intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của các bác sĩ nội khoa tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Conmeothayxao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của các bác sĩ nội khoa tại thành phố Hồ Chí Minh và mức độ tác động của các yếu tố đó đến khuynh hướng kê toa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của các bác sĩ nội khoa tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- PHẠM XUÂN CƯỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHUYNH HƯỚNG KÊ TOA THUỐC BIỆT DƯỢC GỐC CỦA CÁC BÁC SĨ NỘI KHOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- PHẠM XUÂN CƯỜNG CÁC YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHUYNH HƯỚNG KÊ TOA THUỐC BIỆT DƯỢC GỐC CỦA BÁC SĨ NỘI KHOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN ĐÔNG PHONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2013
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Phạm Xuân Cƣờng, học viên lớp cao học khóa 21, chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh của trƣờng Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan bằng công sức của mình đã viết bài luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Các yếu tố ảnh hƣởng đến khuynh hƣớng kê toa thuốc biệt dƣợc gốc của các bác sĩ nội khoa tại thành phố Hồ Chí Minh” Đề tài này là kết quả của bản thân trong việc nghiên cứu, phân tích, nhận định, đánh giá, tìm hiểu thực tế cũng nhƣ tham khảo từ các tài liệu có liên quan. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 10 năm 2013 Tác giả Phạm Xuân Cƣờng
  4. ii MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... ix CHƢƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 2 1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 3 1.5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ..................................................................... 3 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 4 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................ 4 2.1.1 Thuốc biệt dƣợc gốc ........................................................................... 4 2.1.2 Thuốc generic ...................................................................................... 5 2.1.3 Bác sĩ nội khoa .................................................................................... 5 2.1.4 Mô hình nhận thức ảnh hƣởng đến hành vi ......................................... 5 2.1.5 Các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện về các yếu tố tác động ................ 6 2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ........................................................ 9 2.2.1 Các yếu tố về thuốc brand name ......................................................... 9 2.2.2 Các yếu tố về công ty dƣợc ................................................................ 10 2.2.3 Các yếu tố về bác sĩ ............................................................................ 12 2.2.4 Các giả thiết nghiên cứu ..................................................................... 13 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 15
  5. iii 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 15 3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO VÀ BẢNG CÂU HỎI ...................................... 15 3.3 PHƢƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU .......................... 21 3.3.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 21 3.3.2 Thông tin về mẫu ................................................................................. 21 3.3.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ........................................................... 21 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 24 4.1 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ ............................................................. 24 4.2 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO BẰNG CRONBACH’S ALPHA .......... 25 4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ ....................................................... 29 4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập ......................................... 29 4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc ........................................... 33 4.4 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY BỘI .................................................... 35 4.4.1 Kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt ........................................ 35 4.4.2 Phân tích hồi quy ................................................................................. 36 4.4.3 Kiểm định các giả thiết ........................................................................ 37 4.5 KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ĐỘC LẬP THEO TỪNG ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN .......................................... 39 4.5.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính bác sĩ ....................................... 39 4.5.2 Kiểm định sự khác biệt theo loại hình bệnh viện ................................ 41 4.6 THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................ 43 4.6.1 Về sự tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến khuynh hƣớng sử dụng thuốc brand name của bác sĩ ........................................................................ 43 4.6.2 Về sự khác biệt mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến khuynh Hƣớng sử dụng thuốc brand name của bác sĩ theo các đặc điểm cá nhân ... 45
  6. iv Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 47 5.1 KẾT LUẬN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 47 5.1.1 Những kết quả nghiên cứu đƣợc ......................................................... 47 5.1.2 Đóng góp của đề tài ............................................................................. 48 5.2 MỘ SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 48 5.3 HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI ....... 49 5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................... 49 5.3.2 Kiến nghị hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 49 Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 50 Phụ lục
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU C-A-B : Hành vi ảnh hƣởng bởi nhận thức (Cognition – Affect – Behaviour) PSR : Trình dƣợc viên (Pharmaceutical Sale Representative) EFA : Phân tích nhân tố khám phá KMO : Kaiser – Mayer - Olkin AVE : Trung bình phƣơng sai trích (Average Variance Extracted) ANOVA : Phƣơng pháp phân tích phƣơng sai (Analysis of Variance) CK I : Chuyên khoa I CK II : Chuyên khoa II TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Thang đo Giá cả thuốc biệt dƣợc gốc Bảng 3.2 Thang đo Chất lƣợng thuốc biệt dƣợc gốc Bảng 3.3 Thang đo Danh tiếng của công ty dƣợc sản xuất thuốc biệt dƣợc gốc Bảng 3.4 Thang đo Chƣơng trình Marketing của công ty dƣợc sản xuất thuốc biệt dƣợc gốc Bảng 3.5 Thang đo Sự chuyên nghiệp của PSR của công ty dƣợc sản xuất thuốc biệt dƣợc gốc Bảng 3.6 Thang đo Nguồn tham khảo thuốc chuyên môn của bác sĩ về thuốc biệt dƣợc gốc Bảng 3.7 Thang đo Chuẩn chủ quan của bác sĩ Bảng 3.8 Thang đo Khuynh hƣớng sử dụng thuốc biệt dƣợc gốc của bác sĩ Bảng 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu Bảng 4.2 Kết quả Cronbach’s alpha của thang đo “Giá cả của thuốc biệt dƣợc gốc” trƣớc khi loại biến DP2 Bảng 4.3 Kết quả Cronbac’s alpha của thang đo “Giá cả của thuốc biệt dƣợc gốc” sau khi loại biến DP2 Bảng 4.4: Kết quả Cronbach’s alpha thang đo các thành phần yếu tố ảnh hƣởng đến khuynh hƣớng sử dụng thuốc biệt dƣợc gốc của bác sĩ Bảng 4.5: Kết quả Cronbach’s alpha thang đo “Khuynh hƣớng sử dụng thuốc biệt dƣợc gốc của bác sĩ” Bảng 4.6 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test các biến độc lập Bảng 4.7 Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 5 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc Bảng 4.9 Kết quả phân tích giá trị phân biệt Bảng 4.10 Đánh giá độ phù hợp của mô hình theo R² và Durbin - Watson Bảng 4.11 Kết quả kiểm định ANOVA Bảng 4.12 Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp Enter
  9. vii Bảng 4.13 Kết quả kiểm định các giả thiết Bảng 4.14 Kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố của bác sĩ theo giới tính Bảng 4.15 Kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố của bác sĩ theo loại hình bệnh viện Bảng 4.16 Thống kê mô tả yếu tố “chất lƣợng thuốc biệt dƣợc gốc” Bảng 4.17 Thống kê mô tả yếu tố “Danh tiếng của công ty dƣợc sản xuất biệt dƣợc gốc” Bảng 4.18 Thống kê lựa chọn của bác sĩ trên 3 biến quan sát PR1, PR3, CE3 Bảng 4.19 Bảng tổng hợp các kết quả kiểm định T-test
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Mô hình lựa chọn thuốc của Denig et al Hình 2.2 Mô hình của Kareem et al. (2011) Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu đã đƣợc hiệu chỉnh
  11. ix TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm: (1) Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến khuynh hƣớng kê toa thuốc biệt dƣợc gốc của các bác sĩ nội khoa tại TP.HCM; (2) Kiểm định mô hình các yếu tố tác động đến khuynh hƣớng kê toa thuốc biệt dƣợc gốc của các bác sĩ nội khoa tại TP.HCM. Trên cơ sở lý thuyết về vai trò của nhận thức ảnh hƣởng đến hành vi và các nghiên cứu trƣớc đây về các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định kê toa của bác sĩ, nghiên cứu đã khảo sát 107 bác sĩ nội khoa đang làm việc tại TP.HCM nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đế khuynh hƣớng kê toa thuốc biệt dƣợc gốc của bác sĩ nội khoa. Phƣơng pháp phân tích nhân tố đƣợc thực hiện trên tập hợp 25 biến quan sát ban đầu, đại diện cho 7 nhân tố. Qua các bƣớc phân tích độ tin cậy và xoay nhân tố, nghiên cứu đã loại bỏ 4 biến quan sát không phù hợp và điều chỉnh mô hình nghiên cứu còn lại 21 biến quan sát đại diện cho 6 nhân tố. Đó là các nhân tố “Sự chuyên nghiệp trong marketing của công ty dƣợc”, “Chất lƣợng thuốc biệt dƣợc gốc”, “Chuẩn chủ quan của bác sĩ”, “Nguồn tham khảo của bác sĩ”, “Giá cả của thuốc biệt dƣợc gốc”, “Danh tiếng của công ty dƣợc”. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy chỉ có 2 yếu tố: Sự chuyên nghiệp trong marketing của công ty dƣợc và Nguồn tham khảo của bác sĩ có ảnh hƣởng có ý nghĩa thống kê đến khuynh hƣớng kê toa thuốc biệt dƣợc gốc của bác sĩ. Để kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các nhân tố độc lập theo các đặc điểm cá nhân, tác giả kê toa phƣơng pháp Independent Sample T-test để kiểm định sự khác biệt theo giới tính, loại hình bệnh viện công tác. Nghiên cứu cho thấy: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá sự chuyên nghiệp trong marketing, chất lƣợng thuốc, chuẩn chủ quan, danh tiếng công ty dƣợc giữa các nhóm bác sĩ theo các đặc điểm cá nhân đã thực hiện. Đồng thời, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá nguồn tham khảo và giá thuốc giữa các nhóm bác sĩ khác nhau về giới tính, loại hình bệnh viện. Tóm lại, về mặt thực tiễn nghiên cứu giúp góp một phần tài liệu cho các nhà sản xuất và phân phối thuốc biệt dƣợc gốc xác định đƣợc yếu tố chính tác động lên việc
  12. x kê toa thuốc biệt dƣợc gốc của bác sĩ. Từ đó, các công ty dƣợc phẩm sản xuất thuốc biệt dƣợc gốc thực hiện các dự án nghiên cứu thị trƣờng và xây dựng các giải pháp để gia tăng sự ủng hộ của các bác sĩ đối với thuốc biệt dƣợc gốc. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu tiếp theo về khuynh hƣớng kê toa thuốc của bác sĩ.
  13. 1 CHƢƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong 5 năm từ 2005 đến 2010, chi phí tiền mua thuốc của người bệnh ở nước ta đã tăng gần gấp đôi, đồng thời chiếm tỷ trọng tới 60 % tổng chi phí tiền khám chữa bệnh. Vậy nhưng số tiền bỏ ra để mua các loại thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn, chưa đến 50%, lép vế so với thuốc ngoại và đa phần chỉ là những loại thuốc bổ trợ đơn giản. Nhiều người bệnh, ngay cả các bác sĩ, lãnh đạo ngành y cũng thừa nhận việc dùng thuốc nội hay ngoại chủ yếu là do người kê đơn. Số ít trường hợp tự đi mua thuốc nội thì cũng chỉ là để chữa các bệnh cảm, sốt thông thường. Theo thống kê của ngành y tế, năm 2010, tổng số tiền mua thuốc của các bệnh viện công lập là 15.000 tỷ đồng, trong đó, chưa đến 39 % dành để mua thuốc nội. Đặc biệt ở các bệnh viện tuyến trung tương, số tiền mua thuốc nội chỉ chiếm 12%. Nguyên nhân của tình trạng này theo nhiều chuyên gia là ở cả 3 phía: người bệnh, bác sĩ và các công ty dược (theo báo cáo của Bộ Y tế, 2011). Sau khi gia nhập WTO, thị trường dược phẩm Việt Nam đang mở rộng cửa cho các công ty dược đa quốc gia. Theo lộ trình cam kết WTO của chính phủ, sau 5 năm mức thuế nhập khẩu trung bình sẽ phải giảm từ 5% xuống còn 2,5% tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty dược đa quốc gia. Bên cạnh đó, với tâm lý thích sử dụng thuốc ngoại nhập của người dân, các công ty dược đa quốc gia đã có thể tăng mức lợi nhuận bán hàng đáng kể. Ngoài ra các công ty dược đa quốc gia còn có lợi thế vượt trội về nguồn tài chính dồi dào và nền tảng kỹ thuật nghiên cứu và bào chế hiện đại càng gia tăng sự khác biệt về chất lượng và doanh số bán hàng giữa thuốc ngoại nhập và thuốc sản xuất trong nước. Do đó, các công ty dược đa quốc gia không ngừng đầu tư cho các nghiên cứu về thị trường dược phẩm Việt Nam cũng như nhận biết được các lý do bác sĩ kê toa thuốc ngoại nhập và thực tế trong việc kê toa thuốc biệt dược gốc, qua đó có thể đưa ra những chính sách phát triển kinh doanh phù hợp cho thị trường dược phẩm Việt Nam, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khuynh -----------------------------------------------------------------------------------------------------
  14. 2 hƣớng kê toa thuốc biệt dƣợc gốc của các bác sĩ nội khoa tại thành phố Hồ Chí Minh” để góp phần tìm hiểu thị trường dược phẩm Việt Nam. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến khuynh hướng kê toa thuốc biệt dược gốc của các bác sĩ nội khoa tại thành phố Hồ Chí Minh và mức độ tác động của các yếu tố đó đến khuynh hướng kê toa. 1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi kê toa thuốc biệt dược gốc của bác sĩ nội khoa. - Khách thể nghiên cứu: bác sĩ đang khám chữa bệnh tại các bệnh viện nhà nước và tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu này tập trung thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Thuốc biệt dược gốc: là thuốc được phát minh đầu tiên và được cấp bằng sáng chế. Thuốc biệt dược gốc phải trải qua quá trình nghiên cứu và phát triển từ khâu nghiên cứu công thức hóa học, công thức bào chế cho đến khâu nghiên cứu lâm sàng trên người bệnh (theo Quyết định số 2962 của Bộ Y tế, 2012). 1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Với kết quả nghiên cứu này, các công ty dược đa quốc gia có thể đưa ra những chiến lược phát triển thuốc biệt dược gốc tại Việt Nam tốt hơn, đánh vào đúng nhu cầu thực sự của các bác sĩ nội khoa (là những người sử dụng thuốc thường xuyên trong các cơ sở y tế) -----------------------------------------------------------------------------------------------------
  15. 3 1.5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm 57 trang, 33 bảng biểu, 7 hình và 3 Phụ lục. Nội dung luận văn gồm có 5 chương: Chƣơng 1: Phần mở đầu Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu. Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu. Chƣơng 4: Phân tích dữ liệu Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị -----------------------------------------------------------------------------------------------------
  16. 4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Thuốc biệt dƣợc gốc Thông thường thuốc có ba tên: tên hóa học (chi tiết), tên gốc (ngắn gọn hơn) và tên thương mại (do nhà sản xuất đặt). Ví dụ: hoạt chất có tác dụng chống lại sự tăng huyết áp có tên hóa học là 2-[4-[[4-methyl-6-(1-methylbenzimidazol-2-yl)-2- propyl-benzimidazol-1-l]methyl]phenyl]benzoic acid, hay còn gọi là telmisartan (tên gốc) và có tên thương mại đang được biết đến nhiều nhất là Micardis (được sản xuất bởi công ty Boehringer Ingelheim – Đức). Thuốc biệt dược gốc là thuốc được phát minh đầu tiên và được cấp bằng sáng chế. Thuốc biệt dược gốc phải trải qua quá trình nghiên cứu và phát triển từ khâu nghiên cứu công thức hóa học, công thức bào chế cho đến khâu nghiên cứu lâm sàng trên người bệnh (theo Quyết định số 2962 của Bộ Y tế, 2012). Một thuốc mới thông thường mất khoảng 5 đến 7 năm cho nghiên cứu và các thử nghiệm lâm sàng, sau khi đạt các chỉ tiêu lâm sàng như mong muốn phải mất thêm 3 đến 4 năm để các cơ quan quản lý dược phẩm của các quốc gia chấp thuận cho phép lưu hành. Do đó, một thuốc được cấp bằng phát minh sáng chế và được bảo hộ độc quyền có thời hạn thông thường từ 15 đến 20 năm (trong đó mất khoảng 10 năm cho nghiên cứu thử nghiệm và xin phép lưu hành), trong thời gian này người bệnh sẽ phải mua thuốc được bảo hộ với giá rất cao để trả cho những khoản đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty dược sản xuất ra thuốc đó. 2.1.2 Thuốc generic Khi hoạt chất trong thuốc biệt dược gốc hết thời gian bảo hộ độc quyền thì các công ty sản xuất dược phẩm có quyền sản xuất thuốc chứa hoạt chất đó và tạo ra loại thuốc tương tự. Thuốc generic là thuốc tương tự như thuốc biệt dược gốc về hàm lượng, đường sử dụng, hình dạng, tính chất dược dụng và mục đích điều trị. Sự -----------------------------------------------------------------------------------------------------
  17. 5 khác biệt rõ ràng nhất giữa thuốc generic và thuốc biệt dược gốc là giá tiền. Thuốc generic luôn có giá rẻ hơn thuốc biệt dược gốc nhiều lần, nguyên nhân do các công ty sản xuất thuốc biệt dược gốc phải thu lại những chi phí to lớn cho việc nghiên cứu phát minh và thử nghiệm để đưa ra thuốc biệt dược gốc. 2.1.3 Bác sĩ nội khoa Trong y khoa, khái niệm Nội khoa và Ngoại khoa không có nghĩa là khoa phòng đó chỉ khám bệnh bên trong hay bên ngoài cơ thể, mà là điều trị bệnh theo hai hướng khác nhau. Bác sĩ nội khoa chủ yếu điều trị bằng thuốc, trong khi bác sĩ khoa ngoại chủ yếu điều trị bằng phẫu thuật (cũng có thể kê toa nhưng ít hơn bác sĩ nội khoa nhiều). Nói một cách đơn giản hơn: Ngoại khoa là phân ngành trong y khoa liên quan đến điều trị bệnh hoặc tổn thương bằng phẫu thuật. Nội khoa là phân ngành trong y khoa liên quan đến việc chẩn đoán và điều trị không phẫu thuật các bệnh của cơ quan bên trong cơ thể, đặc biệt là ở người lớn (trẻ em dưới 15 tuổi thường khám trong chuyên ngành Nhi) 2.1.4 Mô hình nhận thức ảnh hƣởng đến hành vi C-A-B (Cognition-Affect- Behaviour Paradigm) Mô hình C-A-B là một mô hình lý thuyết tương tự như thuyết hành động hợp lý, nó cố gắng giải thích hành vi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi nhận thức như thế nào (Holbrooke & Batra, 1987). Mô hình này có thể giải thích được mối liên quan nguyên nhân – kết quả giữa nhận thức và hành vi của bác sĩ. Những gì bác sĩ nghĩ và tin tưởng về thuốc sẽ ảnh hưởng đến cảm nghĩ của họ như thế nào và có thể kiểm soát hành vi kê toa loại thuốc đó. Những hành vi của bác sĩ khi kê toa thường có liên quan đến thái độ của họ đối với loại thuốc đó (Ernest Cyril & Mee-kon N. Felix, 2006). Về mặt tâm lý học thì thái độ đối với một vấn đề có ba kiểu biểu hiện là: biểu hiện kiểu nhận thức, biểu hiện kiểu bị ảnh hưởng, biểu hiện bằng hành vi (Schiffman & Kanuk, 2004). Theo mô hình C-A-B này, bác sĩ ban đầu được đánh giá nhận thức về một số yếu tố của thuốc biệt dược gốc và thuốc generic thông qua những câu phát biểu về các yếu tố đó của thuốc biệt dược gốc và generic. Sau đó từ những nhận thức của bác sĩ về thuốc biệt dược gốc và generic sẽ tiếp tục khảo sát về cách -----------------------------------------------------------------------------------------------------
  18. 6 mà họ kê toa hai loại thuốc biệt dược gốc và generic như thế nào. Mô hình này được Ernest Cyril & Mee-kon N. Felix (2006) áp dụng trên những bác sĩ tại Malaysia nghiên cứu về nhận thức của bác sĩ về thuốc biệt dược gốc, thuốc generic và những yếu tố ảnh hưởng lên việc kê toa của bác sĩ. 2.1.5 Các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện về các yếu tố tác động lên việc kê toa thuốc của bác sĩ Thuốc là một loại sản phẩm đặc biệt do cần phải có sự kê toa của các bác sĩ hoặc dược sĩ (trừ một số thuốc được bán tự do trong siêu thị hay các kênh mua bán thông thường). Người thầy thuốc là một dạng khách hàng có nhiều khác biệt với người tiêu dùng các sản phẩm thông thường nên ngoài các yếu tố như yếu tố văn hóa, xã hội, tâm lý, xu hướng lựa chọn thuốc điều trị của người thầy thuốc còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác. Những nghiên cứu về hành vi kê toa của bác sĩ thông thường đều có những kiểu mô hình giống như mô hình “giá trị mong đợi” (expectancy – value, theo Schumock et al., 2 0 0 4 ) và những yếu tố đặc trưng phản ánh về nhận thức và hiểu biết của bác sĩ trong quá trình kê toa. Theo Schumock et al. ( 2004), thì những giá trị mong đợi trong quá trình kê toa của bác sĩ như kết quả điều trị, mong muốn được tôn trọng, mong muốn được biết đến nhiều bởi các đồng nghiệp và bệnh nhân thường giải thích cho việc lựa chọn thuốc khi kê toa của bác sĩ. Denig et al. (1988) đã có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng mô hình “lựa chọn thuốc” (drug choice model) trong đó có đề cập đến thái độ của bác sĩ (physician’s attitudes), những chuẩn chủ quan và kinh nghiệm của bác sĩ. Mô hình này được thực hiện tại Hà Lan trong việc điều trị hội chứng ruột kích thích và đau liên quan đến thận, kết quả nghiên cứu đã cho thấy có mối tương quan giữa việc lựa chọn thuốc với thái độ của bác sĩ, những yếu tố đặc trưng và kinh nghiệm của bác sĩ. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy trong một vài lĩnh vực chuyên sâu, bác sĩ luôn cân nhắc kỹ càng về ưu và nhược điểm khác nhau của những giá trị mong đợi trước khi lựa chọn một loại thuốc. Ngoài ra, trong nghiên cứu này những yếu tố tác động khác như yêu cầu của bệnh nhân về thuốc gần như không đáng kể. -----------------------------------------------------------------------------------------------------
  19. 7 Mong đợi và giá Mong đợi và giá trị từ Mong đợi và giá trị từ trị của kinh kết quả điều trị sự chuyên nghiệp của nghiệm được bác sĩ và yêu cầu của đúc kết từ quá bệnh nhân khứ -Hiệu quả -Đồng nghiệp -Tác dụng phụ -Chuyên gia -Sự tuân thủ -Dược sĩ -Chi phí điều trị -Bệnh nhân Kinh nghiệm Thái độ khi kê toa Chuẩn chủ quan đúc kết được thuốc của bác sĩ Lựa chọn thuốc Hình 2.1 Mô hình lựa chọn thuốc của Denig et al. Sau nghiên cứu của Denig et al. (1988) đã có không ít nghiên cứu trên thế giới cho thấy những yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến việc kê toa của bác sĩ: các yếu tố về bệnh nhân như khả năng chi trả của bệnh nhân, tình trạng bệnh của bệnh nhân (Robert E. Howard, 1997; Ernest Cyril & Mee-kon N. Felix, 2006), yếu tố thuộc về bác sĩ như rủi ro y đức, mức độ cập nhật thông tin y khoa của bác sĩ (Judith K. Hellerstein, 1994; Robert E. Howard, 1997; Kareem et al, 2011), yếu tố đặc điểm của thuốc như giá cả của thuốc, chất lượng của thuốc (Ernest Cyril & Mee-kon N. Felix, 2006; Zolaly & Hafany, 2011; Kareem et al, 2011), các tác động từ các công ty dược phẩm như danh tiếng của công ty dược, chương trình marketing, trình dược viên (Ernest Cyril & Mee-kon N. Felix, 2006; Kareem et al, 2011; Nadrendran & Naredranathan, 2013). -----------------------------------------------------------------------------------------------------
  20. 8 Trong nghiên cứu của Kareem et al. (2011) về hành vi kê toa của bác sĩ được thực hiện tại Ấn Độ đưa ra mô hình gồm bảy yếu tố dựa theo những nghiên cứu trước đó của Dey et al. (1999), Abratte & Lanteigne (2000), Wight & Lundstrom (2004) (trích trong Kareem et al. (2011)): sự chuyên nghiệp của trình dược viên, sự thân thiện của của trình dược viên, sự tương đồng của trình dược viên với bác sĩ, chất lượng của thuốc, danh tiếng của công ty dược, những quà tặng hữu hình (bao gồm những quà tặng có giá trị và thuốc mẫu), những ảnh hưởng chuyên môn (từ các bác sĩ đầu ngành hay đồng nghiệp) được mô tả trong Hình 2.4. Tính cách của Sự chuyên PSR nghiệp của PSR Ảnh hưởng Sự trung Tính cách của chuyên môn thành kê toa PSR Chất lượng Danh tiếng công thuốc ty dược Hình 2.2 Mô hình của Kareem et al. (2011) Kết quả nghiên cứu đã cho thấy chỉ có hai yếu tố là sự chuyên nghiệp của trình dược viên và những quà tặng hữu hình là có tác động có ý nghĩa thống kê đến sự kê toa trung thành của bác sĩ đối với một loại thuốc nào đó. Tuy nhiên các tác giả này cũng đưa ra nhận xét so sánh với nghiên cứu trước đó của Denig et al. (1988) kết luận chất lượng của thuốc có tác động có ý nghĩa thống kê lên việc lựa chọn thuốc của bác sĩ, trong nghiên cứu này chất lượng thuốc không có ảnh hưởng có ý nghĩa -----------------------------------------------------------------------------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2