intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:159

37
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định nhân tố tác động đến thu hút các dự án đầu tư FDI vào tỉnh An Giang. Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh An Giang trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh An Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _________________________ LÝ THỊ NGỌC DUNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _________________________ LÝ THỊ NGỌC DUNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TỈNH AN GIANG Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. VÕ THANH THU Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) tại tỉnh An Giang” là do bản thân tôi nghiên cứu. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài. Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015 Tác giả Lý Thị Ngọc Dung
  4. Mục Lục Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục hình Danh mục các chữ viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................1 3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu...........................................................2 3.1. Phạm vi nghiêm cứu ...........................................................................................2 3.1.1 Phạm vi không gian .......................................................................................2 3.1.2 Phạm vi thời gian...........................................................................................2 3.2. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................2 4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu và đóng góp của luận văn.........................................2 4.1. Các nghiên cứu trong nước .................................................................................3 4.2. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................4 4.3. Đóng góp của luận văn .......................................................................................6 5. Các nhân tố thu hút FDI ............................................................................................7 6. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................7 6.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................7 6.2. Phương pháp thu thập thông tin ..........................................................................7 6.3. Phương pháp xử lý thông tin ..............................................................................8 7. Nội dung tóm tắt nghiên cứu .....................................................................................8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ....................................................9 1.1. Cơ sở lý luận chung về FDI và thu hút FDI .......................................................9
  5. 1.1.1. Khái niệm FDI ..............................................................................................9 1.1.2. Thu hút FDI ................................................................................................10 1.1.3. Các hình thức FDI ......................................................................................11 1.1.4. Vai trò của FDI đối với địa phương ...........................................................12 1.1.5. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trong các nghiên cứu trước...............................................................................................................13 1.2. Các nhân tố cơ bản thu hút vốn đầu tư nước ngoài ..........................................16 1.2.1. Nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách......................16 1.2.2. Nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội .............................................17 1.2.3. Nhóm nhân tố về tài chính .........................................................................17 1.2.4. Nhóm nhân tố về kinh tế và thị trường ......................................................17 1.2.5. Nhóm nhân tố về tài nguyên ......................................................................18 1.2.6. Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng ..................................................................18 Tóm tắt chương 1: .......................................................................................................18 Chương 2: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO TỈNH AN GIANG ...................................20 2.1. Thực trạng thu hút đầu tư FDI tại tỉnh An Giang .............................................20 2.1.1. Tổng quan tỉnh An Giang ...........................................................................20 2.1.2. Tình hình thu hút đầu tư FDI tại tỉnh An Giang giai đoạn 1988-2014 ......21 2.1.2.1. Xu hướng của dòng vốn FDI vào An Giang trong giai đoạn 1988 – 2014 21 2.1.2.2. Phân bố FDI tại An Giang .......................................................................24 2.1.2.3. Đóng góp của FDI đối với An Giang ......................................................26 2.1.2.4. Nhận xét thực trạng thu hút FDI vào An Giang ......................................28 2.1.3. Thực trạng đầu tư FDI các tỉnh lân cận ......................................................29 2.1.3.1. Đồng Tháp ...............................................................................................29 2.1.3.2. Cần Thơ ...................................................................................................32 2.1.3.3. Kết luận về thực trạng hoạt động FDI tại An Giang và các tỉnh lân cận 34 2.2. Phân tích môi trường đầu tư An Giang.............................................................36
  6. 2.2.1. Tổng quan về môi trường đầu tư An Giang ...............................................36 2.2.1.1 Tình hình chính trị và cơ chế chính sách..................................................36 2.2.1.2 Nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội ...........................................36 2.2.1.3 Nhóm nhân tố về tài chính .......................................................................37 2.2.1.4 Nhóm nhân tố về kinh tế và thị trường ....................................................37 2.2.1.5 Nhóm nhân tố về tài nguyên ....................................................................39 2.2.1.6 Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng ................................................................40 2.2.1.7. Kết luận về môi trường đầu tư tại An Giang ...........................................42 2.2.2. Chỉ số PCI của An Giang qua các năm ......................................................43 2.2.2.1. Tình hình hệ số PCI An Giang qua các năm ...........................................43 2.2.2.2. So sánh chỉ số PCI An Giang so với các tỉnh lân cận .............................46 2.2.3. Phân tích kết quả khảo sát về các nhân tố tác động đến thu hút FDI tại An Giang .........................................................................................................49 2.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................49 2.2.3.2. Xác định mẫu nghiên cứu ........................................................................61 2.2.3.3. Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu .................................................62 Tóm tắt chương 2: .......................................................................................................73 Chương 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ...................................................................75 3.1. Kết luận .............................................................................................................75 3.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư FDI vào tỉnh An Giang ...............76 3.2.1. Giải pháp dựa vào nghiên cứu môi trường đầu tư......................................76 3.2.1.1. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng .........................................................................76 3.2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực ........................................................................78 3.2.1.3. Hoàn thiện công tác quản lý và hỗ trợ của địa phương ...........................78 3.2.2. Giải pháp dựa vào kết quả khảo sát đánh giá các nhân tố ..........................79 3.2.2.1. Hỗ trợ huy động vốn................................................................................79 3.2.2.2. Giải pháp về thị trường, nguồn lực: ........................................................79 3.3. Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................81 Tổng kết chương 3 ......................................................................................................81 Danh mục tài liệu tham khảo
  7. Phụ lục Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận tay đôi Phụ lục 2: Bảng tổng kết kết quả thảo luận tay đôi Phụ lục 3: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức Phụ lục 4: Danh sách các dự án FDI tại An Giang Phụ lục 5: Danh sách tham gia phỏng vấn tay đôi Phụ lục 6: Danh sách cán bộ FDI trả lời khảo sát Phụ lục 7: Kết quả phân tích SPSS Phụ lục 8: Danh sách các chi nhánh ngân hàng hoạt động tại An Giang Phụ lục 9: Các chính sách của UBND tỉnh An Giang
  8. Danh mục các bảng Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến năm 2014 ...........................22 Bảng 2.2: FDI theo ngành kinh tế ...............................................................................25 Bảng 2.3: Vốn FDI vào Đồng Tháp giai đoạn 1988 - 2013 ........................................31 Bảng 2.4.: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế .........................................................................................................................32 Bảng 2.5: Vốn FDI tại Cần Thơ 2011-2014 ...............................................................34 Bảng 2.6 So sánh vốn FDI tại An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ những năm gần đây ...............................................................................................................................35 Bảng 2.7: Tổng sản phẩm bình quân đầu người của An Giang giai đoạn 2005-2014 )38 Bảng 2.8 Thu nhập bình quân 1 tháng của lao động làm công ăn lương từ 15 tuổi trở lên ................................................................................................................................39 Bảng 2.9: Tổng hợp các chỉ số của An Giang qua các năm........................................44 Bảng 2.10: PCI thành phần năm 2014 An Giang và các tỉnh lân cận .........................49 Bảng 2.11: Các nghiên cứu về lựa chọn vị trí đầu tư FDI: .........................................50 Bảng 2.12: Mức độ quan trọng của các nhân tố thuộc nhóm nhân tố ổn định chính trị xã hội ......................................................................................................................65 Bảng 2.13: Mức độ quan trọng của các nhân tố nhóm văn hóa – xã hội ....................66 Bảng 2.14: Mức độ quan trọng của các nhóm thuộc nhân tố kinh tế tài chính...........67 Bảng 2.15: Mức độ quan trọng của các nhân tố thuộc nhóm kinh tế thị trường.........68 Bảng 2.16: Mức độ quan trọng của các nhân tố thuộc nhóm sự sẵn có của các nguồn lực ................................................................................................................................69 Bảng 2.17: Mức độ quan trọng của các nhân tố thuộc nhóm sự sẵn có của cơ sở hạ tầng ..............................................................................................................................69 Bảng 2.18: Kết quả phân tích mức độ quan trọng của các nhóm nhân tố tác động đến thu hút FDI ...........................................................................................................70 Bảng 2.19: Kết quả phân tích khảo sát từ các nhà quản lý của doanh nghiệp FDI ....72 Bảng 2.20: Kết quả phân tích khảo sát từ các nhà quản lý FDI của chính quyền địa phương.........................................................................................................................73
  9. Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn FDI qua các năm ..................................................................23 Biểu đồ 2.2: Các dự án được cấp phép còn hiệu lực tính đến cuối năm 2013 ............26 Biểu đồ 2.3: Giá trị sản xuất phân theo loại hình kinh tế............................................26 Biểu đồ 2.4: GDP khu vực FDI ...................................................................................27 Biểu đồ 2.5: Lao động phân theo loại hình kinh tế .....................................................28 Biều đồ 2.6: Tổng sản phẩm bình quân đầu người tỉnh An Giang qua các năm ........38 Biểu đồ 2.7: Biểu đồ các thành phần chỉ số PCI tỉnh An Giang qua các năm ............44 Biểu đồ 2.8: So sánh chỉ số PCI An Giang so với các tỉnh lân cận ............................47 Biểu đồ 2.9: Các dự án theo số năm đầu tư ................................................................62 Biểu đồ 2.10: Loại hình đầu tư....................................................................................63 Biểu đồ 2.11: Các dự án đầu tư phân theo tổng vốn đầu tư ........................................63 Biểu đồ 2.12: Các dự án đầu tư phân theo lĩnh vực đầu tư .........................................64
  10. Danh mục hình Hình 0.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI đề xuất ban đầu .............................7 Hình 1.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa phương đầu tư .......20 Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang...............................................................20 Hình 2.2. Các nhân tố tác động đến thu hút FDI tại An Giang ...................................52 Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................54
  11. Danh mục các chữ viết tắt Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia ASEAN Đông Nam Á BCC Business Cooperation Contract - Hợp đồng hợp tác kinh doanh Buid Operate Transfer - Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – BOT chuyển giao Build Transfer Operate - Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh BTO doanh BT Build Transfer - Hợp đồng xây dựng – chuyển giao DN Doanh nghiệp ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long FDI Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product - Tổng thu nhập quốc nội IMF International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế KCN Khu công nghiệp MNE Multinational enterprise – doanh nghiệp đa quốc gia Organisation for Economic Co-operation and Development - Tổ OECD chức hợp tác kinh tế và phát triển Ownership advantages – Locational advantages – Internalisation OLI advantages - Mô hình chiết trung PCI Provincial Competitiveness Index - Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PPP Public - Private Partner – Hợp tác công tư R&D Research and Development - Nghiên cứu và phát triển United Nations Conference on Trade and Development - Hội nghị UNCTAD Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển WTO World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 đã nâng cao vai trò của tỉnh, địa phương trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tỉnh có nhiều quyền hạn hơn trong việc cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương như: tỉnh, khu công nghiệp có thể cấp giấy phép đầu tư, cho thuê đất, cấp giấy phép xuất, nhập khẩu, tuyển dụng lao động… Trong thời gian qua, An Giang đã ban hành nhiều chính sách cải thiện môi trường đầu tư bằng việc cải thiện hệ số PCI của tỉnh thông qua Quyết định đơn giản hóa thủ tục hành chính, Quyết định về quy định ưu đãi đầu tư… Thực tế cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn gặp nhiều trở ngại trong việc đầu tư như thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều bất cập, tham nhũng vẫn là một vấn đề nhức nhói. Theo Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh An Giang tính đến hết năm 2014 An Giang đã có 33 dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký trên 213 triệu USD[9]. Tuy nhiên, so với tiềm năng của An Giang số lượng và qui mô của các dự án tại An Giang hiện còn rất hạn chế. Vì vậy, tác giả quyết định thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh An Giang” nhằm nghiên cứu các nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh An Giang có thể khai thác những lợi thế cạnh tranh của tỉnh cũng như đề ra các giải pháp để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách hiệu quả. 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định nhân tố tác động đến thu hút các dự án đầu tư FDI vào tỉnh An Giang. - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh An Giang trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Để đạt được các mục tiêu nêu trên, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ: - Nghiên cứu hệ thống hoá lý thuyết để làm sáng tỏ các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Phát hiện các nhân tố tác động đến thu hút FDI, cụ thể tại địa bàn tỉnh An Giang.
  13. 2 - Phân tích, đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại của việc thu hút các dự án đầu tư FDI trên địa bàn nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp thu hút FDI trong thời gian sắp tới. 3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiêm cứu 3.1.1 Phạm vi không gian Nghiên cứu được khảo sát, thực hiện tại địa bàn tỉnh An Giang thông qua phiếu khảo sát tại 33 dự án nước ngoài và 30 cán bộ tại các sở ngành có liên quan tại địa phương. 3.1.2 Phạm vi thời gian - Dữ liệu thứ cấp: 2009 – 2014 - Dữ liệu sơ cấp: 2014 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố tác động đến thu hút FDI tại An Giang. 4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu và đóng góp của luận văn Để thực hiện luận văn này tác giả đã vận dụng một số lý thuyết về FDI:  Mô hình chiết trung hay mô hình “OLI” được phát triển bởi Dunning (1977). Dunning đã tổng hợp các nhân tố chính của nhiều công trình khác nhau lý giải về FDI và đề xuất rằng có 3 điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp có động cơ tiến hành đầu tư trực tiếp: lợi thế về sở hữu, địa điểm và nội bộ hóa. Trong đó, các lợi thế về địa điểm bao gồm không chỉ các nhân tố nguồn lực, mà còn có cả các nhân tố kinh tế và xã hội, như dung lượng và cơ cấu thị trường, khả năng tăng trưởng của thị trường và trình độ phát triển, môi trường văn hóa, pháp luật chính trị và thể chế…  Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (The Provincial Competitiveness Index – PCI): là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) từ năm 2005. PCI được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam. Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số
  14. 3 thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: (1) chi phí gia nhập thị trường thấp; (2) tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; (3) môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; (4) chi phí không chính thức thấp; (5) thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; (6) môi trường cạnh tranh bình đẳng; (7) lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; (8) dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; (9) chính sách đào tạo lao động tốt; và (10) thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả. 4.1. Các nghiên cứu trong nước  Theo Lê Hoằng Bá Huyện (2013) trong “Nguyên nhân và ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách tại tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam”[20]những nhóm nhân tố chính sau đây được tác giả xác định là nguyên nhân của đầu tư trực tiếp nước ngoài:(1) Nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách; (2) Nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội; (3) Nhóm nhân tố về kinh tế và thị trường, tăng trưởng kinh tế; (4) Nhóm nhân tố về tài chính như tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái; (5) Nhóm nhân tố về tài nguyên như là vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, vùng nguyên liệu, quy mô dân số, lực lượng lao động, chi phí và kỹ năng lao động; (6) Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng như là thông tin liên lạc, giao thông, sự phát triển công nghệ, sự phát triển các dịch vụ về pháp lý, kế toán…  Theo Nguyễn Thị Tường Anh và Nguyễn Hữu Tâm (2013) trong “Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”[23] sử dụng phương pháp ước lượng OLS với bộ số liệu của Tổng cục Thống kê, Cục xúc tiến đầu tư nước ngoài và Bộ Công thương đã đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: FDI= f(Thị trường, Lao động, Cơ sở hạ tầng, Chính sách chính phủ, Tác động tích lũy)
  15. 4  Theo Lê Tuấn Lộc & Nguyễn Thị Tuyết (2013) trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp nghiên cứu điển hình tại TP. Đà Nẵng”[4] nhóm tác giả đã xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng gồm: (1) Nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng; (2) Nhóm nhân tố về công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương; (3) Nhóm nhân tố về sự hình thành và phát triển của cụm ngành; (4) Nhóm nhân tố về chất lượng nguồn nhân lực; và (5) Nhóm nhân tố về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên đã ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.  Theo Le Quoc Thinh (2011) trong nghiên cứu: “FDI Determinants - from the viewpoint of investors in Long An province”[21] đã kết luận rằng các nhân tố về: thị trường, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và chính sách đầu tư là những nhân tố chính tác động lên sự hài lòng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài về môi trường đầu tư tại tỉnh Long An.  Theo Nguyễn Mạnh Toàn (2010) trong mô hình nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”[5] bằng phương pháp thống kê, mô tả đã cho rằng các nhóm nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ưu đãi đầu tư của chính quyền địa phương, trung ương, nhân tố về chi phí hoạt động, thị trường tiềm năng, vị trí địa lý, và cơ sở hạ tầng xã hội có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư FDI vào một địa phương theo thứ tự từ ảnh hưởng nhiều nhất đến ít ảnh hưởng nhất.  Theo Nguyen Ngoc Anh và Nguyen Thang (2007) trong nghiên cứu “Foreign direct investment in Viet Nam: An overview and analysis the determinants of spatital distribution across provinces”[23] đã kết luận các nhóm nhân tố về thị trường, lao động, cơ sở hạ tầng, có ảnh hưởng đến sự phân bố bề mặt không gian của vốn FDI giữa các địa phương nói chung. 4.2. Các nghiên cứu nước ngoài  Nghiên cứu của Gilmore, O’donnell, Carson and Cummins (2003) về "Factors influencing foreign direct investment and international joint ventures: A
  16. 5 comparative study of Northern Ireland and Bahrain", International Marketing Review, Vol. 20 Iss: 2, pp.195 – 215 đã xác định các nhân tố sau đây đã ảnh hưởng đến sự lựa chọn nơi đầu tư của đầu tư trực tiếp nước ngoài và liên doanh quốc tế: (1) Kiến thức và kinh nghiệm của các thị trường nước ngoài; (2) Kích thước và sự tăng trưởng của thị trường nước ngoài; (3) Khuyến khích của chính phủ; (4) Chính sách kinh tế; (5) Chi phí giao thông vận tải, lao động; (6) Tài nguyên; (7) Công nghệ; (8) Sự ổn định chính trị.  Nghiên cứu của OECD (2000) về: “Main determinants and impacts of foreign direct investment on China’s economy” đã cho rằng các nhân tố sau đây là những nhân tố chính tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế của Trung Quốc: (1) Kích thước, triển vọng và sự tăng trưởng của nền kinh tế;(2) Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và con người;(3) Cơ sở vật chất, tài chính và công nghệ;(4) Mức độ mở cửa thương mại và tiếp cận thị trường thế giới;(5) Tính hoàn thiện của khung pháp lý và chính sách kinh tế;(6) Xúc tiến, ưu đãi đối vớiđầu tư trực tiếp nước ngoài;  Cũng một nghiên cứu khác đối với nền kinh tế Trung Quốc, Li Xinzhong (2005) trong nghiên cứu: “Foreign Direct Investment Inflows in China: Determinants at Location” đã kết luận rằng các nhân tố sau là những nhân tố chính có tác động tích cực đến dòng vốn FDI: - Thứ nhất, tích lũy FDI, chi phí lao động thấp; - Thứ hai, thương mại tự do hơn, quy mô thị trường lớn hơn, mức độ phát triển kinh tế cao hơn; - Thứ ba, mức độ kinh tế thị trường cao hơn, mức độ cơ sở hạ tầng cao hơn, vị trí địa lý tốt hơn, và môi trường thuận lợi ổn định của chính sách và tổ chức.  Nghiên cứu của Ab Qayoom Khachoo & Mohd Imran Khan (2012) dựa trên kết quả nghiên cứu tại 32 quốc gia đang phát triển, giai đoạn từ năm 1982 đến năm 2008 cho thấy: tất cả các biến như GDP, tổng dự trữ (bao gồm cả vàng, quyền rút
  17. 6 vốn đặc biệt, dự trữ tại IMF), mức lương, độ mở thương mại có tác động mạnh mẽ đến dòng vốn đi vào của FDI.  Strat Vasile Alecsandrua, Danciu Aniela Raluca (2015). A regional level hierarchy of the main Foreign Direct Investments’Determinants-Empirical study, the case of Romanian manufacturing sector. Procedia - Social and Behavioral Sciences 181 (2015) 321 – 330. Sau khi nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các nhân tố có ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một địa phương cụ thể như sau:Nhân tố cơ sở hạ tầng; Thị trường rộng lớn và tốc độ phát triển của thị trường; Hệ thống giáo dục phát triển; Tích tụ của nền kinh tế; Lao động giá rẻ và chất lượng lao động; Nguyên liệu và các ngành trung gian. 4.3. Đóng góp của luận văn Luận văn là một trong những nghiên cứu đầu tiên được thực hiện trên địa bàn tỉnh An Giang về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trên địa bàn tỉnh. Luận văn đã xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nhóm thu hút FDI ở tỉnh An Giang dựa trên các nhân tố thuộc môi trường đầu tư hiện tại của An Giang, chỉ số PCI qua các năm, và kết quả của cuộc điều tra các nhà quản lý của doanh nghiệp FDI tại An Giang. Mô hình xây dựng trong luận văn vận dụng mô hình chiết trung của Dunning (Mô hình OLI), những nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thị trường đầu tư của Gilmore, O’donnell, Carson and Cummins (2003) và một số nghiên cứu về việc lựa chọn điểm đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Thông qua mô hình kết hợp này, tác giả kỳ vọng có thể xây dựng được mô hình bao quát được các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư FDI tại An Giang từ đó có đưa ra được các giải pháp nâng cao thu hút FDI tại tỉnh An Giang.
  18. 7 5. Các nhân tố thu hút FDI Nhân tố chính trị, pháp lý Nhân tố văn hóa - xã hội Nhân tố kinh tế, thị trường GIA TĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Nhân tố tài chính Nhân tố nguồn lực Nhân tố cơ sở hạ tầng Hình 0.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI đề xuất ban đầu (Nguồn: tổng hợp bởi tác giả) 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ nhằm tìm hiểu, bổ sung, điều chỉnh các biến trong mô hình nghiên cứu thông qua phỏng vấn chuyên gia. - Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả được sử dụng để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng cũng như mô tả khái quát các về đối tượng nghiên cứu. 6.2. Phương pháp thu thập thông tin - Dữ liệu thứ cấp: thu thập các dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu tại bàn thông qua các lý thuyết, tạp chí và các bài báo cũng như các báo cáo khoa học về thu hút FDI - Dữ liệu sơ cấp: + Nghiên cứu sơ bộ định tính bằng cách phỏng vấn 5 chuyên gia trong lĩnh vực FDI tại địa phương và tác giả của luận án thu hút FDI đã tham khảo. + Thực hiện khảo sát nghiên cứu đối với các cấp quản lý tại các dự án FDI và các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh An Giang.
  19. 8 6.3. Phương pháp xử lý thông tin Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 22.0 (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý thông tin. 7. Nội dung tóm tắt nghiên cứu Phần mở đầu: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Trong chương này, tác giả tổng quan về các vấn đề nghiên cứu: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, tóm lược các nghiên cứu trước đó, ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu của nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Ở chương này chủ yếu trình bày các khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc điểm của dòng vốn FDI, phân loại các hình thức đầu tư FDI, vai trò và ý nghĩa của FDI đối với nền kinh tế, và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 2: Các nhân tố tác động đến thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh An Giang Chương này chủ yếu phân tích thực trạng đầu tư FDI tại địa bàn tỉnh An Giang. Tổng hợp chỉ số PCI hàng năm của tỉnh so với các tỉnh lân cận. Từ đó, đưa ra nhận xét, phân tích, đánh giá đối với nguồn vốn FDI nhằm nhận diện những thành công cũng như tồn tại trong thu hút vốn FDI tại An Giang. Đồng thời, thông qua kết quả khảo sát, tác giả phân tích các nhân tố tác động đến khả năng thu hút FDI cũng như các thuận lợi, khó khăn trong giai đoạn tiến hành các dự án FDI tại An Giang. Chương 3: Kết luận và giải pháp Từ kết quả phân tích ở chương trước, chương này đưa ra các kết luận về đối tượng nghiên cứu, đồng thời, đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh An Giang.
  20. 9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 1.1. Cơ sở lý luận chung về FDI và thu hút FDI 1.1.1. Khái niệm FDI  Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, IMF, 1977,1993), Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Foreign Direct Investment, FDI) là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI. Như vậy, FDI sẽ tạo thành một mối quan hệ lâu dài giữa một công ty chủ quản (người đầu tư trực tiếp) và một công ty phụ thuộc (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp) đặt tại một quốc gia khác với quốc gia của công ty chủ quản. Công ty chủ quản không nhất thiết phải kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty phụ thuộc (trong trường hợp công ty chủ quản không chiếm đa số cổ phiếu của công ty phụ thuộc) và phần FDI chỉ tính trong phạm vi tỉ lệ sở hữu của công ty chủ quản đối với công ty phụ thuộc.  Khái niệm của OECD (1996): Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: - Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư. - Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có. - Tham gia vào một doanh nghiệp mới. - Cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm) - Quyền kiểm soát: nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2