểm định Hausman ...............................................................................38 4.7.4 Kiểm định phƣơng sai thay đổi ..............................................................38 4.7.5 Mô hình phù hợp .....................................................................................39 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................43 5.1 Kết Luận .........................................................................................................43 5.2 Gợi ý chính sách .............................................................................................44 5.3 Hạn chế của luận văn ....................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................47 PHỤ LỤC .................................................................................................................50
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Diễn giải R&D hoặc RD Nghiên cứu phát triển GDP Tổng sản phẩm quốc nội RGDP Tổng sản phẩm quốc nội thực FEM Mô hình fix effect REM Mô hình random effect OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế EU Khối liên minh châu âu WBC(s) Các nước tây Ba-lan ELG Học thuyết về tăng trưởng do xuất khẩu GLE Học thuyết về mở rộng xuất khẩu do tăng trưởng SDM Mô hình không gian Durbin GLS Ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Số thứ tự Nội dung Bảng 4.1 Thống kê mô tả của các biến tại các nước đang phát triển Bảng 4.2 Thống kê mô tả của các biến tại các nước phát triển Sự tác động của biến EXP và các biến còn lại lên biến RGDP Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan tại các nước đang phát triển Bảng 4.4 Ma trận hệ số tương quan tại các nước phát triển theo biến RGDP Bảng 4.5 Kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai VIF ở các nước đang phát triển theo biến RGDP Bảng 4.6 Kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai VIF ở các nước phát triển theo biến RGDP Bảng 4.7 Kết quả nghiên cứu tại các nước đang phát triển theo biến RGDP Bảng 4.8 Kết quả nghiên cứu tại các nước phát triển theo biến RGDP Sự tác động của biến RGDP và các biến còn lại lên biến EXP Bảng 4.9 Ma trận hệ số tương quan tại các nước đang phát triển Bảng 4.10 Ma trận hệ số tương quan tại các nước phát triển Bảng 4.11 Kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai VIF ở các nước đang phát triển Bảng 4.12 Kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai VIF ở các nước phát triển Bảng 4.13 Kết quả nghiên cứu tại các nước đang phát triển theo biến EXP Bảng 4.14 Kết quả nghiên cứu tại các nước phát triển theo biến EXP
- TÓM TẮT Mức độ gia tăng tổng sản lượng và tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững luôn là mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, xuất khẩu và chi phí nghiên cứu phát triển luôn là những nhân tố động lực cho sự phát triển.Vì vậy, luận văn này nghiên cứu về đề tài “Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lƣợng đầu ra trong sự tác động của các nhân tố vĩ mô: tỷ giá, lạm phát, đầu tƣ và chi phí nghiên cứu phát triển giai đoạn 1996 - 2016” với mục đích phân tích và tìm hiểu mối quan hệ giữa xuất khẩu với tổng sản lượng đầu ra và sự khác biệt giữa hai nhóm quốc gia nếu như có sự tồn tại của chi phí nghiên cứu phát triển. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá và phân tích có sự tồn tại mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra ở các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1996 – 2016 và có hay không sự ảnh hưởng của chi phí nghiên cứu phát triển tác động đến tổng sản lượng xuất khẩu của hai nhóm các quốc gia 1996 – 2016. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) để ước lượng cho dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra của một quốc gia có mối liên hệ tích cực với nhau. Và chi phí đầu tư và phát triển có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu và ảnh hưởng tiêu cực đến tổng sản lượng đầu ra của một quốc gia. Các quốc gia đang phát triển muốn thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thì nên nỗ lực tạo điều kiện cho việc tạo ra hàng hóa có giá trị cao để xuất khẩu, cần có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, công nghệ, nhân lực chất lượng và trình độ nguồn nhân lực. Từ khóa: GDP, xuất khẩu, nghiên cứu phát triển, tăng trưởng
- ABSTRACT The level of increase in the total output and the economic growth at high and sustainable levels is always the target of the countries around the world. In particular, exports and research and development expenditures are always motivational factors for development Therefore, the study of the topic chosed " in the impact of macroeconomic factors, inflation, investment and research and development expense in 1996 - 2016" is very important that analyzing the relationship and understanding the degree of influence of export on total productio and the differences between the two national groups if there is existence of research and development variables. The problem of the study is to assess and analyze whether having positive existence of the relationship between the export and the total output in developing countries in the period of 1996 - 2016 and whether or not the impact of research and development expenditure affects the total export volume of developed countries in 1996 - 2016. The paper uses the general least squares regression method (GLS) to estimate tpanel data. Research results show that the export and the total output have a positive relationship with each other. And research and development expenditure has a positive impact on export and negatively affects the total output. The developing countries that want to promote economic development try to facilitate the attraction of highly valuable goods production for export to the outside market and the need to adopt a supportive policy that creating conditions to help businesses invest in research and development of products, technology, quality human resources and human resources. Key words: GDP, Export, RD expenditure, Growth
- 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài “Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra của một quốc gia thực sự là gì, nó có tác động như thế nào đến kinh tế của một quốc gia?” Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu và đã có rất nhiều đáp án. Tổng sản lượng đầu ra của một quốc gia còn được xem là đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia (GDP), như vậy việc nghiên cứu, xem xét mối liên hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra của một quốc gia chính là việc nghiên cứu, xem xét mối quan hệ giữa xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của một quốc gia GDP. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng giữa xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của một quốc gia có tồn tại mối quan hệ nhân quả với nhau. Ngày nay với sự đổi mới của khoa học (đặc biệt sự phát triển công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo…), vậy những tiến bộ đó có tác động đến tăng trưởng kinh tế hay không hay chỉ có tác dụng làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gia tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra các sản phẩm mới với chất lượng tốt nhất… Và đã tồn tại nhiều nghiên cứu được tiến hành để nghiên cứu các tác động cũng như các nhân tố ảnh hưởng lên sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và đa phần dựa trên những số liệu thu thập được trong quá khứ nhằm tìm ra câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Vì vậy, đề tài “Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra trong sự tác động của các nhân tố vĩ mô: tỷ giá, lạm phát, đầu tư và chi phí nghiên cứu phát triển giai đoạn 1996 - 2016” nghiên cứu dưới đây với mục đích phân tích và tìm hiểu quan hệ, mức độ ảnh hưởng của xuất khẩu đối với tổng sản lượng và sự khác biệt giữa hai nhóm quốc gia nếu như có sự tồn tại của chi phí nghiên cứu phát triển trong giai đoạn 1996 – 2016. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá và phân tích có sự tồn tại mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra ở các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển giai đoạn 1996 – 2016 và có hay không sự ảnh hưởng của chi phí
- 2 nghiên cứu phát triển tác động đến mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra của hai nhóm quốc gia trong giai đoạn 1996 – 2016 cụ thể là: Xem xét mối quan hệ giữa xuất khẩu, tổng sản phẩm đầu ra với các nhân tố vĩ mô tác động khác như: tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ đầu tư hằng năm và chi phí chi nghiên cứu phát triển. Bài nghiên cứu này sẽ được tiến hành trên cơ sở dữ liệu của các quốc gia đang phát triển và phát triển, để từ đó xác định lại giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra có mối liên hệ như thế nào cũng như chi phí nghiên cứu phát triển có tác động như thế nào lên mối quan hệ đó. Từ đó đưa ra những gợi ý chính sách hữu ích cho việc phát triển kinh tế ở các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tốc độ tăng trưởng kinh tế thực (RGDP), giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (EXP), tỷ giá (EXCHANGE), lạm phát (INFLAT), mức độ đầu tư (INVEST) và chi phí nghiên cứu phát triển (RD) Thời gian và phạm vi nghiêm cứu: Bài nghiên cứu sẽ thực hiện trong khoản thời gian 1996 – 2016 và chia thành 2 nhóm nghiên cứu: nhóm 1 là 14 quốc gia đang phát triển của châu Á và châu Phi, nhóm 2 là 13 quốc gia phát triển với đầy đủ chi phí nghiên cứu phát triển trong giai đoạn 1996 - 2016. 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với khoản thời gian là 21 năm và 27 quốc gia, tiến hành phân tích tác động của các nhân tố vĩ mô tới mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra thông qua các cách tiếp cận FEM (Fix Effect Model), REM (Random Effect Model) và hồi quy GLS để ước lượng mô hình mối liên hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra. 1.5 Câu hỏi nghiên cứu Có tồn tại mối quan hệ xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra ở các nước đang phát triển và các nước phát triên hay không? Các nhân tố vĩ mô (tỷ giá, lạm phát, tổng đầu tư) có tác động đến mối liên hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra ở hai nhóm quốc gia như thế nào?
- 3 Chi phí dành cho việc nghiên cứu phát triển có tác động như thế nào lên mối liên hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lượng đầu ra tại các quốc gia phát triển và các quốc gia phát triển? Liệu có sự khác biệt giữa tác động của chi phí nghiên cứu phát triển lên hai nhóm quốc gia không? 1.6 Kết cấu bài nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích và Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận, gợi ý chính sách và hạn chế
- 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC 2.1 Một số học thuyết liên quan Chủ nghĩa trọng thƣơng – Mercantilism (chủ nghĩa trọng kim hoặc chủ nghĩa thặng dƣ thƣơng mại) Được hình thành ở châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ XV và phát triển đến giữa thế kỷ XVIII (phát triển mạnh mẽ nhất và thế kỷ thứ XVII và suy thoái dần từ thế kỷ thứ XVIII) người đại diện là Thomas Mun (1571-1641, người Anh) và Antoine de Montchrétien (1576-1621, người Pháp) và chủ nghĩa này cũng chính là nguyên nhân của một số cuộc nội chiến tại châu Âu. Chủ nghĩa trọng thương nói về vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế bằng việc gia tăng xuất khẩu để tích lũy vàng bạc và kim loại quý. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng để có tích lũy tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại thương. Hơn nữa, trong ngoại thương phải thực hiện xuất siêu và hạn chế nhập khẩu (thặng dư thương mại). Các nhà kinh tế theo trường phái này nhấn mạnh xuất khẩu mang lợi ích kích thích sản xuất trong nước đồng thời làm gia tăng lượng của cải của quốc gia từ việc nhận vàng bạc và kim loại quý từ xuất khẩu. Vì vậy, họ rất khuyến khích xuất khẩu nhưng không chỉ tập trung vào việc tăng số lượng hàng hóa mà còn hướng tới xuất khẩu hàng hóa có giá trị cao. Bên cạnh đó, họ không khuyến khích việc xuất khẩu nguyên liệu mà hướng tới sử dụng những nguyên liệu này để sản xuất trong nước rồi xuất khẩu thành phẩm. Qua đó, có thể thấy ngay từ những ngày đầu của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa, ngoại thương (đặc biệt là xuất khẩu) được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần tích lũy của cải của một quốc gia. Tuy nhiên, hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa trọng thương vẫn mang tính chất sơ khai, còn nhiều hạn chế về mặt lí luận. Đơn thuần xuất phát từ hiện tượng bề ngoài của quá trình lưu thông, Chủ nghĩa trọng thương khuyến khích lưu thông trao đổi hàng hóa nhưng theo nguyên tắc lợi nhuận được tạo ra từ việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt. Những quan điểm của Chủ nghĩa trọng thương mang tính chất kinh
- 5 nghiệm được nêu ra dưới hình thức lời khuyên thực tiễn về chính sách thương mại. Mặc dù còn hạn chế về lí luận nhưng những quan điểm ủng hộ ngoại thương, khuyến khích trao đổi mua bán giữa các quốc gia cũng đánh dấu bước thay đổi tiến bộ so với thời kỳ đóng cửa nền kinh tế. Các lập luận của Chủ nghĩa trọng thương vẫn chứa đựng những luận điểm vẫn còn giá trị cho đến bây giờ. Đây được coi là nền tảng sơ khai cho tư tưởng hội nhập kinh tế sau này. Trƣờng phái cổ điển Adam Smith (1723-1790) - Cha đẻ của kinh tế học đã giải thích thương mại quốc tế bằng cách đưa ra lý thuyết lợi thế tuyệt đối cùng là tác giả cuốn sách “Wealth of Nations” . Theo ông, mỗi quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối về một mặt hàng nào đó nếu có khả năng sản xuất mặt hàng ấy với chi phí thấp hơn hay năng suất cao hơn so với nước khác. Khi đó, quốc gia ấy nên tập trung chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng mình có lợi thế và tiến hành xuất khẩu mặt hàng đó sang nước khác. Việc chuyên môn hóa như vậy góp phần không nhỏ đến tiết kiệm chi phí sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, thông qua hoạt động trao đổi mà cả hai quốc gia có quan hệ thương mại với nhau đều có lợi và trở nên sung túc hơn. Vì vậy, Adam Smith khẳng định thương mại quốc tế không phải là một trò chơi có tổng bằng không, mà là trò chơi làm lợi cho tất cả các bên tham gia. Tuy nhiên, thực tế thương mại quốc tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, khi so sánh chi phí sản xuất để tìm ra lợi thế tuyệt đối, một nước lại thấy mình có lợi thế về tất cả các mặt hàng so với nước khác. Tuy nhiên lý thuyết của ông không thể lý giải được tại sao các nước trong trường hợp này vẫn trao đổi với nhau và cùng có lợi. Để giải quyết hạn chế trên một khái niệm khác đã ra đời và có tính khái quát hơn chính là khải niệm của David Ricardo (1772-1823), đó là lợi thế so sánh. Một quốc gia có lợi thế so sánh để sản xuất một hàng hóa khi hàng hóa đó được sản xuất với chi phí cơ hội thấp hơn so với khi nó được sản xuất ở quốc gia khác. Vì vậy, mặc dù có những quốc gia không có lợi thế tuyệt đối trong bất cứ hoạt động sản xuất một mặt hàng nào vẫn có thể tham gia thương mại quốc tế và thu lợi từ nó bằng cách
- 6 xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ mà quốc gia đó có lợi thế so sánh lớn nhất, nhập khẩu những hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế so sánh nhỏ nhất. Adam Smith và David Ricardo đều đã giải thích hiện tượng thương mại quốc tế có liên quan đến việc chuyên môn hóa sản xuất trên phạm vi quốc tế. Mặc dù không trực tiếp nhấn mạnh trả lời cho câu hỏi "Giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế có tồn tại mối quan hệ nhân quả hay không?", nhưng hai nhà kinh tế học tiêu biểu của trường phái cổ điển đều đã đưa ra những nhận định sơ lược về mối quan hệ này và hai quan điểm đều thống nhất ở một ý kiến: xuất khẩu là hoạt động tất yếu khách quan, là một bộ phận của thương mại quốc tế và có tác dụng mang lại lợi ích cho nền kinh tế của các quốc gia. Học thuyết ELG – xuất khẩu dẫn đến tăng trƣởng Giả thuyết tăng trưởng do xuất khẩu (ELG) ra đời khoản thế kỷ thứ XX cho rằng tăng trưởng xuất khẩu là một trong những nhân tố chính quyết định tăng trưởng kinh tế. Học thuyết ELG đã được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật kinh tế lượng khác nhau. Nhìn chung, các tài liệu thực nghiệm gần đây đã chỉ ra rằng quan hệ nhân quả thay đổi theo thời gian nghiên cứu, sử dụng các phương pháp kinh tế lượng, xử lý các biến (danh nghĩa hoặc thực) cho dù liên kết một chiều hay hai chiều, và sự hiện diện của các biến liên quan khác hoặc bao gồm các biến tương tác trong phương trình ước tính. Mối quan hệ xuất khẩu - tăng trưởng vốn vẫn là chủ đề tranh luận rộng rãi kể từ những năm 1960 cũng được nghiên cứu bởi Awokuse và Christopoulos (2009). Reppas và Christopoulos (2005) đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều giữa xuất khẩu và tăng trưởng bằng cách kiểm tra quan hệ nhân quả giữa hai biến xuất khẩu và tăng trưởng. Tuy nhiên, chỉ có vài bài báo áp dụng phân tích dữ liệu bảng. Một số tài liệu cho rằng hiệu ứng tích cực được ước tính bởi giả thuyết tăng trưởng do xuất khẩu không nhất thiết phải xảy ra ở các nước đang phát triển.
- 7 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm 2.2.1 Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tổng sản lƣợng đầu ra (GDP) Theo Reppas và Christopoulos (2005) nghiên cứu cho giả thuyết mối quan hệ tăng trưởng do xuất khẩu bằng việc sử dụng mẫu là 22 nước đang phát triển tại châu Á và châu Phi. Các kết quả dựa trên các thử nghiệm hợp nhất của dữ liệu bảng cho thấy rằng có sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng sản lượng và xuất khẩu. Phân chia mẫu các nền kinh tế châu Á và châu Phi đã cho kết quả tương tự như kiểm định 22 nước. Hơn nữa, ước tính cho thấy có mối quan hệ lâu dài tích cực giữa tăng trưởng xuất khẩu và sản lượng. Hơn nữa kết quả nghiên cứu trong dữ liệu bảng cũng cung cấp sự hỗ trợ một cách mạnh mẽ cho quan điểm rằng, tỷ lệ đầu tư càng lớn, mức độ xuất khẩu càng cao. Mukhtar Wakil Lawan (2017) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần xuất khẩu dầu mỏ, phi dầu mỏ, nhập khẩu, hình thành tổng vốn, dân số, dự trữ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Nigeria sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng năm trong giai đoạn 1981 đến 2015. Kỹ thuật hợp nhất Johansen được sử dụng để phân tích mối quan hệ lâu dài và quan hệ nhân quả Granger để thiết lập các hướng nhân quả. Các phát hiện cho thấy các chính sách kinh tế vĩ mô gần đây, đặc biệt là các chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu trong lĩnh vực phi dầu mỏ sẽ có hiệu quả trong việc tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua các mối liên kết nhân quả ngắn hạn, và cải thiện tăng trưởng kinh tế được truyền lại để thúc đẩy hiệu quả trong xuất khẩu dầu mỏ và lĩnh vực phi dầu mỏ thông qua các mối liên kết nhân quả dài hạn khi đạt được trạng thái cân bằng. Kết quả cũng nêu bật tác động quan trọng của nhập khẩu và dự trữ ngoại hối đối với cả lĩnh vực xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Nigeria. Các lĩnh vực xuất khẩu của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu cho vốn như máy móc và chuyên môn nước ngoài. Do đó, hạn chế nhập khẩu thông qua việc sử dụng hạn ngạch và các công cụ liên quan đến thuế như thuế hải quan nên được tăng nhẹ trong một khoảng thời gian cho đến khi hiệu quả trong phân khúc xuất khẩu của nền kinh tế Nigeria được cải thiện đáng kể thông qua việc sử dụng công nghệ hiện đại và đổi mới. Trlakovic và cộng sự (2017) nghiên cứu vấn đề phát
- 8 triển của các nước WBC, với sự phụ thuộc cao vào nhập khẩu các sản phẩm có giá trị cao, WBC phải phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ. Croatia là WBC duy nhất nơi các nhóm sản phẩm xuất khẩu chính được sản xuất bởi ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao. Croatia cũng khác với các WBC còn lại do thực tế ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng GDP bình quân đầu người là ngành công nghiệp dược phẩm có sản phẩm được xếp vào nhóm cường độ công nghệ cao. Ngoài ra, Croatia cũng là WBC duy nhất là thành viên của EU. Ví dụ, chỉ một số ít sản phẩm được sản xuất bởi ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao có ảnh hưởng đáng kể đến GDP của người Serbia - xe cơ giới, rơ moóc và sơ mi rơ moóc, thiết bị điện và điện tử, trong khi ảnh hưởng lớn nhất đến Croatia và GDP bình quân đầu người của Macedonia, về mặt này, là của thiết bị và máy móc điện và điện tử.Tất cả các WBC đều giàu tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên, họ cần thực hiện các phương pháp xử lý tinh vi hơn, để giá trị của các tài nguyên đó sẽ tăng theo tổng xuất khẩu của từng quốc gia. Điều này chỉ có thể thông qua quá trình tái công nghiệp hóa khá chậm trong các WBC. Một trong những cách có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng là đầu tư vào nghiên cứu phát triển nhằm kích thích sự đổi mới và biến chúng thành lợi nhuận dựa trên ứng dụng của chúng trong các ngành sản xuất. Về mặt này, các WBC phải thiết lập sự hợp tác đầy đủ với các nước thế giới khác. Bài nghiên cứu của Awokuse và Christopoulos (2009) với giả định có sự tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa xuất khẩu và tăng trưởng sản lượng. Tuy nhiên, tính hợp lệ của giả định về mối quan hệ tuyến tính đã được một số tác giả đặt ra và bằng chứng thực nghiệm gần đây ủng hộ sự tồn tại của phi tuyến tính trong các biến số kinh tế vĩ mô, như tăng trưởng GDP và tỷ giá hối đoái (Kohli và Singh, 1989; Edwards, 1993 ; Granger và Teräsvirta, 1993; Taylor và cộng sự, 2001). Mục tiêu chính của bài viết này là thu hẹp khoảng cách trong tài liệu bằng cách xem xét vai trò của phi tuyến tính trong mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, các giả thuyết về tăng trưởng do xuất khẩu (ELG) và xuất khẩu tăng do tăng trưởng (GLE) đã được kiểm tra cho năm nền kinh tế công nghiệp hóa (Canada, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ) bằng cách sử dụng mô hình chuyển đổi phi tuyến tính ( Đặc điểm
- 9 kỹ thuật mô hình STAR). Kết quả nghiên cứu này xác nhận rằng tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Do đó, giả định về tuyến tính trong các nghiên cứu trước đây có thể không có cơ sở và suy luận từ các mô hình đó có thể không hợp lệ và có thể gây hiểu lầm. Cụ thể, sử dụng sáu biến (xuất khẩu thực, tăng trưởng GDP thực tế, vốn, lao động, điều khoản thương mại và sản lượng nước ngoài) mô hình vectơ, kết quả kiểm tra tuyến tính chỉ ra rằng giả thuyết không tuyến tính có thể bị bác bỏ so với sự thay thế của mô hình STAR phi tuyến cho hầu hết các quốc gia. Kết quả này xác nhận sự phù hợp của một đặc tả phi tuyến để mô hình hóa mối quan hệ tăng trưởng sản lượng xuất khẩu. Hơn nữa, kết quả từ các thử nghiệm quan hệ nhân quả Granger phi tuyến cung cấp hỗ trợ thực nghiệm cho tính hợp lệ của các giả thuyết ELG cho Canada, Ý, Anh và Hoa Kỳ trong khi giả thuyết GLE được hỗ trợ cho Ý và Nhật Bản. Thật thú vị, mặc dù các kết quả từ các thử nghiệm quan hệ nhân quả phi tuyến dường như cung cấp kết quả rõ ràng hơn, đặc tả tuyến tính tiêu chuẩn đã được tìm thấy để đưa ra kết luận tương tự để hỗ trợ các giả thuyết GLE cho Nhật Bản. Kết quả phân tích này nhấn mạnh sự cần thiết phải mô hình hóa các phi tuyến vốn có trong mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng sản lượng. Điều này sẽ cho phép xác định các mức ngưỡng nơi mà đạt được lợi nhuận tiềm năng từ việc mở rộng xuất khẩu có thể được thực hiện. Bài viết nghiên cứu vấn đề xuất khẩu của Nhật Bản từ năm 1995 đến 2014 do Yang và cộng sự (2016) cho thấy Mô hình không gian Durbin (SDM) là phù hợp nhất sau khi áp dụng một loạt các kỹ thuật thống kê không gian. Kết quả thực nghiệm từ Moran's I tiết lộ rằng trước tiên, Nhật Bản đã mở rộng xuất khẩu từ chủ yếu là Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc, Úc, Indonesia, Panama vào năm 1995 sang nhiều nước châu Âu, các nước châu Á, Bắc và Nam Mỹ: Canada và Brazil trong những năm 2010. Rõ ràng là số lượng ngày càng tăng của các quốc gia từ khu vực châu Á (lưu ý khoảng cách địa lý của họ) chiếm phần tư cao trong những năm sau của nghiên cứu này trong khi số lượng các quốc gia được phân loại theo góc phần tư thấp giảm đáng kể. Thú vị thay, Hoa Kỳ dường như chưa bao giờ là điểm xuất khẩu quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn nghiên cứu. Thứ hai,
- 10 thật thú vị khi xác định đâu là nhân tố quyết định xuất khẩu của Nhật Bản đến những điểm đến này bởi vì chúng ta có thể hiểu và phân tích cách Nhật Bản duy trì lợi thế cạnh tranh xuất khẩu trong nhiều thập kỷ. Hơn nữa, một số đặc điểm khác biệt của xuất khẩu Nhật Bản được xác định theo kết quả ước tính của mô hình kinh tế lượng không gian được đề xuất trong bài viết này. Xuất khẩu của Nhật Bản có mối quan hệ tiêu cực với GDP bình quân. Chen (2007) với mô hình hiệu chỉnh sai số đã xem xét chiều hướng tương quan của xuất khẩu và tăng trưởng hay tăng trưởng và xuất khẩu. Kết quả từ mô hình của Chen chứng minh rằng, tại Đài loan tồn tại mối liên hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những bằng chứng cho thấy Đài Loan đã tận dụng lợi thế của chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu như là phương tiện để tiếp tục tăng trưởng trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Mehrara và cộng sự (2011) sử dụng mô hình bảng Granger để xem xét mối liên hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế thông qua việc kiểm tra và chạy dữ liệu của 73 quốc gia đang phát triển (từ 1970 đến 2007). Dữ liệu tại 73 quốc gia được chi ra thành 2 nhóm: nhóm các quốc gia phi dầu mỏ và các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ. Mô hình được sử dụng để xem xét và đánh giá chiều hướng của quan hệ nhân quả là mô hình 2 và 3 biến (xem xét mối quan hệ của GDP và xuất khẩu ở mô hình 2 biến; đồng thời mối quan hệ giữa GDP, xuất khẩu và độ mở của nền kinh tế được xem xét ở mô hình 3 biến). Trong cả hai mô hình đều tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều trong dài hạn giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế cho cả hai nhóm (dầu mỏ và phi dầu mỏ). Ngoài ra, mô hình 2 biến còn cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều trong ngắn hạn giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở nhóm quốc gia đang phát triển phi dầu mỏ. Richards (2001) đã sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian và sử dụng các kiểm định nhân quả Granger, mô hình hiệu chỉnh sai số và mô hình tự hồi quy vector để phân tích giả thuyết xuất khẩu dẫn đến tăng trưởng (ELG) ở Paraguay. Quốc gia có tốc độ tăng trưởng chậm trong những năm 1990, mặc dù đã có tốc độ tăng trưởng cao
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn