intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn xác định các nhân tố ảnh hưởng, đo lường và phân tích mức độ tác động của các nhân tố này đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công Việt Nam. Thông qua việc nhận diện và kiểm định một số nhân tố ảnh hưởng, tác giả đã đưa ra một số gợi ý về chính sách góp phần tăng cường tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN LÊ PHƯỢNG SANG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN LÊ PHƯỢNG SANG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS VÕ VĂN NHỊ TP. Hồ Chí Minh - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam” do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những phần kế thừa từ các nghiên cứu trước tác giả đều trích dẫn và trình bày nguồn cụ thể trong các mục tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017 Tác giả Nguyễn Lê Phượng Sang
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên của rất nhiều người, từ Quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng tri ơn đến Thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS Võ Văn Nhị đã hết lòng hỗ trợ, động viên và hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian và quá trình thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô thuộc Khoa Kế toán Trường Đại học Kinh tế TP.HCM những người đã chỉ dạy tôi suốt quá trình học để tôi có đủ kiến thức thực hiện đề tài. Ngoài ra, tôi xin gửi lới cám ơn sự giúp đỡ của các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán công, các bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng hỗ trợ, góp phần hoàn thành nội dung luận văn này. Sau cùng, xin gửi lời tri ân đến gia đình tôi – những người luôn bên cạnh cổ vũ, đã đồng hành và động viên giúp tôi có thêm nghị lực để hoàn thành luận án này. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017 Tác giả
  5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2 4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 3 4.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 3 6. Những đóng góp của luận văn .............................................................................................. 3 7. Bố cục của luận văn .............................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 4 1.1 Nghiên cứu những nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực Công. …………………………………………………………………………………………...4 1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................................ 4 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước .......................................................................................... 11 1.2 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả ............. 18 1.2.1 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu ........................................................................ 18 1.2.2 Hướng nghiên cứu của tác giả ..................................................................................... 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 19 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 20 2.1 Lý thuyết nền nghiên cứu những nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công .................................................................................................................................... 20 2.1.1 Lý thuyết quản lý công mới (New Public Management – NPM) .................................. 20 2.1.2 Lý thuyết Quỹ (Fund theory) ........................................................................................ 21 2.1.3 Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness theory): ........................................... 22 2.1.4 Lý thuyết đại diện ( Agency theory) .............................................................................. 23 2.2 Tổng quan về khu vực công, kế toán công, và báo cáo tài chính khu vực công. ................ 24
  6. 2.2.1 Tổng quan về khu vực công: ......................................................................................... 24 2.2.2 Tổng quan về kế toán công ........................................................................................... 25 2.2.3 Tổng quan về Báo cáo tài chính khu vực công ............................................................. 27 2.3 Tổng quát về tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công.............................................. 28 2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................................... 28 2.3.2 Định nghĩa về tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực Công.............................. 29 2.3.3 Vai trò minh bạch thông tin BCTC khu vực công......................................................... 30 2.3.4 Đặc điểm ....................................................................................................................... 31 2.3.5 Nội dung ....................................................................................................................... 32 2.3.6 Các điều kiện đảm bảo tính minh bạch ........................................................................ 33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................................ 34 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 35 3.1 Khung lý thuyết nghiên cứu ................................................................................................ 35 3.2 Phân tích tài liệu và mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 36 3.3 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................................. 39 3.4 Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................................... 39 3.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính: ............................................................................. 39 3.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng: .......................................................................... 40 3.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ................................................................... 41 3.5 Xác định nhân tố ảnh hưởng và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu ....................................... 43 3.5.1 Kết quả phỏng vấn các chuyên gia ............................................................................... 44 3.5.2 Hiệu chính mô hình ...................................................................................................... 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................................ 47 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................................... 48 4.1 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................................. 48 4.1.1 Thống kê mô tả về kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi ............................................... 48 4.1.2 Các kiểm định độ tin cậy của thang đo: ....................................................................... 49 4.1.3 Kiểm định mô hình phân tích nhân tố EFA .................................................................. 50 4.1.4 Ma trận tương quan của các nhân tố ........................................................................... 53 4.1.5 Mô hình hồi quy bội: .................................................................................................... 54 4.2 Phân tích và bàn luận về thực trạng ................................................................................ 56C KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................................ 80 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 81 5.1. Kết luận .............................................................................................................................. 81 5.1.1 Nghiên cứu định tính: ................................................................................................... 81 5.1.2 Nghiên cứu định lượng: ............................................................................................... 81
  7. 5.2. Kiến nghị: ........................................................................................................................... 81 5.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................... 85 5.3.1. Những hạn chế của luận án:........................................................................................ 85 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo: ....................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1.Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về những nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công. ...................................................................................................08 Bảng 1.2. Tổng hợp các nhận định về những tác động đến tính minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính khu vực công........................................................................................................................11 Bảng 1.3 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về các nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam .....................................................................................................14 Bảng 1.4. Tổng hợp các nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính khu vực công ......................................................................................................................................16 Bảng 3.1 Tổng hợp nhân tố từ các nghiên cứu trước .........................................................................36 Bảng 3.2 Thống kê đối tượng khảo sát theo Đơn vị công tác ............................................................42 Bảng 3.3 Thống kê đối tượng khảo sát theo Lĩnh vực hoạt động ......................................................42 Bảng 3.4 Thống kê đối tượng khảo sát theo Vị trí công tác ...............................................................43 Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả thống kê mô tả ..........................................................................48 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố ............................................................................49 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định KMO, Bartlett's Test và phương sai trích ............................................50 Bảng 4.4. Tổng phương sai trích được giải thích ...............................................................................51 Bảng 4.5. Ma trận nhân tố xoay..........................................................................................................52 Bảng 4.6. Ma trận tương quan của các nhân tố ..................................................................................53 Bảng 4.7. Tóm tắt mô hình hồi quy ....................................................................................................54 Bảng 4.8. Hệ số hồi quy (Coefficients) của các nhân tố ....................................................................54 Bảng 4.9. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của các nhân tố ..........................................................................56 Bảng 4.10. Tổng hợp hệ thống báo cáo, hệ thống tài khoản của một số chế độ kế toán khu vực công ....................................................................................................................................................61
  9. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Khung nghiên cứu của nghiên cứu .....................................................................................35 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu dự thảo các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam ..........................................................................................................38 Hình 3.3. Mô hình hồi quy chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam ..........................................................................................................46 Hình 4.1. Biểu đồ Scree Plot ..............................................................................................................51 Hình 4.2. Sơ đồ tổng hợp hệ số hồi quy .............................................................................................54 Hình 4.3. Khung pháp lý kế toán công Việt Nam ..............................................................................60
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Chữ viết tắt tiếng Anh:  IPSAS: International Public Sector Accounting Standard: Chuẩn mực kế toán công quốc tế  IPSASB: International Public Sector Accounting Standards Board: Ban Chuẩn mực kế toán công quốc tế  OECD: Organization for Economic Co-operation and Development: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế.  CEO: Chief Executive Officer : Giám đốc Điều hành  NPM: New Public Management: Mô hình “Quản lý công mới”  PhD: Philosophiae Doctor: Tiến sĩ  TABMIT: Treasury And Budget Management Information System: Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc  TI: Transparency International: Tổ chức Minh bạch quốc tế  WB: World Bank: Ngân hàng thế giới  WTO: World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới 2. Chữ viết tắt tiếng Việt:  BCTC: Báo cáo tài chính  BCĐTK: Bảng cân đối tài khoản  BTC: Bộ tài chính  CMKTC: Chuẩn mực kế toán công  CMKTCQT: Chuẩn mực kế toán công quốc tế  CMKTCVN: Chuẩn mực kế toán công Việt Nam  CNTT: Công nghệ thông tin  DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước  HCSN: Hành chính sự nghiệp  KBNN: Kho bạc Nhà nước  KVC : Khu vực công  NSĐP: Ngân sách địa phương  NSTW: Ngân sách trung ương  NSNN: Ngân sách Nhà nước  TT: Thông tư  TW: Trung ương  UBND: Ủy ban nhân dân
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, có thể nói minh bạch thông tin tài chính là một yêu cầu cấp thiết không chỉ xuất phát từ quá trình hình thành các mối quan hệ kinh tế trong tiến trình hội nhập mà còn những đỏi hỏi nội tại từ nền kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến nội dung này. Minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính được hiểu là sự công bố Báo cáo tài chính công khai, kịp thời, đáng tin cậy từ hệ thống kế toán giúp người sử dụng đánh giá được tình hình tài chính để đề ra các quyết định có tính chiến lược mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của tổ chức. Đối với khu vực công- bộ phận cơ bản trong hoạt động kinh tế mỗi quốc gia, giữ vị trí then chốt trong toàn bộ nền kinh tế, đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương sáng về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và tuân thủ pháp luật. Công khai minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng, một mặt thúc đẩy khả năng tiếp cận thị trường vốn của các tổ chức tài chính quốc tế, mặt khác hỗ trợ Nhà nước trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN một cách hiệu quả. Nắm vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhưng Khu vực công Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều bất cập, hàng loạt những sai phạm trong quản lý tài chính những vụ án tham ô, thất thoát đã giống lên hồi chuông cảnh báo về sự cần thiết nhìn nhận đánh giá minh bạch thông tin tài chính công để có những giải pháp thích hợp. Ngày nay, nhu cầu tiếp cận BCTC khu vực công của công chúng ngày càng cao xuất phát từ nhận thức là người nộp thuế, người chủ sở hữu; công chúng mong muốn thông tin trên BCTC phải đảm bảo tính minh bạch, hữu ích cho quá trình ra quyết định. Theo đó, một số BCTC đã được công khai ra công chúng, quyền tiếp cận thông tin của người dân dần dần được thừa nhận. Tuy nhiên, nhìn lại khu vực công trong thời gian qua, các hoạt động liên quan đến ngân sách và các quyết định mang tính chiến lược của nhà nước chính phủ và các đơn vị công đã xóa nhòa đi phần nào vai trò của người dân trong xã hội. Bên cạnh đó, những bất cập tồn tại của chế độ kế toán công hiện nay như báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam còn nhiều khác biệt so với thế giới, các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán công quá phức tạp và chưa có sự thống nhất,…là những nguyên nhân gây nên hạn chế về tính minh bạch thông tin Báo cáo tài chính khu vực công Việt 1
  12. Nam. Nhằm đảm bảo Việt Nam có khả năng cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy, có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và được Quốc tế thừa nhận thì Việt Nam cần phải tiến hành cải cách hệ thống kế toán công, hoàn thiện và công bố một hệ thống chuẩn mực kế toán công theo định huớng Chuẩn mực kế toán công Quốc tế. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu tập trung vào vấn đề công khai minh bạch thông tin kế toán công, Báo cáo tài chính khu vực công, nhiều nghiên cứu tập trung nhận diện các nguyên nhân gây làm hạn chế tính minh bạch thông tin trên BCTC nhưng nghiên cứu tập trung vào việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch khu vực công còn hạn chế. Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính Khu vực Công Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công Việt Nam. Do đó, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn tập trung vào hai mục tiêu: 2.1 Mục tiêu tổng quát: Nhận diện các nhân tố ảnh đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể:  Xây dựng mô hình và kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công Việt Nam.  Đề xuất một số chính sách phù hợp thúc đẩy tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công nhằm cung cấp thông tin hữu ích, phục vụ cho việc ra quyết định. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công Việt Nam ? Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của các nhân tố đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công Việt Nam? Câu hỏi nghiên cứu 3: Để nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công Việt Nam thì cần thực hiện hiện giải pháp nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
  13. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công Việt Nam và đề xuất một số chính sách góp phần tăng cường tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam.Tuy nhiên, bản thân khu vực công quá rộng, lĩnh vực hoạt động đa dạng và tính chất vận hành từng nghành nghề cũng khác nhau, vì thế tác giả chọn nghiên cứu các đơn vị hoạt động bằng nguồn kinh phí được tài trợ bởi NSNN trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và Tp. Đà Nẵng điển hình là các đơn vị hành chính, sự nghiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng kết hợp hỗn hợp phương pháp định tính và định lượng để giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính giúp tác giả hệ thống hóa các nghiên cứu trước về xu hướng cải cách hệ thống kế toán công và minh bạch BCTC khu vực công ở một số quốc gia, tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong ngành nhằm khám phá ra các nhân tố thực sự tác động đến tính minh bạch trong bối cảnh Việt Nam, làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả xây dựng bảng khảo sát để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và chính sách phù hợp. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn xác định các nhân tố ảnh hưởng, đo lường và phân tích mức độ tác động của các nhân tố này đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công Việt Nam. Thông qua việc nhận diện và kiểm định một số nhân tố ảnh hưởng, tác giả đã đưa ra một số gợi ý về chính sách góp phần tăng cường tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, luận văn được bố cục theo 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. 3
  14. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Nghiên cứu những nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực Công. 1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài Cuốn sách “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh” của S.Chiavo-Campo và cộng sự (2003), tác giả cho rằng tính minh bạch là một trong bốn nguyên tắc chủ đạo để hoạt động quản lý nhà nước tốt bao gồm: trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, tính dự đoán và sự tham gia. Sự minh bạch trong khu vực công được xem xét trên 2 khía cạnh: (1)Truyền thông công cộng có sự nổ lực từ chính phủ sử dụng công nghệ mới để phổ biến các thông tin phù hợp liên quan đến hoạt động của mình. Bên cạnh đó, minh bạch phải được cân bằng với yêu cầu giữ bí mật, cần xác định tiêu chí rõ ràng cụ thể để quyết định loại thông tin nào cần giữ bí mật và cũng phải được công bố rộng rãi bằng những văn bản pháp luật, thường là những thông tin liên quan đến an ninh quốc phòng hoặc các chính sách đối ngoại.(2) Quyền công dân trong việc tiếp cận thông tin của chính phủ: thường được thể hiện quan các văn bản luật về quyền tự do thông tin, phức tạp thủ tục hành chính là trở ngại chính của quá trình tiếp cận thông tin. Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu White (1980), Archambault và cộng sự ( 2003) đã thực hiện một nghiên cứu về quá trình công bố công khai BCTC của các công ty thuộc khu vực tư. Kết quả điều tra thực nghiệm các công ty đến từ 33 quốc gia thuộc khu vực Châu Mĩ, sử dụng phương pháp kiểm định F, tác giả cho rằng minh bạch BCTC và công bố thông tin trên BCTC là một quá trình phức tạp, chịu sự ảnh hưởng bởi một tập hợp các nhân tố. Mô hình các nhân tố tác động đến tiến trình công khai thông tin trên BCTC làm cơ sở đánh giá tinh minh bạch như sau: Trans = f( Culture + Political + Economic+ Financial + Operating). Trong đó: - Nhân tố văn hóa (culture): xem xét 4 chiều văn hóa của Hofstede (1991) bao gồm: khoảng cách quyền lực; chủ nghĩa cá nhân; né tránh rủi ro; chủ nghĩa nam tính. Bên cạnh đó, tác giả xem xét đến trình độ giáo dục và tôn giáo. - Nhân tố hệ thống chính trị (political): quyền tự do tiếp cận BCTC công dân; hệ thống pháp lý; vai trò phương tiện truyền thông. - Nhân tố kinh tế (economic): mức độ phát triển kinh tế, lạm phát; và thị trường vốn - Nhân tố tình hình tài chính (financial): Quyền sở hữu; tình trạng niêm yết; cổ tức; chất lượng kiểm toán; và đòn bẩy tài chính. 4
  15. - Nhân tố đặc điểm hoạt động tổ chức (Operating): quy mô tổ chức; lĩnh vực hoạt động; kết quả tài chính. Fairbanks và cộng sự (2007) nghiên cứu vai trò của cơ quan truyền thông đến tính minh bạch ở Mỹ. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và đã xác định ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch là (i) Nhóm nhân tố cá nhân : bao gồm động cơ của người công bố thông tin; trình độ của người nhận được thông tin.(ii) Nhóm nhân tố tổ chức: quyền lực của người đứng đầu; sứ mệnh của tổ chức; và hệ thống chính trị. (iii) Nhóm nhân tố nguồn lực: Thời gian, nhân sự, hệ thống CNTT, tài chính. Để thông tin có chất lượng, nhà nước tốn nhiều nguồn lực hơn, có nhiều thời gian trong việc xử lý và đây cũng là hệ quả tất yếu làm tăng chi phí. Yamada (2007) nghiên cứu về mục tiêu và vấn đề liên quan báo cáo tài chính KVC ở Nhật bằng cách xem xét những nét tương đồng và khác biệt ở Mỹ. Cả hai quốc gia đều cho rằng BCTC phục vụ cho nhu cầu giải trình và cung cấp thông tin minh bạch, hữu ích cho quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, ở Mỹ nhu cầu sử dụng thông tin BCTC khu vực công rất cao bởi họ cho rằng công dân là người cung cấp nguồn lực bằng khoản thuế đã nộp, vì vậy nhà nước phải có nghĩa vụ giải thích cho người dân về cách họ sử dụng các nguồn này. Trong khi đó, với người Nhật, mục tiêu giải trình BCTC còn mờ nhạt bởi họ xem việc nộp thuế là nghĩa vụ thì dù có sử dụng dịch vụ công hay không họ vẫn phải nộp thuế và BCTT cung cấp thông tin ra quyết định thuộc về trách nhiệm của các cán bộ, lãnh đạo nhiều hơn là công chúng. Tác giả cũng đề cập khía cạnh đạo đức, nguy cơ gian lận khi cán bộ tận dụng cơ hội khai thác quyền lực phục vụ lợi ích cá nhân, nhóm. Nghiên cứu cho rằng mục tiêu BCTC sẽ quyết định nội dung BCTC; nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC không giống nhau ở hai quốc gia do mức độ nhận thức về người nộp thuế và cần đưa mục tiêu cung cấp thông tin đánh giá trách nhiệm giải trình làm mục tiêu cơ bản của BCTC KVC ở Nhật trong tương lai. Trong nghiên cứu với tên gọi “Tính hiệu quả báo cáo kiểm toán khu vực công ở Indonexia” được thực hiện bởi Dwiputrianti (2011). Tác giả cho rằng, hoạt động kiểm toán cung cấp sự đảm bảo về tính hiệu quả sử dụng nguồn lực, ngăn ngừa gian lận, lạm dụng và tham nhũng các nguồn quỹ và nguồn lực công. Thông qua hoạt động kiểm toán, ý kiến kiểm toán là tăng độ tin cậy và tính minh bạch của các thông tin trên báo cáo tài chính làm căn cứ để Nhà nước đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp và giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định đúng đắn. Phỏng vấn các cán bộ làm công tác kiểm toán, các thành viên nghị viện ở cấp TW và địa phương; thành viên hội đồng 5
  16. quản trị… Nghiên cứu phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của báo cáo kiểm toán của Cơ quan Kiểm toán nhà nước Indonesia (BPK): (1) Tính độc lập và tự chủ của tổ chức kiểm toán. (2) Tính chuyên nghiệp và toàn vẹn tổ chức kiểm toán: ngân sách và nguồn lực hạn chế. Hơn nữa, phúc lợi và mức lương thấp làm giảm đáng kể tính chuyên nghiệp và toàn vẹn của kiểm toán viên.(3) Chưa có quy định pháp luật về bảo vệ hoặc đảm bảo an ninh kiểm toán viên khi phát hiện và tố cáo gian lận. Bauhr và cộng sự (2012) thực hiện nghiên cứu ở Thụy Sĩ chỉ ra phương pháp mới đo lường tính minh bạch và mối quan hệ với chất lượng chính phủ. Cuộc khảo sát thực hiện bởi Viện chất lượng của Chính phủ, tiến hành bằng phương pháp định tính và định lượng sử dụng thang đo Likert khảo sát 52 quốc gia thu về 432 kết quả. Bài viết phát hiện tính minh bạch có thể được đo lường thông qua 3 nhân tố : (i) Mức độ công khai của chính phủ: mức độ chính phủ sẳn lòng chia sẻ và sự sẵn có của thông tin (ii) Chính sách bảo vệ người thổi còi: hành vi bảo vệ người dám đứng ra chỉ trích những hành động gian lận, lạm dụng quyền lực,..(iii) Tính công khai: sự sẵn sàng và năng lực nhân viên truyền thông, cạnh tranh và tự do báo chí tìm kím và phơi bày vấn nạn tham nhũng. Nhiều tổ chức quốc tế, như WTO, OECD, WB,..rất coi trọng tính minh bạch ở KVC vì lợi ích của nó trong việc giảm tham nhũng, tạo thuận lợi cho thương mại và thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường tính dân chủ và trách nhiệm giải trình, và tổng thể dẫn đến chất lượng nhà nước hoạt động hiệu quả hơn. Ofoegbu (2014) nghiên cứu vận dụng quản lý công mới (NPM) và IPSASs lộ trình chuyển đổi từ tiền mặt sang dồn tích vào công cuộc cải cách kế toán công ở Nigeria. Thực nghiệm cho thấy BCTC KVC Nigeria không đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình bởi mức độ lan tỏa các hành vi tham nhũng, văn hóa trách nhiệm của người đứng đầu còn hạn chế, ngân sách được lập trên cơ sở tiền mặt,… Phân tích dữ liệu được thu thập từ 100 người bao gồm kế toán viên, kiểm toán viên; được xử lý qua phần mềm SPSS bằng kiểm định Chi bình phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy vận dụng IPSAS trên cơ sở vận dụng kế toán dồn tích sẽ thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và nâng cao chất lượng thông tin BCTC trong khu vực công của Nigeria. Năm 2014, Dion Curry nghiên cứu về “Xu hướng cải cách kế toán công trong tương lai” dựa vào kết quả của một nhóm nhà nghiên cứu hành chính công đến từ 10 quốc gia Châu Âu, tác giả chỉ ra bối cảnh hành chính công với sự tác động của toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế và sự lỗi thời mô hình quản lý công truyền thống, tạo sức ép cho nhà nước buộc phải chuyển mình theo hướng áp dụng mô hình quản lý công (NPM). Kết quả 6
  17. nghiên cứu cho thấy các nước áp dụng mô hình quản lý công mới đều đã đạt được những thành công nhất định: (i) bộ máy nhà nước được thu gọn; (ii) hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước được nâng lên bằng việc đẩy mạnh phân cấp, tăng quyền cho chính địa phương; (iii) xây dựng Chính phủ điện tử, quản trị điện tử nhằm tăng cường sự tham gia của nhân dân trong quá trình hoạch định chính sách, tiếp cận thông tin một cách dễ dàng chính xác và kịp thời;…Bài nghiên cứu đã phát hiện trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và niềm tin công chúng tăng lên khi có sự gắn kết giữa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm. Tuy nhiên, mô hình quản lý công mới đều có điểm phù hợp và không phù hợp cần gắn các đặc trưng của mô hình này với điều kiện thực tiễn hoàn cảnh cụ thể về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống, văn hoá, lịch sử của mỗi quốc gia. Trong một nghiên cứu của Roderick và cộng sự (2015) cho thấy những đặc tính của người đứng đầu và đặc điểm tổ chức tác động đáng kể đến mức độ công khai tình hình tài chính của các tổ chức phi chính phủ. Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, thang đo Likert 5 cấp độ với số lượng mẫu 775 tổ chức phi lợi nhuận thuộc các tiểu bang Đông Bắc nước Mỹ, tác giả đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến quá trình công khai tình hình tài chính của các tổ chức phi chính phủ như sau: DiscTrans = F (Education + Attitude + Perceived + TotalAssets + Plan + Budget + ITJobSkills + BODSupport + UrbanLocation). Trong đó: - Những đặc tính người đứng đầu: trình độ học vấn (education); thái độ người đứng đầu (Attitide): - Những đặc điểm của tổ chức bị tác động: quy mô nguồn lực (TotalAssets); quy trình tổ chức (Plan); ngân sách thực hiện (Budget); chuyên môn kỹ thuật (Job Skills; hỗ trợ của HĐQT (BOD Suppor); vị trí địa lý (UrbanLocation) - Đặc điểm phương tiện truyền thông: Quan điểm tương thích (Perceived) ljungholm (2015), nghiên cứu về sự tác động tính minh bạch đến việc nâng cao hiệu quả khu vực công. Minh bạch là đặc điểm của một chính phủ có trách nhiệm, được thể hiện khả năng tiếp cận của người dân, và sự đơn giản trong quy trình tiếp cận. Cá nhân có quyển thẩm vấn chính phủ về tình hình hoạt động và tham gia vào các quá trình chính trị ở một xã hội dân chủ. Ở khía cạnh trực tiếp minh bạch được xem xét qua tính hợp pháp trong quá trình hoạch định chính sách, về mặt gián tiếp bằng cách xem xét sự tham gia công dân. Bằng cách đảm bảo việc công bố thông tin, nhà nước tiến tới đạt được những lợi ích của sự minh bạch trong quá trình xây dựng luật pháp. Vai trò truyền thông và sự 7
  18. tham gia của công dân là hai nhân tố được tác giả nhắc đến tác động đến tính minh bạch các hoạt động của chính phủ. • Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về những nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công. Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về những nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực Công. Phương Tên tác giả Nơi công bố pháp Tên đề tài Kết quả nghiên cứu (Năm) nghiên cứu nghiên cứu “ Phục Vụ Và Duy Trì: Cải Thiện Minh bạch là một trong bốn nguyên tắc Hành Chính Công Chiavo- chủ đạo để hoạt động quản lý nhà nước Trong Một Thế Campo và Nghiên tốt. Nghiên cứu cho rằng có 2 nhân tố tác Giới Cạnh Tranh”, Ngân Hàng Phát P.S.A. cứu định động đến tính minh bạch bao gồm: Chương 16: “Tính Triển Châu Á Sundaram tính (1) Truyền thông công cộng; minh bạch, thông (2003) (2) Quyền công dân trong việc tiếp cận tin và vai trò của thông tin của chính phủ phương tiện truyền thông” The Tác giả đề xuất mô hình các nhân tố tác Jeffrey J. A Multinational International động đến tính minh bạch thông tin trên Archambaul, Test Of Nghiên Journal of BCTC như sau: Marie E. Determinants Of cứu định Accounting Trans = f( Culture + Political + Archambault Corporate lượng 38 (2003) 173– Economic+ Financial + Operating). ( 2003) Disclosure 194 Jenille Journal of Public Nghiên cứu vai trò của cơ quan truyền Fairbanks, Affairs thông đến tính minh bạch ở Mỹ và đã chỉ Kenneth D. Transparency In J. Public Affairs Nghiên ra ba nhân tố ảnh hưởng đến tính minh Plowman Government 7: 23–37 (2007) cứu định bạch là (1) Nhóm nhân tố cá nhân and Brad L. Communication Published online tính (2) Nhóm nhân tố tổ chức Rawlins in Wiley ( 3) Nhóm nhân tố nguồn lực: (2007) InterScience Trên cơ sở so sánh và đối chiếu nhu cầu tiếp cận và sử dụng thông tin trên BCTC Objectives of khu vực công, kết quả nghiên cứu cho Financial Government Yasuhiro Nghiên thấy: Reporting and Auditing Review Yamada cứu định - Mục tiêu BCTC sẽ quyết định nội dung Their Problems Volume14 (2007) tính BCTC in Governmental (March 2007) - Mức độ nhận thức về người nộp thuế Accounting tác động đến nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC Các tổ chức quốc tế rất xem trọng tính What is The Quality Of minh bạch ở KVC vì lợi ích của nó trong Monika Government Government Nghiên việc giảm tham nhũng, tăng cường tính Bauhr, Transparency? - Institute cứu định dân chủ và trách nhiệm giải trình,… Marcia New Measures Working Paper tính và Tính minh bạch được đo lường thông qua Grimes and Relevance for Series 2012:16 định 3 nhân tố : (2012) Quality of December 2012 lượng (1) Mức độ công khai Government Issn 1653-8919 (2) Chính sách bảo vệ người thổi còi (3) Tính công khai. Effectiveness of Nghiên cứu khẳng định tính hữu hiệu của Septiana The Australian Nghiên Public Sector hoạt động kiểm toán và ý kiến kiểm toán Dwiputrianti National cứu định Audit Reports in viên đến tính đúng đắn, độ tin cậy, tính (2011) University tính Indonesia minh bạch BCTC KVC Indonesia 8
  19. New Public Management and IOSR Journal of Nghiên cứu cho thấy để thúc đẩy tính Accrual Business and minh bạch, trách nhiệm giải trình và nâng Grace N. Accounting Basis Management Nghiên cao chất lượng thông tin BCTC trong khu Ofoegbu for Transparency Volume 16, cứu định vực công của Nigeria cần phải cải cách (2014) and Issue 7. Ver. III lượng theo hướng (1)áp dụng mô hình quản lý Accountability in (July. 2014), PP công mới (NPM) và (2) vận dụng IPSAS the Nigerian 104-113 trên cơ sở kế toán dồn tích. Public Sector Trends For The Future Of Public Nghiên cứu cho rằng mô hình quản lý The COCOPS Sector Reform: A công mới NPM có tác động tích cực đến project Critical Review Nghiên tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Dion Curry (Coordinating Of cứu định Bài viết khẳng định trách nhiệm giải trình, (2014) for Cohesion in Future-Looking tính tính minh bạch và niềm tin công chúng the Public Sector Research In tăng lên khi có sự gắn kết giữa quyền lợi, of the Future) Public nghĩa vụ và trách nhiệm Administration Các nhân tố tác động đến mức độ công khai và minh bạch BCTC được tác giả đề xuất qua mô hình Exploring The Journal of the DiscTrans = F (Education + Attitude + Factors Roderick L. Southern Perceived + TotalAssets + Plan + Associated With Nghiên Lee, Marie Association for Budget + ITJobSkills + BODSupport + Online Financial cứu định C. Blouin Information UrbanLocation). Trong đó được phân And Performance lượng (2015) Systems, 2015, thành 3 nhóm: Disclosure In pp. 1-16 (1) Những đặc tính CEO Nonprofits (2) Những đặc điểm của tổ chức bị tác động: (3) Đặc điểm phương tiện truyền thông Contemporary Nghiên cứu về sự tác động tính minh bạch The Impact Of Readings in Law đến việc nâng cao hiệu quả khu vực công. Doina Transparency In and Social Nghiên Hai nhân tố được tác giả nhắc đến tác Popescu Enhancing Justice cứu định động đến tính minh bạch các hoạt động Ljungholm Public Sector Volume 7(1), tính của chính phủ là (2015) Performance 2015, pp. 172– (1) Vai trò truyền thông 178. (2) Sự tham gia của công dân (Nguồn Tác giả tự tập hợp) Tóm lại, các nghiên cứu trên tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: (i) Công khai minh bạch báo cáo tài chính của nhà nước đối với các chủ thể: Đối với nhà nước, minh bạch là đặc điểm của một chính phủ có trách nhiệm và nhà nước phải có nghĩa vụ giải trình quá trình sử dụng các khoản thuế mà công chúng đã đóng góp (Yasuhiro Yamada, 2007; ljungholm, 2015). Đối với công dân, minh bạch được thể hiện khả năng tiếp cận BCTC nhà nước ( S.Chiavo-Campo và cộng sự, 2003) và sự tham gia thẩm vấn chính phủ về tình hình hoạt động và hoạch định chính sách ( ljungholm, 2015). (ii) Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch BCTC khu vực công: đánh giá các công trình nghiên cứu về tính minh bạch BCTC khu vực công. S.Chiavo-Campo và cộng sự (2003), tính minh bạch được xem xét 2 khía cạnh: hoạt động truyền thông và sức ép công chúng tiếp cận BCTC để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực mà người dân đã đóng góp (Yamada, 2007) . Kế thừa nghiên cứu White (1988), Archambault và cộng sự (2003) đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến tính công khai minh bạch thông tin trên 9
  20. BCTC: văn hóa; chính trị; kinh tế; tình hình tài chính; đặc điểm hoạt động tổ chức. Một yếu tố quan trọng khác của tính minh bạch chính xuất hiện trong hầu hết các nghiên cứu đó là con người. Trong đó phải kể đến và vai trò và thái độ người đứng đầu tổ chức tác động rất lớn đến việc công bố thông tin, trong một tổ chức người đứng đầu lợi dụng quyền lực cản trở quyền tiếp cận BCTC KVC. Bên cạnh đó, nhiều tác giả cũng đồng tình rằng trình độ giáo dục của nguồn nhân lực, thái độ tuân thủ nghiêm ngặt chuẩn mực nghề nghiệp và chuẩn mực đạo đức cũng ảnh hưởng đến tính minh bạch khi công bố thông tin trên BCTC. (Archambault và cộng sự, 2003; Fairbanks và cộng sự , 2007; Bauhr và cộng sự, 2012; Roderick và cộng sự, 2015). Ngoài ra, minh bạch BCTC còn bị tác động bởi kiểm toán nhà nước, ý kiến kiểm toán là căn cứ để Nhà nước đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp và giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định Dwiputrianti (2011). Một nhân tố quan trọng khác là quy định pháp lý về bắt buộc công khai BCTC hoặc những quy định về công tác đảm bảo an ninh cho người làm công tác truyền thông, kiểm toán viên,.. chưa được làm tốt khi những sai phạm, gian lận bị tố cáo và phơi bày sự thật (Bauhr và cộng sự, 2012; Dwiputrianti, 2011). Tóm lại, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, đặc biệt là kết quả và mô hình nghiên cứu về mức độ công bố công khai BCTC và tính minh bạch của hai tác giả bao gồm: Archambault và cộng sự (2003) và Roderick và cộng sự (2015). Mặc dù đối tượng nghiên cứu của hai công trình là các tổ chức phi lợi nhuận và khu vực tư, song có thể vận dụng để đánh giá tính minh bạch khu vực công. Bởi bất kì một tổ chức nào quá trình công khai minh bạch BCTC là một việc làm tất yếu của một xã hội văn minh, dân chủ và khi vận dụng mô hình để nghiên cứu cho khu vực công luận văn sẽ điều chỉnh và vận dụng cho phù hợp với những đặc điểm khu vực công Việt Nam. Nghiên cứu của Archambault và cộng sự ( 2003) cho rằng để có cơ sở đánh giá tính minh bạch BCTC thì điều kiện đặt ra là phải công bố công khai BCTC. Từ đó, cần phải xem xét các nhân tố: - Nhân tố văn hóa : Khoảng cách quyền lực; chủ nghĩa cá nhân; né tránh rủi ro; chủ nghĩa nam tính; trình độ giáo dục và tôn giáo. - Nhân tố hệ thống chính trị: Quyền tự do tiếp cận BCTC công dân; hệ thống pháp lý; vai trò phương tiện truyền thông. - Nhân tố kinh tế : Mức độ phát triển kinh tế, lạm phát; thị trường vốn. - Nhân tố tình hình tài chính : Quyền sở hữu; chất lượng kiểm toán. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0