Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận văn rút ra những nhận xét, đánh giá về phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trên cơ sở phân tích thực trạng; Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LƯƠNG THỊ PHƯỢNG UYÊN GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LƯƠNG THỊ PHƯỢNG UYÊN GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh (Hướng ứng dụng) Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HỒ ĐỨC HÙNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Số liệu và nội dung là hoàn toàn trung thực. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Hồ Đức Hùng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2017. Tác giả LƯƠNG THỊ PHƯỢNG UYÊN
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3 5. Kết cấu luận văn ............................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN THU PHÍ TỪ HOẠT ĐỘNG PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................5 1.1 Hoạt động phi tín dụng của Ngân hàng thương mại. .......................................... 5 1.1.1 Khái niệm ......................................................................................................5 1.1.2 Sự khác nhau giữa dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng. .......................5 1.1.3 Các đặc trưng của hoạt động phi tin dụng của NHTM..................................6 1.1.4 Các hoạt động phi tín dụng của NHTM ........................................................7 1.1.4.1 Cung cấp dịch vụ thanh toán ..........................................................................7 1.1.4.2 Dịch vụ Thẻ ....................................................................................................9 1.1.4.3 Dịch vụ kinh doanh ngoại hối ......................................................................10 1.1.4.4 Dịch vụ ngân hàng điện tử ...........................................................................11 1.1.4.5 Dịch vụ ngân quỹ .........................................................................................13 1.1.4.6 Các dịch vụ khác ..........................................................................................13 1.2 Nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng của NHTM ........................................... 13 1.2.1 Khái niệm ....................................................................................................13 1.2.2 Phân loại nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng .........................................13 1.2.2.1 Thu từ dịch vụ thanh toán: ...........................................................................13
- 1.2.2.2 Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ .............................................................14 1.2.2.3 Thu từ dịch vụ thẻ ........................................................................................14 1.2.2.4 Thu từ dịch vụ Ngân hàng điện tử ...............................................................14 1.2.2.5 Thu từ dịch vụ ngân quỹ ..............................................................................15 1.2.2.6 Thu từ dịch vụ phi tín dụng khác .................................................................15 1.2.3 Đặc điểm nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng .........................................15 1.2.4 Vai trò nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng .............................................15 1.2.5 Các nhân tố tác động đến nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng. ...................17 1.2.5.1 Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô .......................................................17 1.2.5.2 Các nhân tố chủ quan từ phía NHTM ..........................................................18 1.2.5.3 Các nhân tố thuộc về khách hàng sử dụng dịch vụ ......................................21 1.3 Gia tăng nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng................................................... 22 1.3.1 Khái niệm .....................................................................................................22 1.3.2 Các biện pháp để gia tăng nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng ...............22 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá việc gia tăng nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng .23 1.3.3.1 Doanh số thu phí ..........................................................................................23 1.3.3.2 Tỷ trọng trong thu nhập ...............................................................................24 1.3.3.3 Thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) ...........................................................24 1.3.3.4 Tỷ trọng gia tăng thu phí của dịch vụ phi tín dụng ......................................24 1.3.4 Rủi so khi gia tăng thu phí từ dịch vụ phi tín dụng .....................................25 1.4 Kinh nghiệm tăng thu nhập ở một số ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm .......................................................................................................................................... 26 1.4.1 Kinh nghiệm của ngân hàng HSBC.............................................................26 1.4.2 Kinh nghiệm của ngân hàng Á Châu ...........................................................28 1.4.3 Kinh nghiệm từ một số dịch vụ của các ngân hàng khác ............................29 1.4.3.1 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank)- Ứng dụng ngân hàng số TIMO ...........................................................................................................29 1.4.3.2 Ngân hàng TMCP Tiền Phong (TP Bank)- Mô hình giao dịch trực tuyến 24/7 (LiveBank) ........................................................................................................30 1.4.4 Bài học cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ..........................30
- KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIA TRĂNG NGUỒN THU PHÍ TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ..............34 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam . 34 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ..............................................................34 2.1.2 Cơ cấu tổ chức.............................................................................................36 2.1.3 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016 ......................................................................................................39 2.2 Thực trạng hoạt động thu phí dịch vụ phi tín dụng của VCB trong giai đoạn 2011-2016 ..................................................................................................................................... 44 2.2.1 Toàn hệ thống ...............................................................................................44 2.2.2 Theo nhóm dịch vụ phi tín dụng ..................................................................46 2.2.2.1 Thanh toán và tài trợ thương mại .................................................................46 2.2.2.2 Hoạt động dịch vụ ngân quỹ ........................................................................50 2.2.2.3 Hoạt động dịch vụ thẻ ..................................................................................51 2.2.2.4 Hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử ..........................................................55 2.2.2.5 Hoạt động dịch vụ chứng khoán ..................................................................61 2.2.2.7 Dịch vụ khác ................................................................................................61 2.2.3 Những vấn đề hiện hữu trong hoạt động thu phí dịch vụ phi tín dụng của VCB...........................................................................................................................62 2.3 Đánh giá vị thế của Vietcombank. .......................................................................... 64 2.4 Nguyên nhân ................................................................................................................. 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................69 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. .....................70 3.1 Xu thế phát triển hoạt động dịch vụ phi tín dụng................................................. 70 3.1.1 Trên thế giới ..................................................................................................70 3.1.2 Tại Việt Nam .................................................................................................71 3.2 Tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của Vietcombank đến năm 2020. .............. 72 3.2.1 Tầm nhìn và mục tiêu chiến lược ..................................................................72 3.2.2 Phương hướng hành động trong năm 2017-2020. ........................................73
- 3.3 Giải pháp nâng cao thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam .......................................................................................................... 78 3.3.1 Đề xuất thành lập bộ phận Ngân hàng giao dịch ............................................78 3.3.2 Hoàn thiện các sản phẩm phi tín dụng hiện có và chủ động phát triển các sản phẩm mới...................................................................................................................81 3.3.3 Giải pháp về Marketing...................................................................................87 3.3.4 Giải pháp về công nghệ ...................................................................................88 3.3.5 Giải pháp về nhân sự .......................................................................................89 3.3.6 Các giải pháp khác ..........................................................................................90 Kết luận .....................................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ANZ Australia and New Zealand Banking ATM Automatic Teller Machine (Máy chuyển tiền, rút tiền tự động) Ngân hàng Thương B mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt BIDV Nam CIF Customer information file. HSBC Hongkong and Shanghai Banking Corporation. IB Internet banking Internet Banking Dịch vụ ngân hàng qua Internet LC Letter of Credit (Thư tín dụng) ODA Official Development Assistance Phone Banking Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại PIN Personal Identification Number POS Point of Sale (Điểm thanh toán thẻ) ROAA Return on Assets. ROEA Return on Equity SME Small and Medium Enterprises. SMS Banking Dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn TMCP Thương mại cổ phần TTQT Thanh toán quốc tế TTTM Tài trợ thương mại UNC Ủy nhiệm chi UNT Ủy nhiệm thu VAMC Vietnam Asset management company VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
- DANH MỤC HÌNH STT NỘI DUNG TRANG Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Vietcombank 33 Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức tiêu biểu của 1 chi nhánhVietcombank 35 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai Hình 2.3 37 đoạn 2012-2016 Thu dịch vụ thanh toán và TTTM các ngân hàng giai Hình 2.4 45 đoạn 2011-2016 Hình 2.5 Thực trang thu phí quản lý tài khoản các ngân hàng 46 Hình 2.6 Thực trạng thu phí sao kê tài khoản các ngân hàng 47 Hình 2.7 Thị phần thẻ ghi nợ nội địa giữa các ngân hàng 49 Hình 2.8 Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa các ngân hàng 50 Hình 2.9 Thị phần thẻ quốc tế các ngân hàng 50 Hình 2.10 Doanh số sử dụng thẻ quốc tế các ngân hàng 50 Phí thanh toán thẻ qua máy POS các ngân hàng theo Hình 2.11 51 từng thương hiệu thẻ Hình 2.12 Số lượng thẻ ATM các ngân hàng 52 Hình 2.13 Thị phần máy POS các ngân hàng 52 Các dịch vụ ngân hàng điện tử Vietcombank đang cung Hình 2.14 54 cấp Hình 2.15 Doanh thu, chi phí các dịch vụ ngân hàng điện tử 56 Hình 2.16 Số lượng khách hàng tổ chức đăng ký dịch vụ IB 57 Hình 2.17 Các lỗi phát sinh trong năm 2016 59
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT NỘI DUNG TRANG Bảng 2.1 Kết quả hoạt động thu từ dịch vụ thanh toán và tài trợ 44 thương mại giai đoạn 2011-2016 Bảng 2.2 Hoạt động thu từ dịch vụ thẻ trong giai đoạn 2011-2016 48 Bảng 2.3 Bảng thống kê tổng thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử của 53 từng đối tượng khách hàng trong giai đoạn 2011-2016. Bảng 2.4 Hoạt động thu từ các dịch vụ khác 58
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, nền kinh tế thế giới có nhiều thay đổi, biến động lớn. Nó tác động chung đến toàn thể các quốc gia trên thế giới, nhờ đó kinh tế thế giới ngày càng trở nên “phẳng” hơn bằng những hiệp định, các hợp tác song phương, đa phương,... Ở Việt Nam, mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP vẫn giữ được ở mức tăng trưởng ổn định (năm 2015 tăng 6.68%, năm 2016 tăng 6.21%), nhưng vẫn tiềm ẩn khá nhiều bất ổn. Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu với kinh tế thế giới, những rào cản trước đây đã dần được tháo bỏ, sân chơi được mở rộng, đặt ra yêu cầu đổi mới cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Tái cấu trúc hệ thống tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc ngân hàng thương mại giai đoạn 2011 – 2015 đã và đang được tiến hành với hàng loạt vụ mua bán và sáp nhập những ngân hàng yếu kém. Bên cạnh đó, các ngân hàng trong nước còn vấp phải sự cạnh tranh của những ngân hàng nước ngoài có nhiều lợi thế cũng là thách thức không nhỏ cho những ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng về tín dụng tại các ngân hàng ở mọi cấp độ và quy mô, là sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại, giải quyết được cơn khát vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, sau khi tăng trưởng tín dụng về chiều rộng, thị phần bắt đầu bão hòa đi kèm với chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu tăng cao, các ngân hàng thương mại bắt đầu quan tâm hơn đến việc tăng trưởng về chiều sâu và quan tâm nhiều hơn đến những hoạt động phi tín dụng. Sản phẩm của hoạt động phi tín dụng là những sản phẩm có nguồn thu khá an toàn và ổn định cho các ngân hàng thương mại, mặc dù vậy nhưng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn tương đối thấp so với các ngân hàng thương mại ở những nước khác. Bên cạnh đó, Thủ tướng chính phủ đã đưa ra đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 xác định việc chuyển dịch mô hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng. Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại cần phải tìm
- 2 ra giải pháp nhằm nâng tỷ lệ thu phí hoạt động dịch vụ tín dụng trên tổng doanh thu, đem đến sự phát triển bền vững cho chính các ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo số liệu thu thập được từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 11 năm 2016, tại Việt Nam đã có 31 Ngân hàng thương mại cổ phần, 61 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và 3 ngân hàng liên doanh. Có thể thấy, thị trường ngân hàng Việt Nam đang chuyển mình với sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Để có thể tồn tại được khi mà cần phải hạn chế tín dụng,các sản phẩm trong lĩnh vực ngân hàng hầu như giống nhau thì yếu tố chất lượng sẽ là yếu tố chủ chốt để mang lại thành công cho các ngân hàng thương mại trong nước. Nhận thức được những khó khăn trên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) trong những năm gần đây đã có những động thái tích cực để đáp ứng với xu thế của thị trường, thu hút và giữ chân lượng lượng khách hàng hiện hữu, ngân hàng đã đưa ra các đề xuất để nâng cao chất lượng, đồng thời triển khai những sản phẩm mới nhất của hệ thống trên toàn quốc. Nhưng sau một thời gian triển khai cho thấy, sự phát triển của mảng dịch vụ và các hoạt động phi tín dụng tuy tăng trưởng, nhưng với tốc độ khá chậm, bộc lộ rất nhiều hạn chế khi bị cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác. Đứng trước tình hình này, Vietcombank cần đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ phi tính dụng nâng cao chất lượng , thu hút và giữ chân khách hàng hướng tới xây dựng thương hiệu số 1 trong hoạt động dịch vụ ngân hàng nói riêng, và hoạt động ngân hàng nói chung. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Về lý luận: Hệ thống hoá và làm rõ hơn các vấn đề có liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng thương mại, trong đó tập trung vào khái niệm, nội dung, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại.
- 3 Về thực tiễn: Luận văn rút ra những nhận xét, đánh giá về phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trên cơ sở phân tích thực trạng; Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động phi tín dụng và nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng trong tổng thu nhập tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Theo đó, luận văn sẽ trình bày tổng quan về nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng nguồn thu này tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu : Hoạt động và nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã từng công tác tại vị trí nhân viên Thẻ, chuyên viên thông tin khách hàng và teller vì vậy tác giả đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Qua đó, tác giả đánh giá tình hình chung, tình hình triển khai các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng, thực trạng và định hướng của ngân hàng. Đồng thời rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu của Vietcombank trong thời kỳ hội nhập từ đó đề xuất giải pháp phát triển của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn có thể là dữ liệu chưa xử lý hoặc dữ liệu đã xử lý, có thể sử dụng để nghiên cứu tài liệu, thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện khá đơn giản, chi phí thấp. Người nghiên cứu tiếp cận dữ liệu thứ cấp từ những nguồn thông tin sẵn có, không phải do tự mình điều tra cho đề tài nghiên cứu và được thu thập từ những nguồn sau: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết của ngân
- 4 hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2016. Các bài báo cáo hay luận văn nghiên cứu trước về các đề tài có liên quan. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập từ nguồn thông tin trực tiếp tại bộ phận dịch vụ khách hàng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, bài luận văn sử dụng cả quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp. Quan sát trực tiếp: là phương pháp tiến hành quan sát dựa vào những sự việc đang diễn ra như quá trình thực hiện nghiệp vụ phi tín dụng tại quầy giao dịch của ngân hàng,… Thông qua phương pháp này thì sẽ nắm bắt được tình hình tổng quan về hoạt động thu phí phi tín dụng, bước đầu có sự đánh giá và nhận định sơ lược về tình hình hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng. Quan sát gián tiếp: là phương pháp tiến hành quan sát kết quả hay tác động của hành vi, chứ không quan sát trực tiếp hành vi như doanh thu từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng trong thời hạn nhất định. Kết hợp giữa cơ sở lý luận và thực trạng phát triển hoạt động dịch vụ phi tín dụng của Vietcombank, tác giả đưa ra những giải pháp thiết yếu để phát triển đồng thời gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,.. nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về nguồn thu phí từ dịch vụ phi tín dụng của NHTM Chương 2: Thực trạng gia tăng thu phí dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
- 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN THU PHÍ TỪ HOẠT ĐỘNG PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Hoạt động phi tín dụng của Ngân hàng thương mại. 1.1.1 Khái niệm Để hiểu về khái niệm dịch vụ phi tín dụng trước hết cần xác định rõ khái niệm về dịch vụ của ngân hàng thương mại (NHTM). Nói đến dịch vụ của NHTM, người ta thường nói đến hai đặc điểm sau: Thứ nhất: là dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng có những ưu thế về mạng lưới chi nhánh rộng khắp, mối quan hệ với các thành phần kinh tế, hệ thống thông tin hiện đại mới có thể thực hiện được một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất. Thứ hai: Các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân hàng không những cho phép ngân hàng thương mại thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng mà còn hỗ trợ tích cực để ngân hàng thương mại thực hiện tốt chức năng của mình. Dịch vụ ngân hàng có thể được hiểu là tất cả các hoạt động mà một ngân hàng có thể tạo ra nhằm cung cấp và thoả măn các nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ như tiền tệ, tài chính,.. góp phần làm tăng thu nhập của ngân hàng. Về định nghĩa dịch vụ phi tín dụng, hiện tại chưa có một định nghĩa trực tiếp nào về dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại, có thể đưa ra khái niệm tổng quát về dịch vụ phi tín dụng như sau: Dịch vụ phi tín dụng của NHTM là bất cứ dịch vụ hay sản phẩm được cung cấp bởi ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính mà không phải những dịch vụ tín dụng. Các dịch vụ phi tín dụng sẽ mang lại nguồn thu nhập cho hoạt động ngân hàng từ các khoản hoa hồng, khoản phí hay chênh lệch giá. 1.1.2 Sự khác nhau giữa dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng. Dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng đều là dịch vụ, đều mang đầy đủ những thuộc tính chung của dịch vụ như là tính không thể tách biệt hoặc không chia cắt, tính không ổn định, tính vô hình và khó xác định. Hai loại hình dịch vụ này khác nhau ở một số đặc điểm cơ bản như sau:
- 6 - Thứ nhất: điểm khác nhau cơ bản đó là dịch vụ phi tín dụng không làm phát sinh các vấn đề liên quan đến việc cung cấp hay thu hồi tài sản đối với khách hàng. Xét về mặt nghiệp vụ, khi dịch vụ phi tín dụng được cung cấp tới khách hàng thì không làm phát sinh các khoản mục cho vay trong phần tài sản của Bảng cân đối kế toán của ngân hàng, trong khi đó dịch vụ tín dụng thì hoàn toàn ngược lại. - Thứ hai, nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng không bị tác động bởi lãi suất, vì vậy không chịu tác động trực tiếp của lãi suất mà nguồn thu từ chênh lệch giá, phí dịch vụ hay hoa hồng,… Như vậy, để đánh giá về hoạt động phi tín dụng của một ngân hàng có thể căn cứ vào tỷ lệ nguồn thu ngoài lãi trên tổng thu nhập, tỷ lê này càng cao càng chứng tỏ sự hiệu quả của hoạt động dịch vụ phi tín dụng. - Thứ ba, khác với dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ tín dụng của mỗi ngân hàng được xây dựng trên cơ chế quản lý, khẩu vị rủi ro riêng biệt và đối tượng khách hàng hướng đến, thì dịch vụ phi tín dụng có thể giống nhau ở nhiều ngân hàng vì vậy dễ bị bắt chước. - Thứ tư, dịch vụ phi tín dụng có thể được cung cấp không giới hạn các số lượng sản phẩm, từ đó hình thành nên các sản phẩm trong gói tùy thuộc vào đối tượng khách hàng: các dịch vụ phi tín dụng đều có mối quan hệ với nhau tạo thành một chu trình. Các mối quan hệ này tạo ra một hệ thống hỗ trợ lẫn nhau trong sự phát triển các dịch vụ phi tín dụng và tín dụng ngân hàng. Nhờ đó, ngân hàng có được sự phát triển dịch vụ bền vững, phát huy tính hệ thống của dịch vụ và có thể cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng. - Cuối cùng, các hoạt động cung cấp dịch vụ phi tín dụng không tuân theo nguyên tắc hoàn trả cho khách hàng như dịch vụ tín dụng và thực hiện theo nguyên tắc “mua đứt bán đoạn”. 1.1.3 Các đặc trưng của hoạt động phi tin dụng của NHTM Đặc trưng đầu tiên phải kể đến đó là: Ngoài vấn đề đầu tư nguồn vốn ban đầu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ và nguồn nhân lực, khi thực hiện các dịch vụ phi tín dụng, các ngân hàng không phải hoặc chỉ sử dụng rất ít nguồn vốn của mình để thực hiện các giao dịch. Do đó đây chính là một trong
- 7 những yếu tố xác định việc đẩy mạnh phát triển hoạt động phi tín dụng của các NHTM. Thứ hai: hoạt động dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng được xếp vào một trong những hoạt động kinh doanh khá an toàn, rủi ro thấp, thậm chí không có rủi ro. Vì thế việc mở rộng hoạt động dịch vụ phi tín dụng không những giúp nâng cao được lợi nhuận mà còn giúp cho các ngân hàng hạn chế được những rủi ro thường xãy ra như rủi ro về lãi suất, thị trường và đặc biệt là rủi ro về mặt tín dụng. Thứ ba: Các hoạt động phi tín dụng của ngân hàng có tính hỗ trợ cao, liên kết chặt chẽ với nhau vì vậy các hoạt động luôn đòi hỏi sự phát triển đồng bộ và đi kèm với nhau, sự tồn tại và phát triển của dịch vụ này gắn liền với các dịch vụ khác. Cuối cùng: đó là đặc trưng tiện lợi của dịch vụ phi tín dụng. Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, dẫn đến sự ra đời của nhiều dịch vụ phi tín dụng tiện lợi, hiện đại. Khách hàng không cần đến ngân hàng thực hiện giao dịch mà có thể thực hiện giao dịch từ xa thông qua các kênh giao dịch hiện đại như: Internet banking, Mobile banking,… 1.1.4 Các hoạt động phi tín dụng của NHTM 1.1.4.1 Cung cấp dịch vụ thanh toán Đây là hoạt động thể hiện đặc trưng, cơ bản thể hiện cho dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại. Dịch vụ thanh toán được cung cấp cho khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngoài hình thức truyền thống là trực tiếp thanh toán tại quầy, ngày nay dịch vụ thanh toán được cung cấp cho khách hàng còn thông qua công nghệ xử hiện đại. Với những tiến bộ này, khách hàng ngày càng có cơ hội tiếp cận với những kênh thanh toán an toàn, chính xác và tiện lợi phạm vi trong và ngoài nước. Theo địa phận lãnh thổ, dịch vụ thanh toán có thể chia thành: dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thanh toán quốc tế. Thanh toán trong nước Thanh toán trong nước là một loại hình dịch vụ ngân hàng, trong đó ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền từ tài khoản này đến một tài khoản khác theo yêu
- 8 cầu của cá nhân, tổ chức (các tài khoản có thể cùng hoặc khác ngân hàng). Khi hoàn thành các nghiệp vụ về dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng sẽ thu một khoản phí nhất định, đây chính là nguồn thu từ hoạt động thanh toán của ngân hàng. - Về hình thức thanh toán, có nhiều hình thức thanh toán gồm có: + Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi (UNC): là phương thức thanh toán trong đó, ngân hàng thực hiện theo yêu cầu trên UNC của khách hàng bằng cách trích tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng lập UNC sang tài khoản tiền gửi thanh toán của bên thụ hưởng. Tài khoản của bên thụ hưởng có thể cùng hoặc khác hệ thống ngân hàng trích tài khoản. + Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu (UNT): là phương thức thanh toán mà khách hàng lập UNT để ủy nhiệm ngân hàng thu hộ tiền người mua, người nhận cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở hợp đồng thương mại giữa hai bên. + Thanh toán bằng Cheque (Séc): Séc là mệnh lệnh thanh toán vô điều kiện của chủ tài khoản lập dưới dạng văn bản, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chi trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán của người ký phát séc cho người thụ hưởng trên tờ séc; hoặc trả theo lệnh của người thụ hưởng hoặc trả cho người xuất trình, tùy vào các điều kiện của người thụ hưởng được ngân hàng đồng ý. Thanh toán quốc tế Là việc chi trả các nghĩa vụ, yêu cầu phát sinh về tiền tệ từ các quan hệ kinh tế, tín dụng, tài chính giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, các cá nhân ở các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bằng việc thực hiện các phương thức chuyển tiền hoặc bù trừ trên các tài khoản tại các ngân hàng. Khác với thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế thường gắn với việc chuyển đổi ngoại tệ từ đồng tiền của quốc gia này với đồng tiền của quốc gia khác. Các phương thức thanh toán quốc tế thường được sử dụng hiện nay như: + Thanh toán chuyển tiền: là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người mua, người trả tiền, người nhập khẩu…) yêu cầu ngân hàng
- 9 phục vụ chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng (người bán, người xuất khẩu, người nhận tiền) ở một địa điểm xác định (ngân hàng xác định trước). + Thanh toán nhờ thu: là phương thức thanh toán trong đó công ty xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ sẽ tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình, thu hộ tiền từ công ty nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu và bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo thỏa thuận. + Thanh toán nhận chứng từ: là phương thức mà nhà nhập khẩu sẽ ký với ngân hàng một bản ghi nhớ gồm 2 phần: 1. Mở một tài khoản tín chấp mang tên nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu hưởng lợi. 2. Yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán mà nhà xuất khẩu phải xuất trình cho ngân hàng. Nhà nhập khẩu sẽ chuyển tiền vào tài khoản tín chấp. Sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán nếu bộ chứng từ hợp lệ. + Phương thức thư tín dụng (LC): là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba xuất trình cho Ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đã đề ra trong thư tín dụng. + Phương thức ghi sổ: Người xuất khẩu mở tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu yêu cầu người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu vào thời điểm xác định trong tương lai.. 1.1.4.2 Dịch vụ Thẻ Thanh toán bằng thẻ: là việc mà chủ thẻ sử dụng thẻ do ngân hàng phát hành để thực hiện việc thanh toán mua hàng hóa hay dịch vụ, hoặc rút tiền mặt, chuyển khoản, truy vấn số dư tại các máy ATM của ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng hai loại thẻ phổ biến nhất là thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.
- 10 - Thẻ ghi nợ: là loại thẻ gắn liền với một hay nhiều tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Khi sử dụng thẻ ghi nợ, hhách hàng có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt, thanh toán về việc mua hàng hóa, dịch vụ ở bất cứ địa điểm nào có đặt máy đọc thẻ (POS) của NHTM, bất kể máy POS đó là của ngân hàng nào. Khi sử dụng loại thẻ này để thanh toán thì giá trị giao dịch được khấu trừ ngay vào tài khoản thanh toán của khách hàng. - Thẻ tín dụng: là loại thẻ mà các ngân hàng thương mại cho phép chủ thẻ không cần có số dư trên tài khoản mà được sử dụng một hạn mức tín dụng nhất định. Đây là loại thẻ khá phổ biến, nhu cầu cao vì đặc tính “ tiêu tiền trước, trả tiền sau”, người sử dụng thẻ được tổ chức phát hành thẻ ứng tiền trước để tiêu dùng và chỉ phải thanh toán toàn bộ, hoặc một phần vào cuối mỗi kỳ thanh toán. 1.1.4.3 Dịch vụ kinh doanh ngoại hối Dịch vụ kinh doanh ngoại hối chính là dịch vụ kinh doanh ngoại tệ. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ được các ngân hàng cung cấp với nhiều phương thức giao dịch khác nhau như: giao ngay, hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, giao sau. Giao dịch giao ngay là việc mua bán một số lượng ngoại tệ được thực hiện giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán. Các giao dịch giao ngay được thực hiện giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng, giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức khác và cá nhân. Trong đó, ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung tâm trong việc tạo thị trường nhằm mục đích kinh doanh của mình hoặc phục vụ co khách hàng. Giao dịch ngoại hối có kỳ hạn là một giao dịch trong đó hai bên sẽ cam kết mua bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định tại một thời điểm sau đó hay sau một thời hạn xác định kể từ ngày ký kết giao dịch. Trong giao dịch kỳ hạn, mọi điều kiện mua bán được ký kết vào ngày giao dịch, việc giao nhận tiền chỉ được thực hiện vào ngày giá trị đã thỏa thuận trên cơ sở kỳ hạn mua bán. Giao dịch hối đoái kỳ hạn có thể được thực hiện trên thị trường tập trung hoặc không tập trung qua các phương tiện giao dịch như: điện thoại, mạng máy tính…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 9 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn