intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2011

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

49
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong khuôn khổ luận văn này, người viết tập trung phân tích mối tương quan giữa các yếu tố trong bộ ba bất khả thi ở Việt Nam, qua đó mở rộng việc xem xét mối tương quan giữa bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối và ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2011

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----oOo----- HUỲNH THỊ MAI TRÚC NGHIÊN CỨU BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2011 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----oOo----- HUỲNH THỊ MAI TRÚC NGHIÊN CỨU BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2011 Chuyên ngành : Tài Chính – Ngân hàng Mã Số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS – TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi kiến thức, phương pháp học tập, nghiên cứu trong suốt quá trình học chương trình cao học. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hoa đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và hỗ trợ tôi hoàn thành chương trình học và luận văn này.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của Cô hướng dẫn. Các số liệu thống kê là trung thực, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. TP.HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2012 Tác giả Huỳnh Thị Mai Trúc
  5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị TÓM TẮT ................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 3 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .. 5 2.1 Mô hình bộ ba bất khả thi của Mundell – Fleming (1963) .......................... 5 2.2 Các nghiên cứu về bộ ba bất khả thi của nhóm tác giả Joshua Aizenman, Menzie D. Chinn, Hiro Ito (2008,2010) .......................................................... 6 2.3 Một số nghiên cứu về bộ ba bất khả thi cho các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ................................................................................................. 16 2.3.1 Sự thay đổi cấu trúc tài chính trong xu thế toàn cầu hóa ........................ 16 2.3.2 Quan hệ giữa dự trữ ngoại hối và bộ ba bất khả thi trong thời kỳ khủng hoảng ....................................................................................................... 18 2.3.3 Sự lựa chọn bộ ba bất khả thi của các nước mới nổi và đang phát triển ......................................................................................................... 20
  6. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 22 3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 22 3.2 Xây dựng các chỉ số .................................................................................................... 23 3.2.1 Chỉ số tiền tệ độc lập (MI) ...................................................................... 23 3.2.2 Chỉ số ổn định tỷ giá hối đoái (ERS) ...................................................... 25 3.2.3 Chỉ số hội nhập tài chính (KAOPEN) .................................................... 27 CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................... 29 4.1 Sự phát triển của các chỉ số bộ ba bất khả thi ............................................. 29 4.1.1 Mẫu hình kim cương ............................................................................... 29 4.1.2 Đồ thị biểu diễn sự phát triển các chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam theo thời gian ................................................................................. 31 4.1.3 Sự ảnh hưởng của các sự kiện kinh tế tài chính nổi bật đến sự thay đổi các chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam.............................................. 32 4.2 Mối quan hệ tuyến tính của các chỉ số bộ ba bất khả thi ............................. 33 4.3 Hiệu quả của sự kết hợp các chính sách ........................................................ 35 4.4 Tác động của bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối đối với tăng trƣởng GDP của Việt Nam ........................................................................................... 36 4.4.1 Ước lượng mô hình tổng quát ................................................................. 39 4.4.2 Ước lượng các chỉ số tổng hợp ............................................................... 40 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ....................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AREAER : Thỏa thuận về cơ chế tỷ giá và hạn chế ngoại hối EMG : Các quốc gia thị trường mới nổi ERS : Ổn định tỷ giá hối đoái FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI : Đầu tư gián tiếp nước ngoài GDP : Tổng thu nhập quốc dân IDC : Các nước công nghiệp hóa IR : Dự trữ ngoại hối IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế KAOPEN : Hội nhập tài chính LDC : Các nước đang phát triển MI : Độc lập tiền tệ NHNN : Ngân hàng Nhà nước Non-EMG : Các nước đang phát triển không phải thị trường mới nổi TKV : Tài khoản vốn WTO : Tổ chức thương mại thế giới
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1 Tổng hợp các tác động của cấu hình bộ ba bất khả thi Bảng 3.1 Chỉ số độc lập tiền tệ (MI) của Việt Nam Bảng 3.2 Chỉ số ổn định tỷ giá hối đoái (ERS) của Việt Nam Bảng 3.3 Chỉ số hội nhập tài chính (KAOPEN) của Việt Nam Bảng 4.1 Kiểm định sự ảnh hưởng của các sự kiện kinh tế tài chính nổi bật đến sự thay đổi các chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam Bảng 4.2 Dự trữ ngoại hối và GDP của Việt Nam từ 1996 đến 2011 Bảng 4.3 Tỷ lệ Dự trữ ngoại hối/GDP của Việt Nam từ 1996 đến 2011 Bảng 4.4 Bộ ba bất khả thi, dự trữ ngoại hối và tăng trưởng GDP Bảng 4.5 Tác động của các định hướng chính sách đối với GDP
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Tam giác bất khả thi Hình 2.2 Cấu hình bộ ba bất khả thi và dự trữ quốc tế theo thời gian Hình 2.3 Khuynh hướng chính sách của các nước công nghiệp hóa (IDC) và các nước đang phát triển (LDC) Hình 2.4 Dự trữ ngoại hối/GDP, giai đoạn 1980 - 2006 Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn mức độ độc lập tiền tệ của Việt Nam Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn mức độ ổn định tỷ giá của Việt Nam Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn mức độ hội nhập tài chính (KAOPEN) của Việt Nam Hình 4.1 Bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 1996-2011 Hình 4.2 Sự phát triển các chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam giai đoạn 1996-2011 Hình 4.3 Hiệu quả kết hợp chính sách: (a MI + b ERS), (a MI + c KAOPEN), (b ERS + c KAOPEN) và (a MI + b ERS + c KAOPEN) Hình 4.4 Hiệu quả từng chính sách của a MI, b ERS và c KAOPEN Hình 4.5 Dự trữ ngoại hối và GDP của Việt Nam từ 1996 đến 2011 Hình 4.6 Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/GDP của Việt Nam từ 1996 đến 2011
  10. 1 TÓM TẮT Những tiền đề cơ bản của bộ ba bất khả thi trong chính sách quốc tế là phải có sự cân bằng giữa ba thành phần: độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính và sự thay đổi của một thành phần có liên quan đến sự thay đổi tổng trọng của hai thành phần còn lại. Việc nghiên cứu về bộ ba bất khả thi đã được nhiều học giả nghiên cứu, trong đó có thể nói đến lý thuyết cơ bản về bộ ba bất khả thi được Robert Mundell– Marcus Fleming phát triển từ những năm 1960; sau đó trong các nghiên cứu của nhóm tác giả Aizenman, Chinn và Ito (2008, 2010) đã đưa ra các công thức cho việc tính các chỉ số của bộ ba bất khả thi, đo lường mức độ đạt được của mỗi mục tiêu; xu hướng phát triển bộ ba bất khả thi ở nhóm các quốc gia, sự lựa chọn chính sách tác động như thế nào đến chính sách kinh tế vĩ mô chẳng hạn như sự biến động sản lượng, lạm phát và tỷ lệ lạm phát trung hạn của các nền kinh tế trên thế giới. Nếu các nghiên cứu trước đây về bộ ba bất khả thi chỉ bao gồm ba thành phần như trên thì các nghiên cứu gần đây lại cho thấy mối tương quan giữa các thành phần bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại hối vừa là hậu quả của việc điều chỉnh bộ ba bất khả thi cho phù hợp với cấu trúc mới của hệ thống tài chính quốc tế vừa là mục tiêu của các nền kinh tế mới nổi. Các nghiên cứu gần đây về bộ ba bất khả thi ở các nền kinh tế mới nổi cho thấy các nền kinh tế mới nổi từng bước mở cửa tài chính nhưng không quên kiểm soát vốn, linh hoạt thay vì cố định tỷ giá và sử dụng công cụ chính sách tiền tệ bơm thắt nhịp nhàng để nâng cao tỷ lệ dự trữ của mình. Công cuộc hội nhập tài chính là một chặng đường rất dài đòi hỏi sự ổn định và nhanh nhạy trong việc điều hành chính sách. Một trong những lý thuyết cơ bản trong việc điều hành chính sách kinh tế chính là mô hình bộ ba bất khả thi, sự cân bằng của các yếu tố trong bộ ba bất khả thi tạo đà phát triển tốt nhất cho nền kinh tế của một quốc gia. Các phân tích dựa trên chính sách này đang là cơ sở nền tảng trong việc điều
  11. 2 hành chính sách ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, việc áp dụng lý thuyết này một cách hiệu quả có vai trò rất quan trọng trong việc giúp đất nước mau chóng thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, sớm ổn định lại nền kinh tế. Đó chính là lý do mà người viết lựa chọn đề tài này. Việc điều hành bộ ba bất khả thi không thể dừng ở một mức riêng lẻ mà cần phải gắn nó với sự phát triển kinh tế của đất nước. Có như vậy thì việc nghiên cứu lý thuyết này mới có thể mang lại hiệu quả trong thực tiễn. Trong khuôn khổ luận văn này, người viết không chỉ tập trung phân tích mối tương quan giữa các yếu tố trong bộ ba mà còn mở rộng việc xem xét mối tương quan giữa bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối và ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa như thế nào.
  12. 3 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng trên thế giới về bộ ba bất khả thi và tác động của bộ ba bất khả thi đến nền kinh tế vĩ mô của các nước nên lý thuyết bộ ba bất khả thi rất được các nhà làm chính sách quan tâm. Vì vậy các nhiều nhà kinh tế đã và đang nghiên cứu về vấn đề này, các nghiên cứu này được áp dụng cho các nước phát triển, các nước đang phát triển, đặc biệt là tại các nước có nền kinh tế mới nổi. Ở Việt Nam, sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, có thể thấy, đất nước chúng ta đã và đang thay da đổi thịt từng ngày. Quyết sách về gia nhập thị trường tài chính toàn cầu vào cuối những năm 80 thế kỷ trước đang đem lại cho đất nước ta nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đó, cũng có rất nhiều khó khăn và thách thức đang đặt ra trước mắt như vấn đề khủng hoảng kinh tế, ổn định tỷ giá,…. Mục tiêu nghiên cứu Xem xét sự lựa chọn bộ ba bất khả thi ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển để thấy được tầm quan trọng của việc tích trữ ngoại hối – như là biến số thứ tư của bộ ba bất khả thi nhằm tìm ra giải pháp cân bằng qua lại giữa các yếu tố của bộ ba bất khả thi. Đo lường các chỉ số bộ ba bất khả thi và tác động của các chính sách bộ ba bất khả thi cùng dự trữ ngoại hối đến nền kinh tế Việt Nam, cụ thể là kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa 3 chỉ số và kiểm định tác động của các chỉ số bộ ba bất khả thi cùng với dự trữ ngoại hối đối với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đối tƣợng nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu thì tác giả hướng đến các đối tượng nghiên cứu cụ thể như sau: Chỉ số mức độ độc lập tiền tệ (MI); Chỉ số ổn định tỷ giá hối đoái (ERS);
  13. 4 Chỉ số độ mở cửa tài chính (KAOPEN); Mức độ dự trữ ngoại hối (IR). Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (GDP). Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: chủ yếu nghiên cứu các chỉ số của bộ ba bất khả thi, dự trữ ngoại hối và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2011. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Tính toán các chỉ số của bộ ba bất khả thi theo ở Việt Nam từ năm 1996 – 2011 dựa theo phương pháp tính toán của các tác giả Aizenman, Chinn và Hiro Ito. Sử dụng các mô hình hồi quy của các tác giả trên để thực hiện kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các chỉ số bộ ba bất khả thi, kiểm định tác động của các chỉ số bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối đối với GDP của Việt Nam. Các dữ liệu được lấy từ nguồn “International Financial Statistics” năm 2011 của IMF cho các dữ liệu về lãi suất và tỷ giá. Riêng các chỉ số về GDP, dòng vốn đầu tư và dự trữ ngoại hối, tác giả lấy từ nguồn “World Development Indicators” của World Bank. Dựa vào nguồn dữ liệu thu thập được, tác giả tính toán các chỉ số bộ ba bất khả thi bằng phần mềm Excel, sử dụng phần mềm Megastat Excel 2007 để phân tích dữ liệu. Kết cấu của luận văn: Luận văn bao gồm 5 chương chính: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận
  14. 5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 Mô hình bộ ba bất khả thi của Mundell – Fleming (1963) Mô hình bộ ba bất khả thi của Mundell – Fleming (1963) chỉ ra rằng một đất nước chỉ có thể đạt cùng lúc hai trong ba mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập, chế độ tỷ giá hối đoái ổn định và tự do tài chính. Bộ ba bất khả thi – được minh họa trong hình 2.1; mỗi cạnh của tam giác – đại điện cho chính sách tiền tệ độc lập, chế độ tỷ giá hối đoái ổn định và tự do tài chính – mô tả mong muốn mục tiêu tiềm năng, đối diện với mỗi cạnh (hay mỗi mục tiêu) là các công cụ chính sách tại các đỉnh. Mục tiêu hội nhập tài chính đối ngược với đỉnh kiểm soát vốn, mục tiêu ổn định tỷ giá đối ngược với đỉnh tỷ giá thả nổi hoàn toàn và mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập thì đối ngược đỉnh liên minh tiền tệ (chính sách tiền tệ phụ thuộc). Việc đạt được cả ba mục tiêu là hoàn toàn không khả thi. Hình 2.1: Tam giác bất khả thi
  15. 6 2.2 Các nghiên cứu về bộ ba bất khả thi của nhóm tác giả Joshua Aizenman, Menzie D. Chinn, Hiro Ito (2008,2010) Trên cơ sở kế thừa lý thuyết bộ ba bất khả thi, nhiều nhà kinh tế học đã và đang tiếp tục phát triển lý thuyết này để phát hiện ra các nhân tố có quan hệ mật thiết đến việc lựa chọn mẫu hình của bộ ba bất khả thi. Nổi bật trong xu hướng đó là chuỗi nghiên cứu của nhóm tác giả Joshua Aizenman, Menzie D. Chinn, Hiro Ito đã đưa ra các mặt tích cực của bộ ba bất khả thi, phác thảo những thang đo mới để đo lường mức độ của độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính; đồng thời nhóm tác giả đã xem xét việc lựa chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi trong mối tương quan với dự trữ ngoại hối (DTNH) (như là một tỷ lệ so với GDP). Aizenman, Chinn, và Ito (2008) đã chứng minh rằng những cuộc khủng hoảng lớn trong bốn thập niên vừa qua - sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods, cuộc khủng hoảng nợ của Mexico năm 1982, cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997-1998 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – nguyên nhân là do sự đổ vỡ của cấu trúc tài chính. Các tác giả đã nhìn lại sự phát triển của cơ cấu chính sách liên quan đến bộ ba bất khả thi và nắm giữ DTNH. Vì vậy, trong suốt thập niên qua, các quốc gia đang phát triển đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi đã có xu hướng gia tăng mạnh mẽ DTNH cùng với xu hướng hội tụ về mức trung bình của bộ ba bất khả thi. Đồng thời cũng đã thử nghiệm mối quan hệ tuyến tính của các chỉ số bộ ba bất khả thi và đưa ra kết quả là tổng trọng của 3 yếu tố chính sách bộ ba bất khả thi là không đổi, sự tăng lên của một yếu tố là sự đánh đổi với sự giảm hiệu quả của hai yếu tố kia. Nếu như lý thuyết nguyên thủy của bộ ba bất khả thi chưa có công cụ đo lường các chỉ số bộ ba bất khả thi thì trong bài nghiên cứu “Giả thuyết “Bộ ba bất khả thi” trong thời đại khủng hoảng toàn cầu: Sự đo lường và kiểm định” của nhóm tác giả Joshua Aizenman, Menzie D. Chinn, Hiro Ito (2008) đã khắc phục sự thiếu sót này bằng cách đưa ra các cách tính các yếu tố của bộ ba bất khả thi. Theo đó các chỉ số bộ ba bất khả thi được đo lường như sau:
  16. 7 Chỉ số độc lập tiền tệ (MI): được đo lường bằng sự tương quan hàng năm của lãi suất hàng tháng giữa một nước với nước cơ sở được đo lường bằng công thức: corr (ii , i j ) ( 1) MI 1 1 ( 1) Trong đó i là nước nghiên cứu, j là nước cơ sở, lãi suất sử dụng là lãi suất trên thị trường tiền tệ. Chỉ số MI có giá trị từ 0 tới 1, chỉ số này càng cao có nghĩa chính sách tiền tệ càng độc lập. Chỉ số ổn định tỷ giá (ERS): được tính toán dựa trên độ lệch chuẩn hàng năm của tỷ giá hàng tháng giữa nước nghiên cứu và nước cơ sở, được đo lường như sau: 0.01 ERS 0.01 stdev( (log(exch _ rate)) Chỉ số ERS cũng biến thiên trong khoảng từ 0 đến 1, chỉ số này càng cao cho thấy sự ổn định tỷ giá hối đoái và ngược lại. Chỉ số hội nhập tài chính (KAOPEN): Chinn và Ito (2008) đưa ra đề xuất sử dụng độ mở tài khoản vốn KAOPEN để đo lường mức độ hội nhập tài chính dựa trên thông tin báo cáo hàng năm về cơ chế tỷ giá và những hạn chế ngoại hối do Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (AREAER) phát hành. KAOPEN là thành phần được chuẩn hóa quan trọng đầu tiên trong các biến cho thấy sự tồn tại của cơ chế đa tỷ giá, những hạn chế các giao dịch tài khoản vãng lai và tài khoản vốn và yêu cầu của việc bỏ nguồn thu xuất khẩu. Một quốc gia với chính sách đa tỷ giá cũng đồng nghĩa với việc đang thực hiện những chính sách kiểm soát vốn. KAOPEN được đề xuất dựa trên độ mở tài khoản vốn trên pháp lý vì các thước đo độ mở tài khoản vốn trên pháp lý được dẫn dắt bởi động cơ xác định mục đích các chính sách của các quốc gia. KAOPEN cũng biến thiên trong khoảng 0 và 1. Chỉ số này càng cao cho thấy quốc gia mở cửa hơn với các giao dịch vốn xuyên quốc gia.
  17. 8 Để tóm tắt xu hướng của các nước, nhóm tác giả xây dựng một “sơ đồ hình thoi” hay còn gọi là mẫu hình kim cương, ở đó ngoài ba yếu tố của bộ ba bất khả thi là chính sách tiền tệ độc lập, tỷ giá hối đoái ổn định và hội nhập tài chính thì tác giả đã thêm vào yếu tố thước đo của quỹ dự trữ ngoại hối (IR/GDP); các thước đo này được biến thiên giữa 0 và 1. Xu hướng lựa chọn bộ ba bất khả thi của các quốc gia từ năm 1971 – 2006 được thể hiện trong hình 2.2, cho thấy xu hướng của các nước như sau: Các nước công nghiệp hóa (IDC) với xu hướng hội nhập tài chính và ổn định tỷ giá tương ứng với sự sụt giảm nhiều trong chính sách độc lập tiền tệ. Riêng nhóm nước không sử dụng đồng Euro mặc dù cũng có cùng mức độ hội nhập tài chính, nhưng lại có một cơ chế tỷ giá tương đối linh hoạt hơn, đồng thời sự tự chủ về tiền tệ cũng nhiều hơn. Các nền kinh tế mới nổi (EMG) không ngừng hội nhập tài chính, linh hoạt hơn trong tỷ giá hối đoái và sụt giảm sự độc lập tiền tệ. Các nước đang phát triển nhưng không phải thị trường mới nổi (Non-EMG) cũng dần mở cửa tài chính, cố gắng để đạt được mức độ nhất định của sự ổn định tỷ giá trong khi vẫn duy trì mức độ độc lập tiền tệ. Ngoài ra nhóm các nước mới nổi thì dễ dàng trong việc tăng dự trữ ngoại hối, đây là khoản đệm an toàn cho sự đánh đổi trong bộ ba bất khả thi; các quốc gia phát triển không phải thị trường mới nổi tăng dự trữ ngoại hối vừa phải hơn và các nước công nghiệp giữ tỷ lệ dự trữ thấp nhất. Chính vì điều này mà các nền kinh tế mới nổi đạt được sự kết hợp tương đối cân bằng giữa ba mục tiêu vĩ mô trong những năm 2000 mà không có một nhóm nước nào đạt được.
  18. 9 Hình 2.2: Cấu hình bộ ba bất khả thi và dự trữ quốc tế theo thời gian. Nguồn: Aizenman, Chinn và Ito (2008) Nhóm tác giả đã tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa các sự kiện kinh tế tài chính nổi bật với sự thay đổi trong cấu trúc bộ ba bất khả thi (hay còn gọi là điểm gãy cấu trúc). Sự kiện tài chính được xem xét như sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods năm 1973, khủng hoảng nợ ở Mexico năm 1982, và khủng hoảng Châu Á 1997-1998 (tham khảo phần phụ lục 1a), làn sóng toàn cầu hóa 1990 và sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 (tham khảo phần phụ lục 1b). Nhóm tác giả xem các năm 1973, 1982, 1990, 1997-1998 và năm 2001 trùng với thời gian diễn ra sự phá vỡ cấu trúc bộ ba bất khả thi và tiến hành kiểm định bằng nhau giữa giá trị trung bình của các nhóm mẫu con là các thời kỳ có chứa năm diễn ra sự phá vỡ đó.
  19. 10 Kết quả cho các biến khác nhau và cho các mẫu được thể hiện trong phụ lục 2 đã cho thấy rằng tất cả các năm ứng với các sự kiện trên đều gây ra sự thay đổi trong mẫu hình bộ ba bất khả thi, dù vậy sự thay đổi không giống nhau với từng nhóm nước; từ kết quả này cho thấy đối với các nước mới nổi (EMG), việc phá vỡ cấu trúc của chính sách tiền tệ độc lập và tỷ giá hối đoái ổn định được nhận thấy đã xảy ra tương ứng vào năm 2001 và 1982. Trong khi sự sụp làn sóng toàn cầu hóa năm 1990 là sự kiện quan trọng nhất đối với các nước Non-EMG liên quan đến chính sách tự do hóa tài chính quốc gia đó, cuộc khủng hoảng Châu Á là sự kiện quan trọng nhất của các nước EMG. Những nhà làm chính sách phải lựa chọn ưu tiên trong 3 chính sách này để đưa ra sự kết hợp tốt nhất hai trong ba chính sách của bộ ba bất khả thi. Các quốc gia đứng trước sự đánh đổi trong việc lựa chọn ba chính sách này và tùy từng giai đoạn mà mức độ ưu tiên lựa chọn chính sách sẽ khác nhau. Việc kiểm định về tính khả thi của một mô hình bộ ba bất khả thi được các tác giả thực hiện bằng hàm hồi quy đơn giản nhất với giả định rằng tổng tỷ trọng của ba biến là một hằng số như sau: 1 = ajMIi,t + bjERSi,t + cjKAOPENi,t + εt Trong đó ngoài các thành phần εt là sai số do dự trữ ngoại hối. Nếu mức độ phù hợp của mô hình hồi quy cao thì nó sẽ cho thấy một mối tương quan tuyến tính là hoàn hảo đủ để giải thích cho sự đánh đổi về mặt tỷ trọng cho các chỉ số. Và nếu là tương quan tuyến tính thì các giá trị ước lượng sẽ dao động quanh giá trị 1, ngược lại nếu không tồn tại quan hệ đánh đổi thì hoặc lý thuyết bộ ba bất khả thi sai, hoặc là quan hệ phi tuyến. Các quốc gia khác nhau sẽ lựa chọn con đường phát triển khác nhau, do đó hệ số của các biến sẽ được chấp nhận nếu chúng khác nhau cho từng nhóm quốc gia. Kết quả chạy hồi quy cho thấy rằng ba mục tiêu chính sách là có tương quan tuyến tính với nhau vì mức độ phù hợp của mô hình hồi quy là rất cao với hệ số điều chỉnh được tìm
  20. 11 thấy là trên 94% (tham khảo phần phụ lục 3), do đó các quốc gia sẽ phải đối mặt với việc đánh đổi trong lựa chọn các mục tiêu chính sách. Trải qua các thời kỳ khác nhau, các hệ số ước tính sẽ khác nhau, chứng tỏ các quốc gia sẽ có sự thay đổi lựa chọn cấu trúc bộ ba bất khả thi theo thời gian. Từ kết quả tính toán được nhóm tác giả đã vẽ đường tổng hợp khuynh hướng chính sách cho nhóm nước công nghiệp hóa (IDC) và các nước đang phát triển (LDC) theo hình 2.3 như sau: a. Hiệu quả kết hợp chính sách: (a MI + b ERS), (a MI + c KAOPEN), (b ERS + c KAOPEN) và (a MI + b ERS + c KAOPEN) b. Hiệu quả từng chính sách của a MI, b ERS và c KAOPEN Hình 2.3: Khuynh hƣớng chính sách của các nƣớc công nghiệp hóa (IDC) và các nƣớc đang phát triển (LDC) Nguồn: Aizenman, Chinn và Ito (2008)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2