Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 10
download
Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong và sau giai đoạn thực hiện đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2017, luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị có giá trị ứng dụng thực tiễn nhằm hạn chế các nhân tố có tác động tiêu cực và nâng cao các nhân tố có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM HOÀNG OANH NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM HOÀNG OANH NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Công cụ và thị trường tài chính) Mã số: 80340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC KHANH Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn thạc sĩ “Nâng cao khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2019 PHẠM HOÀNG OANH
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU ..............................................................................................i DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ..................................................................................... ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii ABSTRACT .....................................................................................................................i CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...............................................................................1 1.1. Lý do thực hiện đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 1 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................2 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................2 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài ......................................................................4 1.7. Kết cấu luận văn .....................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................6 Giới thiệu chương ............................................................................................................6 2.1. Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...............................................................................................................6 2.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam........................................6
- 2.1.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán ............................................................................................................8 2.2. Tổng quan về tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại ................................ 9 2.2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) .....................................................9 2.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)..............................................10 2.3. Tổng quan về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại ............................................................................................................................... 10 2.3.1. Các yếu tố nội tại ngân hàng .....................................................................10 2.3.2. Các yếu tố vĩ mô ........................................................................................11 2.4. Sự cần thiết khi chọn nghiên cứu các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam..........................................................................12 2.5. Tổng quan về các công trình nghiên cứu .............................................................. 13 2.5.1. Các yếu tố nội tại ngân hàng .....................................................................14 2.5.2. Các yếu tố vĩ mô ........................................................................................15 Tóm tắt chương 2...........................................................................................................17 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...................................................................18 Giới thiệu chương ..........................................................................................................18 3.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ........................................18 3.2. Thực trạng về tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 .....................................21 3.3. Thực trạng về các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ............................................................................................................................... 23 3.3.1. Quy mô tổng tài sản ...................................................................................23 3.3.2. Quy mô vốn chủ sở hữu ............................................................................25
- 3.3.3. Quy mô tiền gửi .........................................................................................26 3.3.4. Tăng trưởng dư nợ vay ..............................................................................27 3.3.5. Rủi ro tín dụng ........................................................................................... 28 3.3.6. Thanh khoản .............................................................................................. 30 3.3.7. Lãi cận biên: .............................................................................................. 31 3.3.8. Các yếu tố vĩ mô ........................................................................................32 Tóm tắt chương 3...........................................................................................................34 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................35 Giới thiệu chương ..........................................................................................................35 4.1. Dữ liệu phân tích ...................................................................................................35 4.2. Mô hình phân tích .................................................................................................35 4.3. Các biến phân tích.................................................................................................36 4.4. Phương pháp phân tích .........................................................................................37 4.5. Các giả thiết kiểm định mô hình ...........................................................................39 4.5.1. Kiểm định Hausman: .................................................................................39 4.5.2. Kiểm định đa cộng tuyến:..........................................................................39 4.5.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi: ......................................................39 4.5.4. Kiểm định tự tương quan:..........................................................................40 4.6. Kết quả phân tích ..................................................................................................40 4.6.1. Thống kê, mô tả các biến...........................................................................40 4.6.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan biến ................................................42 4.6.3. Kết quả hồi quy và các kiểm định khuyết tật của mô hình: .....................43 4.6.4. Thảo luận kết quả hồi quy .........................................................................49 Tóm tắt chương 4...........................................................................................................52 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................................................... 53
- Giới thiệu chương ..........................................................................................................53 5.1. Các giải pháp góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ........................... 53 5.1.1. Giải pháp gia tăng quy mô ngân hàng .......................................................53 5.1.2. Giải pháp quản lý thanh khoản hợp lý.......................................................54 5.1.3. Giải pháp quản trị an toàn vốn ngân hàng thương mại ............................. 54 5.1.4. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu ..55 5.1.5. Giải pháp cải thiện cơ cấu chi phí – thu nhập ...........................................56 5.1.6. Giải pháp góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô ...............................................57 5.2. Các kiến nghị góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ........................... 58 5.2.1. Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ...................................58 5.2.2. Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại ...........................................59 Tóm tắt chương 5...........................................................................................................61 DANH MỤC TÀI LIỆU PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Asia Commercial Joint Stock ACB Ngân hàng TMCP Á Châu Bank Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng TMCP Đầu tư và BIDV for Investment and Phát triển Việt Nam Development of Vietnam Vietnam Export Import Ngân hàng TMCP Xuất nhập Eximbank Commercial Joint - Stock Bank khẩu Việt Nam FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định Mô hình bình phương tối GLS Generalized Least Square thiểu tổng quát Sở giao dịch chứng khoán Hà HNX Ha Noi Stock Exchange Nội Sở giao dịch chứng khoán HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange thành phố Hồ Chí Minh Military Commercial Joint MB Ngân hàng TMCP Quân đội Stock Bank National Citizen Commercial NCB Ngân hàng TMCP Quốc dân Bank NH Bank Ngân hàng NHNN The State Bank Ngân hàng Nhà nước Mô hình hồi quy bình phương OLS Ordinary least squares nhỏ nhất REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên Saigon Thuong Tin Ngân hàng TMCP Sài Gòn Sacombank Commercial Joint Stock Bank Thương tín Saigon - Ha Noi Commercial Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SHB Joint Stock Bank Hà Nội
- TMCP Commercial Joint - Stock Thương mại cổ phần Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng TMCP Ngoại Vietcombank for Foreign Trade of Vietnam thương Việt Nam Vietnam Joint Stock Ngân hàng TMCP Công Vietinbank Commercial Bank for Industry thương Việt Nam and Trade Vietnam Joint Stock Ngân hàng TMCP Việt Nam VP Bank Commercial Bank for Private Thịnh Vượng Enterprises
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .................................................................... 3 Bảng 1.2. Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017. ................................ 9 Bảng 3.1. Tăng trưởng tổng tài sản tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ........................ 23 Bảng 3.2. Tăng trưởng vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ............... 26 Bảng 3.3. Tăng trưởng quy mô tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ............... 27 Bảng 3.4. Tăng trưởng quy mô tiền vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ............... 28 Bảng 3.5. Nợ vay dưới chuẩn tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 .............................. 29 Bảng 3.6. Thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017........................................... 31 Bảng 3.7. Thu nhập từ lãi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ..................................... 32 Bảng 3.8. Cách tính và ký hiệu các biến phân tích ................................................. 37 Bảng 3.9. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROA ........................................... 43 Bảng 3.10. Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................... 44 Bảng 3.11. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROE ........................................... 46 Bảng 3.12. Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................... 47
- DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 3.1. Tỷ suất sinh lợi trung bình tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ............... 22 Hình 3.2. Quy mô tổng tài sản tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 .............................. 25 Hình 3.3. Tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất thực giai đoạn 2008 – 2017 .................................................................................................... 32
- TÓM TẮT Tỷ suất sinh lợi là một trong những chỉ số tài chính quan trọng có thể phản ánh được khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Nó giúp các nhà quản trị và các nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng trên tổng tài sản và vốn đầu tư. Một ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao sẽ đem lại khả năng sinh lợi cao, thể hiện sự hiệu quả trong việc quản trị nguồn vốn hoạt động kinh doanh và sẽ thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Vì vậy, việc phân tích tỷ suất sinh lợi và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là rất quan trọng. Các ngân hàng có sự quản lý vốn hiệu quả và có nguồn vốn đầu tư lớn sẽ có khả năng tốt trong việc chống chọi với các cuộc khủng hoảng tài chính, duy trì sự ổn định về kinh tế, tăng các nguồn vốn tái đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập.... Do đó, đã có rất nhiều học giả trên toàn thế giới đã nghiên cứu về vấn đề này. Dựa trên những nghiên cứu trước đây, bài luận văn đã dùng các phân tích định lượng, sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả và hồi quy dữ liệu bảng, thiết lập mô hình phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi là ROA và ROE và các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017. Theo đó, quy mô ngân hàng, thanh khoản và thu nhập lãi cận biên có tác động tích cực với cả ROA và ROE. Ngược lại, nợ dưới chuẩn và tốc độ tăng trưởng lại có tác động tiêu cực đến cả ROA và ROE. Quy mô vốn chủ sở hữu lại có tác động tích cực đến ROA nhưng có tác động tiêu cực đến ROE. Cho vay thời kỳ này có tác động tiêu cực đến ROA. Lạm phát lại có tác động tích cực đến ROE. Từ việc phân tích nêu trên, bài luận văn sẽ trình bày các giải pháp như gia tăng quy mô ngân hàng; quản lý thanh khoản hợp lý; quản trị an toàn vốn; quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu; cải thiện hiệu quả quản lý cơ cấu chi phí và thu nhập; hỗ trợ, tham gia vào việc điều tiết vĩ mô và một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại trong việc cải thiện, nâng cao vai trò của mình nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán. Từ khóa: tỷ suất sinh lợi, ROA, ROE, giải pháp, kiến nghị.
- ABSTRACT Profitability ratio is one of the important financial indicators that can reflect the profitability of banks. It helps administrators and investors to assess the financial performance of banks on total assets and investment capital. A bank with a high profitability ratio will bring high profitability, demonstrating the efficiency of capital management and business operations and will attract capital from investors. Therefore, it is very important to analyze profitability ratio and the factors affecting the bank's profitability. Banks with effective capital management and large capital investment will have good ability to cope with financial crises, maintain economic stability, increase reinvestment capital , expand business activities, update scientific and technical advances, raise incomes .... Therefore, there are many scholars around the world who have studied this topic. Based on previous studies, the thesis used quantitative analysis, using statistical methods, table data description and regression, set up a model to analyze the relationship between the profitability ratio (ROA and ROE) and the factors affecting the profitability rate of joint stock commercial banks listed on the Vietnam stock market in the period of 2008 - 2017. Accordingly, the bank size, liquidity and NIM has a positive impact on both ROA and ROE. On the contrary, LFA and GDP have negative impacts on both ROA and ROE. CA has a positive impact on ROA but has a negative impact on ROE. Loan has a negative impact on ROA. Inflation has a positive impact on ROE. From the above analysis, the essay will present solutions such as increasing bank size; liquidity management; capital management; risk management; improve the effectiveness of cost and income structure management; support, participate in macro regulation and give some recommendations to the Government, the State Bank, commercial banks in improving and enhancing their role in order to improve the profitability ratio at listed commercial banks. Keywords: Profitability, ROA, ROE, solutions and recommendations.
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do thực hiện đề tài Tỷ suất sinh lợi là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, nói chung và của các ngân hàng, nói riêng. Một ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao sẽ thể hiện sự hiệu quả trong việc quản trị nguồn vốn hoạt động kinh doanh và sẽ thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Đây sẽ là một nguồn lực lớn góp phần giúp các ngân hàng có cơ sở để chống chọi với các cuộc khủng hoảng về kinh tế, tăng các nguồn vốn tái đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập... từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh, không những trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Việc gia nhập vào Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) đã đem lại cho các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam những cơ hội to lớn trong việc mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh và tiếp cận những công nghệ mới. Tuy nhiên, điều này cũng đem lại không ít những thách thức trong việc cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã giúp Việt Nam nhận ra việc thay đổi về cơ chế quản lý và hoạt động kinh doanh là rất cần thiết. Để có thể hoạt động và phát triển một cách vững chắc, các nhà quản trị ngân hàng Việt Nam luôn phải tìm kiếm các chiến lược nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi, tạo ra hiệu quả trong việc quản trị nguồn vốn và thu hút vốn đầu tư tại ngân hàng mình. Vì thế, bài nghiên cứu đã chọn đề tài “Nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm có thể tìm hiểu một cách cặn kẽ và đóng góp thêm những hiểu biết của mình đối với tỷ suất sinh lợi của tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 đến năm 2017. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong và
- 2 sau giai đoạn thực hiện đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2017, luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị có giá trị ứng dụng thực tiễn nhằm hạn chế các nhân tố có tác động tiêu cực và nâng cao các nhân tố có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu nền tảng lý luận cơ bản về tỷ suất sinh lợi và các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Phân tích mối tương quan giữa tỷ suất sinh lợi và các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm cải thiện và nâng cao được tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Các nhân tố nào tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Các nhân tố đó tác động như thế nào tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Các giải pháp nào sẽ giúp nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Bài viết nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại 10 ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm:
- 3 Bảng 1.1. Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Mã Năm Sàn niêm STT Ngân hàng chứng niêm yết yết khoán 1 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB 2006 HNX Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển 2 BID 2014 HOSE Việt Nam 3 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CTG 2009 HOSE Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt 4 EIB 2009 HOSE Nam 5 Ngân hàng TMCP Quân đội MBB 2011 HOSE 6 Ngân hàng TMCP Quốc dân NVB 2010 HNX 7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB 2009 HNX 8 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín STB 2006 HOSE Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt 9 VCB 2009 HOSE Nam Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh 10 VPB 2017 HOSE Vượng (Nguồn: thu thập từ BCTC các ngân hàng TMCP niêm yết) 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Bài viết nghiên cứu dữ liệu thuộc 10 ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Bài luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc sử dụng phần mềm stata 12 để phân tích theo phương pháp thống kê, mô tả các dữ liệu và hồi quy dữ liệu bảng để thiết lập mô hình phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của tại các ngân hàng thương mại
- 4 cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 đến năm 2017. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, việc nâng cao tỷ suất sinh lợi tạo ra lợi nhuận cao mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết, nói riêng, và cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, nói chung. Đối với nền kinh tế, việc nâng cao tỷ suất sinh lợi sẽ góp phần tạo ra sự ổn định, bền vững cho các ngân hàng thương mại cổ phần, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát, góp phần gia tăng uy tín quốc gia. Đối với các nhà quản trị ngân hàng, việc nâng cao khả năng sinh lợi, tuy không phải là mục tiêu duy nhất nhưng đó sẽ là mục tiêu quan trọng giúp các nhà quản trị ngân hàng có thể gia tăng nguồn vốn, mở rộng quy mô, cải tiến công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm và ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, thu hút vốn đầu tư từ các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước, tăng giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng,... Với những ý nghĩa thực tiễn đó, bài luận văn mong muốn có thể tìm hiểu sâu hơn về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để từ đó có thể đưa ra một số giải pháp và kiến nghị phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam, góp phần cải thiện và nâng cao tỷ suất sinh lợi, tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngân hàng niêm yết, nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, nói chung. 1.7. Kết cấu luận văn Nội dung của bài luận bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương 3: Mô hình và kết quả nghiên cứu. Chương 4: Giải pháp nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- 5 Chương 5: Kết luận và một số kiến nghị về chính sách góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Giới thiệu chương Chương này, bài luận văn sẽ giới thiệu sơ lược về các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết tại Việt Nam, đồng thời sẽ trình bày tổng quát về tỷ suất sinh lợi cũng như các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để có thể có một cái nhìn tổng quan hơn, góp phần hiểu rõ hơn về tỷ suất lợi nhuận cũng như các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 đến năm 2017. 2.1. Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ IV vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến mới. Không còn là một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã chuyển mình sang nền kinh tế thị trường hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc hình thành thị trường chứng khoán vào năm 2000 được xem là một điều kiện tất yếu cho các nhu cầu huy động vốn trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động dưới sự quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng với sự hoạt động của hai trung tâm giao dịch chứng khoán lớn là Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - HOSE) và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - HNX). Ngày 29/6/2006, Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2007. Đây được xem là khuôn khổ pháp lý cao nhất được sử dụng trong các hoạt động trên thị trường chứng khoán. Sau 4 năm, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật,
- 7 góp phần tạo ra sự công bằng, lành mạnh và minh bạch. Điều này góp phần không nhỏ đến sự ổn định và phát triển của thị trường chứng khoán. Bắt đầu chỉ với hai mã chứng khoán đầu tiên là SAM – mã chứng khoán thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Sacom và REE – mã chứng khoán thuộc Công ty cổ phần Cơ điện lạnh, đến năm 2007 đã có 192 công ty với gần 200 đợt phát hành cổ phiếu được đăng ký chào bán với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Đây cũng được xem là thời kỳ hoàng kim của thị trường chứng khoán Việt Nam khi tổng lượng huy động vốn lên đến gần 40.000 tỷ đồng. Tại thời điểm đó, chỉ số VN-Index có khi đạt đỉnh tại mức 1.170 điểm, đây cũng là một cột mốc cao trong lịch sử chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Ngay sau đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đón nhiều thông tin bất lợi khi bắt đầu chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. VN-Index cũng đã sụt giảm nghiêm trọng vào thời điểm cuối năm 2008 khi thiết lập đáy tại mức 287 điểm. Tính tới thời điểm tháng 12 năm 2008, có 210 công ty trên tổng số 338 công ty đang niêm yết có giá trị thị trường thấp hơn giá trị sổ sách. Tổng huy động vốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam lúc bấy giờ chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, cùng với những chính sách thích hợp và sự chuyển mình tích cực của nền kinh tế Việt Nam, thời gian sau đó là sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Cho đến năm 2016, quy mô và chất lượng thị trường không ngừng gia tăng. Thị trường chứng khoán Việt Nam với quy mô vốn hóa cổ phiếu niêm yết trên 70 tỷ USD, thu hút 1,6 triệu nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tổng huy động vốn năm 2016 vượt qua mức 2 triệu tỷ đồng. Năm 2017 được xem là năm thành công rực rỡ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức tích cực ngoài dự báo. VN-Index đạt 951,42 điểm, tăng 43% so với cuối năm 2016. Mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 3.360 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với cuối năm 2016, tương đương 74,6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020. Tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 31,4 tỷ USD, tăng 81,3% so với cuối năm 2016. * Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020: Cùng với các thách thức và thành tựu đã đạt được, thị trường chứng khoán
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 407 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 258 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn