intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH Sagawa Express Việt Nam đến năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu các lý luận về cạnh tranh, hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành giao nhận nói chung và công ty TNHH Sagawa nói riêng để từ đó xây dựng nên các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Sagawa đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH Sagawa Express Việt Nam đến năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------- Nguyễn Viết Ngọc MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CANH TRANH TẠI CÔNG TY TNHH SAGAWA EXPRESS VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------- Nguyễn Viết Ngọc MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CANH TRANH TẠI CÔNG TY TNHH SAGAWA EXPRESS VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020. Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã Số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung của Luận văn thạc sỹ này hoàn toàn được thực hiện từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp. Các dữ liệu phục vụ cho các nội dung đã được phân tích trong Luận văn này là hoàn toàn có thực. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Viết Ngọc
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CHỨ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ LÝ THUYẾT VỀ GIAO NHẬN VẬN TẢI ĐƢỜNG BIỂN 1.1 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh ................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh (Michael Porter, 1996). ........................................ 4 1.1.2. Lợi thế cạnh tranh. ................................................................................... 5 1.1.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................... 7 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp .... 7 1.2.1 Các yếu tố bên trong ................................................................................. 7 1.2.1.1 Năng lực động .............................................................................. 7 1.2.1.2 Năng lực tài chính ......................................................................... 10 1.2.1.3 Năng lực marketing ...................................................................... 10 1.2.1.4 Năng lực nghiên cứu và phát triển ................................................ 11 1.2.1.5 Năng lực về nhân sự ..................................................................... 11 1.2.1.6 Năng lực về thông tin.................................................................... 12 1.2.2 Các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài. .................................................. 12 1.2.2.1 Môi trƣờng vĩ mô .......................................................................... 12 1.2.2.2 Môi trƣờng vi mô .......................................................................... 13 1.3 Các công cụ để xây dựng và lựa chọn giải pháp ........................................... 15 1.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IEF) ................................................. 15 1.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) .......................................... 16 1.3.3 Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chủ yếu. .................................... 17
  5. 1.3.4 Ma trận kết hợp SWOT để xây dựng giải pháp. ....................................... 18 1.3.5 Ma trận có thể định lƣợng (QSPM) để lựa chọn các giải pháp. ............... 19 1.4 Lý thuyết về giao nhận vận tải đường biển. .................................................. 20 1.4.1 Dịch vụ giao nhận ..................................................................................... 20 1.4.2 Ngƣời giao nhận ....................................................................................... 21 1.4.3 Đặc điểm của nghiệp vụ giao nhận.......................................................... 21 1.4.4 Qui trình giao nhận hàng hóa bằng đƣờng biển ...................................... 22 1.4.4.1 Hàng Xuất khẩu ............................................................................ 22 1.4.4.2 Hàng Nhập khẩu ........................................................................... 24 Tóm tắt chương I ............................................................................................... 24 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH SAGAWA EXPRESS VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC GIAO NHẬN VẬN TẢI ĐƢỜNG BIỂN 2.1 Tình hình chung của các các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận vận chuyển đường biển tại TPHCM ............................................................................ 25 2.2 Phân tích thực trạng về dịch vụ giao nhận vận chuyển đường biển tại Công ty TNHH Sagawa Express Việt Nam.................................................................... 27 2.2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Sagawa Express Việt Nam ....................... 27 2.2.2 Dịch vụ giao nhận vận chuyển đƣờng biển tại công ty TNHH Sagawa Express Việt Nam. ................................................................................................... 29 2.2.3 Tình hình kinh doanh của dịch vụ vận chuyển đƣờng biển từ năm 2011- 2013. ......................................................................................................................... 33 2.3 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh. .............................................. 36 2.3.1 Các yếu tố bên trong công ty. ................................................................... 36 2.3.1.1 Phân tích năng lực động của doanh nghiệp. ................................. 36 2.3.1.2 Năng lực tài chính ......................................................................... 45 2.3.1.3 Nguồn nhân lực ............................................................................. 46
  6. 2.3.1.4 Cơ cấu tổ chức và năng lực quản lý .............................................. 48 2.3.1.5 Năng lực về công nghệ ................................................................. 49 2.3.1.6 Hệ thống thông tin ........................................................................ 50 2.3.1.7 Hoạt động nghiên cứu và phát triển .............................................. 51 2.3.1.8 Ma trận đánh giá yếu tố nội bộ(IFE). ........................................... 52 2.3.2 Các yếu tố bên ngoài công ty ................................................................... 53 2.3.2.1 Các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô. ............................................. 53 2.3.2.2 Các yếu tố môi trƣờng vi mô. ....................................................... 57 2.3.2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE). ............................. 62 2.4 Năng lực cạnh tranh tổng thể và lợi thế cạnh tranh của Công ty TNHH Sagawa Express Viet Nam. .................................................................................... 63 2.4.1 Năng lực cạnh tranh tổng thể. ................................................................... 63 2.4.2 Lợi thế cạnh tranh của Công ty Sagawa. .................................................. 64 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................... 65 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI ĐƢỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH SAGAWA EXPRESS VIỆT NAM. 3.1 Mục tiêu phát triển của Công ty TNHH Sagawa Express Việt Nam đến năm 2020. ................................................................................................................ 66 3.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh trạnh của Công ty TNHH Sagawa Express Việt Nam đến năm 2020. .............................................. 67 3.2.1 Hình thành các giải pháp thông qua phân tích ma trận SWOT. ............... 67 3.2.2 Lựa chọn các giải pháp thông qua ma trận QSPM ................................... 69 3.2.2.1 Các giải pháp thuộc Ma trận QSPM nhóm S/O ............................ 69 3.2.2.2 Các giải pháp thuộc Ma trận QSPM nhóm S/T ............................ 73 3.2.2.3 Các giải pháp thuộc Ma trận QSPM nhóm W/O .......................... 74 3.2.2.4 Các giải pháp thuộc Ma trận QSPM nhóm W/T........................... 77
  7. 3.3 Kiến Nghị với Nhà nước .................................................................................. 81 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 82 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1: Mẫu Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong ........................ 16 Bảng 1.2: Mẫu Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài ......................... 17 Bảng 1.3: Mẫu Ma trận hình ảnh cạnh tranh............................................................ 18 Bảng 1.4: Mẫu Ma trận SWOT ................................................................................ 18 Bảng 1.5: Mẫu Ma trận QSPM ................................................................................ 19 Bảng 2.1: Doanh thu và lợi nhuận từ năm 2011 đến năm 2013............................... 33 Bảng 2.2: Lượng hàng xuất khẩu đường biển từ năm 2011 đến năm 2013 ............. 33 Bảng 2.3: Doanh thu và lợi nhuận của bộ phận nhập khẩu đường biển từ năm 2011 đến 2013 ................................................................................................................... 35 Bảng 2.4: Lượng hàng nhập khẩu đường biển từ 2011 đến 2013 ............................ 35 Bảng 2.5: Bảng các chỉ số cấu thành các nhân tố ảnh hưởng năng lực động .......... 37 Bảng 2.6: Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh động về yếu tố năng lực Marketing .................................................................................................................................. 40 Bảng 2.7: Kết quả khảo sát năng lực động về yếu tố định hướng kinh doanh ........ 42 Bảng 2.8: Kết quả khảo sát năng lực động về Năng lực sáng tạo ............................ 43 Bảng 2.9: Kết quả khảo sát năng lực động về Năng lực tổ chức dịch vụ ................ 44 Bảng 2.10: Kết quả khảo sát năng lực động về Danh tiếng doanh nghiệp .............. 45 Bảng 2.11: Cơ cấu lao động công ty Sagawa........................................................... 46 Bảng 2.12: Ma trận đánh giá yếu tố nội bộ(IFE) của Công ty Sagawa ................... 52 Bảng 2.13: Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu. ........................................................... 58 Bảng 2.14: Các chỉ tiêu so sánh với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu ....................... 58 Bảng 2.15: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................ 59 Bảng 2.16: Các hãng tàu cung cấp dịch vụ cho Sagawa ........................................ 60 Bảng 2.17: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE). ...................................... 62
  9. Bảng 3.1: Ma Trận SWOT ....................................................................................... 68 Bảng 3.2: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam sang các châu lục và theo nước/khối nước năm 2013. .................................... 70
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Mô hình các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh ............................ 5 Hình 1.2: Các lợi thế cạnh tranh của Porter ............................................................ 6 Hình 1.3: Xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh ................................ 7 Hình 1.4: Năng lực động của doanh nghiệp ........................................................... 8 Hình 1.5: Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter ................................... 13 Hình 2.1: Quy trình hàng xuất khẩu ....................................................................... 29 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ phận giao nhận đường biển......................................... 30 Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Sagawa Express VN .................... 48 Hình 3.1: Tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2013 .................................................................................................................................. 68 Hình 3.2: Tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2013. ...................................................................................................................................70
  11. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Tiếng Anh IO Industrial Organization Tổ chức công nghiệp Fédération Internationale des Liên đoàn Các hiệp hội Giao nhận FIATA Associations de Transitaires et Vận tải Quốc tế Assimilés EU Europe Union Liên minh các nước Châu Âu European Free Trade EFTA Hiệp hội mậu dịch tự do Âu Châu Association AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN Association of Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam ASEAN SoutheastAsian Nations Á WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới Vietnam Freight Forwarders Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt VIFFAS Association Nam Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ VLA Viet Nam Logistics Association Logistics Việt Nam FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Trans-Pacific Strategic Hiệp định đối tác kinh tế chiến TTP Economic Partnership lược xuyên Thái Bình Dương Agreement Vietnam Automated Cargo And Hệ thống thông quan hàng hóa tự VNACCS Port Consolidated System động Vietnam Customs Intelligence Hệ thống thông tin tình báo Hải VCIS Information System quan Việt nam RBV Resource-Based View Quan điểm dựa trên nguồn lực. Valuable, Rare, Inimitable, Non- Giá trị, hiếm, khó bắt chước, VRIN substitutable không thể thay thế Internal factors environment IFE Ma trận các yếu tố nội bộ matrix EFE External Factor Evaluation Ma trận các yếu tố bên ngoài Strengths, Weaknesses, Điểm mạnh, điểm yếu, Cơ hội, SWOT Opportunities, and Threats thách thức. Quantitative strategic planning Ma trận hoạch định chiến lược QSPM matrix định lượng
  12. L/C Letter of Credit Thanh toán tín dụng thư XNK Xuất Nhập Khẩu D/O Delivery Order Lệnh giao hàng FCL Full Container Load Hàng nguyên công LCL Less Container Loaded Hàng lẻ CFS Container Freight Station Điểm khai thác hàng lẻ. CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành Hb/l House Bill of Lading Vận đơn thứ cấp. 3PL third-party logistics Dịch vụ Hậu cần bên thứ 3 Tiếng Việt SXKD SXKD DNXK Doanh Nghiệp Xuất Khẩu XK Xuất Khẩu NK Nhập Khẩu SEV Sagawa Express Việt Nam VTHHHK Vận tải hàng hóa Hàng Không KCN Khu công nghiệp
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay, tình hình kinh tế Việt Nam vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc, trong khi tình hình kinh tế thế giới đang khủng hoảng làm cho lượng hàng xuất khẩu đi nước ngoài ngày càng giảm sút, thậm chí cả những ngành xuất khẩu và nhập khẩu được xem là lợi thế của Việt Nam cũng đang mất dần đi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận. Tại TP.HCM, số lượng các doanh nghiệp giao nhận ngày càng được thành lập, nguyên nhân là do đặc điểm của ngành là dịch vụ, với nguồn đầu tư không quá lớn. Vì vậy hiện nay các doanh nghiệp hết sức đa dạng và phong phú như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước và cả những hãng tàu cũng bắt đầu tham gia vào thị trường này. Vì vậy, thị phần vốn đã nhỏ còn bị chia sẻ, làm cho việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Kết quả là có nhiều doanh nghiệp ra đời rất nhanh, nhưng chỉ có một số ít có thể tồn tại và phát triển, còn lại đều gục ngã trên thị trường. Bản thân người nghiên cứu đề tài đang công tác trong ngành giao nhận vận tải, và hiểu rõ được tầm quan trọng của việc cạnh tranh trong vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Với hy vọng có thể góp chút năng lực của bản thân vào sự phát triển của ngành, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: " Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công Ty TNHH Sagawa Express Việt Nam đến năm 2020”. Đề tài là kết quả sau thời gian 2 năm được đào tạo tại giảng đường Viện đào tạo sau đại học Tp. Hồ Chí Minh và 5 năm kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác tại Công ty Sagawa Express Việt Nam. Trên cơ sở phân tích lý thuyết về năng lực cạnh tranh và những kinh nghiệm về tình hình cạnh tranh trong ngành, tác giả đã nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nhằm góp phần nâng cao vai trò và hiệu của của ngành giao nhận vận tải đường biển trong nước.
  14. 2 Tính cấp thiết của đề tài, hiện nay công ty đang đối mặt với tình trạng doanh thu giảm sút do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, tình trạng mất khách hàng do cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt là từ dịch vụ giao nhận vận tải đường biển. Và yêu cầu chỉ tiêu từ công ty mẹ là mỗi năm tăng doanh thu và lợi nhuận 40% kể từ 2014. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn tập trung vào các nội dung sau: - Đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận vận tải đường biền đến năm 2020, trên cơ sở phân tích lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và thực trạng hoạt động của Cty TNHH Sagawa Express Việt Nam với số liệu năm 2010 – 2013. - Nghiên cứu đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Giao Nhận, lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty Giao nhận. - Phân tích thực trạng hoạt động của công ty TNHH Sagawa Express Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu các lý luận về cạnh tranh, hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành giao nhận nói chung và công ty TNHH Sagawa nói riêng để từ đó xây dựng nên các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Sagawa đến năm 2020. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở lĩnh vực giao nhận vận tải đường biển tại công ty TNHH Sagawa Express Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc thị trường tại khu vực TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai từ năm 2010 đến nay.
  15. 3 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, thảo luận với các chuyên gia để xây dựng thang đo đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty . - Phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu đánh giá một số hoạt động của Công ty TNHH Sagawa Express Việt Nam hiện nay thông qua khảo sát ý kiến của nhân viên và khách hàng. - Sử dụng ma trận kết hợp SWOT và ma trận QSPM để xây dựng và lựa chọn các giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Sagawa. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm : - Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và dịch vụ giao nhận vận tải đường biển. - Chương 2: Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Sagawa Express Việt Nam trong lĩnh vực giao nhận vận tải đường biển. - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh giao nhận vận tải đường biển của công ty Sagawa Express Việt Nam.
  16. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ LÝ THUYẾT VỀ GIAO NHẬN VẬN TẢI ĐƢỜNG BIỂN 1.1 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh. Khái niệm cạnh tranh theo kinh tế học là một hiện tƣợng đƣợc gắn liền với nền kinh tế thị trƣờng. Khái niệm cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất hàng hóa và đƣợc sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi một ngành, một khu vực và cho cả một quốc gia. Theo cấp độ vi mô, cạnh tranh là việc đấu tranh hoặc lôi kéo khách hàng, thị phần, nguồn lực từ các đối thủ cạnh tranh chủ yếu. Ngày nay, bản chất của cạnh tranh không phải là triệt tiêu đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ cạnh tranh để khách hàng có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh. (Michael Porter, 1996). Quan điểm cạnh tranh mới : - Ranh giới giữa các ngành chỉ là tƣơng đối. - Các ngành kinh doanh mang tính đa dạng. - Doanh nghiệp ngày nay chỉ tƣợng tƣợng ra xu hƣớng tƣơng lai. - Cạnh tranh bằng cách phục vụ khách hàng tốt nhất để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn các đối thủ của mình. - Cạnh tranh để giành cơ hội hơn là giành thị phần. - Đƣa ra một chu kỳ mới và một vòng đời sản phẩm mới. Cũng nhƣ trong các lĩnh vực khác, hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận vận tải là một quá trình diễn ra không ngừng nhằm nâng cao các dịch vụ, các giải pháp về chi phí, uy tín cho khách hàng ngày càng cao hơn. Vì vậy không có giá trị tiện ích nào tồn tại vĩnh viễn mà luôn có những dịch vụ, giải pháp mới ra đời. Do đó doanh nghiệp nào hài lòng với vị thế đang có của mình
  17. 5 trên thƣơng trƣờng sẽ mau chóng rơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ bị đào thải trong một môi trƣờng kinh doanh khắc nghiệt ngày càng phát triển và có nhiều biến động. Nhƣ vậy, cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải là hoạt động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực và cùng phân khúc thị trƣờng nhằm thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trƣờng và tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc cung cấp các dịch vụ, giải pháp ngày càng tốt hơn cho khách hàng. 1.1.2. Lợi thế cạnh tranh. Theo Michael Porter, lợi thế cạnh tranh là những giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng và khách hàng chấp nhận thanh toán mọi chi phí thậm chí cao hơn đối thủ cạnh tranh để đạt đƣợc những giá trị khác biệt đó. Khi một doanh nghiệp có đƣợc lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đó sẽ có cái mà các đối thủ khác không có, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm đƣợc những việc mà các đối thủ khác không thể làm đƣợc. Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giống nhƣ cạnh tranh, không có lợi thế cạnh tranh nào tồn tại vĩnh viễn ngoại trừ những công ty độc quyền.  Các cơ sở của lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh đƣợc tạo ra theo mô hình sau: Hình 1.1 Mô hình các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh (Nguồn: James Craig và Rober Grant, “Strategy Management”, 1993).
  18. 6 Đây là mô hình này thể hiện sự kết hợp giữa quan điểm của tổ chức công nghiệp (IO) và quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV). Để xác định đƣợc các lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp, trƣớc hết phải phân tích môi trƣờng vĩ mô và cạnh tranh ngành. Sau đó, phân tích nguồn lực nội bộ để xác định các nguồn gốc bên trong của lợi thế cạnh tranh, bao gồm những nguồn lực có giá trị hiếm, các tiềm lực tiêu biểu, những năng lực cốt lõi và khác biệt của công ty, từ đó nhận dạng đƣợc các lợi thế cạnh tranh trong phối thức và nguồn lực. Theo phân tích của Michael Porter, lợi thế cạnh tranh bền vững chỉ có thể đạt đƣợc thông qua chi phí thấp hoặc sự khác biệt hóa về dịch vụ, sản phẩn trong thị trƣờng. Hình 1.2 Các lợi thế cạnh tranh của Porter (Nguồn: Michael Porter, “Competitive Advantage”, 1985). Để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, doanh nghiệp cần phải nhận biết và nâng cao hiệu quả các hoạt động, nâng cao chất lƣợng, đồng thời đổi mới và nâng cao sự thõa mãn khách hàng. Theo Michael Porter, khối tổng thể đƣợc xây dựng nhƣ sau:
  19. 7 Hình 1.3 Xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh (Nguồn: Michael Porter, “Competitive Advantage”, 1985). 1.1.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giao nhận vận tải là năng lực về thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong việc đƣa ra các giải pháp tốt nhất về chất lƣợng, chi phí vận chuyển và thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng. Do đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giao nhận trƣớc hết phải đƣợc tạo ra từ chính thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ đƣợc tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trƣờng. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. 1.2.1 Các yếu tố bên trong 1.2.1.1 Năng lực động Năng lực động của doanh nghiệp là khả năng sử dụng hợp lý và hiệu quả của nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh trong môi trƣờng kinh doanh luôn luôn biến động. Theo Teece DJ, Pisano G & Shuen A (1997), năng lực động
  20. 8 đƣợc định nghĩa là : “ khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng với thay đổi của môi trƣờng kinh doanh”. Hình 1.4 Năng lực động của doanh nghiệp Trong mô hình trên, ba biến độc lập đầu đƣợc kế thừa từ nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Đình Thọ và ThS. Nguyễn Mai Trang (2009) và các nhà nghiên cứu khác trên thế giới. Hai biến còn lại là “định hƣớng học hỏi và Doanh thu” đƣợc thay thế bằng “ năng lực sáng tạo và định hƣớng kinh doanh” sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia và nghiên cứu của tác giả nhằm thích hợp hơn với đặc điểm và tình hình của doanh nghiệp nghiên cứu..  Năng lực Marketing Theo nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Đình Thọ và TS. Nguyễn Thị Mai Trang, 2009, việc đánh giá năng lực marketing của doanh nghiệp đƣợc thực hiện thông qua bốn thành phần cơ bản sau: - Đáp ứng khách hàng: thể hiện sự đáp ứng của doanh nghiệp theo sự thay đổi về nhu cầu và ƣớc muốn của khách hàng. - Phản ứng với đối thủ cạnh tranh: thể hiện sự theo dõi của doanh nghiệp đối với các hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. - Thích ứng với môi trường vĩ mô: thể hiện việc doanh nghiệp theo dõi sự thay đổi của môi trƣờng vĩ mô để nắm bắt các cơ hội và rào cản kinh doanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0