intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương đến năm 2015

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng thu hút và triển khai vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) của Bình Dương. Qua đó đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút và triển khai FDI. Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và những giải pháp thúc đẩy việc triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương đến năm 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÝ MINH CƯỜNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở BÌNH DƯƠNG ĐẾN 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HCM – NĂM 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÝ MINH CƯỜNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở BÌNH DƯƠNG ĐẾN 2015 Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS VÕ THANH THU TP HCM – NĂM 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và rõ ràng Bình dương, ngày tháng năm 2011 TÁ C G I Ả LÝ MINH CƯỜNG
  4. LỜI CẢM ƠN Trãi qua quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này cho phép tôi được gửi lời cám ơn chân thành đến: Cha mẹ và các Anh Chị em trong gia đình đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập. GS.TS Võ Thanh Thu, người đã tận tình hướng dẫn tôi để hoàn thành đề tài này. Thầy TSKH. Trần Trọng Khuê đã giúp đỡ và chỉ bảo tôi rất nhiều trong quá trình làm đề tài. Ban giám hiệu Đại học Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh Quý Thầy, Cô khoa sau Đại học, khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh Các Cô Chú, Anh Chị hiện đang công tác tại Sở Ban nghành trong tỉnh như: Chú Phạm Văn Sơn Khanh ( Phó trưởng ban quản lý KCN Vsip), Anh Nguyễn Hồng Nhật ( Cục thuế Bình Dương), Anh Nguyễn Quốc Hưng ( Ban quản lý KCN Bình Dương),… Các anh chị em lớp cao học quản trị kinh doanh khóa 17 Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ nhau, đoàn kết nhau cùng tôi đi suốt chặn đường qua. Xin chân thành cám ơn.
  5. 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT FDI ........................................ 3 1.1 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ...................... 3 1.1.1 . Một số khái niệm và đặc điểm cơ bản về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. ....... 3 1.1.2 Phân loại đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ............................................................ 4 1.1.3 Vai trò của FDI đối với nƣớc tiếp nhận đầu tƣ .............................................. 6 1.1.4 Thu hút FDI ................................................................................................. 13 1.2 Triển khai dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài....... Error! Bookmark not defined. 1.2.1 Khái niệm triển khai dự án FDI ................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2 Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc thu hút ................................................. 14 1.3 Bài học kinh nghiệm về thu hút FDI của tỉnh Chiết Giang – Trung quốc ............... 20 1.3.1 Lý do nghiên cứu tỉnh Chiết Giang .................................................................... 20 1.3.2 Kinh nghiệm của Chiết Giang ............................................................................ 21 Kết luận chƣơng 1. ............................................................................................................... 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT CÁC DỰ ÁN FDI Ở TỈNH BÌNH DƢƠNG ... 26 2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh Bình Dƣơng ....................................... 26 2.1.1 Vị trí địa lý, chính trị xã hội của Bình Dƣơng .................................................... 26 2.1.2 Vị trí địa lý của Bình Dƣơng trong chiến lƣợc phát triển chung của cả nƣớc .... 26 2.2 Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Bình Dƣơng ............ 28 2.2.1 Tình hình thu hút dự án và qui mô ...................................................................... 28  Nguyên nhân khách quan: ....................................................................................... 31  Nguyên nhân chủ quan : .......................................................................................... 31 2.2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tƣ theo quốc gia ........................................................ 33 Kết quả và hậu quả mất cân đối trong thu hút vốn đầu tƣ theo đối tác........................ 34 Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân đối trong thu hút đầu tƣ theo đối tác ........... 35  Nguyên nhân khách quan : ...................................................................................... 35  Nguyên nhân chủ quan: ........................................................................................... 35 2.2.3 Tình hình thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tƣ ............................................... 36 2.2.4 Tình hình thu hút vốn đầu tƣ theo ngành đầu tƣ ................................................. 37
  6. 2 2.2.5 Kết quả hoạt động thu hút FDI tại tỉnh Bình Dƣơng từ năm 1988 - 2010 .......... 38 2.3. Kết quả nghiên cứu điển hình ................................................................................... 39 2.3.1. Thiết kế khảo sát ................................................................................................ 39 2.3.2. Kết quả khảo sát (Phụ lục ) ............................................................................. 40 2.3.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI ở Bình Dƣơng .................................... 45 2.4 Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút các dự án FDI ở Bình Dƣơng ......... 59 2.4.1 Những thành tựu trong việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Bình Dƣơng .......................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.4.2 Những hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Bình Dƣơng ..................................................................................................................................... 60 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................................... 66 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG THU HÚT CÁC DỰ ÁN FDI Ở BÌNH DƢƠNG .................................................................................................................... 67 3.1 Mục tiêu, quan điểm và cơ sở đề xuất giải pháp nhằm gia tăng thu hút FDI ở Bình Dƣơng .............................................................................................................................. 67 3.1.1 Mục tiêu .............................................................................................................. 67 3.1.2 Quan điểm ........................................................................................................... 68 3.1.3 Cơ sở đề xuất các giải pháp ................................................................................ 68 3.2 Một số giải pháp nhằm gia tăng thu hút FDI ở Bình Dƣơng .................................... 69 3.3 Những kiến nghị để tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Bình Dƣơng .............................................................................................................................. 80 3.3.1 Đối với UBND tỉnh Bình Dƣơng ....................................................................... 80 3.3.2 Đối với các ban ngành liên quan......................................................................... 80 3.3.3 Đối với Ban quản lý KCN .................................................................................. 81 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 82 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 88
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Bảng 2.1 : Dự án FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ 1989 - 2010 Bảng 2.2 : Các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bình Dương......... Bảng 2.3 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư Bảng 2.4 : Kết quả kê khai thuế của các doanh nghiệp FDI................... Bảng 2.5 : Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành giai đoạn 1998 - 2010 Bảng 2.6 : Cơ cấu các ngành của nền kinh tế tỉnh Bình Dương Bảng 2.7 : Qui mô và cơ cấu lao động trong các KCN Bảng 2.8 : Tỷ trọng lao động tại các KCN tỉnh Bình Dương Đồ thị 2.1 : Thống kê loại hình doanh nghiệp tại các KCN ở Bình Dương. Đồ thị 2.2 : Nguồn gốc, xuất xứ của nguồn vốn FDI tại KCN Bình Dương Đồ thị 2.3 Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp FDI được khảo sát tại KCN Bình Dương. Đồ thị 2.4 : Những ưu điểm thu hút đầu tư FDI tại Bình Dương Hình 3.1: Quy trình thủ tục hành chính giải quyết hồ sơ theo cơ chế “ một cửa tại chỗ’ ở Ban quả lý KCN Bình Dương
  8. CÁC CHỮ VIẾT TẮT FDI (Foreign Direct Invesment): Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài BOT ( Build - Operate-Transfer): Xây dựng – kinh doanh - chuyển giao BTO ( Build - Transfer - Operate): Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh BT ( Build -Transfer): Xây dựng - chuyển giao CN: Công nghiệp CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DN: Doanh nghiệp GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội IMF (International monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế IT: Công nghệ thông tin KH&ĐT: Kế hoạch và Đầu tư KT-XH: Kinh tế - Xã hội NSNN : Ngân sách Nhà nước NĐ-CP: Nghị định Chính phủ VĐK: Vốn đăng ký VPĐ: Vốn pháp định WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới UBND: Ủy ban Nhân dân USD: Đô la Mỹ
  9. i LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài: Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên 2.695,54 km2, với dân số 1.482.636 người, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước, bình quân GDP hàng năm tăng 14%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đến cuối năm 2010 là: Công nghiệp 63%, Dịch vụ 32,6%, Nông nghiệp 4,4%. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như vậy, Bình Dương luôn nằm trong tốp 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI). Tính đến cuối năm 2010, Bình Dương thu hút được 2.136 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký là 13.976,36 triệu USD. Đáng lẽ con số sẽ không dừng ở đó nếu như Bình Dương tận dụng và khai thác tốt hơn nữa những thế mạnh của tỉnh nhà trong các hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động thu hút và triển khai vốn đầu tư trực tiếp nước vẫn bộc lộ những hạn chế, vì vậy kết quả đạt được chưa phản ảnh đúng tiềm năng của tỉnh Bình Dương như là các công ty đa quốc gia tác động lan tỏa, lôi kéo sự phát triển của các doanh nghiệp khác vào hoạt động tại Bình Dương không nhiều, các doanh nghiệp FDI còn nhỏ về qui mô; chưa nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghệ cao, mang tính tiên phong mà chủ yếu đầu tư vào các ngành thâm hụt lao động như: dệt, may, giày dép, lắp ráp hàng điện, điện tử… Chính vì vậy mà tác giả chọn đề tài” Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương đến năm 2015” làm nội dung luận văn Thạc sỹ kinh tế của mình nhằm góp phần tăng cường thu hút và triển khai nhiều hơn nữa những dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khai thác tiềm năng và lợi thế của Bình Dương, để Bình Dương trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. 2. Mục tiêu nghiên cứu
  10. ii  Nghiên cứu, rút ra cơ sở lý luận và các kinh nghiệm tăng cường thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.  Đánh giá thực trạng thu hút và triển khai vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) của Bình Dương. Qua đó đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút và triển khai FDI.  Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và những giải pháp thúc đẩy việc triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3. Nhiệm vụ luận văn: Để thực hiện đề tài này, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:  Tổng quan lý thuyết có liên quan đến thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.  Nghiên cứu những kinh nghiệm thu hút, triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số tỉnh, thành phố trong và ngoài nước, rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc giải quyết vấn đề nghiên cứu của luận văn.  Đánh giá được thực trạng thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương, rút ra được những thành tựu và hạn chế.  Nghiên cứu những nguyên nhân tác động đến khả năng thu hút và tổ chức triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương.  Đề xuất hệ thống các giải pháp để đẩy mạnh thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương. 4. Những câu hỏi mà đề tài hƣớng tới giải quyết. Tóm lại nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm giải quyết các câu hỏi sau:  Thu hút đầu tư quốc tế là gì? Được hiểu như thế nào?  Vai trò của vấn đề thu hút và việc thu hút có hiệu quả phụ thuộc vào yếu tố nào?
  11. iii  Triển khai một dự án đầu tư nước ngoài phải trải qua những bước nào? Việc triển khai nhanh các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc vào những yếu tố nào?  Ở các nước, để tăng cường thu hút vốn có hiệu quả và đưa các dự án được cấp giấy phép đi nhanh vào hoạt động người ta đã làm như thế nào? Những kinh nghiệm nên học hỏi và không nên học hỏi là gì?  Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào? Những yếu tố nào tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương?  Triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương nhanh hay chậm? Những yếu tố nào tác động đến việc triển khai?  Làm thế nào để Bình Dương tiếp tục thu hút và triển khai có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Phạm vi nghiên cứu: Do tính đa dạng và phức tạp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vì vậy trong luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề thu hút và triển khai các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp định tính để thu thập số liệu thứ cấp từ Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch và đầu tư, các bài báo, báo cáo, website… và các số liệu sơ cấp được thu thập từ các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Sở kế hoạch và đầu tư Bình Dương, Cục thống kê Bình Dương và các Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh để tổng hợp, phân tích, lập bảng… nhằm đánh giá đúng đắn hoạt động thu hút và triển khai các dự án FDI và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và triển khai dự án FDI ở Bình Dương.
  12. iv Phương pháp định lượng: Thiết kế phiếu khảo sát liên quan đến các hoạt động thu hút và triển khai các dự án FDI và gửi đến các doanh nghiệp FDI hiện đang đầu tư trên địa bàn Bình Dương. Cụ thể: - Dạng bảng câu hỏi khảo sát: bảng định danh và thang đo mức độ với 7 mức điểm (1: Thấp nhất – 7: Cao nhất) - Quy mô mẫu: 75 doanh nghiệp tại KCN Bình Dương - Dạng câu hỏi: 15 câu hỏi dạng đóng và 8 câu hỏi dạng mở - Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để thống kê và phân tích kết quả của các phiếu khảo sát, sử dụng kết quả đó để đưa phân tích trong đề tài của tác giả. 7. Tổng quan về đề tài nghiên cứu và điểm mới của luận văn 7.1 . Tổng quan về đề tài nghiên cứu Trước đây đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ nghiên cứu những khía cạnh này hay khía cạnh khác có liên quan đến thu hút và triển khai FDI, sau đây là các công trình tiêu biểu mà tác giả đã tiếp cận: (1) Trần Văn Lợi, Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến 2020, luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2007. Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của tác động FDI đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Luận án đã phân tích, đánh giá vai trò và tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian qua, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến 2020. Tuy nhiên trong đề tài này, tác giả chưa nêu lên các yếu tố tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI ở Bình Dương.
  13. v (2) Phạm Văn Sơn Khanh, Giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, luận án tiến sỹ kinh tế, Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. Luận án này tập trung làm rõ quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, phân tích thực trạng phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, làm rõ mặt tích cực và hạn chế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiếp nhận và phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất. Tuy nhiên, luận án chưa đề cập đến hoạt động thu hút và triển khai các dự án FDI ở Bình Dương. (3) Phạm Minh Nhựt, Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phồ Đà Nẵng, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. Nội dung của luận văn này tác giả nêu lên tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các bài học kinh nghiệm rút ra từ các quốc gia, tỉnh, thành phố trong nước thành công trong thu hút FDI. Phân tích thực trạng thu hút vốn FDI và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn FDI tại Thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. Tuy nhiên, luận văn không nêu lên những yếu tố tác động đến việc thu hút và triển khai FDI ở Bình Dương. (4) Võ Văn Minh, Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bình Dương, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2007 Luận văn này tác giả phân tích môi trường đầu tư tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao hiệu hoạt động xúc tiến đầu tư. Song song đó, tác giải cũng phân tích định hướng hoạt động xúc tiến đầu tư, thực trạng xúc tiến đầu tư tại Bình Dương hiện nay, từ đó xác định định hướng chiến lược xúc tiến đầu tư vào Bình Dương và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả
  14. vi xúc tiến đầu tư tại Bình Dương. Tuy nhiên, luận văn chỉ nêu lên khía cạnh xúc tiến đầu tư mà không nêu lên các vấn đề liên quan đến thu hút và triển khai FDI ở Bình Dương. 7.2 Điểm mới của luận văn Luận văn đã nêu lên được cơ sở lý luận về các hoạt động thu hút và triển khai các dự án FDI, tác động của việc thu hút và triển khai các dự án FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư. Rút ra được bài học kinh nghiệm về thu hút đầu tư nước ngoài của Thành phố Chiết Giang, một trong những Thành phố có nhiều điểm tương đồng với tỉnh Bình Dương. Nêu lên được thực trạng thu hút và triển khai các dự án FDI vở Bình Dương và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI ở Bình Dương. 8. Khung nghiên cứu Tính logic và nội dung cơ bản của luận văn thể hiện thông qua khung ngiện cứu sau đây:
  15. vii CHƢƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT VÀ TRIỂN KHAI FDI VÀO ĐỊA PHƢƠNG NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU KHÁI NIỆM FDI VÀ THU HÚT, TRIỂN KHAI FDI HÚT VÀ TRIỂN KHAI FDI - Các vấn đề chung về - Các yếu tố ảnh hưởng - Kinh nghiệm thu hút và FDI và thu hút FDI đến thu hút FDI triển khai FDI tại thành - Khái niệm và vai trò - Các yếu tố ảnh hưởng phố Chiết Giang Trung triển khai FDI . đến triển khai FDI Quốc. - Bài học kinh nghiệm CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ TRIỀN KHAI CÁC DỰ ÁN FDI Ở TỈNH BÌNH DƢƠNG Kết quả thu hút và triển khai Thực trạng thu hút và triển khai các dự án FDI tại tỉnh Bình Dƣơng FDI tại tỉnh Bình Dƣơng Khái quát tình Thực trạng thu hút vốn FDI tại Thực trạng triển khai các - Kết quả thu hút FDI hình kinh tế - tỉnh Bình Dương: dự án FDI tại tỉnh Bình - Kết quả triển khai. - Tình hình thu hút dự án và qui Dương: - Nghiên cứu điển hình xã hội của tỉnh mô. - Các quy định về triển các dự án FDI tại tỉnh Bình Dương - Tình hình thu hút vốn đầu tư khai FDI tại Bình Bình Dương - Những thành tựu và hạn theo quốc gia Dương chế trong việc thu hút và - Tình hình thu hút FDI theo - Tình hình triển khai triển khai các dự án FDI hình thức đầu tư. các dự án FDI tại Bình Dương - Tình hình thu hút vốn đầu tư - Các nhân tố ảnh hưởng theo ngành đầu tư đến thu hút và triển khai FDI. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ Mục tiêu, quan điểm và cơ sở đề Các giải pháp Các kiến nghị xuất giải pháp - Mục tiêu phát triển kinh tế xã Nhóm Giải pháp thu hút Nhóm GP triển khai - Đối với Chính phủ hội tỉnh Bình Dương đến năm - Cải thiện môi trường - Quy hoạch và giải và các bộ ban 2015. đầu tư. phóng mặt bằng ngành lên quan. - Mục tiêu thu hút và triển khai - Tăng cường hoạt động - Kiểm tra và xử lý - Đối với UBND các dự án FDI . xúc tiến đầu tư FDI. đối với các dự án tỉnh và khu công - Quan điểm thu hút và triển khai - Hoàn thiện cơ sở hạ FDI chậm triển khai. nghiệp. các dự án FDI nhằm góp phần tầng theo hướng đồng - Tăng cường giám phát triển hài hòa kinh tế và các bộ, hiện đại sát việc giải ngân vấn đề Xã hội. - Phát triển và đào tạo - Phát triển công - Cơ sở đề xuất giải pháp là kế nguồn nhân lực . nghiệp hỗ trợ hoạch và chiến lược phát triển
  16. viii 9. Kết cấu đề tài: Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung cơ bản của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những cơ sở lý luận về thu hút và triển khai FDI vao địa phương Ở chương này, tác giả đưa ra các khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài, mặt tích cực và tiêu cực khi thu hút FDI. Nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút và triển khai FDI, các thủ tục trong việc triển khai các dự án FDI, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm từ những mô hình có đều kiện tương đồng với Bình Dương làm cơ sở lý luận để giải các chương sau. Chương 2: Thực trạng thu hút và triển khai FDI trên địa bàn Bình Dương Trọng tâm của chương 2 là tập trung vào phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương, tình hình triển khai các dự án đầu tư nước ngoài ở Bình Dương. Nêu lên những thành tựu và hạn chế trong thu hút và triển khai vốn đầu tư nước ngoài ở Bình Dương, nguyên nhân hạn chế trong thu hút và triển khai FDI ở Bình Dương. Chương này làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và triển khai FDI vào Bình Dương ở chương 3. Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường thu hút và triển khai FDI ở Bình Dương Nội dung chương này, tác giả nêu lên mục tiêu, quan điểm và cơ sở đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút và triển khai FDI ở Bình Dương. Các giải pháp đề xuất được đúc kết thành hai nhóm giải pháp cụ thể: nhóm giải pháp thu hút FDI và nhóm giải pháp tăng cường triển khai FDI. Các nhóm giải pháp đều tập trung vào mục đích tăng cường thu hút vào triển khai FDI ở Bình Dương, đồng thời kiến nghị các cơ quan ban ngành có liên quan.
  17. 3 CHƢƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT FDI 1.1 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.1.1 . Một số khái niệm và đặc điểm cơ bản về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. 1.1.1.1 Khái niệm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tƣ trực tiếp. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài - FDI (Foreign Direct Investment): Xuất phát từ nhiều khía cạnh, giác độ, quan điểm khác nhau trên thế giới đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về FDI - Trong cuốn cẩm nang thanh toán, xuất bản lần thứ 5 năm 1993, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund) định nghĩa “Đầu tƣ trực tiếp là hình thức đầu tƣ quốc tế mà một đơn vị cƣ trú của một nền kinh tế (nhà đầu tƣ trực tiếp) đầu tƣ vào một đơn vị cƣ trú của một nền kinh tế khác (xí nghiệp đầu tƣ trực tiếp) với mục đích thu đƣợc lợi ích lâu dài từ hoạt động đầu tƣ này”. - Báo cáo hoạt động đầu tƣ thế giới của Liên Hiệp Quốc (United Nations) năm 1999 định nghĩa Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhƣ sau: “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là một sự đầu tƣ bao gồm mối quan hệ dài hạn và phản ánh lợi tức lâu dài và sự kiểm soát của một chủ thể trong một nền kinh tế (chủ thể ở đây có thể là nhà đầu tƣ cá thể ở nƣớc ngoài hoặc công ty mẹ)”. [15;22] - Luật đầu tƣ 2005 không có định nghĩa cụ thể về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣng theo khoản 2 và khoản 12, điều 3 định nghĩa: • “Đầu tƣ trực tiếp là hình thức đầu tƣ do nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ và tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ”. • “Đầu tƣ nƣớc ngoài là việc nhà đầu tƣ nƣớc ngòai đƣa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành họat động đầu tƣ”. Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu một cách khái quát về đầu tƣ trai”tiếp nƣớc ngoài nhƣ sau: “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại một quốc gia là
  18. 4 việc nhà đầu tƣ ở một nƣớc khác đƣa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó để có đƣợc quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho mình”. Nhƣ vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nƣớc ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của FDI đó là: có sự dịch chuyển tƣ bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tƣ (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào họat động sử dụng vốn và quản lý đối tƣợng đầu tƣ. 1.1.1.2 Đặc điểm của hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài  Chủ đầu tƣ thƣờng là cá nhân hoặc là các doanh nghiệp kinh doanh có nhu cầu kinh doanh ở nƣớc ngoài.  Mục tiêu của chủ đầu tƣ là mục tiêu dài hạn ở nƣớc ngoài nhằm mục đích thu lợi nhuận.  Pháp nhân của dự án FDI mang pháp nhân của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, chịu sự điều tiết của hệ thống luật nƣớc này.  Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia trực tiếp vào việc quản lý, điều hành các hoạt động sử dụng vốn với mức độ tham gia căn cứ vào tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của dự án đầu tƣ.  Lợi nhuận của chủ đầu tƣ phụ thuộc vào kết quả của hoạt động của dự án đầu tƣ. Lời và lỗ đƣợc chia cho các chủ đầu tƣ theo tỷ lệ góp vốn sau khi đã nộp thuế lợi tức cho nƣớc chủ nhà. 1.1.2 Phân loại đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ngƣời nghiên cứu mà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc phân loại theo các tiêu chí khác nhau: 1.1.2.1 Phân loại theo tính chất chủ sở hữu và quản lý  Liên doanh (Joint venture enterprise ) là một hình thức hợp tác đầu tƣ giữa hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập bằng cách cùng nhau thành lập, quản lý và đồng
  19. 5 sở hữu một doanh nghiệp độc lập khác. Quyền kiểm soát liên doanh phụ thuộc vào phần hùn vốn của mỗi bên trong vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.  Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual Bussiness corporation) Là hình thức hai Bên hoặc nhiều Bên thỏa thuận hợp tác kinh doanh mà không cần lập ra pháp nhân mới tại nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.  Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Capital Enterprise): là một công ty con do doanh nghiệp thành lập ở nƣớc ngoài, sở hữu 100% vốn và nắm toàn quyền kiểm soát. 1.1.2.2 Phân loại theo cách thức thực hiện đầu tƣ  Đầu tư mới (GI – Greenfield Investment): Đầu tƣ mới là một dạng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhằm mua trang thiết bị mới hoặc nhằm mở rộng những trang thiết bị hiện có. Đầu tƣ mới là mục tiêu chính của các quốc gia nhận đầu tƣ bởi vì đầu tƣ theo hình thức này tạo ra nhà máy sản xuất mới, tạo thêm việc làm, chuyển giao công nghệ và bí quyết, và tạo ảnh hƣởng đến thƣơng mại trên thị trƣờng thế giới.  Đầu tư mở rộng: thông qua tăng vốn để mở rộng cơ sở kinh doanh hiện hữu ở hải ngoại.  Đầu tư thông qua mua cổ phiếu để trở thành cổ đông chiến lƣợc của các công ty ở nƣớc tiếp nhận đầu tƣ  Sát nhập và mua lại (M&A – Mergers and Acquisitions): Các nhà đầu tƣ tiến hành đầu tƣ bằng cách mua lại và sát nhập các doanh nghiệp hiện có ở nƣớc ngoài. 1.1.2.3 Phân loại theo lĩnh vực đầu tƣ  Đầu tư theo chiều ngang (HI – Horizontal Investment): là việc chủ đầu tƣ nƣớc ngoài bỏ vốn đầu tƣ vào cùng một ngành, một lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh tƣơng tự nhƣ họ đang thực hiện trong nƣớc mình.  Đầu tư theo chiều dọc (VI – Vertical Investment): là việc chủ đầu tƣ nƣớc
  20. 6 ngoài bỏ vốn đầu tƣ vào ngành hay lĩnh vực sẽ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho cơ sở sản xuất trong nƣớc của họ (backward vertical FDI) hoặc vào ngành hay lĩnh vực sẽ sử dụng sản phẩm của cơ sở sản xuất trong nƣớc của họ (forward vertical FDI). 1.1.2.4 Phân loại theo động cơ của Nhà đầu tƣ:  FDI tìm kiếm nguồn lực từ nước ngoài: đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài nhằm khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên (Đất đai, tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí đốt; đất hiếm, nguồn nƣớc….) và tìm kiếm lao động giá thấp hoặc có chuyên môn nhằm mục đích khai thác lợi thế so sánh của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.  FDI chiếm lĩnh thị trường: là hoạt động đầu tƣ nhằm sản xuất ra các sản phẩm thích ứng với thị hiếu và nhu cầu tại chỗ cũng nhƣ để sử dụng nguyên liệu tại nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, ngoài ra với hoạt động đầu tƣ FDI cho phép Nhà đầu tƣ “né” đƣợc hàng rào bảo hộ mậu dịch thuế quan và phi thuế quan lập ra càng nhiều và ngày càng tinh vi ở nƣớc NK nếu họ thâm nhập qua con đƣờng thƣơng mại . Mục tiêu của loại đầu tƣ này là nhằm chiếm lĩnh thị trƣờng.  FDI nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư: là các hoạt động đầu tƣ nhằm khai thác các lợi thế của các Quốc gia khác nhằm giảm chi phí kinh doanh, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tƣ.  FDI còn giúp các Nhà đầu tư phân tán rủi ro, trong đó có rủi ro về chính trị và XH trong nƣớc bất ổn. Ngoài ra, còn có hình thức khu chế xuất ( Export Processing Zone), hình thức phát triển khu công nghiệp ( Industrial Zone). 1.1.3 Vai trò của FDI đối với nƣớc tiếp nhận đầu tƣ 1.1.3.1 Mặt tích cực Thứ nhất: Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã kịp thời bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2