intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mức sẵn lòng trả của hộ gia đình cho dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm ước tính WTP của hộ gia đình chưa lắp đặt hệ thống nước máy cho dịch vụ lắp đặt đường ống để kết nối hệ thống cung cấp nước máy dùng trong sinh hoạt và các nhân tố tác động đến WTP này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mức sẵn lòng trả của hộ gia đình cho dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ MỘNG NI MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA HỘ GIA ĐÌNH CHO DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ MỘNG NI MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA HỘ GIA ĐÌNH CHO DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THANH LOAN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Mức sẵn lòng trả của hộ gia đình cho dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực, có trích dẫn rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Mộng Ni
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 4 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5 1.4. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................... 7 2.1. Khái niệm ............................................................................................................. 7 2.1.1. Mức sẵn lòng trả .............................................................................. 7 2.1.2. Hộ gia đình ...................................................................................... 8 2.1.3. Nước sinh hoạt ................................................................................. 8 2.2. Lý thuyết............................................................................................................... 8 2.2.1. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường .......................................................................................................................... 8 2.2.2. Lý thuyết lựa chọn công ................................................................ 11 2.3. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan .....................................12 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 17 3.1. Khung phân tích .................................................................................................17 3.2. Mô hình phân tích ..............................................................................................19 3.3. Phương pháp định giá ngẫu nhiên ....................................................................21
  5. 3.4. Phương pháp kinh tế lượng ...............................................................................24 3.4.1. Mô hình ước tính MWTP của hộ gia đình đã lắp đặt nước máy để cải thiện chất lượng nước máy................................................................. 25 3.4.2. Mô hình ước tính MWTP của hộ gia đình chưa lắp đặt hệ thống nước máy cho dịch vụ lắp đặt đường ống để kết nối nước máy .............. 29 3.5. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................33 3.5.1. Dữ liệu thứ cấp .............................................................................. 33 3.5.2. Dữ liệu sơ cấp ................................................................................ 33 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 35 4.1. Tổng quan về thực trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Đại ....................................................................................................................................35 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 35 4.1.2. Tài nguyên nước mặt ..................................................................... 35 4.1.3. Vấn đề xâm nhập mặn ................................................................... 36 4.1.4. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Đại . 37 4.2. Thống kê mô tả mẫu khảo sát ...........................................................................39 4.2.1. Mô tả thống kê đặc điểm mẫu khảo sát ......................................... 40 4.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của mẫu khảo sát .................................... 42 4.2.3. Đánh giá về thực trạng cung cấp nước sinh hoạt tại huyện Bình Đại............................................................................................................ 44 4.3. Kết quả hồi quy ..................................................................................................48 4.3.1. Ước tính MWTP của hộ gia đình đã lắp đặt nước máy để cải thiện chất lượng nước máy ............................................................................... 48 4.3.2. Ước tính MWTP của hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy để lắp đặt đường ống kết nối nước máy ................................................................... 52 4.4. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ........................................................................59 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................................... 61 5.1. Kết luận ..............................................................................................................61 5.2. Khuyến nghị chính sách ....................................................................................62 5.3. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CVM Phương pháp định giá ngẫu nhiên MWTP Mức sẵn lòng trả trung bình ước lượng WTP Mức sẵn lòng trả
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Phương pháp Kaplan-Meier-Turnbull ...................................................... 20 Bảng 3.2: Các biến số trong mô hình logit đối với mẫu khảo sát hộ đã được lắp đặt nước máy.................................................................................................... 28 Bảng 3.3: Các biến số trong mô hình logit đối với mẫu khảo sát hộ chưa được lắp đặt nước máy .............................................................................................. 31 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến giải thích trong mô hình ................................... 40 Bảng 4.2: Mô tả đặc điểm kinh tế xã hội của mẫu khảo sát ..................................... 42 Bảng 4.3: Mô tả đặc điểm sử dụng nước sinh hoạt của mẫu khảo sát ...................... 44 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy logit để cải thiện chất lượng nước máy.......................... 49 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của hồi quy logit để cải thiện chất lượng nước máy ........................................................................ 50 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy logit để lắp đặt nước máy............................................... 53 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của hồi quy logit để lắp đặt nước máy.................................................................................................... 54 Bảng 4.8: Các giá trị ước tính WTP cho 1 m3 nước máy của hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy.................................................................................................... 57
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường .......................................... 9 Hình 2.2: Các phương pháp định giá tài nguyên môi trường ................................... 10 Hình 3.1: Khung phân tích ........................................................................................ 18 Hình 3.2: Đồ thị Kaplan-Meier-Turnbull .................................................................. 21 Hình 4.1: Bản đồ các nhà máy nước trên địa bàn huyện Bình Đại ........................... 38 Hình 4.2: Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu khảo sát ...................................................... 43 Hình 4.3: Mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng nước máy của mẫu khảo sát .... 47 Hình 4.4: Mức sẵn lòng trả để lắp đặt nước máy của mẫu khảo sát ......................... 48
  9. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Mức sẵn lòng trả của hộ gia đình cho dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre” được thực hiện nhằm ước tính mức sẵn lòng trả của hộ gia đình đã lắp đặt nước máy để cải thiện chất lượng nước máy, ước tính mức sẵn lòng trả cho dịch vụ lắp đặt đường ống để kết nối nước máy và ước tính mức sẵn lòng trả cho 1 m3 nước máy đối với hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên để ước tính mức sẵn lòng trả và các nhân tố tác động đến mức sẵn lòng trả để cải thiện dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu sử dụng 390 quan sát gồm 246 quan sát là các hộ đã lắp đặt nước máy và 144 quan sát là các hộ chưa lắp đặt nước máy tại 08 xã của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Một hộ gia đình đã lắp đặt nước máy có mức sẵn lòng trả trung bình ước lượng là 83,51 nghìn đồng để cải thiện chất lượng nước máy. Mức sẵn lòng trả trung bình ước lượng để cải thiện chất lượng nước máy chiếm 1,4% thu nhập trung bình hàng tháng, chiếm 1,6% chi tiêu trung bình hàng tháng và bằng 98,96% hóa đơn tiền nước hàng tháng. Một hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy có mức sẵn lòng trả trung bình ước lượng là 1.833 nghìn đồng để lắp đặt nước máy, cao hơn 1,6 lần mức phí trung bình lắp đặt tại địa phương năm 2018. Với các mức phí lắp đặt đường ống khác nhau, giá nước máy mà các hộ gia đình sẵn lòng chi trả dao động từ 5 đến 11,91 nghìn đồng/m3, cao hơn 1,02 đến 1,24 lần so với giá 1m3 nước máy tại địa phương hiện nay. Các hộ gia đình sẵn lòng trả 32,2 tỷ đồng để cải thiện dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Đại. Với mức sẵn lòng trả này thì một dự án xây dựng mới hoặc mở rộng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt hiện có trên địa bàn huyện là hoàn toàn khả thi. Các dịch vụ cung cấp nước máy có thể lựa chọn các phương án kết hợp giữa các mức phí lắp đặt đường ống và giá 1 m3 nước máy mà hộ gia đình sẵn lòng trả để xây dựng dự án cải thiện dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt mang lại hiệu quả kinh tế cho hoạt động của nhà máy nước và bảo đảm lợi ích cho người tiêu dùng.
  10. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Nước là một thành phần cơ bản của hệ sinh thái, xã hội và là hàng hóa kinh tế (Rogers và cộng sự, 1998; Cole và cộng sự, 1999). Sử dụng tài nguyên nước đang nhận được nhiều quan tâm, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng nước tiếp tục gia tăng (Mintz và cộng sự, 2001). Tại nhiều nơi ở các nước đang phát triển, mọi người phải dựa vào nguồn nước để sử dụng cho cả con người và động vật. Ngay cả khi nguồn nước mặt là vô tận, nhưng thường bị ô nhiễm bởi chất thải của động vật và con người (Water World, 2000). Cung cấp nước từ các nguồn ô nhiễm này sẽ đe dọa đến sức khỏe và phúc lợi của con người, tăng chi phí y tế, năng suất lao động thấp và làm giảm tỷ lệ trẻ em đến trường (Ngân hàng Thế giới, 1994). Khả năng tiếp cận kém với nước sạch và vệ sinh ở các nước có thu nhập thấp là thách thức đối với sức khỏe cộng đồng và phát triển, mặc dù thời gian gần đây nhiều nước đã mở rộng vùng bao phủ. Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc ước tính rằng hơn 780 triệu người trên thế giới không được tiếp cận với nguồn nước an toàn và không nằm trong vùng bao phủ nước sạch dẫn đến bệnh tiêu chảy ngày càng tăng (WHO/UNICEF, 2012). Hàng năm, hàng triệu người nghèo nhất trên thế giới chết bởi các căn bệnh gây ra do dịch vụ cấp nước và vệ sinh không bảo đảm, trong đó phụ nữ và trẻ em là nạn nhân chính. Tiếp cận với nước sạch và vệ sinh giúp cải thiện sức khỏe của con người và có tác động tích cực gián tiếp đến các cơ hội giáo dục, bình đẳng giới và quyền của phụ nữ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng cải thiện dịch vụ cung cấp nước làm tăng số học sinh nữ đến trường và giải phóng phụ nữ khỏi việc đi lấy nước mang về nhà sử dụng (WSP, 2003). Hiện nay, tỉnh Bến Tre đang đối mặt với nhiều tác động do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn và hạn hán nên chất lượng nguồn nước mặt bị suy giảm, dẫn đến vấn đề khan hiếm nước ngọt phục vụ sinh hoạt xảy ra ở hầu hết các địa phương. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt làm
  11. 2 nhu cầu sử dụng nước máy ngày càng gia tăng. Mùa khô 2015-2016, tỉnh Bến Tre có 88.208 hộ gia đình với khoảng 353.000 người ở các vùng nông thôn thiếu nước ngọt, phải mua nước giếng hoặc các xe bồn chở từ tỉnh khác đến với giá rất cao. Do không được tiếp cận với nước máy nên đa số người dân nông thôn thường dự trữ nước mưa, khoan giếng hoặc dùng nước sông cho các mục đích sinh hoạt hằng ngày. Trước tình hình hạn mặn xâm nhập sâu vào đất liền, nguồn nước mặt bị ô nhiễm, hệ thống thủy lợi ngọt hóa chưa hoàn chỉnh nên thiếu nguồn nước ngọt để xử lý, ảnh hưởng đến chất lượng và lượng nước máy cung cấp cho người dân. Bình Đại là huyện ven biển của tỉnh Bến Tre. Hàng năm vào mùa khô, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, kèm theo đó là hạn hán, gây nên tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện. Hiện tại trên địa bàn huyện có 6 nhà máy nước đang hoạt động, cung cấp nước máy cho khoảng 21.906 hộ gia đình, đạt 57%. Nhu cầu sử dụng nước máy trên địa bàn huyện hiện nay là rất lớn, đặc biệt là ở các xã như Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Thuận, Định Trung, Phú Long, Bình Thới. Trong lịch sử, nước luôn có sẵn để đáp ứng nhu cầu của con người và do đó nước được xem là miễn phí, và tiếp tục duy trì quan điểm này ngay cả khi tăng dân số và tăng trưởng kinh tế. Kết quả là nhiều con sông và nguồn nước ngầm đã bị ô nhiễm và ngày nay nước trở thành nguồn tài nguyên khan hiếm. Do đó, để quản lý tài nguyên nước hiệu quả đòi hỏi phải xem nước là một hàng hóa kinh tế. Quan điểm xem nước là một hàng hóa kinh tế không nhất thiết phải có giá thị trường cho nước, nghĩa là nước là một nguồn tài nguyên quý giá và khan hiếm không nên lãng phí, và định giá phù hợp sẽ đảm bảo sử dụng hiệu quả (Borgoyary, 1988). Hiện nay, nguồn nước đầu vào để xử lý của các nhà máy nước chủ yếu là nguồn nước mặt, vì nguồn nước ngầm không đảm bảo tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng. Đa số các dịch vụ cung cấp nước máy cho các hộ gia đình sống tại những khu vực dân cư tập trung; việc cung cấp nước máy cho hộ gia đình sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho hạ tầng cung cấp nước máy cho khu vực nông thôn còn rất thấp và thiếu so với nhu cầu
  12. 3 do suất đầu tư cho các công trình cấp nước thường rất lớn. Hệ thống cung cấp nước máy phục vụ sinh hoạt cho hộ gia đình trên địa bàn huyện Bình Đại gồm Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và một số công ty tư nhân nên có hiện tượng chồng lấn phạm vi cấp nước giữa các đơn vị. Chất lượng nước của các nhà máy nước không bảo đảm an toàn, không đồng nhất và không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình. Việc cung cấp nước máy là một vấn đề quan trọng giúp cải thiện hạnh phúc của người dân (Teshome, 2007). Nước máy là một hàng hóa tạo ra nhiều lợi ích cho xã hội, vượt xa chi phí cung cấp (Kargbo, 2003). Nước có thể miễn phí tại nguồn, nhưng một khi được cung cấp thuận tiện và đáng tin cậy thì người tiêu dùng phải trả tiền, và để sử dụng bền vững, người tiêu dùng phải có khả năng và sẵn lòng trả tiền (WEDC, 1999). Mức sẵn lòng trả (WTP) cho các dịch vụ cấp nước thường cao nếu các dịch vụ này phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều chương trình cung cấp nước máy ở các nước đang phát triển không có một hoặc bất kỳ đặc điểm nào trong số này (Wright, 1997). Việc nghiên cứu về WTP cho cải thiện dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt có ý nghĩa quan trọng giúp các dịch vụ cung cấp nước máy có định hướng phát triển phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của đại đa số dân cư và đặc biệt là có cơ sở để mở rộng mạng lưới cấp nước máy đến các vùng nông thôn. Qua đó còn giúp các nhà làm chính sách có giải pháp cung cấp nước máy cho phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Do đó, việc nghiên cứu nhu cầu sử dụng và ước tính WTP để cải thiện chất lượng nước sinh hoạt trở nên cấp thiết, đặc biệt là tại Bến Tre với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Mức sẵn lòng trả của hộ gia đình cho dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre” để làm luận văn thạc sĩ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Ước tính WTP và các nhân tố tác động đến WTP cho dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
  13. 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Ước tính WTP của hộ gia đình đã lắp đặt nước máy để cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp nước máy dùng trong sinh hoạt và các nhân tố tác động đến WTP này. Mục tiêu 2: Ước tính WTP của hộ gia đình chưa lắp đặt hệ thống nước máy cho dịch vụ lắp đặt đường ống để kết nối hệ thống cung cấp nước máy dùng trong sinh hoạt và các nhân tố tác động đến WTP này. Mục tiêu 3: Ước tính WTP cho 1 m3 nước máy của hộ gia đình chưa lắp đặt hệ thống nước máy. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Các nhân tố nào tác động đến WTP của hộ gia đình đã lắp đặt nước máy để cải thiện chất lượng nước máy? - Mức sẵn lòng trả trung bình ước lượng (MWTP) cho cải thiện chất lượng nước máy của những hộ gia đình đã lắp đặt hệ thống nước máy là bao nhiêu? - Các nhân tố nào tác động đến WTP của hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy để lắp đặt hệ thống nước máy? - MWTP cho dịch vụ lắp đặt đường ống để kết nối hệ thống cung cấp nước máy của những hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy là bao nhiêu? - WTP trung bình cho 1 m3 nước máy của hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy là bao nhiêu? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình đã lắp đặt nước máy và chưa lắp đặt nước máy tại các xã Bình Thới, Bình Thắng, Đại Hòa Lộc, Thạnh Phước, Phú Thuận, Phú Vang, Long Định, thị trấn Bình Đại – của huyện Bình Đại,
  14. 5 tỉnh Bến Tre. Các khu vực này đã có hệ thống nước máy nhưng lượng nước máy cung cấp vẫn thiếu, hệ thống đường ống cung cấp nước máy chỉ tập trung ở một số khu vực đông dân cư, vẫn còn 43% hộ gia đình chưa tiếp cận được nguồn nước máy. Đặc biệt là trong mùa khô, nguồn nước cung cấp từ các nhà máy nước không đáp ứng được nhu cầu về số lượng nước và chất lượng nước. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung ước tính MWTP của hộ gia đình đã lắp đặt nước máy để cải thiện chất lượng nước máy, ước tính MWTP của hộ gia đình chưa lắp đặt nước máy cho dịch vụ lắp đặt đường ống để kết nối hệ thống cung cấp nước máy và WTP trung bình cho 1 m3 nước máy. Dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt trong nghiên cứu này được hiểu là các hoạt động từ các nhà máy nước cung cấp nước máy cho hộ gia đình. Lắp đặt đường ống để kết nối hệ thống cung cấp nước máy là hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các đường ống chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước. Chất lượng nước máy là mức độ sạch và an toàn của nước máy đối với sức khỏe, độ mạnh của nguồn nước máy cung cấp (áp lực nước máy) và tính ổn định trong quá trình cung cấp nước máy. Về không gian: Đề tài tập trung khảo sát các hộ gia đình đang sinh sống tại các xã Bình Thới, Bình Thắng, Đại Hòa Lộc, Thạnh Phước, Phú Thuận, Phú Vang, Long Định, thị trấn Bình Đại – của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Đây là các xã mà nhu cầu sử dụng nước máy của các hộ gia đình chưa được đáp ứng, các nhà máy nước hiện có cung cấp nước máy với chất lượng chưa đảm bảo. Về thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu và thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2018 đến tháng 8/2018. Thời gian thu thập số liệu sơ cấp trong tháng 6/2018.
  15. 6 1.4. Cấu trúc của luận văn Luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu. Chương này giới thiệu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn. Chương 2: Tổng quan lý thuyết. Chương này trình bày các khái niệm, lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3 trình bày khung phân tích, mô hình phân tích, phương pháp định giá ngẫu nhiên, phương pháp kinh tế lượng và dữ liệu nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 4 trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu, thống kê mô tả mẫu khảo sát, kết quả hồi quy và ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, khuyến nghị chính sách và hạn chế của nghiên cứu.
  16. 7 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm 2.1.1. Mức sẵn lòng trả Khái niệm cơ bản trong kinh tế học là các cá nhân có sự ưa thích về hàng hóa và dịch vụ; khi phải lựa chọn, họ có thể nói được là họ thích hàng hóa này hơn hàng hóa khác. Giá trị của hàng hóa đối với một người là giá mà họ sẵn lòng trả và có thể từ bỏ để có được hàng hóa. Vì vậy, giá trị của một hàng hóa đối với một người chính là giá họ sẵn lòng trả cho hàng hóa ấy. Tài sản có ảnh hưởng đến WTP, một người càng giàu thì họ càng có khả năng chi trả cho các hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn. WTP cũng phản ánh khả năng chi trả. Theo Turner, Pearce và Bateman (1994) cho rằng WTP đo lường sự ưa thích của cá nhân hay xã hội đối với một hàng hóa. Đo lường mức độ thỏa mãn khi sử dụng hàng hóa nào đó trên thị trường được bộc lộ bằng WTP của họ đối với mặt hàng đó. Mankiw (2003), WTP là một khoản tiền tối đa mà cá nhân đồng ý chi trả cho một hàng hóa để cân bằng sự thay đổi thỏa dụng. Khoản tiền tối đa đó là một biểu hiện về giá trị của hàng hóa đó đối với người tiêu dùng. WTP đồng thời là đường cầu thị trường tạo cơ sở xác định lợi ích đối với xã hội khi tiêu dùng hay bán một mặt hàng nào đó. WTP cho hàng hóa, dịch vụ môi trường là số tiền tối đa mà một cá nhân sẵn lòng chi trả cho một sự cải thiện hàng hóa, dịch vụ môi trường (Freeman, 2003). WTP thể hiện lợi ích về mặt xã hội của các dự án đầu tư công. Begg (2009), cầu của người tiêu dùng là mối quan hệ giữa giá và lượng của hàng hóa. Các điểm trên đường cầu thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cầu cho biết các WTP của người tiêu dùng. Mối quan hệ giữa giá và lượng cầu là nghịch biến, lượng cầu tăng khi giá giảm và ngược lại.
  17. 8 Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm WTP cho hàng hóa, dịch vụ môi trường là số tiền tối đa mà một cá nhân sẵn lòng chi trả cho một sự cải thiện hàng hóa, dịch vụ môi trường. 2.1.2. Hộ gia đình Gia đình là một tổ chức nhạy cảm với những biến động nhỏ, ngắn hạn trong môi trường kinh tế xã hội và là một phương tiện chính mà cá nhân thích ứng với những thay đổi trong các cơ hội và các ràng buộc mà họ gặp phải (Netting, 1979). Hộ gia đình là những người cùng sinh sống chung trong một ngôi nhà, ăn uống chung và sử dụng chung nguồn ngân quỹ (Haviland, 2003). Hộ gia đình là những người cùng sinh hoạt chung trong một ngôi nhà từ 5 ngày trở lên (Were và cộng sự, 2006). Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm hộ gia đình là những người cùng sinh sống chung trong một ngôi nhà, ăn uống chung và sử dụng chung nguồn ngân quỹ. 2.1.3. Nước sinh hoạt Nước sinh hoạt là nước được sử dụng cho tất cả các mục đích sinh hoạt thông thường như nấu ăn, uống, tắm giặt (Tổ chức y tế thế giới, 1993). Hệ thống cấp nước là một hệ thống bao gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước máy đến khách hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan. 2.2. Lý thuyết 2.2.1. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường Hoạt động sản xuất hay tiêu dùng luôn tồn tại ngoại tác tiêu cực hoặc tích cực. Các ngoại tác này đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường vốn là một dạng hàng hóa trong nền kinh tế. Các hàng hóa và dịch vụ môi trường thường không có giá thị trường và do đó khó xác định được giá trị đích thực và tầm quan trọng của chúng. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường giúp xác định giá trị kinh tế của tài nguyên phi thị trường. Theo Munasinghe (1993), tổng giá trị kinh tế
  18. 9 của tài nguyên môi trường gồm giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng. Giá trị sử dụng là giá trị từ hiệu quả sử dụng thực của tài nguyên môi trường gồm giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp. Giá trị không sử dụng là thành phần giá trị của tài nguyên môi trường thu được không phải do việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do nguồn tài nguyên cung cấp. Giá trị không sử dụng thể hiện các giá trị phi phương tiện nằm trong bản chất của sự vật nhưng nó không liên quan đến việc sử dụng thực tế. Giá trị không sử dụng gồm giá trị nhiệm ý, giá trị hiện hữu và giá trị lưu truyền. Do đặc thù về giá trị của hàng hóa môi trường nên phương pháp đánh giá tác động môi trường khác biệt với các phương pháp đánh giá kinh tế khác. Sự khuyết tật của kinh tế thị trường thể hiện trong việc xác định giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng. Học thuyết kinh tế đã nhận thấy tầm quan trọng của giá trị không sử dụng ngày càng tăng lên. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường Giá trị sử dụng Giá trị không sử dụng Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng Giá trị Giá trị Giá trị trực tiếp gián tiếp nhiệm ý hiện hữu lưu truyền Hình 2.1: Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường Nguồn: Munasinghe (1993) Giá trị sử dụng trực tiếp là các sản phẩm có thể tiêu dùng trực tiếp, giá trị có được do việc sử dụng trực tiếp hàng hóa dịch vụ môi trường mang lại. Giá trị sử dụng gián tiếp là chức năng được sử dụng gián tiếp, giá trị có được do việc sử dụng gián tiếp hàng hóa, dịch vụ môi trường. Giá trị không sử dụng là chức năng được sử dụng trong tương lai, hoặc đơn giản là quyền tồn tại. Giá trị nhiệm ý thể hiện bằng việc chọn lựa các cách sử dụng môi trường trong tương lai. Giá trị hiện hữu là giá
  19. 10 trị mà một cá nhân đánh giá việc giữ gìn một tài sản mà người đó hay các thế hệ tương lai không trực tiếp sử dụng. Giá trị lưu truyền là giá trị để bảo tồn môi trường vì lợi ích của các thế hệ sau. Phương pháp định giá Dùng đường cầu Không dùng đường cầu Phát Bộc - Chi phí thay biểu lộ thế sự ưa sự ưa - Chi tiêu bảo thích vệ thích - Chi phí cơ hội - Liều lượng đáp ứng Định Chi Định giá phí giá ngẫu du hưởng nhiên hành thụ Hình 2.2: Các phương pháp định giá tài nguyên môi trường Nguồn: Turner, Pearce và Bateman (1994) Việc định giá chất lượng dịch vụ môi trường thường gặp nhiều vấn đề là do hầu hết chúng đều tồn tại không có thị trường và không có giá cả. Và vì không có giá cả cho nên chúng được sử dụng như một loại hàng hóa tự do, đây là một vấn đề nan giải của các nhà kinh tế và nhà kinh tế môi trường. Trong thực tế, dịch vụ môi trường có giá cả và rất nhiều người sẵn lòng trả để duy trì một dịch vụ môi trường trong sạch hoặc tốt hơn. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí truyền thống thường sai lầm khi bỏ qua giá trị dịch vụ môi trường và cũng không có phương pháp để đạt
  20. 11 được một sự tính toán đúng về các dịch vụ môi trường. Bởi vì hầu hết các ảnh hưởng tới môi trường thường không được ghi chép và phản ánh đầy đủ nên khó đo lường. Hình 2.2 trình bày các phương pháp định giá tài nguyên môi trường. Để định giá giá trị tài nguyên môi trường có thể dùng phương pháp dùng đường cầu và không dùng đường cầu. Đối với phương pháp dùng đường cầu có thể dùng một trong các phương pháp phát biểu sự ưa thích hoặc bộc lộ sự ưa thích. 2.2.2. Lý thuyết lựa chọn công Lựa chọn công là một quá trình mà trong đó ý muốn của các cá nhân được kết hợp trong một quyết định tập thể. Trong lựa chọn cá nhân, quyết định của một người chỉ có tác dụng đối với bản thân, còn trong lựa chọn công, quyết định tập thể mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc mọi người phải tuân thủ. Có 03 loại quyết định của tập thể gồm quyết định gây hại cho tất cả mọi người, quyết định mang tính chất phân phối lại và hành động của tập thể có thể tạo ra hiệu quả Pareto. Lựa chọn công là một lý thuyết kinh tế nhưng lý thuyết này không nhằm giải thích hành vi của các chủ thể kinh tế mà là các chủ thể ra các quyết định công như lãnh đạo, chính trị gia, các đảng phái chính trị; không phải giải thích hoạt động của thị trường mà là nhà nước, bộ máy hành chính, cơ chế bầu cử, hành vi của cử tri. Vì vẫn là một lý thuyết kinh tế cho nên nó vẫn đặt trên các tiên đề của kinh tế học về hành vi con người như tính duy lý và sự tư lợi. Nếu mỗi cá nhân luôn cố gắng tối đa hóa lợi ích của mình khi tham gia hoạt động kinh tế, họ sẽ làm những việc mà lợi ích lớn hơn chi phí. Tương tự như vậy, mỗi chính trị gia đều tối đa hóa quyền lực, làm sao lên vị trí cao hơn, làm sao tại nhiệm được lâu hơn. Với việc xem hoạt động chính trị như một hoạt động kinh tế, lựa chọn công đưa ra lập luận mạnh mẽ để giải thích động cơ của các chính trị gia khi đưa ra các quyết định tập thể hay các chính sách công. Đó là mô hình lợi ích tập trung - chi phí phân tán, các quyết định có lợi ích được tập trung cho một nhóm nhỏ người trong khi chi phí được dàn trải cho một số lượng lớn người thì có động cơ thúc đẩy hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2