intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

52
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài nghiên cứu này sẽ tập trung tìm hiểu yếu tố vĩ mô nào sau đây tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ---------------- HỒ KIM VŨ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ---------------- HỒ KIM VŨ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Hữu Huy Nhựt Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài viết này là công trình nghiên cứu của tôi, được giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Huy Nhựt- hiện đang công tác tại trường Đại học kinh tế TPHCM hỗ trợ giúp đỡ thực hiện. Tất cả các nội dung và kết quả thu được từ đề tài này là hoàn toàn trung thực, chưa được ai công bố trước đây. Các số liệu nghiên cứu được tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có trong tài liệu tham khảo. Các nhận định, đánh giá hay nguồn trích dẫn của các tác giả khác , các cơ quan tổ chức khác đều được chú thích nguồn gốc rõ ràng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian dối nào trong bài nghiên cứu này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng xét duyệt. TPHCM, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Tác giả Hồ Kim Vũ
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADF : Augmented Dickey- Fuller CPI : Chỉ số giá tiêu dùng ER : Exchange Rate FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GSO : Tổng cục thống kê IFS : Thống kê tài chính quốc tế IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế INF : Lạm phát IP : Giá trị sản xuất công nghiệp IR : Lãi suất NHTW : Ngân hàng trung ương OLS : Bình phương bé nhất SBV : Ngân hàng nhà nước Việt Nam S&P500 : Standard and Poor 500 TROP : Trade Openness VAR : Tự hồi qui Vectơ
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Nguồn dữ liệu của các yếu tố kinh tế vĩ mô được thu nhập trong bài nghiên cứu ................................................................................................................ 20 Bảng 4.1: Sự tương quan của FDI và các biến vĩ mô .............................................. 27 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (theo tháng) ....................... 28 Bảng 4.3 : Kết quả xác định độ trễ cho mô hình ( dữ liệu theo tháng)…………….29 Bảng 4.4: Kết quả ứng lượng mô hình hồi qui theo tháng....................................... 30 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả theo tháng .................................... 33 Bảng 4.6: Kết quả phân tích phân rã phương sai (dữ liệu theo tháng) .................... 36 Bảng 4.7: Tương quan giữa FDI và các yếu tố vĩ mô theo quý ............................... 37 Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (theo quý) .......................... 38 Bảng 4.9 : Kết quả xác định độ trễ cho mô hình ( dữ liệu theo quý)………..…….39 Bảng 4.10: Kết quả ước lượng hồi qui với dữ liệu theo quý ................................... 40 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định nhân quả với dữ liệu theo quý ................................ 42 Bảng 4.12: Kết quả phân tích phân rã phương sai (dữ liệu theo quý) ..................... 46 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 4.1: Giá trị vốn FDI theo quý từ năm 2004 đến 2013 ..................................... 26 Hình 4.2: Phản ứng của FDI trước cú sốc của các yếu tố vĩ mô (theo tháng) ......... 35 Hình 4.3: Phản ứng của FDI trước cú sốc của các yếu tố vĩ mô (dữ liệu quý)........ 45
  6. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 2 1.1. Lý do chọn đề tài: .............................................................................................. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: ........................................................................................... 3 1.4. Bố cục của luận văn: .......................................................................................... 4 1.5. Điểm mới của đề tài: .......................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............. 6 2.1. Giới thiệu các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) tại Việt Nam: .................................................................................. 6 2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): ................................................................ 6 2.1.2. Tỷ giá hối đoái: ........................................................................................... 8 2.1.3. Độ mở thương mại: ..................................................................................... 8 2.1.4. Lãi suất: ...................................................................................................... 9 2.1.5. Mức độ sinh lời: ........................................................................................ 10 2.1.6. Lạm phát: .................................................................................................. 11 2.2. Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến dòng vốn FDI ................................................................................. 11 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 19 3.1. Dữ liệu nghiên cứu:.......................................................................................... 19 3.2. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 21 3.2.1. Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Roots Test): ............................................ 22   
  7. 3.2.2. Kiểm định nhân quả Granger ( Granger Causality test): ........................ 23 3.2.3. Mô hình vectơ tự hồi qui VAR:.................................................................. 24 3.2.4. Phân tích hàm phản ứng đẩy: ................................................................... 25 3.2.5. Phân rã phương sai: ................................................................................. 25 CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 26 4.1. Phân tích xu hướng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) tại Việt Nam qua các năm : .............................................................................................................. 26 4.2. Kết quả nghiên cứu theo tháng: ....................................................................... 27 4.2.1. Phân tích sự tương quan giữa FDI và các biến kinh tế vĩ mô : ................ 27 4.2.2. Kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu : ............................................ 28 4.2.3. Xác định độ trễ thích hợp cho mô hình hồi qui: ....................................... 29 4.2.4. Kết quả kiểm định mô hình VAR: .............................................................. 30 4.2.5. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger: .................................................... 33 4.2.6. Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy: ...................................................... 35 4.3. Kết quả nghiên cứu theo quý: .......................................................................... 37 4.3.1. Phân tích sự tương quan giữa FDI và các biến kinh tế vĩ mô: ................. 37 4.3.2. Kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu: ............................................. 38 4.3.3. Xác định độ trễ thích hợp cho mô hình hồi qui: ....................................... 39 4.3.4. Kết quả kiểm định mô hình VAR:.............................................................. 40 4.3.5. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger: .................................................... 42 4.3.6. Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy: ...................................................... 44 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 48 5.1. Kết luận : .......................................................................................................... 48 5.2. Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: ............................................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC   
  8. 1 TÓM TẮT   Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp kiểm định nhân qua Granger và mô hình tự hồi qui Vector, phân tích hàm phản ứng đẩy, phân rã phương sai để khảo sát mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và các nhân tố kinh tế vĩ mô như sau: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc giá trị sản xuất công nghiệp (IP) - đại diện cho độ lớn của thị trường; Tỉ giá hối đoái (ER- VNĐ/USD); Độ mở thương mại (TROP); Lãi suất (IR); Lạm phát (INF), chỉ số chứng khoán Mỹ S&P500. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy: FDI thay đổi từng tháng cũng như từng quý tùy thuộc quy mô từng dự án nhưng nhìn chung có xu hướng tăng dần qua các năm. Khi lãi suất và lạm phát thay đổi thì trong ngắn hạn có tác động làm biến động vốn FDI. Khi có xảy ra cú sốc về lãi suất thì trong thời gian từ 1 đến 4 tháng nó làm cho dòng vốn FDI biến động mạnh nhưng sau bốn tháng thì hầu như nó không còn bị ảnh hưởng nữa. Với kết quả kiểm định theo dữ liệu quý thì cho ta thấy khi GDP tăng nó làm cho FDI cũng tăng sau đó một quý nhưng ảnh hưởng này là không nhiều. Trong khi đó khi lãi suất thay đổi thì một quý sau nó làm cho FDI thay đổi rất rõ rệt. Ngoài ra độ mở thương mại tăng thì một quý sau nó làm cho FDI tăng theo. Theo kiểm định nhân quả với dữ liệu theo quý cho thấy dòng vốn FDI có tác động ngược trở lại lạm phát. Khi xảy ra cú sốc của FDI, tỉ giá hối đoái, GDP hay độ mở thương mại thì dòng vốn FDI sẽ thay đổi mạnh sau đó từ một đến ba quý, từ bốn quý thì mức độ ảnh hưởng không nhiều, và từ năm quý trở đi thì hầu như không thấy bị ảnh hưởng nữa. Từ khóa: FDI, Lãi suất, Lạm phát, Độ mở thương mại, S&P500, Kiểm định.   
  9. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết đối với bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là mục tiêu hàng đầu luôn được chú trọng. Tăng trưởng kinh tế là thước đo trình độ phát triển của một quốc gia. Và tăng trưởng kinh tế cũng được xem là yếu tố then chốt, là nền móng cho sự phát triển. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao và ổn định thì chúng ta đều biết phải dựa vào các nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó sự đóng góp của yếu tố vốn là đóng vai trò hết sức quan trọng, một nền kinh tế muốn phát triển cao và ổn định thì chắc chắn không thể thiếu nguồn vốn được. Như chúng ta cũng thấy các nước như Trung Quốc, Ấn Độ là những quốc gia mở cửa để thu hút vốn từ các nước dư thừa vốn như Đài Loan, Hàn Quốc rất năng động và những năm gần đây nền kinh tế của họ phát triển hết sức ngoạn mục cũng nhờ vào sự huy động được nguồn vốn dồi dào từ những quốc gia phát triển. Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, muốn tăng trưởng ngoài các nguồn lực về con người, công nghệ thì yếu tố vốn cũng là chìa khoá giúp nền kinh tế chúng ta tăng trưởng. Điều đó cũng đã được chứng minh rõ trong những năm gần đây, chúng ta đã thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn từ nước ngoài để góp phần tăng trưởng kinh tế. Vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để thu hút ngày một nhiều vốn từ các quốc gia dồi dào về vốn, trong khi không chỉ Việt Nam cần vốn để tăng trưởng mà các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan cũng đẩy mạnh thu hút vốn từ các quốc gia thừa vốn. Đây là câu hỏi mà các nhà làm chính sách rất quan tâm để điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm thu hút dòng vốn về quốc gia mình.   
  10. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Như chúng ta cũng biết kinh tế vĩ mô đóng vai trò rất lớn trong việc dẫn dắt một nền kinh tế tăng trưởng và ổn định. Một chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý sẽ giúp cho một nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cũng cho rằng cải thiện và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là điều kiện để thu hút mạnh mẽ hơn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Chính vì vậy mục tiêu của bài nghiên cứu này sẽ tập trung tìm hiểu yếu tố vĩ mô nào sau đây tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013. Các yếu tố kinh tế vĩ mô mà bài viết này nghiên cứu đó là : - Tổng sản phẩm quốc nội - Tỷ giá hối đoái - Độ mở thương mại của Việt Nam - Lãi suất - Lợi nhuận mong đợi của nhà đầu tư ( thể hiện bằng S&P 500) - Lạm phát 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Từ mục tiêu nêu ở phần trên tác giả nhận thấy các vấn đề cần giải quyết trong bài nghiên cứu này tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Các yếu tố kinh tế vĩ mô nào tác động đến dòng vốn FDI tại Việt Nam? - Ảnh hưởng của từng yếu tố kinh tế vĩ mô đến dòng vốn FDI theo chiều hướng như thế nào, ảnh hưởng nhiều hay ít? - Dòng vốn FDI có tác động trở lại các yếu tố vĩ mô hay không? Và ảnh hưởng của dòng vốn FDI đến từng yếu tố vĩ mô là như thế nào?   
  11. 4 1.4. Bố cục của luận văn: Để trả lời ba câu hỏi trên đây, tác giả đã tiến hành thực hiện bài nghiên cứu này và trình bày lần lượt qua năm chương như sau đây: - Chương 1: Phần giới thiệu – Tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu của đề tài là gì, các câu hỏi cần phải giải quyết và chỉ ra điểm mới mà đề tài này thực hiện - Chương 2: Tác giả trình bày khái niệm của từng yếu tố kinh tế vĩ mô sử dụng trong bài nghiên cứu này để chỉ ra được lý do vì sao tác giả sử dụng các biến kinh tế vĩ mô này để nghiên cứu trong tình hình hiện nay cho trường hợp Việt Nam, tác giả cũng trình bày một số nghiên cứu trước đây để thấy được sự tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô đến dòng vốn FDI tại một số quốc gia trên thế giới diễn ra như thế nào. - Chương 3: Trong chương này tác giả trình bày cách thu thập dữ liệu cần thiết cũng như nguồn dữ liệu mà tác giả thu thập để phân tích trong các mô hình kinh tế lượng. Đồng thời tác giả cũng trình bày cơ sở lý thuyết của các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu này đó là các phương pháp kiểm định Granger, phân rã phương sai, mô hình tự hồi qui vector để phân tích và kiểm định các kết quả của mô hình nghiên cứu. - Chương 4: Tác giả trình bày kết quả của nghiên cứu và đưa ra những nhận xét và các thảo luận chi tiết của mỗi kết quả thu được, chỉ ra sự thay đổi của từng yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ tác động làm thay đổi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đi vào Việt Nam. - Chương 5: Thông qua các kết quả thu được của chương 4, tác giả đưa ra kết luận về tác động của mỗi yếu tố kinh tế vĩ mô đến vốn đầu tư trực tiếp FDI, đồng thời đưa ra các điểm mới của bài nghiên cứu cũng như chỉ ra những hạn chế để đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.   
  12. 5 1.5. Điểm mới của đề tài: Bài nghiên cứu này có các điểm mới so với các nghiên cứu trước đây như sau: - Tác giả tiến hành đưa biến độ mở thương mại của Việt Nam vào để xem xét. Ngoài yếu tố GDP thường có ảnh hưởng đến FDI thì việc có những chính sách tăng cường xuất nhập khẩu ngày càng thông thoáng gần đây để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới có làm cho FDI tăng lên hay không. Việc nghiên cứu độ mở thương mại tại Việt Nam là không mới nhưng đưa độ mở thương mại nghiên cứu đồng thời với nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như GDP cùng tác động lên FDI là còn mới mẻ. - Sự khởi sắc của kinh tế toàn cầu thường bắt nguồn từ sự khởi sắc của nền kinh tế Mỹ, cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới mà chỉ số S&P 500 thường phản ánh nền kinh tế Mỹ có đang tốt lên hay không do vậy khi chỉ số chứng khoán S&P500 của Mỹ tăng điểm thì nó có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư vào các quốc gia đang thu hút FDI hay không .Các nhà đầu tư tin rằng khi nền kinh tế Mỹ khởi sắc thì cơ hội tiêu thụ hàng hoá ở quốc gia này sẽ gia tăng mạnh, và đây là cơ sở để các nhà đầu tư tăng cường sản xuất hàng hoá để xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Do vậy việc nghiên cứu tác động của chỉ số S&P 500 lên dòng vốn đầu tư FDI là vấn đề đáng được thực hiện để tìm hiểu nó có thật sự ảnh hưởng nhiều đến FDI vào Việt Nam hay không.   
  13. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Giới thiệu các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) tại Việt Nam: 2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Tổng sản phẩm quốc nội được định nghĩa là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đây là giá trị cho chúng ta biết mức độ lao động sản xuất hiệu quả của một quốc gia, nó là một chỉ số đo lường sức mạnh về kinh tế của một đất nước. Để biết được nền kinh tế của một quốc gia đang tăng trưởng tốt hay không thì người ta so sánh giá trị GDP của tháng này so với tháng trước, hay là của kỳ này so với cùng kỳ năm trước ( để loại bỏ yếu tố thời vụ) để thấy được mức độ tăng trưởng hay thụt lùi của một nền kinh tế một quốc gia. “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền vững về sản phẩm tính theo đầu người hoặc theo từng công nhân”, Simon Kuznet (1966). Như chúng ta cũng biết ngoài hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân trong một quốc gia tốt như thế nào sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng nhiều hay ít của một quốc gia thì một quốc gia có dân số lớn cũng sẽ tạo ra giá trị GDP lớn, do vậy giá trị GDP cũng được cho là giá trị đo lường độ lớn nhỏ của một thị trường. Hoặc một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao cũng được cho là một quốc gia có thị trường lớn bởi trong kinh tế học khi thu nhập tăng cao thì tiêu dùng cũng tăng theo. Chính vì vậy GDP được chọn là đại diện cho độ lớn của một thị trường. Vì vậy khi một thị trường là lớn, nó sẽ hấp dẫn các nhà sản xuất đầu tư vào. Cho nên kích cỡ thị trường là một thước đo rất quan trọng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quốc gia đó, một thị trường lớn sẽ hấp dẫn dòng vốn FDI chảy   
  14. 7 vào. Theo Moore (1993) thì đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ở các nước Châu Âu đóng vai trò quan trọng đối với các nhà đầu tư, ông nghiên cứu mức độ quan trọng của các yếu tố đó là: điều kiện thị trường lao động, rào cản thuế quan và độ lớn thị trường tác động thế nào đến dòng vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất: hoá chất, sắt thép, xe hơi, máy móc,… của các nhà đầu tư Đức đến các quốc gia như thế nào. Và ông phát hiện độ lớn thị trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phân phối vốn đầu tư vào các quốc gia đó, vì thị trường càng lớn thì nó sẽ cung cấp nhiều cơ hội hơn cho việc bán hàng và lợi nhuận cũng sẽ cao hơn xuất khẩu. Theo Lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh (được nghiên cứu bởi Lucas 1988&1993), Romer (1986) và Mankiw, Romer và Weil (1992)) đã nhấn mạnh vai trò của vốn con người trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài tại các nước đang phát triển. Theo quan điểm được đưa ra bởi lý thuyết tăng trưởng nội sinh, đầu tư nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn bởi tính tràn công nghệ. Các công ty đa quốc gia được đánh giá là một trong những kênh chuyển giao công nghệ và làm tăng khả năng tích tụ vốn con người tại các nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư thông qua các khóa đào tạo kỹ năng cho đội ngũ lao động địa phương, các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương (các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào)… (Blomstrom and Kokko 1998). Mặt khác, lý thuyết chiết trung, được phát triển bởi Dunning (1988) đã cung cấp một phương pháp phân tích khác về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên phân tích về lợi thế cạnh tranh, lý thuyết này chỉ ra rằng việc thu hút nguồn vốn FDI phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại. Một trong các nhân tố đó là tăng trưởng kinh tế. Khi tăng trưởng kinh tế tại một quốc gia là cao và ổn định thì nó cũng sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu và đầu tư.   
  15. 8 Chính vì vậy mà nghiên cứu tác động của quy mô thị trường đến dòng vốn FDI là vấn đề cần quan tâm. 2.1.2. Tỷ giá hối đoái: Trước hết chúng ta cần hiểu tỷ giá hối đoái là gì: Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai quốc gia là tỷ lệ trao đổi mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá trị tiền tệ của một quốc gia đối với một tiền tệ khác. Sự tăng giá và giảm giá của đồng tiền có ảnh hưởng đến giá của xuất khẩu và nhập khẩu làm tính cạnh tranh và vị thế tương đối của một quốc gia trên thị trường thế giới dao động theo hướng thỉnh thoảng có lợi thế cho quốc gia đầu tư và thỉnh thoảng cũng bất lợi. Theo Aliber (1970) thì những công ty ở những quốc gia có đồng tiền mạnh thì sẽ hỗ trợ họ trong việc đi đầu tư hơn là những công ty từ những quốc gia có đồng tiền yếu hơn. Vậy nên tác giả muốn đưa yếu tố tỷ giá hối đoái vào nghiên cứu thực tế để xem xét nó tác động thế nào đến vốn FDI. 2.1.3. Độ mở thương mại: Độ mở thương mại thể hiện sự hội nhập của một quốc gia vào thương mại quốc tế. Độ mở thương mại của một nền kinh tế nói đến phạm vi mà những quốc gia hay nền kinh tế đó thừa nhận hoặc có thương mại với những quốc gia hoặc nền kinh tế khác. Độ mở thương mại được tính bằng phần trăm theo GDP của xuất khẩu và nhập khẩu cộng lại. Nó cũng được xem như là một yếu tố chính ảnh hưởng đến dòng vốn FDI. Dòng vốn FDI sẽ bị kìm hãm nếu có một chính sách bảo hộ các nhà sản xuất trong nước, ngược lại thì dòng vốn FDI sẽ tăng lên khi có sự tự do hóa thương   
  16. 9 mại cao ở quốc gia đó. Và mức độ xuất nhập khẩu của quốc gia được xem là biến đại diện cho độ mở cửa của một nền kinh tế. Bengoa và Sachez-Roches (2003) đã tiến hành khảo sát 18 quốc gia đang phát triển ở châu Mỹ Latin, tiến hành hồi qui trên dữ liệu bảng từ năm 1970 đến năm 1999 để tìm mối quan hệ giữa tự do thương mại, FDI và tăng trưởng. Bài nghiên cứu phát hiện rằng dòng vốn FDI được thúc đẩy nhờ vào mức độ tự do hoá thương mại của quốc gia thu hút vốn FDI. Hiện nay Việt Nam là quốc gia được đánh giá là có độ mở thương mại thuộc vào loại cao trên thế giới. Theo Nguyễn Thị Mai thì “Tính theo tỷ lệ kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa trên GDP, độ mở thương mại của Việt Nam đã tăng gần như liên tục, từ 130,4% năm 2005 lên 157,4% vào năm 2008. Sau khi sụt giảm vào năm 2009, độ mở thương mại tăng trở lại kể từ năm 2010 và đạt tới 166,1% vào năm 2011, năm 2012 đạt khoảng 182% cao nhất từ trước tới nay” (Tạp chí Tài Chính của Bộ tài chính, số tháng 07/2013, trang 1). Như vậy có thể thấy đây là yếu tố sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. 2.1.4. Lãi suất: Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Cụ thể, lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm). Lãi suất được xem là chi phí mà một người phải trả cho việc sử dụng tiền của người khác. Đây là một loại giá có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của một quốc gia. Khi vay mượn vốn trong một nền kinh tế thì lãi suất sẽ phản ánh những sự biến động của thị trường. Khi lãi suất tăng thì nó sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư, làm hạn chế khả năng đầu tư của các doanh nghiệp vào thị trường đó, kéo theo đó chi phí sản xuất tăng cao làm giá thành sản   
  17. 10 phẩm tăng, và làm giảm chi tiêu các hộ gia đình. Từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Khi vốn tại một quốc gia dư thừa thì lãi suất tại quốc gia đó sẽ thấp, do vậy các công ty dồi dào vốn sẽ có chi phí cơ hội đồng vốn thấp do lãi suất thị trường thấp. Theo Krykilis (2003) trong trường hợp này các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro và bất ổn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại một quốc gia khác đang thiếu vốn do kỳ vọng có được lợi nhuận sẽ cao hơn, và điều đó làm cho dòng vốn FDI tăng lên. 2.1.5. Mức độ sinh lời: Mức độ sinh lời của đầu tư là thước đo rất quan trọng đối với quyết định có đầu tư hay không. Cho nên mức sinh lời của việc đầu tư tại quốc gia thu hút vốn ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư. Do vậy mức độ sinh lời của đầu tư ảnh hưởng đến dòng vốn FDI. Các công ty nước ngoài rất thích đầu tư vào các quốc gia có các công ty đang hoạt động có hiệu quả cũng như lợi nhuận thu được cao. Do vậy tác giả lấy chỉ số S&P 500 là đại diện để đo lường lợi nhuận đầu tư. Và ra quyết định có nên đầu tư vào sản xuất kinh doanh ở nước ngoài hay không. Vì Chỉ số S&P 500 là chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Mỹ và có ý nghĩa phản ánh những đặc điểm rủi ro cũng như lợi nhuận của các công ty hàng đầu, và Chỉ số S&P 500 là một trong những chuẩn đánh giá thông thường nhất dành cho thị trường chứng khoán Mỹ. Vì thị trường chứng khoán Mỹ là một trong những thị trường được xem là hiệu quả do vậy các nhà đầu tư nhìn chỉ số S&P500 là chỉ số rất tin cậy. Khi chỉ số này tăng đồng nghĩa với việc các công ty đang hoạt động tốt và có lợi nhuận, điều này kích thích các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng bỏ vốn vào các quốc gia khác để đầu tư.   
  18. 11 2.1.6. Lạm phát: Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Khi lạm phát tăng lên thì giá cả cũng tăng do chi phí sản xuất tăng, điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá, làm lợi nhuận bị giảm và sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư. Hook (2003) phát biểu rằng lạm phát được đánh giá bởi chỉ số giá nói chung, một mức độ lạm phát cao đi đôi với việc làm giảm lợi nhuận của đầu tư FDI. Trong khi đó, theo Trevino và Mixon (2004), gia tăng lạm phát sẽ phát tín hiệu cho thấy sự bất ổn bên trong của quốc gia đó cùng với chính sách tiền tệ không ổn định. Vì vậy làm cho dòng vốn FDI đi vào sẽ có sự sụt giảm. 2.2. Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động của các yếu tố kinh tế Vĩ mô đến dòng vốn FDI: Schneider (1985) cho rằng: Dòng vốn FDI đi vào một quốc gia và GDP của quốc gia đó có quan hệ cùng chiều với nhau. Những thước đo về kinh tế thì có ảnh hưởng mạnh hơn các thước đo về chính trị. Những quốc gia nào có thu nhập bình quân đầu người cao sẽ là nơi hấp dẫn đối với dòng vốn FDI. Theo Blomstrom (1996) và Borensztein (1998) dòng vốn FDI cũng có tác động trở lại GDP, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cũng như chuyển giao công nghệ, nâng cao kiến thức, trình độ và kỹ năng cho người lao động. Từ đó lợi nhuận   
  19. 12 mang lại chủ yếu cho các công ty nước ngoài là từ sản xuất có hiệu quả cho quốc gia thu hút đầu tư, dẫn đến dần dần tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Một quốc gia có nền kinh tế kém phát triển thì luôn luôn cần vốn để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng. Nhưng rõ ràng những quốc gia có thu nhập thấp thì nguồn vốn luôn thiếu hụt. Do vậy nguồn FDI theo tác giả là nguồn vốn hết sức cần thiết bên cạnh những nguồn tài trợ khác, vì FDI ngoài cung cấp vốn thì nó còn cung cấp công nghệ cho những nước kém phát triển ứng dụng để gia tăng năng suất từ đó tăng thu nhập đầu người. Marr, A. (1997) nghiên cứu FDI vào các quốc gia có thu nhập thấp trong giai đoạn 1970 đến 1996 thì phát hiện ra rằng FDI vào nhiều tại những quốc gia Trung Quốc, Nigiêria và Ấn Độ, các nước này thu hút nhiều FDI là nhờ có thị trường tiềm năng rộng lớn, chi phí lao động rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào nên đảm bảo lợi nhuận cho các doanh nghiệp FDI cao. Còn vào những năm 1990 thì có thêm các nước Việt Nam, Ghana, Băng la đét là những nước cũng bắt đầu hút nhiều FDI , và nguyên nhân chính thu hút FDI vào các nước này do nhờ chi phí lao động thấp và tài nguyên thiên nhiên sẳn có giúp các nhà đầu tư có thể tìm được nguồn nguyên vật liệu dễ dàng với giá cả hợp lý. Tuy nhiên Marr cũng chỉ ra những điểm bất lợi của những thị trường này là những yếu điểm về cấu trúc của nền kinh tế, sự không hiệu quả của những thị trường nhỏ này, công nghệ lạc hậu, kỹ năng tay nghề yếu . Đó là những yếu tố làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư. Vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến FDI vào các quốc gia đó. Cevis và Burak Camurdan(2009) đã thực hiện ước lượng các yếu tố quan trọng về kinh tế bằng dữ liệu bảng theo quý của 17 quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi đó là Argentina, Chilê, Trung Quốc, Croatia, Cộng hoà Czech, Hungary, Latvia, Lithuania, Malaysia, Mexico, Ba Lan, Nga, Cộng hoà Slovak, Slovenia, Nam Phi, Thái Lan,và Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2006. Trong mô hình của tác giả có bảy biến giải thích đó là :   
  20. 13 - FDI giai đoạn trước ( yếu tố lôi kéo cho FDI mới) - Tăng trưởng GDP (đo lường kích thước thị trường) - Tiền công ( chi phí lao động) - Tỷ lệ tăng trưởng thương mại (đo lường độ mở của quốc gia) - Lãi suất thực (đo lường chính sách kinh tế vĩ mô) - Tỷ lệ lạm phát ( được xem là rủi ro quốc gia và chính sách vĩ mô) - Đầu tư trong nước (môi trường kinh doanh). Các tác giả chỉ ra rằng FDI có quan hệ cùng chiều với lãi suất, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, FDI giai đoạn trước nhưng có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ lạm phát. Tóm lại lạm phát và lãi suất (các yếu tố quyết định bởi chính sách kinh tế vĩ mô), độ mở của nền kinh tế và tăng trưởng (những yếu tố kinh tế liên quan đến thị trường) là tất cả những yếu tố quan trọng chủ chốt đối với dòng vốn FDI. Bên cạnh đó dòng vốn FDI kỳ trước (kỳ trễ) có liên quan trực tiếp đến những nguồn lực kinh tế của quốc gia thu hút đầu tư là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng về mặt kinh tế. Vì vậy dòng vốn FDI có một vai trò to lớn cho những nền kinh tế của các quốc gia thu hút vốn bên ngoài đầu tư vào quốc gia đó. Theo Shaukat Ali và WEI Guo (2005), các tác giả tiến hành khảo sát các nhà đầu tư nước ngoài thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi để tìm hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Trung Quốc và những yếu tố nào tác động khuyến khích họ thực hiện mở rộng đầu tư tại đây. Các tác giả đã sử dụng thang đo Linker 5 mức để khảo sát các yếu tố sau: - Kích thước thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế - Chi phí nhân công rẻ - Tỷ giá hối đoái   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2