Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 4
download
Luận văn với các mục tiêu chủ yếu sau đây: Vận dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam; vận dụng mô hình hồi quy Tobit để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam; đưa ra một số đề xuất gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- TRẦN THỊ NGỌC HẠNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- TRẦN THỊ NGỌC HẠNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. Nguyễn Thị Loan Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong bài luận văn là do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Loan. Các nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, ngày……tháng ……năm 201… Người thực hiện TRẦN THỊ NGỌC HẠNH
- LỜI CÁM ƠN Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của tôi: TS. Nguyễn Thị Loan vì những lời khuyên bổ ích, những ý kiến đóng góp quý báu và những hướng dẫn tận tình của Cô trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Ngoài ra, cũng xin gởi lời cám ơn các quý Thầy, Cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt ba năm học cao học vừa qua. Chân thành cám ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi nhất và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trân trọng cám ơn. Tác giả luận văn TRẦN THỊ NGỌC HẠNH
- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH MINH HỌA PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận văn ...................................... 2 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 4 4. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 5 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 5 6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................................................................................. 7 1.1. Hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ......................................................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM .................................................................. 7 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM ....................................... 7 1.1.2.1. Nhân tố ngoại sinh .................................................................................................... 8 1.1.2.2. Nhân tố nội sinh ...................................................................................................... 10 1.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM .............................. 11 1.2.1. Phân tích các hệ số tài chính ........................................................................... 12 1.2.2. Phân tích CAMEL ........................................................................................... 12 1.2.3. Phân tích hiệu quả biên ................................................................................... 12
- 1.3. Vận dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA và hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM .......................................................................... 16 1.4. Một số nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ............................................................................................. 19 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH BAO DỮ LIỆU DEA VÀ HỒI QUY TOBIT ĐỂ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM ......................................................................................................................... 28 2.1. Phân tích khái quát về hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam ..... 28 2.2. Vận dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA và phân tích hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam ........................................... 37 2.2.1. Mô hình DEA đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam ................... 38 2.2.1.1. Xác định các biến đầu ra, đầu vào ......................................................................... 38 2.2.1.2. Ước lượng các chỉ số đo hiệu quả........................................................................... 42 2.2.2. Mô hình hồi quy Tobit kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam ........................................................................................................... 42 2.2.2.1. Khái quát mô hình................................................................................................... 42 2.2.2.2. Giải thích các biến .................................................................................................. 45 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 47 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GỢI Ý NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .............................................................................................................. 48 3.1. Kết quả nghiên cứu thông qua các phương pháp ước lượng hiệu quả bằng mô hình DEA .................................................................................................................. 48 3.1.1. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật (crste), hiệu quả kỹ thuật thuần (vrste), hiệu quả quy mô (scale) trung bình của các loại hình ngân hàng ............................................... 50 3.1.2. Kết quả ước lượng hiệu suất hoạt động của các NHTM............................................ 51 3.2. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy Tobit ......................................................... 54
- 3.3. Một số đề xuất gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam ........................................................................................................................... 57 3.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................... 63 Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 64 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 65 DANH MỤC PHỤ LỤC.......................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 99 A. Tiếng Việt ............................................................................................................. 99 B. Tiếng Anh ........................................................................................................... 100
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt Viết đầy đủ tiếng Anh 1 ABBank Ngân hàng TMCP An Bình 2 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu 3 AE Hiệu quả phân bổ Allocative Efficiency 4 Baoviet Bank Ngân hàng TMCP Bảo Việt Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển 5 BIDV Việt Nam 6 CAR Hệ số an toàn vốn 7 CRS Lợi nhuận không đổi theo quy mô Constant Returns to Scale CTCP Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp 8 CRV Credit Rating Agency Việt Nam 9 CE Hiệu quả chi phí Cost Efficiency 10 CONS Hiệu suất không đổi theo quy mô Constant Returns to Scale Technical efficiency from 11 crste Hiệu quả kỹ thuật (từ mô hình CRS DEA) CRS DEA Ngân hàng TMCP Công Thương Việt 12 CTG Nam 13 DaiABank Ngân hàng TMCP Đại Á 14 DEA Phân tích bao dữ liệu Data Envelopment Analysis A Data Envelopment 15 DEAP Chương trình chạy mô hình DEA Analysis (Computer) Program 16 DFA Phương pháp tiếp cận phân phối tự do Distribution Free Approach 17 DMU Đơn vị ra quyết định Decision Making Unit 18 DRS Hiệu suất giảm theo quy mô Decreasing Returns to Scale 19 EF Chỉ số đo hiệu quả kỹ thuật 20 effch Thay đổi hiệu quả kỹ thuật Technical efficiency change Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt 21 EIB Nam 22 Habubank Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 23 HDB Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM 24 IRS Hiệu suất tăng theo quy mô Increasing Returns to Scale Kienlong 25 Ngân hàng TMCP Kiên Long Bank 26 MB Ngân hàng TMCP Quân Đội 27 MDB Ngân hàng TMCP Phát triển Mê kông
- STT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt Viết đầy đủ tiếng Anh Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng bằng 28 MHB Sông Cửu Long 29 MSB Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 30 NamABank Ngân hàng TMCP Nam Á 31 NASB Ngân hàng TMCP Bắc Á 32 NHNN Ngân hàng Nhà nước 33 NHTM Ngân hàng thương mại 34 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 35 NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước 36 NIM Thu lãi biên ròng 37 NVB Ngân hàng TMCP Nam Việt 38 OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông 39 OceanBank Ngân hàng TMCP Đại Dương 40 PE Hiệu quả thuần Pure technical Efficiency Pure technical efficiency 41 pech Thay đổi hiệu kỹ thuật quả thuần change 42 PG Bank Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex 43 PNB Ngân hàng TMCP Phương Nam 44 ROA Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản Return On Assets ratio 45 ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Return On Equity ratio 46 SaigonBank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương 47 SE / scale Hiệu quả quy mô Scale Efficiency 48 sech Thay đổi hiệu quả quy mô Scale efficiency change 49 SFA Phân tích biên ngẫu nhiên Stochastic Frontier Appoach 50 SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 51 STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 52 TCB Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 53 TCTC Tổ chức tài chính 54 TCTD Tổ chức tín dụng 55 TE Hiệu quả kỹ thuật Technical Efficiency 56 techch Thay đổi tiến bộ công nghệ Technological change 57 tfpch Thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp Total factor productivity 58 VAB Ngân hàng TMCP Việt Á Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển 59 VBARD Nông Thôn Việt Nam Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt 60 VCB Nam 61 VIB Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 62 VietBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
- STT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt Viết đầy đủ tiếng Anh Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh 63 VPBank Vượng 64 VRS Lợi nhuận thay đổi theo quy mô Variable Returns to Scale Hiệu quả kỹ thuật thuần (từ mô hình VRS Technical efficiency from 65 vrste DEA) VRS DEA 66 WesternBank Ngân hàng TMCP Phương Tây
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang Tổng quan về các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt 1 Bảng 1.1 14 động ngân hàng Tóm tắt các nghiên cứu sử dụng mô hình DEA để đánh giá 2 Bảng 1.2 25 hiệu quả hoạt động của các ngân hàng 3 Bảng 2.1 Vốn điều lệ các ngân hàng Việt Nam đến 31/12/2011 28 4 Bảng 2.2 Hệ số CAR của một số ngân hàng giai đoạn 2009 - 2011 33 5 Bảng 2.3 Số lượng thẻ phát hành, số lượng máy ATM, POS 36 Mô tả các biến đầu vào, đầu ra sử dụng trong mô hình DEA 6 Bảng 2.4 41 đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM Mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy Tobit để xác 7 Bảng 2.5 định tác nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của 44 NHTM 8 Bảng 3.1 Thống kê tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình DEA 48 Số lượng các ngân hàng có hiệu suất giảm (DRS), tăng 9 Bảng 3.2 (IRS) và không đổi (CONS) theo quy mô thời kỳ 2007 – 51 2011 10 Bảng 3.3 Bảng chỉ số Malmquist bình quân thời kỳ 2007 – 2011 52 Kết quả ước lượng effch, techch, pech, sech, tfpch cho 21 11 Bảng 3.4 53 ngân hàng trung trình thời kỳ 2007 – 2011 Kết quả ước lượng mô hình Tobit phân tích các yếu tố tác 12 Bảng 3.5 54 động đến hiệu quả
- DANH MỤC HÌNH MINH HỌA STT Hình Nội dung Trang Các bước thực hiện nghiên cứu thực nghiệm đánh giá 1 Hình 1.1 18 hiệu quả hoạt động của NHTM 2 Hình 2.1 ROA của các ngân hàng đang niêm yết 30 3 Hình 2.2 ROE của các ngân hàng đang niêm yết 31 Tỷ lệ nợ xấu tại các nước đang phát triển giai đoạn năm 4 Hình 2.3 31 2007 – 2011 Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng Việt Nam giai đoạn năm 5 Hình 2.4A, 2.4B 32 2007 - 2011 Tỷ lệ dư nợ / huy động của một số ngân hàng lớn tại 6 Hình 2.5 34 Việt Nam 7 Hình 2.6 Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán 35
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi. Nhiều ngân hàng được thành lập (bao gồm trong và ngoài nước), nhiều dịch vụ ngân hàng được cung cấp, do đó khách hàng có nhiều lựa chọn hơn cho nhu cầu của họ. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là xu hướng chủ đạo chi phối sự phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian tới, điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của khu vực tài chính Việt Nam – một lĩnh vực luôn được coi là hết sức nhạy cảm. Quá trình hội nhập vừa mang lại những cơ hội đồng thời cũng vừa mang lại những thách thức cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hội nhập sẽ giúp ngành ngân hàng Việt Nam dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý, kiến thức, công nghệ hiện đại từ các tổ chức tài chính (TCTC) nước ngoài khi họ tham gia vào thị trường Việt Nam. Sự cạnh tranh về các sản phẩm dịch vụ cũng giúp cho ra đời nhiều loại hình sản phẩm mới, làm đa dạng hóa các sản phẩm tài chính. Chỉ ngân hàng nào biết cách tạo ra lợi thế khác biệt mới có thể tạo ra được lợi nhuận vượt trội so với các ngân hàng khác. Trong thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng bắt đầu bộc lộ một số điểm yếu như khó khăn về thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, số lượng các ngân hàng bị phá sản, sáp nhập có xu hướng ngày càng tăng, lợi nhuận thấp, năng lực giám sát và quản trị yếu kém, không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của quy mô, mạng lưới và các loại hình dịch vụ, công tác quản trị rủi ro còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém,…đã chứng tỏ hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động còn kém hiệu quả. Nền kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động, điều này cũng đặt các ngân hang thương mại (NHTM) trong nước trước thách thức phải có một sự đổi mới một cách toàn diện để nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao năng lực
- 2 quản trị của mình, đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, tạo động lực cho các ngân hàng có môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đứng ở góc độ nội bộ ngân hàng, việc nghiên cứu về hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng là quan trọng và có ý nghĩa rất lớn để các nhà quản lý của ngân hàng đưa ra các quyết định chính sách nhằm mang lại lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng. Cũng đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên có nhiều cách tiếp cận khác nhau và mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Xuất phát từ tính cấp thiết của yêu cầu nêu trên, tác giả chọn đề tài với tên gọi “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận văn Theo tham khảo chưa đầy đủ của tác giả thì hiện nay trên thế giới, nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng bằng các phương pháp định lượng đã được ứng dụng khá bổ biến. Các nghiên cứu này hoặc là áp dụng phương pháp tham số hoặc phi tham số để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, chủ yếu là tập trung vào phân tích và đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, hiệu quả phân bổ, tính kinh tế nhờ quy mô và tiến bộ công nghệ của các ngân hàng. Điển hình như nghiên cứu của Piyu Yue (1992) áp dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA đánh giá hiệu quả của 60 ngân hàng Missouri năm 1984; Jemric Igor, Vujcic Boris (2001) dùng 2 mô hình DEA (mô hình CCR, mô hình BCC)1 để phân tích tính hiệu quả của các ngân hàng Croatia; Amir Moradi-Motlagh, Ali Salman Saleh, Amir Abdekhodaee và Mehran Ektesabi (2011) áp dụng mô hình DEA để xem xét tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng Úc. Tuy nhiên các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ số đo hiệu quả nói trên cũng còn hạn chế. Donsyah Yudistira (2003) sử dụng phương pháp DEA và mô hình hồi quy OLS để xem xét các biến môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của 18 NHTM tại các nước hồi giáo; Anthony N.Rezitis (2004) đo 1 Hai mô hình DEA (mô hình CCR và mô hình BBC) tham khảo tại Phụ lục 1
- 3 lường tốc độ tăng trưởng năng suất và hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng Hy Lạp từ năm 1982-1997, sau đó phân tích hồi quy Tobit để thấy rằng quy mô và chuyên môn hóa tác động lên hiệu quả thuần và hiệu quả quy mô của các ngân hàng Hy Lạp; Fotios Pasiouras, Emmanouil Sifodaskalakis & Constantin Zopounidis (2007) sử dụng mô hình DEA để ước tính hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí của 16 ngân hàng Hy Lạp, sau đó dùng hồi quy Tobit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số đo hiệu quả đó. Hiện nay, các công trình nghiên cứu trong nước về nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Một số nghiên cứu chủ yếu tiếp cận theo phương pháp định tính truyền thống dựa trên phân tích các chỉ tiêu tài chính, phạm vi nghiên cứu thường chỉ giới hạn trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), hay nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), hay là của một ngân hàng cụ thể, cụ thể như: nghiên cứu của Nguyễn Hữu Huấn (2006) về hiệu quả hoạt động kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; nghiên cứu của Phạm Thị Bích Lương (2007) về hiệu quả hoạt động và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMNN Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 – 2005; nghiên cứu của Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012) phân tích hoạt động kinh doanh của 22 NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 – 2009. Các nghiên cứu trong nước theo cách tiếp cận định lượng về đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM nhìn chung còn khá ít. Gần đây có nghiên cứu của TS. Nguyễn Việt Hùng (2008) về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Ngoài việc phân tích định tính, tác giả còn sử dụng các phương pháp định lượng như phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA, phương pháp phi tham số DEA trong việc đo lường hiệu quả và sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 32 NHTM giai đoạn từ năm 2001 – 2005; nghiên cứu của ThS. Châu Thị Minh Hà và TS. Phạm Lê Thông (2011) ước lượng hiệu quả kỹ thuật của 38 NHTM Việt Nam
- 4 trong giai đoạn từ năm 2004 – 2009 thông qua việc sử dụng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên SFA. Qua các phân tích trên, có thể nói thực tế các nhà phân tích vẫn quen sử dụng phương pháp phân tích truyền thống do tính dễ hiểu và dễ tính toán để phân tích hoạt động của ngành ngân hàng, việc vận dụng phương pháp định lượng trong các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Việt Nam còn tương đối hạn chế. Việc xem xét tính hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam rất có giá trị và cần thiết. Do đó, xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu và thực tiễn hoạt động của ngành ngân hàng trong nước, luận văn tiếp tục vận dụng mô hình phân tích DEA và hồi quy Tobit nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 – 2011. 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Luận văn với các mục tiêu chủ yếu sau đây: (1) Vận dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. (2) Vận dụng mô hình hồi quy Tobit để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. (3) Đưa ra một số đề xuất gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nội dung của luận văn phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) Bằng việc vận dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA cho thấy hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay như thế nào? (2) Bằng mô hình hồi quy Tobit, xác định những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua? (3) Những đề xuất gợi ý nào nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới?
- 5 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Luận văn nghiên cứu khả năng biến các đầu vào thành các đầu ra để thấy được tính hiệu quả trong hoạt động và phân tích định lượng để thấy được mức độ tác động của các nhân tố nội sinh và ngoại sinh đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của 21 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2007 – 2011. Mẫu nghiên cứu gồm 05 NHTMNN và 16 NHTMCP, mang tính đại diện cho các ngân hàng thuộc 4 nhóm ngân hàng có kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, được công bố bởi Công ty cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV) vào đầu tháng 09/2012. 6. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nội dung nghiên cứu nêu trên, dựa trên cơ sở phân tích quan điểm, mô hình và kết quả các bài nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả sử dụng cả phương pháp phân tích định tính và định lượng trong việc phân tích. Chi tiết cụ thể như sau: (1) Phương pháp phân tích định tính bằng bảng số liệu, bằng đồ thị để phản ánh các chỉ số kinh tế vĩ mô, các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của các NHTM. (2) Phương pháp phân tích định lượng bằng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA để ước tính hiệu quả cho từng NHTM cần nghiên cứu; sau đó phân tích định lượng bằng phương pháp kiểm định hồi quy Tobit, để xác định các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của các NHTM. (3) Sử dụng phần mềm A Data Envelopment Analysis (Computer) Program - DEAP 2.1 để kiểm định tính hiệu quả hoạt động và phần mềm Stata để kiểm định
- 6 hồi quy Tobit nhằm xác định các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của NHTM. (4) Dữ liệu phân tích được lấy từ các nguồn Ngân hàng nhà nước (NHNN), website của các NHTM, Tổng cục thống kê Bộ tài chính, Quỹ Tiền tệ quốc, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, ... công bố trong giai đoạn từ năm 2007 - 2011. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có 5 phần: PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận và nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. CHƯƠNG 2. Vận dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA và hồi quy Tobit để đo lường hiệu quả hoạt động và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. CHƯƠNG 3. Kết quả nghiên cứu và đề xuất gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. KẾT LUẬN
- 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM 1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM Theo ECB (European Central Bank) (2010): hiệu quả hoạt động là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững. Lợi nhuận thu được đầu tiên dùng dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cường vị thế về vốn, rồi cải thiện lợi nhuận thu được trong tương lai thông qua đầu tư từ các khoản lợi nhuận giữ lại. Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Minh trong “Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh – Việt” thì “hiệu quả - efficiency” trong kinh tế được định nghĩa là “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” và “khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào”. Như vậy, hiệu quả hoạt động được hiểu là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước. Các quan điểm trên nhìn chung đều cho rằng hiệu quả hoạt động là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Hiệu quả hoạt động là điều kiện quyết định sự sống còn của ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng đòi hỏi phải xác định được các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Chính điều này tạo cơ sở cho các NHTM đẩy mạnh, phát triển những lợi thế, đồng thời hạn chế, phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra. Qua tham khảo của tác giả đối với các nghiên cứu cùng đề tài của TS.Nguyễn Việt Hùng
- 8 (2008), Lê Thanh Tùng (2010), Trần Hoài Nam (2010), Vũ Thu Hiền (2010), các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM thông thường được chưa làm hai nhóm: nhóm nhân tố ngoại sinh và nhóm nhân tố nội sinh. Tùy điều kiện cụ thể của từng ngân hàng, tùy vào mỗi thời kỳ mà các nhân tố trong hai nhóm này có thể có tác động khác nhau lên hiệu quả hoạt động của NHTM. 1.1.2.1. Nhân tố ngoại sinh (1) Sự phát triển của nền kinh tế Các chủ thể kinh tế đều chịu sự chi phối của các chu kì kinh tế. Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, mà doanh nghiệp và ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nên tất yếu hoạt động của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình của doanh nghiệp. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt, có cơ hội mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nhu cầu vay vốn ngân hàng tăng lên. Trong giai đoạn này, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng trong dân cư, điều này khiến cho hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng phát triển. Mặt khác, nhu cầu tích lũy của dân cư cao hơn, tăng khả năng huy động vốn của ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nhu cầu vay vốn ngân hàng giảm đi, gây ra tình trạng dư thừa, ứ đọng vốn, hoạt động tín dụng của ngân hàng do đó cũng bị thu hẹp lại. Thu nhập thực tế của người lao động giảm, nhu cầu tiêu dùng bị thắt chặt, tiền nhàn rỗi để gửi ngân hàng không còn nữa, điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng. (2) Hệ thống pháp luật Mọi thành phần kinh tế đều phải đảm bảo hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Ngân hàng được biết đến như là lĩnh vực chứa đựng rủi ro rất lớn, do vậy mà các ngân hàng càng cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật. Với những văn bản pháp luật đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh. Sự thay đổi những chủ chương,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 290 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn