Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
lượt xem 10
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tổng quan về thị trường thép thế giới và kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển ngành thép; đánh giá thực trạng của ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; dự báo xu hướng, triển vọng phát triển của ngành thép Việt Nam; đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy ngành thép Việt Nam phát triển và hội nhập có hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
- PHẦN MỞ ĐẦU...1 CHƯƠNG 1...6 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚ C TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH THÉP 1.1 - NGÀNH THÉP THẾ GIỚI: LỊCH SỬ, HIỆN TẠI VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN...6 1.1.1 - Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của ngành thép...8 1.1.2 - Điểm qua tình hình tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ thép trên thế giới những năm gần đây. . .10 1.1.3 - Những cường quốc sản xuất thép và những “luật chơi” mang tính phổ biến trên thị trường thép thế giới hiện nay. . .12 1.1.4 - Động thái mới của thị trường thép thế giới những năm gần đây và xu hướng phát triển những năm tới. . .14 1.2 - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT-TIÊU THỤ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA NGÀNH THÉP. . .19 1.2.1 - Kinh nghiệm của Trung Quốc. . .19 1.2.2 - Kinh nghiệm của Hàn Quốc. . .25 1.2.3 - Kinh nghiệm của một số nước ASEAN. . .27 1.2.4 - Tổng kết bước đầu về một số bài học đối với Việt Nam. . . 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA. . . .41 2.1- KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM. . . 41 2.2 - THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY. . . 47
- 2.2.1 - Về công nghệ sản xuất và năng lực quản lý ngành của Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) và các doanh nghiệp ngoài VSC. . . .51 2.2.1.2 - Về thiết bị và công nghệ cán thép . . .56 2.2.1.3 - Về năng lực quản lý ngành của VSC. . . 58 2.2.2 - Khả năng cạnh tranh và hội nhập của ngành thép Việt Nam hiện nay. . . 64 2.3 - ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ VỀ NGÀNH THÉP VIỆT NAM . . . 69 2.3.1 - Những thành tựu nổi bật của ngành thép trong những năm đổi mới, mở cửa và hội nhập. . . .73 2.3.2 - Những vấn đề đặt ra cho ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập. . . 74 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐẾN NĂM 2020. . .81 3.1 - VỀ XU HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI3.1 - VỀ XU HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI. . .81 3.1.1 - Những nhân tố mới có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của ngành thép Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. . . 85 3.1.1.1 - Những biến động mới có thể xảy ra về tiêu thụ và giá thép trên thị trường thế giới và ảnh hưởng đến ngành thép Việt Nam. . . 88 3.1.1.2 - Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thép ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010 và dự báo đến năm 2020. . . 90
- 3.1.1.3 - Cơ hội và thách thức đối với ngành thép khi Việt Nam gia nhập WTO. . . 92 3.1.2 - Triển vọng và định hướng phát triển của ngành thép Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 và đến năm 2020. . . 95 3.1.2.1 - Khả năng phát triển của khối sản xuất thành viên và liên doanh với Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC). . . 110 3.1.2.2 - Khả năng phát triển của khối sản xuất, kinh doanh ngoài VSC. . . 113 3.2 - CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN3.2.1 - Giải pháp về cơ chế chính sách của Nhà nước. . . 116 3.2.1 - Giải pháp về cơ chế chính sách của Nhà nước. . . 117 3.2.2 - Giải pháp để hội nhập quốc tế của ngành thép Việt Nam. . . 118 3.2.3 - Giải pháp bên trong của ngành thép Việt Nam. . .119 KẾT LUẬN . . . 125
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong hai thập kỷ đổi mới 1986-2005, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với 160 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đã ký kết được 90 hiệp định thương mại song phương, có thoả thuận đối xử tối huệ quốc với 82 quốc gia; đồng thời còn tham gia nhiều tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới. Nhờ kiên trì thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng bị bao vây cấm vận, tạo dựng được môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước, GDP tăng trưởng bình quân 7,2%/năm trong giai đoạn 1991-2000, năm 2003 đạt 7,24%, năm 2004 là 7,7%, năm 2005 đạt 8,4%, và năm 2006 ước đạt 8,5% - là nước có tốc độ tăng trưởng GDP thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và nhu cầu phát triển của xã hội cũng đã và đang đặt ra hàng loạt vấn đề đối với ngành thép của Việt Nam. 20 năm đổi mới vừa qua cũng là thời kỳ phát triển khá mạnh của ngành thép Việt Nam. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, đã dần hình thành một hệ thống tiêu thụ và cung ứng thép hoàn toàn mới so với thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, trong đó có sự tham gia tích cực của hầu hết thành phần kinh tế. Trong bối cảnh đó, Nhà nước khó kiểm soát được giá cả và chất lượng thép xây dựng, nếu không có một ngành sản xuất thép đủ mạnh trong nước và những cơ chế chính sách phù hợp đối với ngành này. Do đó, từ giữa năm 1994, Chính phủ đã quyết định sáp nhập Tổng công ty Kim khí vào Tổng công ty Thép Việt Nam, và cũng từ đó, vai trò, vị trí của Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) đã trở nên quan trọng hơn so với các thời kỳ trước đây, nhất là trong việc đáp ứng nhu cầu và bình ổn giá thép trong nước. Ngày 12 tháng 4 năm 1995, Bộ Chính trị đã có văn bản kết luận số 112- TB/TW về chiến lược phát triển sản xuất thép đến năm 2010, trong đó nhấn mạnh:
- 2 "Thép là vật liệu chủ yếu của nhiều ngành công nghiệp, có vai trò quyết định tới sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua, ngành thép đã có nhiều cố gắng khai thác, cải tạo và mở rộng những cơ sở sản xuất cũ và liên doanh với nước ngoài tăng năng lực sản xuất và sản lượng thép hàng năm với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên so với yêu cầu của đất nước thì mức sản xuất thép hiện nay còn rất thấp. Phát triển nhanh ngành thép là một yêu cầu khách quan, cấp bách và có ý nghĩa chiến lược... Ngoài việc đáp ứng đủ thép xây dựng, ngành thép phải quan tâm xây dựng nhà máy chuyên sản xuất các loại thép có chất lượng cao, thép hợp kim, và một số loại thép đặc biệt phục vụ ngành chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng...Việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề có đủ trình độ tiếp nhận những trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực luyện kim nhằm thực hiện chiến lược phát triển sản xuất thép tới năm 2010 là một đòi hỏi rất bức thiết. Ban Cán sự đảng các Bộ, ngành có liên quan cần có kế hoạch đào tạo hàng năm tại các trường trong nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài..." Các công ty lưu thông thành viên của VSC chuyên kinh doanh các sản phẩm kim khí đã phải vượt qua nhiều khó khăn để thích ứng với tình hình mới. Tuy nhiên, qua hoạt động thực tế, các công ty này đã và đang phải đối mặt với những thách thức mới, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Các phương thức quản lý cũ không còn phù hợp nữa, vì bộc lộ quá nhiều điểm bất hợp lý, dẫn đến giảm khả năng kinh doanh có lãi. Hiện nay, vẫn chưa có được sự gắn kết chặt chẽ và hài hoà giữa các đơn vị thành viên của VSC trên lĩnh vực lưu thông; sự phối hợp giữa các đơn vị còn rời rạc, tình trạng chồng chéo về tổ chức mạng lưới tiêu thụ, cạnh tranh nội bộ còn khá phổ biến, gây ra không ít những tổn thất chung, làm giảm sức mạnh tổng hợp và những lợi thế vốn có của một tổng công ty nhà nước trên thương trường. Mặt khác, trong điều kiện nước ta phải thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hoá thương mại theo AFTA, và nhất là khi chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với ngành thép sẽ phải thay đổi một cách căn bản. Những diễn biến này đã và sẽ mang đến những cơ hội, thách thức lớn đối với các hoạt động sản xuất-kinh doanh của VSC và của ngành thép Việt Nam nói chung.
- 3 Những vấn đề bức xúc nêu trên đòi hỏi VSC phải đổi mới các mô hình hoạt động sản xuất-kinh doanh, cơ cấu và phương thức hoạt động của hệ thống kinh doanh, khẳng định được vai trò chủ đạo của VSC đối với thị trường thép Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm gần đây đã có một số văn kiện của Đảng và Nhà nước, một số công trình khoa học đề cập đến hoặc nghiên cứu về ngành thép Việt Nam: Tháng 3 năm 1995, Bộ Chính trị đã thông qua “Chiến lƣợc phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010”, và sau đó, Hội đồng thẩm định Nhà nước đã thẩm định và điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010, trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Tháng 6 năm 1997, Chính phủ đã đề nghị Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) kết hợp với Tổng công ty Thép Việt Nam thực hiện "Kế hoạch nghiên cứu tổng thể phát triển ngành Thép Việt Nam" và hoàn thành vào tháng 3 năm 1998, giúp ngành thép có định hướng hợp lý hơn trong việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thép. Ngoài ra, còn có một số tài liệu khác dưới dạng các báo cáo chuyên đề như: "Báo cáo nghiên cứu thị trƣờng thép xây dựng tại Việt Nam" của Công ty tư vấn thiết kế và dịch vụ đầu tư (INFISCO), thuộc Bộ Công nghiệp; báo cáo kết quả phân tích, điều tra về ngành thép Việt Nam và những kiến nghị của Trường Đại học Kinh tế quốc dân; báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp về “Tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam”, 2004; đề tài cấp Tổng công ty do Tiến sĩ Phạm Thị Đào, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam, làm chủ nhiệm về "Tổ chức hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn 2002-2005" v.v..
- 4 Trong chừng mực nhất định, các văn kiện và công trình nói trên đã đề cập đến những cơ sở lý luận và thực tiễn của ngành thép Việt Nam ở một số khía cạnh và mức độ khác nhau, giúp chúng tôi có thể tham khảo những quan điểm, nhận thức chung về lý luận và nhiều số liệu cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống, nhất là dưới góc độ kinh tế chính trị, về vấn đề phát triển ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu tổng quan về thị trường thép thế giới và kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển ngành thép; - Đánh giá thực trạng của ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Dự báo xu hướng, triển vọng phát triển của ngành thép Việt Nam; đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy ngành thép Việt Nam phát triển và hội nhập có hiệu quả hơn. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đánh giá tổng quan về tình hình sản xuất-tiêu thụ của thị trường thép trên thế giới những năm gần đây. - Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của ngành thép Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp thuộc VSC, doanh nghiệp liên doanh, và các doanh nghiệp ngoài VSC, từ năm 1959 đến năm 2005, trong đó tập trung vào 20 năm đổi mới (1986 – 2005). - Nghiên cứu, đánh giá, phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố lớn đến sự phát triển của ngành thép Việt Nam; thực trạng của ngành và những vấn đề đang đặt ra; dự báo xu hướng và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy ngành thép Việt Nam phát triển phù hợp với những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở giai đoạn 2006-2010 và đặt trong tầm nhìn đến năm 2020. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- 5 Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin, luận văn sử dụng các phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu và tư liệu để làm rõ những luận điểm được nêu ra; đồng thời, còn sử dụng các quan điểm đổi mới kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN: - Cung cấp những thông tin khái quát về thị trường thép thế giới; bước đầu tổng kết kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển ngành thép và rút ra bài học tham khảo cho Việt Nam. - Phân tích thực trạng, chỉ ra những cơ hội và thách thức của ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế gắn với bối cảnh Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết đối với AFTA và sẽ gia nhập WTO. - Làm rõ một số vấn đề về quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010 và đặt trong tầm nhìn 2020. 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1: Tổng quan về thị trường thép thế giới và kinh nghiệm của một số nước trong phát triển ngành thép; Chƣơng 2: Thực trạng của ngành thép Việt Nam và những vấn đề đang đặt ra; Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp phát triển ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2006 – 2010 và đến năm 2020.
- 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG THÉP THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM C Ủ A M ỘT SỐ N Ƣ ỚC T R ON G P HÁ T T R I Ể N N GÀ N H T HÉ P 1.1 - NGÀNH THÉP THẾ GIỚI: LỊCH SỬ, HIỆN TẠI VÀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN Sản lượng thép thế giới trong năm 2005 đã đạt mức cao nhất trong lịch sử, khoảng 1.131 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2004. Trong khi đó, tiêu thụ thép thành phẩm trên thế giới đạt gần 935 triệu tấn, tăng 6,4% so với năm 2004. Tuy nhiên, giá thép đột ngột tăng trở lại vào thời điểm quý đầu năm 2006. Thị trường Trung Quốc: Sản lượng thép năm 2005 của Trung Quốc đạt 315 triệu tấn, tăng 3,9% so với năm 2004. Đồng thời, nhập khẩu thép ước khoảng 37 triệu tấn, tăng 50% so với năm 2004. Chính vì vậy, Trung Quốc đang trở thành trung tâm hút các sản phẩm thép, và đây được xem là nguyên nhân chủ yếu đẩy giá thép tăng mạnh trong thời gian qua. Để thích nghi với tình hình trong nước và quốc tế, những năm gần đây Trung Quốc đã áp dụng một số chính sách điều tiết thị trường thép, đáng lưu ý như: + Ngày 20/11/2002, chính thức sửa đổi hệ thống hạn ngạch nhập khẩu. + Quyết định áp dụng thuế chống phá giá đối với các sản phẩm thép cán nguội. + Tuyên bố bãi bỏ chế độ bảo hộ trả đũa đối với mặt hàng thép nhập khẩu (quyết định này được đưa ra ngày 04/12/2003). Ngay sau khi quyết định này của Trung Quốc có hiệu lực, trên thị trường giao dịch thép thế giới đã xuất hiện một số diễn biến mới, nổi bật là việc Hoa Kỳ quyết định xóa bỏ việc áp dụng thuế nhập khẩu thép trên 30% (vào ngày 26/12/2003), sau khi có phán quyết của WTO. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng giá thép trên thị trường thế giới từ cuối năm 2003 đến nay là do tác động của nhiều yếu tố:
- 7 Thứ nhất, nhu cầu thép trên thị trường thế giới tăng mạnh trong các năm 2004-2005, đặc biệt là tại một số thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ. Trong đó nhu cầu thép của Trung Quốc tăng mạnh được giải thích do thực hiện các dự án xây dựng chuẩn bị cho Thế vận hội 2008; sự mở rộng của ngành công nghiệp ô tô; thêm vào đó, việc Trung Quốc xoá bỏ bảo hộ trả đũa đối với thép nhập khẩu càng kích thích nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh. Việc Mỹ thi hành chính sách đồng USD rẻ đã kích thích tiêu dùng trong nước và gia tăng đầu tư vào xuất khẩu. Do đó, khi Mỹ bỏ thuế nhập khẩu thép sau phán quyết của WTO, nhu cầu thép ở nước này lên cao, góp phần tạo ra sự thiếu hụt trên thị trường thế giới. Thứ hai, nguồn cung ứng nguyên liệu thô như quặng sắt, thép phế và than cốc trở lên khan hiếm, khiến chi phí sản xuất tăng, buộc các nhà máy thép phải tăng giá bán để bù đắp chi phí đầu vào tăng cao. Thứ ba, giá cước vận chuyển vẫn ở mức cao, hơn nữa việc thuê tàu ngày càng khó khăn do biến động của giá dầu trên thị trường thế giới. Thứ tư, tỷ giá trao đổi giữa đồng Dollar Mỹ và đồng Euro cũng góp phần làm tăng giá bán. Sản lượng sản xuất thép thô trong tháng 6/2006 của toàn thế giới đã đạt 103,8 triệu tấn, tăng cao hơn so với cùng kỳ của năm 2005 là 12,7%. Tổng cộng 6 tháng đầu năm 2006 sản lượng sản xuất trên thế giới đã đạt 595,7 triệu tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2005. Trung Quốc vẫn là quốc gia sản xuất thép lớn nhất với sản lượng đạt 36,6 triệu tấn thép thô trong tháng 6/2006, tăng 18,5% so với cùng thời gian của năm 2005. Tổng cộng 6 tháng đầu năm 2006, Trung Quốc đã sản xuất đạt 199,5 triệu tấn thép cán các loại, vượt 18,3% so với cùng kỳ năm 2005. Lượng sản xuất thép thô của Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2006 chiếm 33,5% tổng sản lượng sản xuất trên toàn thế giới. Nhật Bản sản xuất đạt 9,7 triệu tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng sản xuất thép thô của EU trong tháng 6/2006 đã đạt 17,1 triệu tấn, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm của 2005. Các quốc gia sản xuất chính của EU bao gồm Đức sản xuất đạt 4 triệu tấn (+8,9% so với tháng 6/2005), Italia sản xuất đạt 2,7 triệu tấn (+8,2%) và Pháp sản xuất đạt 1,8 triệu tấn
- 8 (+11,4%). Tính toàn khối EU, 6 tháng đầu năm 2006 đã sản xuất đạt 100,7 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ của năm 2005. Các quốc gia còn lại, trong 6 tháng đầu năm 2006 đã sản xuất đạt 58,7 triệu tấn, tăng 3,8% so với cùng thời gian năm 2005. Trong tháng 6/2006, Nga sản xuất đạt 5,8 triệu tấn, tăng 13,5% so với cùng thời gian năm 2005. Ukraine sản xuất đạt 3,5 triệu tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2005. Riêng Braxin trong tháng 6/2006 đã sản xuất đạt 2,4 triệu tấn, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2005. Bảng số 1.1 : Sản lƣợng tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2006 của 62 Quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới Đơn vị tính: 1.000 tấn (TriÖu tÊn) 104,979 103,800 105,000 100,626 99,860 100,000 95,261 95,000 90,986 90,000 85,000 80,000 Th¸ng 1 Th¸ng 2 Th¸ng 3 Th¸ng 4 Th¸ng 5 Th¸ng 6 (6 th¸ng ®Çu n¨m 2006) Nguồn: Viện Nghiên cứu sắt thép quốc tế -www.iisi.org.com/steel in figure June 2006 1.1.1 - Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của ngành thép
- 9 Thép là gì? Trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách tìm hiểu những khái niệm cơ bản nhất các thành phần hoá học cấu tạo ra thép: Thép là một dạng hợp kim kết hợp giữa sắt và các bon, thành phần chủ yếu bao gồm các bon dưới 2%, Mănggan 1%, và một phần các hợp chất khác như Silíc, Phốt pho, Sun phua, và Ôxy. Thép đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong các ngành cơ khí và vật liệu xây dựng trên thế giới. Ngoài ra, thép còn đóng một vai trò hiện hữu trong đời sống hàng ngày của chúng ta và ở trong các ngành như: Sản xuất ô tô, vật liệu xây dựng, đóng tàu, vỏ thùng máy giặt, tủ lạnh... và rất nhiều các ứng dụng khác. Ai phát minh ra thép? Người đầu tiên trên thế giới gốc Anh có tên là Henrry Bessemer đã phát minh và sáng chế ra thép vào năm 1856. Ngay từ khi phát minh ra thép, ông đã đặt tên cho công ty của mình là Bessemer steel company và công ty này được đặt trụ sở tại Sheffield nước Anh. Trong giai đoạn khởi nghiệp vào năm 1859, công ty này bị ngập chìm trong thua lỗ. Không nản lòng trước những khó khăn và bằng tất cả nhiệt huyết của mình, Henrry Bessemer tiếp tục nghiên cứu và tìm tòi các công thức sản xuất thép, và cho đến tận năm 1870 ông mới được công nhận và có được tấm bằng phát minh sáng chế. Cùng thời gian này, Henrry Bessemer cũng kiếm được hơn một triệu Bảng Anh. Được tiếp thêm luồng sinh khí mới từ tấm bằng sáng chế được cấp, Henrry Bessemer tiếp tục nghiên cứu công thức sản xuất ra thép dựa trên các công nghệ sản xuất cơ bản nhất đó là nấu chảy gang làm ôxy hoá các nguyên liệu và phân loại các tạp chất. Sản xuất thép như thế nào? Thép được sản xuất từ hai loại nguyên liệu chính: từ sắt thép phế thải, hoặc là từ quặng sắt kết hợp với than cốc. Người ta thường dùng hai phương pháp để nấu chảy - đó là sử dụng lò cao và lò điện. Hiện nay, trên thế giới có tới 60% sản lượng thép được sản xuất bằng phương pháp sử dụng lò điện, công nghệ này thường dễ dàng và nhanh hơn nếu sử dụng nguyên liệu là sắt phế. Người ta tái chế thép bằng cách nấu chảy thép phế qua lò nung sử dụng điện kết hợp với một số thành phần hoá học khác để sản xuất thành phôi thép (Steel billet).
- 10 Phôi thép là nguyên liệu cơ bản nhất để sản xuất ra các loại thép thành phẩm như: thép tấm, thép lá, thép lá cuộn, thép hình, thép cuộn và các chủng loại thép tròn cây sử dụng làm cốt bê tông. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu sắt thép thế giới IISI, trên thế giới có hơn 63 quốc gia sản xuất thép. Sản lượng thép toàn thế giới trong năm 2005 xấp xỉ 1.132 triệu tấn, và số lượng lao động trong ngành thép thế giới vào khoảng 976 ngàn người. 1.1.2 - Điểm qua tình hình tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ thép trên thế giới những năm gần đây Viện Nghiên cứu sắt và thép thế giới (IISI) đã đưa ra dự báo về nhu cầu tiêu thụ thép tới cuối năm 2006. Theo đó, triển vọng sản xuất và tiêu thụ thép toàn cầu khá sáng sủa, nhu cầu tiêu thụ thép dự báo tăng từ 1.131,8 triệu tấn năm 2005 lên đến 1.150 triệu tấn vào năm 2006, và mức tăng trưởng của ngành thép toàn cầu sẽ vào khoảng 5,8% trong năm 2007. Yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng này là do sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế Trung Quốc. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân ở mức 2 con số thì ngành thép Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng 13% trong năm 2006 và sẽ giảm xuống 12,1% trong năm 2007. Sự gia tăng này của ngành thép Trung Quốc thực chất là do khu vực cán thép của họ đóng vai trò trung tâm trong việc thực hiện hiện đại hoá nền kinh tế. Theo xu thế phát triển, nhu cầu sử dụng thép của thị trường Trung Quốc sẽ tăng 13% (lên 356 triệu tấn) trong năm 2006, tương đương với 32% tổng nhu cầu của toàn thế giới trong cùng năm. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ cũng cho thấy khả năng tăng trưởng cao trong tổng cầu về thép với mức 8% trong năm 2006 và 2007. Tại một số khu vực khác trên thế giới, dự báo mức tăng trưởng có khả năng đạt tới 4,7% - tương đương với sản lượng khoảng 33 triệu tấn trong năm 2006. Nhìn tổng thể, mức tăng về tổng cầu thép của thế giới có thể sẽ giảm xuống còn 2,7% trong năm 2007. Riêng khu vực châu Âu, do sức ép của khối lượng thép tồn kho từ những năm trước, mức độ tăng trưởng của ngành thép châu Âu đã giảm 4,6% trong năm 2005. Tuy nhiên, IISI cũng chỉ ra rằng mức tăng trưởng của ngành thép châu Âu được dự đoán vẫn đạt 3,9% trong năm 2006 và 1,5% trong năm 2007. Đồng thời IISI cũng đưa ra dự đoán sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ sẽ kéo
- 11 theo nhu cầu sử dụng thép tăng khoảng 5% trong năm 2006 và dừng ở mức 1,7% trong năm 2007. Sự tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và ngành công nghiệp ô tô là cơ sở cho sự tăng trưởng 3,2% của ngành thép của Nga trong năm 2006 và dự báo mức tăng này sẽ đạt 1,6% trong năm 2007; và mức tăng trưởng này tương đương với mức tăng trưởng đã được dự báo của Ucraina. Sau một thời gian tuột dốc trong năm 2005, nhu cầu sử dụng thép của Brazin được dự báo sẽ khôi phục tăng trưởng trở lại vào khoảng 9,5% trong năm 2006. IISI cũng đưa ra dự báo rằng mức tăng trưởng này của Brazin còn cao hơn nữa, khoảng 10,9% trong năm 2007. Con số được đưa ra cho khu vực Trung và Nam Mỹ tương đương với mức dự báo vào khoảng 7,6% trong năm 2006 và 8,7% trong năm 2007. Các dự báo cũng chỉ ra rằng thị trường thép của Nhật Bản sẽ đạt mức tăng trưởng 3,3% trong tổng cầu của năm 2006 và mức tăng trưởng này cũng được giữ nguyên trong năm 2007. Mức tăng trưởng nhu cầu sử dụng thép của toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (bao gồm cả Trung Quốc) được đưa ra là 9,1% trong năm 2006 và duy trì ở mức 8% trong năm 2007. Giá trị sản lượng thép gia tăng được lý giải bởi thép là nguồn vật liệu quan trọng cho nhu cầu của toàn xã hội, tiếp theo đó là do sự cải tổ của ngành công nghiệp thép toàn cầu (sản xuất ra hơn 50% loại sản phẩm mới so với 10 năm trước đây). Đó là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu thép toàn thế giới. Bảng số 1.2 : Tăng trƣởng của ngành thép thế giới Đơn vị tính: triệu tấn Năm Mức tăng trƣởng bình quân (%) 2004 2005 2006 2007 Khu 04/05 05/06 06/07 vực Thế giới 973,6 1.013,4 1.087 1.150 +4,1 +7,3 +5,8 Trung 270 315 356 399 +16,7 +13 +12,1 Quốc Phần còn 703,6 698,4 731 751 -0,7 +4,7 +2,7 lại của
- 12 thế giới Nguồn: Viện Nghiên cứu sắt thép quốc tế – IISI (www. iisi.org.com) 1.1.3 - Những cường quốc sản xuất thép và những “luật chơi” mang tính phổ biến trên thị trường thép thế giới hiện nay Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu sắt thép thế giới, tính đến năm 2004, trên thế giới có 63 quốc gia sản xuất thép, trong đó có các cường quốc có sản lượng lớn được thống kê dưới đây: Bảng số 1.3: Xếp hạng các quốc gia có nền công nghiệp thép lớn trên thế giới Đơn vị tính: triệu tấn 2005 2004 Tên Quốc gia Sản lƣợng sản Xếp hạng Sản lƣợng sản xuất Xếp hạng xuất Trung Quốc 1 349,4 1 280,5 Nhật Bản 2 112,5 2 112,7 Mỹ 3 94,9 3 99,7 Nga 4 66,1 4 65,6 Nam Triều Tiên 5 47,8 5 47,5 CHLB Đức 6 44,5 6 46,4 Ucraina 7 38,6 7 38,7 Ấn §é 8 38,1 9 32,6 Brazil 9 31,6 8 32,9 Italia 10 29,3 10 28,5 Thæ NhÜ Kú 11 21 11 20,5 CH Ph¸p 12 19,5 12 20,8 §µi Loan 13 18,6 15 19,6 T©y Ban Nha 14 17,8 13 17,6 Mexico 15 16,2 14 16,7 Canada 16 15,3 17 16,3 Anh Quèc 17 13,2 16 13,8 BØ 18 10,4 18 11,7
- 13 Nam Phi 19 9,5 19 9,5 Iran 20 9,4 20 8,7 Ba Lan 21 8,4 21 10,6 Úc 22 7,8 22 7,4 Áo 23 7,0 23 6,5 Hµ Lan 24 6,9 25 6,8 Nguồn: Viện Nghiên cứu sắt thép thế giới-www.worldsteel.org.com/world Steel in figures. (Ghi chú: Sản lượng dưới sáu triệu tấn không được tính) Như vậy, các tư liệu nêu trên cho thấy, trong 63 quốc gia sản xuất thép trên thế giới có tới 24 quốc gia có sản lượng mạnh nhất thế giới (trên 6 triệu tấn/năm). Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, các quốc gia có ngành sản xuất thép đều có những “luật chơi chung” mang tính phổ biến như: + Áp dụng việc bảo hộ các nhà sản xuất và bảo bộ quyền sở hữu công nghiệp trong nước; + Luật chống bán phá giá “Anti Dumping”, luật cạnh tranh bình đẳng; + Hàng rào phi thuế quan; + Áp dụng các biểu thuế quan ưu đãi; + Dành cho nhau những quy chế xuất nhập khẩu tốt nhất về áp dụng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế; + Áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến và các hàng rào kỹ thuật. Một trong những “luật chơi” mà Mỹ đã từng áp dụng, là từ ngày 4/12/2003 Tổng thống Mỹ đã chính thức huỷ bỏ mức thuế nhập khẩu thép 30% sớm hơn 16 tháng so với dự định. Bộ Tài chính Mỹ đã khẳng định những biện pháp bảo hộ đã đạt được mục đích, và nay do hoàn cảnh kinh tế thay đổi nên đã đến lúc huỷ bỏ biện pháp này. Quyết định nâng mức thuế nhập khẩu thép nhập khẩu lên 30% được Chính phủ Mỹ áp đặt từ tháng 3/2002 với thời hạn là 3 năm nhằm bảo hộ các nhà sản suất thép của Mỹ khi đó đang phải đối phó với cạnh tranh nước ngoài và có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ như
- 14 Liên minh châu Âu (EU), Braxin, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã đệ đơn lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và cuối cùng WTO đã ra phán quyết mức thuế suất nói trên của Mỹ là bất hợp pháp và uỷ quyền cho EU tiến hành biện pháp trả đũa. Sau khi quyết định của Tổng Thống Mỹ được thông báo, EU ngay lập tức tuyên bố sử dụng biện pháp trả đũa trị giá 2,2 tỷ USD đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ. Đây là một trong những ví dụ điển hình về ngành thép mà một nước lớn như Mỹ đã mắc phải trong bối cảnh xu thế thị trường mở và cạnh tranh bình đẳng. 1.1.4 - Động thái mới của thị trường thép thế giới những năm gần đây và xu hướng phát triển những năm tới Năm 2005 được coi là một năm làm ăn thành công nhất của các công ty sản xuất thép trên thế giới. Tuy nhiên, giá quặng sắt tăng mạnh đã có ảnh hưởng bất lợi đến lợi nhuận của các công ty thép trong năm 2005. Ngoài ra, sản lượng thép tăng vọt của Trung Quốc có thể là nhân tố chính gây ảnh hưởng theo cả hai chiều thuận và nghịch đến tình hình sản xuất - kinh doanh của các công ty sản xuất thép khác trên thế giới. Biểu đồ 1.1: Nhu cầu thép trên thế giới giai đoạn 2000-2006 Đơn vị tính: triệu tấn Nhu cÇu thÐp thÕ giíi tõ 2000-2006 1100 330 900 234 272 300 700 124 154 185 500 770 646 638 640 576 556 565 300 100 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 C¸c n¨m ThÕ giíi China
- 15 Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu sắt thép thế giới (IISI) có trụ sở tại Nguồn: Viện Nghiên cứu sắt thép thế giới-www.worldsteel.org.com/world Steel in figures Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu sắt thép Thế giới (IISI) có trụ sở tại Brussel-Bỉ, do nhu cầu thép quá lớn của Trung Quốc, thị trường thế giới thiếu thép nghiêm trọng, gieo tai họa cho các ngành công nghiệp của Mỹ và buộc nhiều nước châu Á phải thực hiện nhiều biện pháp điều chỉnh giá thép. Trên thị trường Mỹ, giá thép tăng gấp đôi trong vòng 2 năm, từ 156USD/tấn lên 312USD/tấn vào tháng 12 năm 2004. gần đây, giá thép tăng vọt chưa từng thấy, tương đương 395USD/tấn. Thép phế liệu xuất khẩu của Mỹ tăng từ 63 triệu tấn trong năm 2004 đã tăng gấp đôi, đạt khoảng 126 triệu tấn vào năm 2005. Liên minh các nhà sản xuất thép, phụ tùng ô tô và một số ngành khác của Mỹ đã từng phải nhận xét bi quan rằng “giá cả leo thang và nguy cơ thiếu thép đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế Mỹ và các công ty sản xuất của nước Mỹ đang phải đối mặt với nạn thiếu nguồn cung thép. Tương lai hoạt động sản xuất bị ngừng trệ, nhà máy phải đóng cửa và công nhân mất việc làm sẽ xảy ra chỉ trong ngày một ngày hai”. Tình trạng tương tự cũng đã xảy ra ở châu Á. Hàn Quốc vừa qua cũng đã ban hành qui định cấm xuất khẩu sắt thép phế liệu và thép thanh, và các nhà phân tích đã đưa ra khuyến cáo rằng nếu giá nguyên liệu thô tiếp tục tăng có thể cản trở tiêu dùng phục hồi và giảm đà tăng trưởng. Năm 2005 giá thép tăng vọt, đã giúp một số công ty hoạt động theo kiểu đầu cơ trong ngành công nghiệp thép thế giới đạt được lợi nhuận kỷ lục. Chẳng hạn lợi nhuận của công ty Mittal Steel đã tăng gần gấp 4 lần, đạt 4,7 tỷ USD năm 2005. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này chắc chắn không ổn định lâu dài và các đối thủ cạnh tranh sẽ phải cùng chia sẻ “vận may lợi nhuận”. Trong tháng 2/2006, các công ty khai thác quặng sắt đã thương lượng bước đầu với các công ty sản xuất thép Nhật Bản để tăng giá quặng sắt lên 71,5%. Trước đây, các cuộc thương lượng như vậy đã được coi là chuẩn mực trên thế giới. Nhưng lần này, các tập đoàn thép thế giới không chấp nhận với lý do các công ty thép Nhật Bản hiện chỉ là các công ty tương đối nhỏ và thiếu khả năng đàm phán. Tuy nhiên, tập đoàn thép Arcelor có
- 16 trụ sở ở Lucxămbua - từng là công ty sản xuất thép lớn nhất thế giới, đã thông báo chấp nhận mức chào bán quặng sắt của CVRD (Tập đoàn khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới). Điều này có thể buộc các công ty sản xuất khác phải chấp nhận theo. Không chỉ bị sức ép về giá quặng sắt, tháng 12 năm 2004, các công ty sản xuất thép còn phải chịu mức tăng gấp đôi giá bán than cốc - nhiên liệu chính của các lò luyện thép. Chắc chắn, các công ty thép sẽ phải chuyển mức tăng chi phí này sang người tiêu dùng. Và như vậy, giá thép cán nóng (HRC- Hot roll coil) – một trong những sản phẩm thép thông dụng nhất, có thể tăng thêm chừng 15% và là mức tăng giá nhiều nhất kể từ năm 2002 trở lại đây. Triển vọng phát triển của ngành công nghiệp thép thế giới trong năm 2006 được đánh giá là tiếp tục khả quan, nhu cầu thép thế giới sẽ tiếp tục tăng ở mức 5%. Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục duy trì mức sản lượng tiêu thụ thép và nhu cầu vẫn ở mức cao sẽ đạt tăng trưởng tiêu thụ bình quân 10,7%. Đồng thời sản lượng sản xuất thép thô trên toàn cầu tăng trưởng đạt mức 1.131,8 triệu tấn trong năm 2005 và đến năm 2006 ước đạt 1.150 triệu tấn. Đặc biệt, trong ngắn hạn có ba lý do để khẳng định các mức tăng trưởng này là có cơ sở: Thứ nhất, các khu vực thị trường mới nổi sẽ tăng cường mở rộng qui mô khả năng sản xuất và tiêu thụ thép. Thứ hai, mức khai thác quặng và mức cung thép thế giới tăng cao. Thứ ba, các khu vực giàu tiềm năng và có nhu cầu tăng cao về thép như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ La tinh, và NIS (các quốc gia mới tách khỏi Liên Xô cũ). Với tốc độ tăng trưởng về thép trên thế giới như hiện nay, thì vấn đề khủng hoảng thép trên thế giới trong vòng vài thập kỷ tới là sẽ là khó tránh khỏi. Viện Nghiên cứu sắt thép thế giới (IISI) đã đưa ra dự báo về triển vọng nhu cầu tiêu thụ thép tới cuối năm 2006. Triển vọng tiêu thụ thép trong năm 2006 trên toàn cầu rất sáng sủa. Nhu cầu tiêu thụ thép dự báo sẽ tăng từ 1.131,8 triệu tấn năm 2005 đến 1.150 triệu tấn vào năm 2006, so với tổng mức 972 triệu tấn trong năm 2004. Mức tăng trong 2 năm này là từ 4 đến 5%. Mức cầu về thép của Trung Quốc được dự báo là tăng mạnh nhất, với tỷ lệ tăng 10% trong năm 2005 và sẽ tăng thêm từ 7% đến 10% trong các năm tới. Tại các nước khác trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ
- 17 thép trong năm 2005 gần như ngang bằng với mức tiêu thụ năm 2004. Tồn kho thép xây dựng tăng mạnh trong năm 2004, song đã giảm trong năm 2005. Năm 2006, nhu cầu tiêu thụ thép dự báo sẽ lại tăng tới 20-25 triệu tấn trong phần còn lại của thế giới. Và Trung Quốc cũng sẽ tăng sản lượng tiêu thụ hơn 20-30 triệu tấn. Dự báo triển vọng năm 2006 tăng trưởng kinh tế không chắc chắn do tác động bởi việc tăng mạnh giá dầu và năng lượng mới đây. Tuy nhiên, các dự báo cũng chỉ ra rằng xu hướng tăng sử dụng thép của những năm vừa qua gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế nói chung và tốc độ tăng trưởng mạnh nhất tại các nước có tỷ lệ tăng GDP cao nhất như Ấn Độ và Trung Quốc. Giá nguyên liệu thô và năng lượng tiếp tục ảnh hưởng tới ngành thép thế giới. Bảng số 1.4: Khối lƣợng thép tiêu thụ giai đoạn 2004-2006 Đơn vị tính: triệu tấn Khu vực 2004 2005 2006 2004/2005 2005/2006 Trung Quốc 272 300 320-330 +28 10,3% 20-30 7,0-10% Các nƣớc còn lại 699 698 720-725 -1,4 -0,2% 20-25 3,0-3,5% Toàn thế giới 971 998 1.040-1.055 26,6 2,7% 40-55 4,0-5,5% Nguồn: www.vinanet.com.vn Bảng số 1.5: Sản lƣợng sản xuất thép trên thế giới giai đoạn (1995 - 2005) và ƣớc đạt các năm tiếp theo Đơn vị tính: triệu tấn Năm Sản lƣợng Tăng/giảm (%) 1995 753 +3,7% 1996 750 - 0,3% 1997 799 +6,5% 1998 777 -2,7%
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn