intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long đến thị trường Mỹ La Tinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

39
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn xây dựng thang đo qua đó kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng phù hợp với thực tiễn chuỗi cung ứng cá tra từ ĐBSCL tới thị trường Mỹ La Tinh, xây dựng và kiểm định thang đo kết quả của chuỗi cung ứng cá tra theo năm thành phần: doanh thu, biến động doanh thu, linh động về khối lượng, thời gian chờ và sự xuất hiện/bề ngoài sản phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long đến thị trường Mỹ La Tinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH -----------------o0o----------------- KHUẤT THỊ THU HƯỜNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU CÁ TRA TỪ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN THỊ TRƯỜNG MỸ LA TINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HCM, 10/2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH -----------------o0o----------------- KHUẤT THỊ THU HƯỜNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU CÁ TRA TỪ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN THỊ TRƯỜNG MỸ LA TINH Chuyên ngành: Kinh Doanh Thương Mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN TP. HCM, 10/2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 Người cam đoan Khuất Thị Thu Hường
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ DANH MỤC PHỤ LỤC CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 9 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 9 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 1.5. Tổng quan nghiên cứu có liên quan tới đề tài ..................................................... 3 1.6. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................... 4 1.7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 5 2.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................................... 6 2.2. Cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ ĐBSCL đến thị trường Mỹ La Tinh................................................................................................................ 10 2.2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cá tra tại các tỉnh ĐBSCL đến thị trường Mỹ La Tinh ........................................................................................................................... 10 2.2.2. Tổng quan chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại các tỉnh ĐBSCL ...................... 13 2.2.3. Đặc thù của chuỗi cung ứng cá tra.................................................................... 21 2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu ............................................................................ 21 2.3.1. Phân tích từng nhân tố trong mô hình đề xuất ................................................. 22 2.3.1.1. Sử dụng công nghệ thông tin ......................................................................... 22 2.3.1.2. Quản trị chất lượng ....................................................................................... 25 2.3.1.3. Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng ................................. 27 2.3.1.4. Môi trường bên ngoài .................................................................................... 28
  5. 2.3.1.5. Kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng ........................................................... 29 2.3.2. Các giả thuyết mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................... 34 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU. ................................................................. 36 3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 36 3.2. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ ................................................................................... 37 3.3. Thiết kế nghiên cứu chính thức ........................................................................... 43 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 46 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................... 46 4.1.1. Thống kê mô tả và tần số về đặc trưng của các thành viên trong chuỗi cung ứng được khảo sát ............................................................................................................. 46 4.1.2. Thống kê mô tả về cấu trúc của chuỗi cung ứng cá tra từ ĐBSCL đến thị trường Mỹ La Tinh (Brazil, Mexico, Colombia).................................................................... 51 4.2. Phân tích độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s alpha) ................................... 54 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)...................................................................... 56 4.4. Phân tích tương quan – hồi qui ............................................................................ 61 4.4.1. Phân tích tương quan ....................................................................................... 61 4.4.2. Phân tích hồi qui ............................................................................................. 62 4.4.2.1. Sự phù hợp của mô hình ............................................................................... 60 4.4.2.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ............................................................... 62 4.4.2.3. Hệ số hồi qui ................................................................................................. 64 4.4.2.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình ........................................................... 65 4.5. Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính .................................................... 66 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 69 5.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu........................................................................... 69 5.2. Đề xuất một số giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu để hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long đến thị trường Mỹ La Tinh. ......... 69 5.3. Những điểm hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. .......................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT ASC Aquaculture stewardship Council Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Nations BAP Best Aquaculture Practices Tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất BMP Better Management Practice Quy phạm thực hành tốt hơn BRC British Retail Consortium Tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh CTCP Công ty Cổ Phần CBI Centre for the Promotion of Trung tâm Xúc tiến và nhập khẩu từ Imports from developing các nước đang phát triển của Hà Lan countries DIPOA Brazillian Department of Cục Kiếm tra Sản phẩm có nguồn Inspection of Animal Origin gốc từ Động vật của Brazil Products ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ERP Enterprise Resource Planning Quản trị nguồn lực doanh nghiệp EU European Union Liên minh châu Âu FAO Food and Agriculture Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Organization of the United Quốc Nations FDA Food and Drug Administration Cơ quan kiểm soát dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ GMP Good Manufacturing Practices Thực hành sản xuất tốt GlobalGAP Global Good Agricultural Thực hành Nông nghiệp tốt Toàn Practices cầu HACCP Hazard Analysis and Critical Phân tích mối nguy và kiểm soát Control Points điểm tới hạn HS Code Harmonized System Codes Mã số của hệ thống hài hòa MAPA The Ministry of Agriculture, Bộ Nông nghiệp, chăn nuôi và cung Livestock, and Supply ứng thực phẩm Brazil
  7. NAFIQAD National Agro – Forestry – Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Fisheries Quality Assurance Lâm Sản và Thủy Sản Department NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn OHSAS Occupational Health & Safety Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý An Advisory Services toàn sức khỏe nghề nghiệp PAD Pangasius Aquaculture Dialogue Tiêu chuẩn đối thoại nuôi cá tra RFID Radio Frequency Identification Nhận dạng bằng sóng vô tuyến SCM Supply chain management Quản trị chuỗi cung ứng SCOR Supply Chain Operations Mô Hình Tham Chiếu Hoạt Động Reference Chuỗi cung ứng SQF Safe Quality Food Thực phẩm An toàn & Chất lượng TNHH Trách nhiệm hữu hạn VASEP Vietnam Association of Seafood Hiệp Hội Chế biến & Xuất khẩu Entrepreneurs Thủy sản Việt Nam VietGAP Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam Vietfish Vietnam Fisheries International Hội chợ triển lãm Quốc tế Thủy sản Exhibition Việt Nam WB World bank Ngân hàng Thế giới
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Tựa đề Trang Bảng 2.1. Giá trị xuất khẩu cá tra tới Brazil, Mexico, Colombia 1999 – 2013 13 Bảng 2.2. Số lượng nhà máy chế biến cá tra theo địa phương 17 Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu cá tra của các doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2014 19 Bảng 2.4. Thang đo Sử dụng công nghệ thông tin 24 Bảng 2.5. Danh sách các tiêu chuẩn chất lượng liên quan các thành viên của chuỗi cung ứng cá tra 25 Bảng 2.6. Thang đo Quản trị chất lượng 27 Bảng 2.7. Thang đo Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng 28 Bảng 2.8. Thang đo Môi trường bên ngoài 29 Bảng 2.9. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng (Aramyan L.H. và cộng sự (2008)) 32 Bảng 2.10. Thang đo kết quả của chuỗi cung ứng của các thành viên 33 Bảng 3.1. Thang đo các thành phần trong nghiên cứu 39 Bảng 3.2. Thước đo kết quả của chuỗi cung ứng của các thành viên 41 Bảng 3.3. Số lượng đối tượng khảo sát theo các phương pháp điều tra thông tin 44 Bảng 4.1. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha 55 Bảng 4.2. Kết quả phân tích nhân tố lần 1 57 Bảng 4.3. Kết quả phân tích nhân tố lần 2 58 Bảng 4.4. Ma trận trên hệ số tương quan 61 Bảng 4.5. Hệ số xác định R2 62 Bảng 4.6. Phân tích phương sai 63 Bảng 4.7. Phân tích hồi qui 65 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định các giả thuyết 65 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Levene, phân tích ANOVA 66 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định sâu ANOVA 67 Bảng 4.11. Thống kê mô tả kết quả chuỗi cung ứng của các thành viên 67
  9. DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Tựa đề Trang Mô hình 2.1: Chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu 14 Mô hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 33 Mô hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 37 Mô hình 4.1. Chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL tới thị trường Mỹ La Tinh 54 Mô hình 4.2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 60 Mô hình 4.3. Phân phối chuẩn của phần dư 64 Mô hình 5.1. Kết quả mô hình nghiên cứu 69 Đồ thị 2.1. Diễn biến diện tích và sản lượng cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997- 2013 và quy hoạch đến năm 2020 10 Đồ thị 2.2. Kim ngạch xuất khẩu cá tra 2002 – 2013 11 Đồ thị 2.3. Thị truờng nhập khẩu cá tra 2002 – 2013 12 Đồ thị 2.4. Cấu thành chi phí sản xuất của nhà nuôi cá tra 16 Đồ thị 2.5. Cấu thành chi phí sản xuất của nhà máy chế biến cá tra 18 Đồ thị 4.1. Địa chỉ của các thành viên trong chuỗi cung ứng được khảo sát 46 Đồ thị 4.2. Diện tích vùng nuôi của nhà nuôi 47 Đồ thị 4.3. Sản lượng cá thu hoạch 1 năm của nhà nuôi 47 Đồ thị 4.4. Số công nhân làm việc của vùng nuôi 48 Đồ thị 4.5. Số lượng nhà máy chế biến 48 Đồ thị 4.6. Công suất thiết kế của nhà chế biến 49 Đồ thị 4.7. Phần trăm công suất sử dụng của nhà chế biến 49 Đồ thị 4.8. Sản lượng thành phẩm trung bình 1 tháng của nhà chế biến 50 Đồ thị 4.9. Số công nhân làm việc của nhà chế biến 50 Đồ thị 4.10. Khối lượng cá tra nhà nhập khẩu đặt hàng trung bình 1 năm 51 Đồ thị 4.11. Khối lượng cá tra nhà bán lẻ đặt hàng trung bình 1 năm 51 Đồ thị 4.12: Nguồn cung cấp và nguồn tiêu thụ của nhà nuôi 52 Đồ thị 4.13: Nguồn cung cấp và nguồn tiêu thụ của nhà chế biến 52 Đồ thị 4.14: Nguồn cung cấp và nguồn tiêu thụ của nhà phân phối 53
  10. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Giá trị xuất khẩu cá tra (nghìn USD) từng thị trường 1998 - 2013 Phụ lục 2. Thị trường xuất khẩu cá tra khu vực Mỹ Latinh Phụ lục 3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động chuỗi cung ứng (Beamon, 1999) Phụ lục 4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng (Gunaseka và cộng sự (2004)) Phụ lục 5. Dàn bài thảo luận Phụ lục 6. Danh sách phỏng vấn chuyên gia Phụ lục 7. Bảng câu hỏi khảo sát chính thức Phụ lục 8. Danh sách phỏng vấn chính thức Phụ lục 9. Thống kê mô tả Phụ lục 10. Kết quả phân tích nhân tố
  11. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Ngành thủy sản của Việt Nam là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, ngành phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2000 đến 2010 là 8 – 10% (CBI, 3/2012). Trong đó, cá tra là một trong những mặt hàng chủ lực chiếm trên 25% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Theo báo cáo tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thế giới 2013, Việt Nam chiếm 90% giá trị thương mại cá tra các nước trên thế giới đạt 1,76 tỷ USD năm 2013 và đóng góp gần 75% trong tổng sản lượng sản xuất cá tra. Theo báo cáo Triển vọng Lương thực (Food Outlook) (2009) của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), cá tra nằm trong những sản phẩm thủy sản có giá trị thương mại lớn trên thế giới bên cạnh tôm, cá hồi, cá tầng đáy, cá ngừ, mực, thức ăn và dầu cá. Đến năm 2013 cá tra Việt Nam đã được xuất khẩu đến 149 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó kim ngạch xuất khẩu cá tra đến 20 quốc gia khu vực Mỹ La Tinh chiếm tới 19,73% tổng kim ngạch xuất khẩu (Thông tin thương mại 29/9/2014, Bộ Công Thương). Thị trường Mỹ La Tinh tuy chỉ mới nhập khẩu cá tra mạnh từ năm 2004 nhưng có tốc độ tăng trưởng cao và tăng liên tục. Do nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở thị trường này khá cao và có xu hướng tăng, trong khi đó sản phẩm cá tra có giá cả cạnh tranh, dễ chế biến, mùi vị thơm ngon nên nhanh chóng đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Mặc dù ngành chế biến cá tra Việt Nam là một ngành có lợi thế cạnh tranh cao đặc biệt tại thị trường Mỹ La Tinh, tuy nhiên lợi thế này chưa thực sự phát huy hết hiệu quả để đem lại nguồn lợi cho đất nước do những vấn đề tồn tại trong chuỗi cung ứng cá tra. Một điều rất đáng buồn khi nhiều nhà máy chế biến cạnh tranh không lành mạnh đua nhau giảm giá, cung cấp vào thị trường những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về cơ thịt, mạ băng, độ ẩm hay lừa đảo chiếm dụng vốn của đối tác. Những điều này làm xấu hình ảnh của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đồng thời làm cho sản phẩm cá tra bị hạ
  12. 2 thấp giá trị so với các sản phẩm cạnh tranh và bị kiểm soát nghiêm ngặt hơn bởi cơ quan chức năng kiểm dịch động thực vật ở các nước Mỹ La Tinh. Ngoài ra phía nguồn cung nguyên liệu trong nước với diện tích gần 6000 ha nhưng sản lượng không ổn định lúc thì không cung cấp được cho các nhà máy chế biến vào mùa cao điểm, lúc thì dư thừa. Người nông dân thua lỗ, treo ao, nhà máy chế biến cũng hoạt động cầm chừng do chưa giải quyết được bài toán về chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu. Những thực trạng yếu kém của chuỗi cung ứng cá tra dẫn đến nhu cầu cấp thiết cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long tới các thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường Mỹ La Tinh nói riêng. Do đó tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long đến thị trường Mỹ La Tinh” để có thể cung cấp thêm vào những nghiên cứu về chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu và làm cơ sở đề xuất giải pháp cho các thành viên trong chuỗi. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: (1) Làm rõ các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu. (2) Đánh giá tác động của các nhân tố đó đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long đến thị trường Mỹ La Tinh. (3) Đề xuất một số giải pháp với các đơn vị có liên quan nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long đến thị trường Mỹ La Tinh. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long đến thị trường Mỹ La Tinh. Đối tượng khảo sát của đề tài là các thành viên trong chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu bao gồm nhà nuôi, nhà chế biến và xuất khẩu, nhà phân phối, bán lẻ cá tra tại thị trường Mỹ La Tinh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Hậu Giang, Tiền Giang ở đồng bằng sông Cửu Long và các thị trường Brazil, Mexico,
  13. 3 Colombia ở châu Mỹ La Tinh ba nước này chiếm đến 86,77% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra đến thị trường Mỹ La Tinh 8 tháng đầu năm 2014. Phạm vi thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2014 – 9/2014. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được vận dụng để thực hiện đề tài này bao gồm: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập tài liệu sách báo, nghiên cứu, dự án liên quan, báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên ngành, tin tức liên quan. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin từ các thành viên trong chuỗi cung ứng bao gồm nhà nuôi cá tra thương phẩm, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ. Phương pháp và công cụ xử lý thông tin: Sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 20.0 để thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích hồi qui và tương quan, kiểm định ANOVA. 1.5. Tổng quan nghiên cứu có liên quan tới đề tài Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng ở cấp độ ngành hoặc cấp độ công ty. Theo Henry và cộng sự (2012) quy trình tạo ra giá trị gia tăng trong sản xuất, mối quan hệ trong chuỗi cung ứng, công nghệ thông tin, môi trường không chắc chắn có tác động đồng biến đến kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng. Kết quả nghiên cứu của Nabila và cộng sự (2013) về chuỗi cung ứng ngành dệt may tại Pakistan chỉ ra rằng các biến kế hoạch, chất lượng, thời gian giao hàng, nguồn nguyên liệu có tác động đến sự hiệu quả của quản trị chuỗi cung ứng. Ramayah và cộng sự (2008) khi khảo sát 250 công ty sản xuất ở Penang, Malaysia thì kết luận rằng công nghệ thông tin không có tác động đến kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các bên bao gồm sự tin cậy và cam kết thì có tác động tích cực đến kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng. Theo Robert và Christian (2002) sự tin cậy, tài sản chuyên dụng (đặc thù) và độ cảm nhận của người mua về sự phụ thuộc có tác động đến sự phản hồi của chuỗi cung ứng.
  14. 4 Khi nghiên cứu các công ty đa quốc gia tại các quốc gia đang phát triển của Sunil và cộng sự (2008), sự hiệu quả của chuỗi cung ứng chịu ảnh hưởng bởi mức độ quản trị cấp cao phù hợp với nhu cầu của chuỗi cung ứng, cam kết của mạng lưới, độ tập trung của quyết định điều hành. Trong nước có một số nghiên cứu lý thuyết về chuỗi cung ứng cá tra như Bùi Nhật Lê Uyên (2011) đề ra các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài mô tả tổng quan về các thành viên trong chuỗi cung ứng cá tra là nhà cung cấp giống, nhà nuôi cá tra thương phẩm, nhà cung cấp thức ăn và thuốc thú y thủy sản, các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL, công ty chế biến thủy sản, các nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi giá trị cá tra. Từ đó thấy được sự phân chia lợi ích, thực trạng của chuỗi giá trị cá tra để đề xuất hệ thống giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra. Báo cáo của Lê Nguyễn Đoàn Khôi (2007) về mô hình liên kết dọc là một cấu trúc quản trị thay thế của quản trị chất lượng chuỗi cung ứng. Đào Thị Kim Loan (2009) phân tích về yếu tố rủi ro của người nuôi trong chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh An Giang. Nguyễn Ngọc Hà (2012) phân tích về hiện trạng sản xuất giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng Tháp và An Giang. Tóm lại các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết trong nước và thế giới cung cấp nhiều cơ sở lý thuyết về các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến kết quả chuỗi cung ứng. Tuy nhiên những nghiên cứu thực nghiệm về chuỗi cung ứng cá tra cho đến nay còn ít. 1.6. Đóng góp mới của đề tài Thứ nhất, luận văn xây dựng thang đo qua đó kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng phù hợp với thực tiễn chuỗi cung ứng cá tra từ ĐBSCL tới thị trường Mỹ La Tinh, xây dựng và kiểm định thang đo kết quả của chuỗi cung ứng cá tra theo năm thành phần: doanh thu, biến động doanh thu, linh động về khối lượng, thời gian chờ và sự xuất hiện/bề ngoài sản phẩm. Thứ hai, bằng phương pháp phân tích hồi qui bội, nghiên cứu đã phát hiện các nhân tố công nghệ thông tin, quản trị chất lượng, mối quan hệ giữa các thành viên và môi trường bên ngoài có tác động đồng biến đối với kết quả thực hiện chuỗi cung ứng và
  15. 5 mức độ tác động của các nhân tố này đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng. Qua đó các thành viên trong chuỗi cung ứng cá tra nắm bắt được nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng để có những hướng cải thiện phù hợp. Kết quả của nghiên cứu cũng góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng. Thứ ba, đề tài đã kiến nghị một số giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu để hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long đến thị trường Mỹ La Tinh. 1.7. Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu của đề tài Chương 2: Cơ sở khoa học và mô hình nghiên cứu Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua chương 1, tác giả đã trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long đến thị trường Mỹ La Tinh, một thị trường mới và vô cùng tiềm năng. Bên cạnh đó các mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài được đề cập để định hướng cho nghiên cứu. Về tính mới của đề tài, xét thấy số lượng nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước về chuỗi cung ứng cá tra còn hạn chế. Đa số các nghiên cứu ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận các thành viên trong chuỗi như nhà cung cấp giống, nhà nuôi hay nhà chế biến một cách riêng lẻ, độc lập. Do đó đề tài này cố gắng đóng góp một số kết quả nghiên cứu của chuỗi cung ứng cá tra từ đồng bằng sông Cửu Long đến thị trường mới và tiềm năng Mỹ La Tinh.
  16. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường (Lamber và Cooper, 2000). Như vậy, chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản phẩm và thành phẩm, phân phối chúng cho khách hàng (Ganeshan và Terry, 1995). Trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu của các tác giả về các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác nhau. Dưới đây là một số nghiên cứu mà tác giả đã được tiếp cận. Theo Henry và cộng sự (2012), đối với trường hợp nghiên cứu 1.500 nhà sản xuất kệ chứa hàng (pallet) gỗ ở Mỹ, quy trình tạo ra giá trị gia tăng trong sản xuất, mối quan hệ trong chuỗi cung ứng, công nghệ thông tin, môi trường không chắc chắn có tác động đến kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng. Kết quả của quản trị chuỗi cung ứng được đo lường qua hoạt động logistics, thị trường nhà cung cấp, biểu hiện nhà cung cấp, nguồn nguyên liệu. Môi trường không chắc chắn được nghiên cứu bao gồm môi trường công ty, sự hỗ trợ của chính phủ, khía cạnh không chắc chắn từ nước ngoài. Công nghệ thông tin bao gồm công cụ giao tiếp, công cụ lập kế hoạch. Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng bao gồm mối quan hệ với nhà cung cấp, mối quan hệ với khách hàng. Quy trình tạo thêm giá trị gia tăng là sự linh động đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chất lượng, hệ thống quy trình. Môi trường không chắc chắn có tác động tiêu cực còn ba nhân tố còn lại đều có tác động tích cực đến biến phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu của Nabila và cộng sự (2013) về chuỗi cung ứng ngành dệt may tại Pakistan với quy mô mẫu là 100 công ty chỉ ra rằng các biến kế hoạch, chất lượng, thời gian giao hàng, nguồn nguyên liệu có tác động đến sự hiệu quả của SCM. Kế hoạch gồm các thành tố về thị trường, ngành, so sánh giá có tác động tích cực quan trọng đến SCM. Thời gian giao hàng cũng có một tác động tích cực đáng kể đến SCM đó là các yếu tố mối quan hệ nhà cung cấp, thời gian giao hàng đơn hàng, thời gian
  17. 7 hoàn thành đơn hàng, liên hệ nhà cung cấp nhanh chóng, phản hồi nhà cung cấp. Yếu tố có tác động khẳng định tiếp theo là chất lượng bao gồm chất lượng nguyên vật liệu, kỹ năng công nhân, kiểm soát chất lượng. Cuối cùng một yếu tố có tác động yếu hơn đến kết quả thực hiện chuỗi cung ứng là nguồn bao gồm nguồn nguyên liệu nước ngoài, quy định của chính phủ liên quan đến vận chuyển, chi phí vận chuyển thấp. Cả bốn yếu tố được nghiên cứu đều có tác động tích cực đến khả năng lấp đầy đơn hàng, sự hài lòng, thời gian sản xuất và chu kỳ thời gian hay là kết quả thực hiện chuỗi cung ứng. Theo Ramayah và cộng sự (2008) khi khảo sát 250 công ty sản xuất ở Penang, Malaysia thì công nghệ thông tin không có tác động đến kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các bên bao gồm sự tin cậy và cam kết thì có tác động tích cực đến kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng. Sự tin cậy là sự tự tin của một bên về sự tin cậy và ngay thẳng của đối tác. Sự cam kết được định nghĩa là một bên đối tác tin rằng một mối quan hệ tiếp diễn với đối tác còn lại thì quan trọng để nỗ lực hết sức duy trì nó, do đó, bên được cam kết tin vào mối quan hệ đáng để làm việc và kéo dài không thời hạn. Sự tin cậy được mô tả thông qua các yêu tố là nhà cung cấp đáng tin cậy, nhận được thương lượng công bằng từ nhà cung cấp, nhà cung cấp cởi mở và thành thật khi thương lượng, nhà cung cấp tôn trọng bảo mật thông tin được cung cấp, mối quan hệ được xây dựng trên cấp độ cao của sự thân thiện, các giao dịch không cần phải giám sát kỹ lưỡng. Sự cam kết được mô tả thông qua sự tuân thủ cam kết của nhà cung cấp, hai bên cùng giữ lời hứa, nhà cung cấp đầu tư nhiều nỗ lực để xây dựng mối quan hệ, tin tưởng sẽ tiếp tục hợp tác với nhà cung cấp trong tương lai. Kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng được đo lường dựa trên bốn thành phần (khả năng tin cậy; sự phản hồi; sự nhanh nhẹn và tính chi phí) trong tổng số năm thành phần của mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR). Đo lường tài sản không được áp dụng do đây là tiêu chí đánh giá kết quả nội bộ trong khi vấn đề nghiên cứu là mối quan hệ liên tổ chức. Tính hiệu quả của việc thực hiện chuỗi cung ứng được xác định bằng cách đánh giá biểu hiện của đối tượng khảo sát với trung bình ngành.
  18. 8 Theo Robert và Christian (2002) sự tin cậy, tài sản chuyên dụng (đặc thù) và độ cảm nhận của người mua về sự phụ thuộc có tác động đến sự phản hồi của chuỗi cung ứng. Kết luận này được rút ra từ khảo sát 500 giám đốc mua hàng của các doanh nghiệp tự động hóa, máy tính, hóa chất, sản phẩm tiêu dùng, điện tử, thiết bị công nghiệp, dược phẩm và thép. Yếu tố đầu tiên có tác động đến sự phản hồi của chuỗi cung ứng là sự tin cậy, khi mà dạng hợp đồng không chính thức được tôn trọng và sự tin cậy là chắc chắn thì nhà cung cấp thường sẵn lòng đẩy nhanh đơn hàng cho những người mua mà họ biết tiếp tục trung thành với họ và tin cậy cao với họ. Từ đó sự phản hồi của chuỗi cung ứng được cải thiện. Bên cạnh đó, yếu tố nhà cung cấp đầu tư tài sản chuyên dụng (đặc thù) liên quan địa điểm và tài sản đặc thù liên quan vốn con người cũng có tác động tích cực đến mức độ phản hồi của chuỗi cung ứng. Theo tài liệu chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright dịch từ Oliver (1985), các bên tham gia vào một giao dịch thương mại được hỗ trợ bởi những đầu tư đáng kể vào các tài sản chuyên dụng cho giao dịch hoạt động một cách hiệu quả trong quan hệ song phương với nhau. Theo từ điển kinh tế nông nghiệp nông thôn, tính chuyên dụng hay đặc thù của tài sản nghĩa là những tài sản có giá trị phụ thuộc vào hiệu quả của các yếu tố khác và được coi là đặc thù của những yếu tố này. Tính đặc thù của tài sản có thể liên quan đến địa điểm cụ thể (là dạng đầu tư cố định, đặt gần bên nhau để đạt được kinh tế về tồn kho và chi phí vận chuyển), tài sản vật chất (máy móc chuyên dụng), vốn con người (nhân lực có kỹ năng đặc biệt). Những đầu tư này không thể chuyển nhượng và có lợi ích nếu mối quan hệ bị chấm dứt. Nhưng nếu được áp dụng đúng cách những khoản đầu tư từ nhà cung cấp cho phép khả năng tích hợp chặt chẽ hơn, cải thiện dòng chảy thông tin và liên kết giữa các bên trong chuỗi cung ứng nhờ đó tính phản hồi được nâng cao. Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến sự phản hồi của chuỗi cung ứng là độ cảm nhận của người mua về sự phụ thuộc. Nếu gia tăng sự phụ thuộc này làm cho độ phản hồi của chuỗi cung ứng sẽ giảm đi. Ba yếu tố quan trọng tác động đến mức độ cảm nhận sự phụ thuộc là mức độ quan trọng của nguồn cung, sự mở rộng nhóm lợi ích có toàn quyền và sự gia tăng không có lựa chọn thay thế. Trong nghiên cứu đề cập đến trường hợp gia tăng sự phụ thuộc của người mua là khi người mua ít có lựa chọn thay thế, chỉ có ít
  19. 9 nhà cung cấp của một hàng hóa quan trọng trong địa phương và nhà cung cấp là bên duy nhất có đủ khả năng cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Do đó nhà cung cấp có thể khai thác năng lực đàm phán để áp đặt người mua có những điều khoản có lợi hơn cho họ. Chính vì vậy nhà cung cấp có thể không phản ứng nhanh đối với đơn hàng của người mua và thực sự trở nên tự mãn. Theo Sunil và cộng sự (2008), sự hiệu quả của chuỗi cung ứng chịu ảnh hưởng bởi mức độ quản trị cấp cao phù hợp với nhu cầu của chuỗi cung ứng, cam kết của mạng lưới, độ tập trung của quyết định điều hành. Yếu tố đầu tiên là các chiến lược của tổ chức tác động tới quản trị chuỗi cung ứng và nhấn mạnh mức độ quan trọng việc ưu tiên cạnh tranh trong quyết định quản trị cấp cao ví dụ như chiến lược mua hàng từ đó tác động mạnh đến kết quả thực hiện của công ty. Yếu tố thứ hai là cam kết của mạng lưới, ở đây cam kết là một biến toàn diện đề cập đến các thành viên tổ chức cam kết công việc hiệu quả và mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng đảm bảo thực hiện tốt vị trí của mình và cam kết với tác nhân khác. Một chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi một mức độ cao của sự cam kết của người lao động trên toàn mạng lưới. Hơn thế nữa, đảm bảo cam kết với các tổ chức phía trên và phía dưới chuỗi cho phép các tác nhân cùng chia sẻ và hợp tác chặt chẽ để thực hiện mục tiêu chung. Từ đó sự hợp tác liên tổ chức sẽ giúp gặt hái được những kết quả tốt của chuỗi cung ứng. Yếu tố thứ ba là độ tập trung của quyết định điều hành, việc ra quyết định liên quan đến hoạt động càng phân quyền thì chuỗi cung ứng càng hiệu quả. Sự phân quyền ở đây bao gồm cả quyết định nội bộ và liên tổ chức. Việc phân quyền trong tổ chức được khuyến khích sự tham gia quyết định của công nhân, cấp quản lý trung để gia tăng linh hoạt. Điều này rất cần thiết ứng phó những bất ổn liên quan đến sản xuất và dòng chảy của nguyên vật liệu. Đối với các mắt xích trong chuỗi thì sự tham gia của các tác nhân khác trong việc quyết định giúp cho mỗi mắt xích kiểm soát được hành vi chỉ vì lợi ích riêng mà tổn hại đến hiệu quả của chuỗi. Cuối cùng biến phụ thuộc sự hiệu quả của chuỗi cung ứng trong bài nghiên cứu được đánh giá qua một bộ bảy tiêu chí chọn lọc là khả năng thâm nhập thị trường, khả năng giao hàng (thời gian chờ (leadtime), yêu cầu giao hàng, giao hàng tại
  20. 10 thời điểm cụ thể), hệ thống sản phẩm cung cấp, sự linh động đáp ứng yêu cầu của khách hàng, chất lượng, chi phí, lợi nhuận. Bằng phương pháp tổng hợp các nghiên cứu trước đó Sunil phát triển một khung nghiên cứu có ích, thiết lập giả thuyết nghiên cứu và cung cấp những kiến thức quản trị quan trọng cho các công ty đa quốc gia trong việc quản trị chuỗi cung ứng ở các nước đang phát triển. 2.2. Cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ ĐBSCL đến thị trường Mỹ La Tinh. 2.2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cá tra tại các tỉnh ĐBSCL đến thị trường Mỹ La Tinh Tận dụng điều kiện tự nhiên về lượng nước, lượng mưa, đất đai thuận lợi của vùng ĐBSCL nghề nuôi cá tra đã phát triển khá mạnh từ những năm 1940. Có 10 trong tổng số 13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL có nuôi cá tra, diện tích nuôi của các tỉnh sắp xếp theo thứ tự giảm dần đó là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang. Riêng 4 tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre chiếm khoảng 87% tổng sản lượng cá tra của ĐBSCL. (Thông tin thương mại 8/9/2014, Bộ Công Thương). Đồ thị 2.1. Diễn biến diện tích và sản lượng cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997- 2013 và quy hoạch đến năm 2020 Nguồn: Tác giả tổng hợp thông tin từ Bộ NN&PTNT, Tổng cục thống kê qua các năm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1