intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) sau khi việt nam gia nhập WTO

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố cục của đề tài gồm phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương: Chương I - Một số vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh; Chương II - Thực trạng về năng lực cạnh tranh của VPBank sau khi Việt Nam gia nhập WTO; Chương III - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) sau khi việt nam gia nhập WTO

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------ DƯƠNG PHƯƠNG ĐÔNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK) SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------ DƯƠNG PHƯƠNG ĐÔNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK) SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH HỘI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) sau khi Việt Nam gia nhập WTO” này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trung thực và kết quả nêu trong luận văn chưa từng được người nào công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 03 năm 2010 Tác giả Dương Phương Đông
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các sơ đồ Trang Lời mở đầu...........................................................................................................1 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam .................................................................................................6 1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh .......................................6 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh..........................................................................6 1.1.2. Năng lực cạnh tranh................................................................................7 1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM ...........................9 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM ..................13 1.2. Tác động của hội nhập WTO đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam.......15 1.2.1. Những cam kết của Việt Nam đối với lĩnh vực ngân hàng khi gia nhập WTO .15 1.2.2. Điểm mạnh và điểm yếu của các NHTM khi Việt Nam gia nhập WTO ...........17 1.2.3. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập WTO .....................................................................................................19 1.3. Một số kinh nghiệm của Trung Quốc về năng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM khi gia nhập WTO.................................................................20 * Kết luận Chương 1 .........................................................................................24
  5. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh và vị thế của Ngân Hàng TMCP Các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO ..........25 2.1. Giới thiệu tổng quan về VPBank ...............................................................25 2.2. Kết quả hoạt động của VPBank đến năm 2008 .........................................28 2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của VPBank sau khi Việt Nam gia nhập WTO...................................................................................................................31 2.3.1. Nguồn nhân lực ....................................................................................32 2.3.2. Năng lực công nghệ ngân hàng.............................................................36 2.3.3. Chỉ số về năng lực tài chính..................................................................38 2.3.4. Năng lực quản trị - điều hành ...............................................................45 2.3.5. Hệ thống mạng lưới phân phối..............................................................48 2.3.6. Tính đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ cung cấp ................................49 2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh và vị thế của VPBank trong hệ thống NHTM Việt Nam ...............................................................................................49 2.4.1 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VPBank ..........................................................................................49 2.4.2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh của VPBank .......................................51 2.4.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh và vị thế của VPBank ............................57 * Kết luận chương 2 ..........................................................................................61 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank sau khi Việt Nam gia nhập WTO......................................................................62 3.1. Cơ sở của giải pháp.....................................................................................62 3.1.1. Mục tiêu và định hướng của Chính phủ về phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam .......................................................................................................62 3.1.1. Định hướng phát triển của VPBank ......................................................67 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank sau khi Việt Nam gia nhập WTO ..................................................................................68
  6. 3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính .................................................................68 3.2.2. Nâng cao năng lực công nghệ...............................................................71 3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực....................................................71 3.2.4. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ..................................................................................................................74 3.2.5. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành..................................................77 3.2.6. Xây dựng thương hiệu, củng cố và phát triển mạng lưới.......................78 3.3. Kiến nghị .....................................................................................................80 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ ................................................................80 3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN......................................................................81 * Kết luận chương 3 ..........................................................................................82 Kết luận..............................................................................................................83 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu AFTA : Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á AFTA : Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á . ALCO : Hội đồng quản lý Tài sản nợ - Tài sản có ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATM : Máy rút tiền tự động Basel I, II : Hiệp ước Basel về hoạt động ngân hàng BTA : Hiệp định thương mại Việt-Mỹ CAR : Hệ số an toàn vốn EAB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á HSBC : Ngân hàng Hồng Kông & Thượng Hải IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế MB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội NDT : Đồng Nhân dân tệ. NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN : Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTW : Ngân hàng Trung Ương OCBC : Oversea Chinese Banking Corporation Limited – Ngân hàng lớn thứ 3 Singapore. ROA : Suất sinh lợi/tổng tài sản ROE : Suất sinh lợi/vốn tự có SCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn STB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài GÒn Thương Tín TCTD : Tổ chức tín dụng USD, VND : Đô la Mỹ, Đồng Việt Nam
  8. VIB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam VPBANK : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới VIETINBANK : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam ARGIBANK : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam EXIMBANK : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam TECHCOMBANK/TCB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam VIETCOMBANK/VCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của VPBank giai đoạn 2005 - 2008 .......................33 Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu của VPBank giai đoạn 2005 – 2008...........................39 Bảng 2.3: Hệ số CAR của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008 ........40 Bảng 2.4: Khả năng sinh lời của VPBank giai đoạn 2005-2008 ..........................42 Bảng 2.5: Khả năng thanh toán của VPBank giai đoạn 2005-2008......................44 Bảng 2.6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của VPBank với các đối thủ ..................56
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của VPBank giai đoạn 2005-2008 ................................28 Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản của VPBank giai đoạn 2005-2008...............................29 Biểu đồ 2.3: Nguồn vốn huy động giai đoạn 2005-2008......................................29 Biểu đồ 2.4: Dư nợ tín dụng giai đoạn 2005-2008...............................................30 Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2005-2008......................................31 Biểu đồ 2.6: Thu nhập từ lãi và phí của VPBank giai đoạn 2005-2008................43 Biểu đồ 2.7: Thị phần cho vay toàn ngành ngân hàng năm 2008 .........................59 Biểu đồ 2.8: Thị phần huy động vốn toàn ngành ngân hàng năm 2008 ................59
  11. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của VPBank ............................................................47
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, nó không chỉ mang lại cho Việt Nam những cơ hội lớn trong hoạt động giao thương với thế giới bên ngoài với dòng vốn đầu tư nước ngoài không ngừng gia tăng, thị trường xuất khẩu được mở rộng... mà còn đưa đến cho chúng ta nhiều thách thức phải đối mặt do những cam kết về mở cửa thị trường, áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử, xóa bỏ bao cấp và các loại trợ cấp bị cấm, công khai minh bạch chính sách… khi tham gia vào WTO. Ngành ngân hàng Việt Nam là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhanh và mạnh từ việc hội nhập nền kinh tế quốc tế, theo lộ trình cam kết khi vào WTO, đến 01/01/2011, các chi nhánh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ được đối xử quốc gia đầy đủ như các ngân hàng trong nước. Dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do việc áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về việc mở chi nhánh và các điểm giao dịch, việc dỡ bỏ hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng và sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích như máy giao dịch tự động (ATM), internet banking, home banking, mobile banking, nâng cao năng lực tài chính và phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, các NHTM Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đem lại cho khách hàng ngày càng nhiều tiện ích mới. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập:
  13. 2 - Tính cạnh tranh chưa hoàn thiện, chủ yếu là mở rộng mạng lưới phân phối và cạnh tranh về giá cả dịch vụ, cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và công nghệ chưa phổ biến. Các ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung để đi đến thoả thuận kết nối thống nhất nhằm chia sẻ hạ tầng kỹ thuật nên chưa có sự liên kết giữa các ngân hàng trong việc phát hành các loại thẻ và khai thác dịch vụ mới, do đó gây lãng phí trong việc đầu tư mua sắm máy móc và không tạo được sự thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ. - Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn mang tính truyền thống, nghèo nàn về chủng loại, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng. - Chiến lược tiếp thị trong hoạt động kinh doanh chưa được xây dựng chi tiết, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về tiếp thị dịch vụ ngân hàng, tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng vẫn còn ở mức khiêm tốn. - Kênh phân phối không đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin chưa phổ biến. Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng hình thức giao dịch thanh toán thương mại điện tử còn hạn chế, tính bảo mật chưa cao. - Hiệu quả của chính sách dành cho khách hàng còn thấp, chất lượng dịch vụ tương đối thấp, bộ máy tổ chức các ngân hàng chưa được xây dựng theo định hướng khách hàng. Hầu hết các ngân hàng đều thiếu bộ phận nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và phát triển dịch vụ ngân hàng chuyên nghiệp, thiếu hệ thống chỉ tiêu định lượng và đánh giá năng lực cạnh trạnh cũng như tính hiệu quả trong việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2008 đến giữa năm 2009, các NHTM Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng tại Mỹ mà sau đó đã lan ra tới các nền kinh tế lớn trên thế giới như Đức, Nhật ... Sự yếu kém trong khả năng tài chính đã dẫn đến một số NHTM mất khả năng thanh toán và phải nhờ đến sự giúp đỡ từ NHNN, điều này đã đưa các NHTM Việt Nam vào sự lực chọn duy nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
  14. 3 Từ đây cho thấy nhu cầu thực hiện nghiên cứu nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao năng lực canh tranh của ngân hàng là một nhu cầu cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho các NHTM nói chung và NHTM chọn làm đối tượng nghiên cứu nói riêng quan điểm và nhận thức mới về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 2. Xác định vấn đề nghiên cứu Như được trình bày ở trên, thị trường dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay, với qui mô dân số trên 85 triệu người, thị trường dịch vụ ngân hàng là một thị trường rất rộng lớn và nhiều tiềm năng để các NHTM khai thác, đặc biệt khi mà nền kinh tế đang ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính – ngân hàng của các bộ phận dân cư càng lớn. Quan tâm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, đề tài sử dụng kết quả hoạt động thực tiễn của NHTM Cổ Phần Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank), một NHTM đang nỗ lực nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh làm đối tượng nghiên cứu để phân tích. Hiện tại, vị trí của VPBank chỉ nằm trong nhóm ngân hàng trung bình, thiết nghĩ việc quan tâm đúng mức đến vấn đề năng cao năng lực cạnh tranh đối với ngân hàng là yêu cầu cần thiết. Xác định vấn đề nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, đề tài sẽ đi sâu vào giải quyết vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Năng lực cạnh tranh ngân hàng nhìn chung không phải là một đề tài quá mới mẻ, tuy nhiên cho đến nay hầu tại VPBank như không có nhiều nghiên cứu đề cập chuyên sâu và toàn diện về vấn đề năng lực cạnh tranh. Vì vậy đây sẽ là một vấn đề nghiên cứu có tính đột phá và hữu ích không chỉ đối với NHTM chọn nghiên cứu mà còn đối với các NHTM ở Việt Nam nói chung. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu những lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Đánh giá tác động của sự gia nhập WTO đối
  15. 4 với ngành NH Việt Nam, đúc rút kinh nghiệm từ nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Trung Quốc khi nước này gia nhập WTO. Phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của VPBank, nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu và vị thế của VPBank trong hệ thống NHTM Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại VPBank trong bối cạnh hội nhập nền kinh tế quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VPBank. 5. Phương pháp nghiên cứu Như đã đề cập trong phần mục tiêu nghiên cứu, trước hết đề tài nghiên cứu sẽ tìm hiểu về mặt lý luận của khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM. Kế đến sẽ thu thập những dữ liệu phản ánh năng lực cạnh tranh của VPBank hiện nay. Từ những kết quả thu được sẽ được phân tích, so sánh và đánh giá để tìm ra những vấn đề còn yếu kém, những vấn đề làm giảm năng lực cạnh tranh của ngân hàng, từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục, nâng cao năng lực cạnh tranh. Do vậy đề tài sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tận dụng tính hợp lý và ưu điểm của từng loại phương pháp nghiên cứu khoa học. Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp được sử dụng để nghiên cứu thực tiễn về năng lực cạnh tranh của VPBank. Phương pháp này được sử dụng để phát hiện ra các sự kiện cần nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Cụ thể là thống kê, tìm hiểu các chỉ tiêu thể hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng như vốn điều lệ, chất lượng tài sản có, khả năng thanh khoản, chất lượng nguồn nhân lực... Đồng thời thu thập các thông tin về các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến năng lực cạnh tranh của VPBank như môi trường pháp lý, đối thủ cạnh tranh... Trên cơ sở đó, hiểu được năng lực cạnh tranh chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào trong thực tế và mức độ tác
  16. 5 động của từng loại yếu tố, từ đó nghiên cứu đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể đối với từng yếu tố tác động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. 6. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt khoa học cũng như thực tiễn. Về mặt khoa học, đề tài đặt vấn đề và phân tích về khái niệm cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh, cũng như những đặc thù trong cạnh tranh của NHTM. Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hình thành một khái niệm cụ thể về năng lực cạnh tranh ngân hàng dựa trên cơ sở chắt lọc và tổng hợp nhiều ý kiến khác nhau từ các nguồn tài liệu, sách báo về các vấn đề có liên quan và cả theo quan điểm của cá nhân người thực hiện đề tài. Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp cho nhà quản trị ngân hàng một cách nhìn tích cực về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Đồng thời đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp một số các giải pháp được xem như là công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng chọn làm đối tượng nghiên cứu là Ngân hàng TMCP Cổ Phần Ngoài Quốc Doanh Việt Nam (VPBank). 7. Bố cục của đề tài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn bao gồm: 3 chương, 84 trang. Chương I: Một số vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh. Chương II: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của VPBank sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
  17. 6 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM VIỆT NAM 1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh giữa các cá nhân hay tổ chức, giữa các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sự phát triển, hay giành được quyền lợi, địa vị, phạm vi ảnh hưởng hay những thứ khác. Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực kinh tế, thương mại, luật, chính trị, sinh thái, thể thao. Cạnh tranh, theo Từ điển Tiếng Việt “Cạnh tranh là cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau”. Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh trong kinh tế luôn liên quan đến quyền sở hữu. Nói cách khác, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra. Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có giá thành rẻ hơn, trình độ công nghệ cao hơn, tiện ích hơn ... để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh, làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những thành tực công nghệ mới nhất vào trong sản xuất đồng thời
  18. 7 hoàn thiện cách thức tổ chức, quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước. Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng thời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơn cho mọi người và cho cộng đồng, xã hội. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh  Khái niệm Thuật ngữ năng lực cạnh tranh dược sử dụng rỗng rãi trên phạm vi toàn cầu và được xem xét ở các gốc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp ... Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà chuyên môn về khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp. Theo lý thuyết thương mại truyền thống thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành/ quốc gia được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Và, các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu dựa trên mức chi phí thấp. Quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren(1) thì cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước. Để đánh giá năng lực cạnh tranh, thường dựa trên các chỉ số như: năng suất lao động, tổng năng suất các yếu tố sản xuất, công nghệ, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính khác biệt của sản phẩm,... (1) Van Duren, Martin và Westgren, Assessing the Competitiveness of Canada’s Agrifood Industry, Canadian Journal of Agricultural Economics, 1991
  19. 8 Lý thuyết tổ chức công nghiệp xem xét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không có trợ cấp, đảm bảo cho ngành/ doanh nghiệp đứng vững trước các đối thủ khác hay sản phẩm thay thế.(2) Còn theo quan điểm quản trị chiến lược của M. Porter(3) thì cho rằng chiến lược cạnh tranh liên quan tới việc xác định vị trí của doanh nghiệp để phát huy các năng lực độc đáo của mình trước các lực lượng cạnh tranh: đối thủ tiềm năng, đối thủ hiện tại, sản phẩm thay thế, nhà cung cấp và khách hàng. Ngân hàng cũng như các công ty đều phải đối mặt với cạnh tranh, các NHTM không chỉ bị áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành mà còn từ tất cả các tổ chức tài chính khác trên thị trường. Tuy nhiên, so với sự cạnh tranh trên thị trường, sự cạnh tranh giữa các NHTM có những đặc thù như sau: - Kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực rất nhạy cảm và chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, truyền thống, tập quán … Mỗi một nhân tố này có sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng có tác động rất nhanh và mạnh đến môi trường kinh doanh. - Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có liên quan đến tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội thông qua các hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay cũng như các loại hình dịch vụ tài chính khác. Vì vậy nếu như một ngân hàng khó khăn trong thanh khoản, có nguy cơ đổ vỡ thì tất yếu sẽ tác động dây chuyền đến các ngân hàng thương mại khác cũng như cho toàn xã hội. - Hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống, do đó ngân hàng Nhà nước đều giám sát chặt chẽ thị trường này và đưa ra hệ thống cảnh báo sớm để phòng ngừa rủi ro. - Hoạt động của các NHTM liên quan đến lưu chuyển tiền tệ trên phạm vi toàn cầu, do vậy kinh doanh trong hệ thống ngân hàng phải chịu nhiều yếu tố (2 ) Tập thể tác giả - Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước. (3) M.Porter là nhà khoa học nổi tiếng về quản lý của Mỹ, GS.Đại học Haward kiêm cố vấn của nhiểu công ty lớn và các tổ chức chính phủ trên thế giới.
  20. 9 trong nước và quốc tế như: Môi trường pháp luật, tập quán kinh doanh trong nước, các thông lệ quốc tế… Từ các quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu về năng lực cạnh tranh của một ngân hàng như sau: Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng, mở rộng hệ thống mạng lưới phân phối, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố trong hoạt động kinh doanh nhằm thõa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng và đạt được lợi nhuận ngày càng cao và đảm bảo khả năng phát triển bền vững.  Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh cũng là một thuật ngữ được nhắc đến khi bàn về cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà doanh nghiệp có hoặc doanh nghiệp khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh thể hiện khả năng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì trước hết doanh nghiệp phải xác định lợi thế cạnh tranh của mình. Theo M.Porter, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình dựa trên các lĩnh vực sau: - Lợi thế về chi phí: Tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố như đất đai, vốn về lao động thường được xem là nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh. - Lợi thế về sự khác biệt: Dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho khách hàng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế về sự khác biệt cho phép doanh nghiệp định mức giá sản phẩm thậm chí cao hơn đối thủ nhưng vẫn được thị trường chấp nhận. 1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM Với các cam kết về mở cửa thị trường khi gia nhập WTO cũng như các cam kết trong hiệp định thương mại song phương mà Việt Nam đã ký kết, ngành ngân hàng Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh ngày càng mãnh mẽ và khốc liệt. Điều
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2