intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: Conmeothayxao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định chuỗi giá trị sản phẩm dừa trái tươi tỉnh Bến Tre. Đánh giá hiệu quả của chuỗi giá trị sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre. Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------- NGUYỄN THỊ KIM NGUYÊN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ DỪA TRÁI TƯƠI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------- NGUYỄN THỊ KIM NGUYÊN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ DỪA TRÁI TƯƠI TỈNH BẾN TRE CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM XUÂN LAN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng nội dung đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ của thầy hướng dẫn, những người tôi đã cảm ơn và trích dẫn trong luận văn này. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2013 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Nguyên
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ TÓM TẮT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KINH DOANH DỪA TRÁI TƯƠI BẾN TRE VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 1 1.1 Tổng quan về ngành kinh doanh dừa trái tươi tỉnh Bến Tre 1.1.1 Giới thiệu về tỉnh Bến Tre ....................................................................... 1 1.1.2 Tình hình trồng và tiêu thụ dừa trái tươi Bến Tre (6/2010- 6/2013) ..... 1 1.1.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng .............................................................. 1 1.1.2.2 Tình hình tiêu thụ dừa xiêm ..................................................................... 2 1.1.3. Khía cạnh các nhà quản lý....................................................................... 3 1.2. Vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.2.1 Sự cần thiết của đề tài ............................................................................... 3 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................ 4 1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4 1.2.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 5 1.2.5 Kết cấu của đề tài....................................................................................... 5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ ................................ 8 2.1 Những vấn đề cơ bản về chuỗi giá trị ........................................................ 8 2.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị ......................................................................... 8 2.1.2 Sơ đồ chuỗi giá trị...................................................................................... 9 2.1.3 Ưu nhược điểm của việc tham gia vào chuỗi giá trị ................................ 11 2.1.3.1 Ưu điểm ................................................................................................... 11 2.1.3.2 Nhược điểm .............................................................................................. 11
  5. 2.2 Phân tích chuỗi giá trị ................................................................................. 11 2.2.1 Nội dung phân tích chuỗi giá trị của các lý thuyết .................................. 14 2.2.2 Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị................................................. 15 2.2.3 Phân tích kinh tế đối với các chuỗi giá trị và so sánh đối chuẩn............ 16 2.2.3.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị ............................................................................ 16 2.2.3.2 Lượng hoá và mô tả chi tiết các chuỗi giá trị ......................................... 18 2.2.3.3 Phân tích kinh tế đối với các chuỗi giá trị và so sánh đối chuẩn ........... 19 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 21 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ DỪA TRÁI TƯƠI BẾN TRE .................................................................................................................. 22 3.1 Phân tích thực trạng về khách hàng thị trường và cạnh tranh đối với sản phẩm dừa tươi tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh ................................ 22 3.1.1 Kết quả khảo sát từ khách hàng ............................................................... 22 3.1.1.1 Mục tiêu khảo sát..................................................................................... 22 3.1.1.2 Mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................................. 22 3.1.1.3 Kết quả khảo sát ...................................................................................... 23 3.1.2 Tồn tại và hạn chế của sản phẩm dừa tươi Bến Tre tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................ 25 3.2 Phân tích chuỗi giá trị trái dừa tươi Bến Tre ........................................... 26 3.2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị dừa tươi Bến Tre ....................................................... 26 3.2.1.1 Lập sơ đồ chuỗi ....................................................................................... 26 3.2.1.2 Mô tả chuỗi giá trị ................................................................................... 27 3.2.1.3 Kênh thị trường (phân phối) của chuỗi ................................................... 28 3.2.2 Phân tích các tác nhân trong chuỗi .......................................................... 29 3.2.2.1 Phân tích tác nhân nông dân trồng ......................................................... 29 3.2.2.2 Phân tích tác nhân hộ thu gom và mua bán dừa tươi ............................ 32 3.2.2.3 Phân tích tác nhân thương lái cấp 2 ....................................................... 35 3.2.2.4 Phân tích tác nhân tiêu dùng ................................................................... 37 3.2.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị dừa tươi .................................................. 39
  6. 3.2.3.1 Phân tích kinh tế tác nhân nông hộ ........................................................ 39 3.2.3.2 Phân tích kinh tế tác nhân hộ thu gom và mua bán dừa tươi ................. 40 3.2.3.3 Phân tích tác nhân thương lái cấp 2 ....................................................... 42 3.2.4 Phân phối lợi ích ...................................................................................... 47 3.2.5 Quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị dừa ................................................ 49 3.2.5.1 Liên kết ngang ......................................................................................... 49 3.2.5.2 Liên kết dọc .............................................................................................. 50 3.2.6 Phân tích SWOT chuỗi giá trị dừa Bến Tre ........................................... 51 3.2.6.1 Phân tích điểm mạnh ............................................................................... 51 3.2.6.2 Phân tích điểm yếu .................................................................................. 52 3.2.6.3 Phân tích cơ hội ....................................................................................... 55 3.2.6.4 Phân tích thách thức: .............................................................................. 56 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 58 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ TRÁI DỪA TƯƠI BẾN TRE .......................................................... 59 4.1 Các mục tiêu ................................................................................................. 59 4.2 Các chiến lược đề xuất ứng với tình hình thực tế của chuỗi giá trị trái dừa tươi Bến Tre ............................................................................................... 59 4.2.1 Chiến lược SO: Theo đuổi các cơ hội phù hợp với điểm mạnh .............. 59 4.2.1.1 Chiến lược phát triển ổn định, đầu tư cải tạo và trồng mới, thâm canh tăng năng suất và chất lượng ............................................................................. 59 4.2.1.2 Chiến lược tận dụng điều kiện đổi mới về giao thông trong việc cung ứng sản phẩm ............................................................................................................. 59 4.2.1.3 Chiến lược đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, tạo tin tưởng về chất lượng và lợi ích sản phẩm ............................................................................................. 60 4.2.1.4 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm tạo thêm giá trị gia tăng cho toàn chuỗi .................................................................................................................. 61 4.2.2 Chiến lược WO: Khắc phục các điểm yếu để theo đuổi các cơ hội ........ 61 4.2.2.1 Chiến lược nâng cao chất lượng và năng suất dừa tươi Bến Tre ........... 61
  7. 4.2.2.2 Chiến lược nâng cao nhận thức nông hộ và các tác nhân trong toàn chuỗi .................................................................................................................. 61 4.2.2.3 Xây dựng chuỗi giá trị theo hướng thúc đẩy liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi .......................................................................................................... 62 4.2.3 Chiến lược WT: Xây dựng kế hoạch tránh mẫn cảm với tác động của thách thức .......................................................................................................... 63 4.2.3.1 Đảm bảo nguồn cung sản phẩm .............................................................. 63 4.2.3.2 Nâng cao năng lực phòng trị dịch bệnh .................................................. 63 4.3 Các hệ thống giải pháp ưu tiên nhằm góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị trái dừa tươi Bến Tre ....................................................................................... 64 4.3.1 Các giải pháp nhằm nâng cấp chất lượng sản phẩm: ............................. 64 4.3.2 Các giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm cung ứng ................................. 66 4.3.3 Các giải pháp về xúc tiến thương mại ...................................................... 67 4.4 Kiến nghị ...................................................................................................... 68 4.4.1 Đối với nhà nước ....................................................................................... 68 4.4.2 Đối với địa phương .................................................................................... 69 4.4.3 Đối với các tác nhân trong chuỗi .............................................................. 70 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 72 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................. 73 5.1 Kết luận ........................................................................................................ 73 5.2 Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................ 73 5.3 Hạn chế của nghiên cứu .............................................................................. 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 2-1: Nội dung phân tích chuỗi giá trị của các lý thuyết ................................ 15 Bảng 3-1: Phân bố qui mô diện tích trồng dừa của nông hộ tỉnh Bến Tre, năm 2013 ................................................................................................................30 Bảng 3-2: Chi phí và cơ cấu chi phí của nông hộ, số liệu 2013 ( tính cho 1.000 trái dừa)........................................................................................................31 Bảng 3-3: Thương mãi dừa trái ở nông hộ, tỉnh Bến Tre năm 2013 ...................... 33 Bảng 3-4: Diễn biến về năng suất dừa năm 2013 ................................................... 34 Bảng 3-5: Chi phí mua dừa trái tươi của thương lái cấp 1,số liệu 2013 ( tính cho 1.000 trái dừa ) .................................................................................................35 Bảng 3-6: Chi phí mua dừa trái tươi của thương lái cấp 2, số liệu 2013 ( tính cho 1.000 trái dừa) .........................................................................................................37 Bảng 3-7: Chi phí mua dừa trái tươi của hệ thống bán lẻ, số liệu 2013 ( tính cho 1.000 trái dừa) .........................................................................................................38 Bảng 3-8: Hạch toán nông hộ, số liệu 2013 (tính cho 1.000 trái dừa) ................... 40 Bảng 3-9: Hạch toán hộ thu gom dừa trái tươi (thương lái cấp 1), số liệu 2013 (tính cho 1.000 trái dừa) ........................................................................................ 41 Bảng 3-10: Hạch toán cho tác nhân thương lái cấp 2, số liệu 2013 ( tính cho 1,000 trái dừa) .........................................................................................................43 Bảng 3-11: Hiệu quả tài chính kênh sản xuất – thương mãi dừa tươi, số liệu 2013 (từ nông dân đến thương lái thu gom cấp 2) ......................................................... 44 Bảng 3-12: Phân phối chi phí và lợi nhuận của kênh sản xuất – thương mãi dừa tươi Bến Tre, số liệu 2013 (tính cho 1.000 trái) .................................................... 48 Bảng 3-13 : Phân tích SWOT sản phẩm dừa tươi tỉnh Bến Tre ............................. 57
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1-1: Chuỗi giá trị chung ...............................................................................9 Hình 3-1: Sơ đồ chuỗi giá trị trái dừa tươi Bến Tre ...........................................27 Hình 3-2: Phân phối chi phí và lợi nhuận của kênh sản xuất – thương mại dừa tươi Bến Tre ................................................................................................ 49
  10. TÓM TẮT Bến Tre là tỉnh có diện tích đất trồng dừa lớn nhất và tập trung nhất so với cả nước với trên 51,560 ha dừa, trong đó có 41,553 ha đang cho thu hoạch, sản lượng đạt 420 triệu trái/năm và có hơn 75% nông dân gắn bó với dừa. Vì thế, thu nhập của phần lớn người dân là từ dừa. Tuy nhiên, đời sống của người dân trong tỉnh cũng còn gặp nhiều khó khăn vì thu nhập từ dừa mang lại còn quá thấp, giá cả bấp bênh, biến động về giá dừa trong những năm gần đây không những gây ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân mà còn của tất cả các tác nhân trong chuỗi. Với mong muốn tìm ra các giải pháp tích cực để góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre, nâng cao hiệu quả hoạt động toàn chuỗi nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của các tác nhân trong chuỗi. Đề tài không đi vào phân tích tổng quát cho toàn ngành dừa mà tập trung vào phân tích chuỗi giá trị của riêng dừa trái tươi và tiến hành đánh giá hiệu quả của chuỗi. Qua kết quả phân tích thực tế, tác giả đã nhận diện những điểm mạnh, yếu của chuỗi về sản xuất, sản phẩm, kênh phân phối, thương mại, tiêu dùng, nhân lực và công nghệ cùng những cơ hội và nguy cơ. Trên cơ sơ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cho chuỗi giá trị sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre thông qua các chiến lược cụ thể về: ổn định, đầu tư cải tạo và trồng mới, thâm canh cây dừa, chiến lược tận dụng điều kiện đổi mới về giao thông trong việc cung ứng sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng năng suất và chất lượng, thúc đẩy phát triển các mối liên kết. Đồng thời, tác giả cũng các đề xuất giải pháp ưu tiên như: giải pháp nhằm nâng cấp chất lượng sản phẩm, giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm cung ứng, các giải pháp về xúc tiến thương mại và các kiến nghị cụ thể cho từng tác nhân trong chuỗi.
  11. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KINH DOANH DỪA TRÁI TƯƠI BẾN TRE VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Với sơ nét về ngành dừa Bến Tre nói chung và kinh doanh sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre nói riêng ở chương 1 sẽ cho chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh của ngành này tại tỉnh hiện nay. Qua đó, thấy được sự cần thiết của đề tài và các vấn đề cần nghiên cứu mà tác giả cũng sẽ đề cập ở phần 2 của chương này. 1.1 Tổng quan về ngành kinh doanh dừa trái tươi tỉnh Bến Tre 1.1.1 Giới thiệu về tỉnh Bến Tre Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2,360km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86km, cách thành phố Cần Thơ 120km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía đông giáp biển Đông. Nguồn tài nguyên chủ yếu và quan trọng của tỉnh là tài nguyên đất nông nghiệp. Năm 2013, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 179,672ha, chiếm 76.11% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích trồng cây ăn trái là 32,023ha, sản lượng là 318,469 tấn, diện tích trồng mía là 5,865ha, sản lượng đạt 460,056 tấn, diện tích trồng cây dừa là 51,560 ha, sản lượng đạt 420 triệu trái/năm và lớn nhất nước. Từ dừa có thể làm ra nhiều sản phẩm hết sức đa dạng và phong phú, được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng. Cây dừa đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, có thể nói là cây xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời góp một phần đáng kể vào ngân sách địa phương. Dừa là cây trồng có mặt lâu đời ở tỉnh Bến Tre và có thể xuất phát từ di dân từ các tỉnh duyên hải miền Trung đến định cư tại Bến Tre ba thế kỷ trước đây. Cây dừa cũng là cây trồng quan trọng và mang tính truyền thống của Bến Tre 1.1.2 Tình hình trồng và tiêu thụ dừa trái tươi tỉnh Bến Tre (6/2010 – 6/2013) 1.1.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng
  12. 2 Dừa Bến Tre được trồng tập trung chủ yếu ở các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, một phần của huyện Bình Đại và Châu Thành. Về mặt sinh thái, đất trồng dừa của Bến Tre chủ yếu là đất phù sa sông có ảnh hưởng mặn, và khu vực dừa tập trung nhiều nhất chính là vùng lợ. Hai huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc có 19,562 ha dừa, chiếm tỷ trọng 39.2% diện tích dừa toàn tỉnh, huyện Giồng Trôm cũng có diện tích dừa khá lớn với 12,569 ha, chiếm 25.18% tổng diện tích dừa của tỉnh, Bình Đại và Châu Thành cũng chiếm khá nhiều diện tích, khoảng 5,400 ha cho mỗi huyện (gần 11% diện tích dừa). Cơ cấu diện tích dừa đang cho thu hoạch cũng tương tự như vậy. Năng suất: Dừa trồng ở Bến Tre hầu như được thu hoạch quanh năm nhưng được chia thành hai vụ rõ rệt, mùa vụ chính từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa vụ phụ (mùa dừa treo) từ tháng 5 đến tháng đến tháng 9 hàng năm, thông thường thì vụ dừa phụ cho năng suất chỉ bằng 1/3 vụ chính. Năng suất dừa tươi khá biến động, năng suất trái/cây/năm biến thiên từ 30 đến 180 trái/cây/năm, trung bình là 81 trái/cây/năm. Nếu tính năng suất dừa trái tươi/ha/năm thì cũng biến động rất lớn từ 4,865 trái/ha/năm đến 30,000 trái/ha/năm (chênh lệch hơn 6 lần), bình quân là 17,092 trái/ha/năm. Hệ số biến thiên về năng suất trái tươi là 52.6% đối với chỉ tiêu số trái/cây/năm, và 35.5% đối với chỉ tiêu số trái/ha/năm. Hệ số biến thiên về năng suất trái khá lớn cho thấy năng suất dừa chênh lệch rất nhiều giữa các hộ trồng dừa, có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như giống, khoảng cách trồng, tuổi vườn dừa, mức đầu tư bón phân và chăm sóc, khả năng phòng trừ sâu bệnh hại, chất lượng đất đai, ….Nếu có các giải pháp thích hợp để cải thiện năng suất các hộ trồng dừa có năng suất thấp, chắc chắn năng suất bình quân sẽ còn có khả năng tăng lên nhiều 1.1.2.2 Tình hình tiêu thụ dừa trái tươi: Tình hình giá dừa tươi thường xuyên biến động, có thời điểm giá dừa tươi sụt giảm nghiêm trọng. Qua đầu năm 2013, thương lái đã mua dừa trở lại chỉ còn 1,200 đồng/trái, nhỉnh hơn so với thời điểm cuối tháng 6/2012, với giá bán này người dân
  13. 3 bán được một chục dừa (12 trái) chỉ mua đủ 1kg gạo. Từ khó khăn trên đã dẫn đến nhiều hộ nông dân ở các xã lần lượt đốn dừa để trồng cây khác vì họ rơi vào cảnh túng quẩn, có những hộ đã đốn bỏ đi 70% diện tích dừa để trồng bưởi da xanh. Đặc biệt, thời gian gần đây khoảng đầu tháng 6/2013, mặc dù giá dừa đã tăng trở lại nhưng các hộ nông dân lần lượt thuê máy cắt Kobe để đốn toàn bộ dừa đang cho trái chuyển sang đào vuông nuôi tôm. 1.1.3 Khía cạnh các nhà quản lý Đối với tỉnh Bến Tre, ngành dừa có một vai trò kinh tế - xã hội hết sức quan trọng và đóng góp rất có ý nghĩa vào phát triển nông thôn, tạo lập sinh kế cho cộng đồng cư dân nông thôn. Tỉnh Bến Tre xác định ngành dừa đóng góp rất có ý nghĩa vào xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân và đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách trước đó. Vì vậy, các thể chế nhà nước tỉnh Bến Tre đã có nhiều hoạt động tích cực để hỗ trợ cho ngành dừa, kể từ giai đoạn sản xuất đến chế biến, thương mại. Trong định hướng phát triển ngành dừa, tỉnh Bến Tre chú ý đến cải thiện chất lượng giống; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho sản xuất và vận chuyển sản phẩm; xây dựng mô hình liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ; xây dựng thương hiệu; xây dựng cụm– điểm công nghiệp– tiểu thủ công nghiệp chế biến; xây dựng làng nghề truyền thống theo quy mô vừa và nhỏ; hỗ trợ xúc tiến thương mại. Tùy theo chức năng và nhiệm vụ mà một số cơ quan quản lý Nhà nước cũng như thể chế khác nhau có những vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành dừa Bến Tre. Các kế hoạch là thế, nhưng tại thời điểm người dân trồng dừa phải lao đao vì giá dừa quá thấp, phải buộc lòng đốn đi những gốc dừa đã nhiều năm tuổi, chính quyền các cấp đều phải rơi vào khó khăn và loay hoay chưa tìm ra được giải pháp cứu cây dừa và người trồng dừa ngoài biện pháp rõ nét nhất là khuyến khích các ngân hàng hỗ trợ cho các tác nhân trong chuỗi vay vốn với lãi suất thấp. 1.2 Vấn đề nghiên cứu 1.2.1 Sự cần thiết của đề tài
  14. 4 Từ tổng quan về ngành dừa Bến Tre ta cũng thấy được mặc dù thời gian qua sản xuất nông sản hàng hóa của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Bến Tre nói riêng đã có nhiều đổi mới, tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giá thành sản xuất cao, lợi nhuận thấp. Thu nhập của người dân trồng dừa tươi rất bấp bênh do giá cả biến động, đời sống người dân trở nên khó khăn hơn khi giá dừa giảm xuống đột ngột. Mặc dù có nhiều thuận lợi để phát triển sản phẩm dừa, nhưng thực tế là người dân trồng dừa tỉnh Bến Tre vẫn chưa thực sự làm giàu được từ nó. Phần lớn sản lượng được tiêu thụ qua thương lái và tiêu thụ ở thị trường ngoài tỉnh, điều này có nghĩa là, khâu tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm thuộc về các tác nhân ở ngoài tỉnh và người trồng dừa trong tỉnh chỉ nhận được một phần ít giá trị gia tăng thuần và hoạt động trồng trọt của người sản xuất nhỏ lẻ nên không thu được lợi nhuận cao. Đây có phải là mấu chốt làm cho việc nâng cao thu nhập cho người dân trồng dừa gặp khó khăn hay không? Và còn nhiều vấn đề xoay quanh các khâu trồng trọt và tiêu thụ được đặt ra cho sản phẩm dừa tươi của tỉnh cần được phân tích để có thể giúp cho toàn bộ các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị bao gồm người trồng dừa, thương lái, người buôn sỉ, bán lẻ có thể gia tăng thu nhập. Những lý do này dẫn đến sự cần thiết phải tìm ra “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre” 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Xác định chuỗi giá trị sản phẩm dừa trái tươi tỉnh Bến Tre - Đánh giá hiệu quả của chuỗi giá trị sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre - Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre 1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đánh giá hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre - Phạm vi nghiên cứu: . Không gian: Tiến hành khảo sát trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Đối với các tác nhân ngoài tỉnh, nghiên cứu được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh
  15. 5 . Thời gian : Được tiến hành từ 28/3/2013 đến 20/07/2013 1.2.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận Hiện nay, giới nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam thường áp dụng một vài khung phương pháp luận về đánh giá chuỗi giá trị do các cơ quan quốc tế phát triển và đề xuất, dựa trên các lý thuyết về chuỗi giá trị và chuỗi ngành hàng. Các khung phương pháp luận về chuỗi giá trị được GTZ và M4P đề xuất, áp dụng khá phổ biến cho các nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam và các nước đang phát triển. Mặc dù có những khác biệt nhất định, các khung phân tích được áp dụng có nhiều điểm tương đồng và đặc biệt là đều phù hợp cho bối cảnh nghiên cứu– phát triển cho khu vực nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Trong báo cáo nghiên cứu này vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” (2007) của Eschborn và “Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo- Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị” M4P (2007). Đồng thời kết hợp với Phương pháp tiếp cận phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành hàng của Porter. M.E (1985) - Phương pháp phân tích: Nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre sử dụng một số phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng : Các phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm tìm hiểu bản chất của chuỗi giá trị dừa ở Bến Tre, quá trình vận động, tương tác giữa các nhóm tác nhân, giữa chuỗi giá trị và hệ thống chính sách tác động đến nó. Nghiên cứu này dùng các kỹ thuật cụ thể như phương pháp phi xác suất, chọn mẫu thuận tiện, thu thập dữ liệu mở, phân tích văn bản, số liệu thứ cấp, quan sát, tổng hợp. Đối với nhóm phương pháp định lượng, nghiên cứu áp dụng các công cụ điều tra thống kê, phân tích chi phí – lợi nhuận (cost and return analysis), phân tích giá trị gia tăng (value added analysis) cho từng công đoạn và toàn bộ chuỗi giá trị. 1.2.5 Kết cấu của đề tài Gồm 5 chương:
  16. 6 Chương 1: Tổng quan về ngành kinh doanh dừa trái tươi Bến Tre và vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị Chương 3: Phân tích chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi Bến Tre Chương 5: Kết luận
  17. 7 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Như vậy, qua những nét tổng quan về thực tế tình hình kinh doanh của ngành dừa Bến Tre - tỉnh có diện tích đất trồng dừa lớn nhất của Việt Nam, dừa chính là cây trồng tạo thu nhập hàng tháng cho đại đa số người dân đã cho thấy được sự cần thiết phải có những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cũng như hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi Bến Tre. Chương 1 cũng đi vào phân tích rõ thêm sự cần thiết của đề tài, đề cập mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi cùng phương pháp nghiên cứu. Với vấn đề nghiên cứu đặt ra và phương pháp phân tích chọn lựa, ta tiến hành đi vào phần cơ sở lý luận ở chương 2 để làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá hiệu quả của chuỗi nhằm đưa ra nhưng đề xuất thiết thực và hiệu quả nhất.
  18. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ Trong chương 2 sẽ trình bày những vấn đề cơ bản về chuỗi giá trị, hệ thống chuỗi giá trị, các ưu và nhược điểm của việc tham gia vào chuỗi giá trị. Đồng thời, giới thiệu các phương pháp phân tích chuỗi giá trị ứng với từng cách tiếp cận. Trên cơ sở đó, đề xuất khung phân tích chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre. 2.1 Những vấn đề cơ bản về chuỗi giá trị 2.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị Theo Porter. M.E (1985), chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của sản phẩm bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ để tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Theo đó, khi đi qua lần lượt các hoạt động của chuỗi mỗi sản phẩm nhận được một số giá trị. Các hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách hàng; các hoạt động bổ trợ nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chính. Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky.R và Morris.M, 2001). Một chuỗi giá trị là một hệ thống kinh tế có thể được mô tả như: - Một chuỗi các hoạt động kinh doanh có liên quan mật thiết với nhau (các chức năng) từ khi mua các đầu vào cụ thể dành cho việc sản xuất sản phẩm nào đó, đến việc hoàn chỉnh và quảng cáo, cuối cùng là bán thành phẩm cho người tiêu dùng. - Các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện những chức năng này, ví dụ như: nhà sản xuất, người chế biến, thương gia, nhà phân phối một sản phẩm cụ thể. Các doanh nghiệp này được liên kết với nhau bởi một loạt các hoạt động kinh doanh trong đó sản phẩm được chuyển từ các nhà sản xuất ban đầu tới những người tiêu dùng cuối cùng. - Một mô hình kinh doanh đối với một sản phẩm thương mại cụ thể, mô hình kinh doanh này cho phép các khách hàng cụ thể được sử dụng một công nghệ cụ thể và
  19. 9 là một cách điều phối đặc biệt giữa hoạt động sản xuất và marketing giữa nhiều doanh nghiệp 2.1.2 Sơ đồ chuỗi giá trị Hình 1-1: Chuỗi giá trị chung Nguồn: Porter. M.E (1985)(1) Porter. M.E (1985) phân biệt và nhóm gộp thành năm hoạt động chính: Logistics đầu vào (Inbound Logistics): những hoạt động này liên quan đến việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp Sản xuất (Production): các hoạt động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất Logistics đầu ra (Outbound Logistics): đây là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình, kế hoạch (1) Porter.M.E, 1985. Lợi thế cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Hoàng Phúc, 2008. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ, trang 104
  20. 10 Marketing và bán hàng (Marketing and Sales): những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá Dịch vụ khách hàng (Customer Service): các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm Các hoạt động bổ trợ được nhóm thành bốn loại: Thu mua (Purchase): thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty. Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản chẳng hạn như máy móc, thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ văn phòng và nhà xưởng. Những ví dụ này minh họa rằng các đầu vào được mua có thể liên hệ với các hoạt động chính cũng như các hoạt động bổ trợ. Đây chính là lý do khiến Porter M.E phân loại thu mua như một hoạt động bổ trợ chứ không phải là hoạt động chính. Phát triển công nghệ (Technology Development): “Công nghệ” có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh này, vì theo quan điểm của ông thì mọi hoạt động đều gắn liền với công nghệ, có thể là bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệ được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm. Đa phần các hoạt động giá trị sử dụng một công nghệ kết hợp một số lượng lớn các tiểu công nghệ khác nhau liên quan đến các lĩnh vực khoa học khác nhau. Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management): đây chính là những hoạt động liên quan đến việc chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên trong tổ chức, có hiệu lực cho cả các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ. Cơ sở hạ tầng công ty (Infrastructure): công ty nhìn nhận ở góc độ tổng quát chính là khách hàng của những hoạt động này. Chúng không hỗ trợ chỉ cho một hoặc nhiều các hoạt động chính, mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức. Các ví dụ của những hoạt động này chính là việc quản trị, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, tuân thủ quy định của luật pháp, quản trị chất lượng và quản trị cơ sở vật chất. Trong các doanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2