intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại TPHCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

83
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân xét tại thời điểm thị trường cổ phiếu đang phục hồi. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân. Đề xuất giải pháp nhằm thu hút nhà đầu tư góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại TPHCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC LINH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI TPHCM Chuyên ngành: Thương Mại Mã ngành: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1
  2. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013 LỜI CẢM ƠN Thông qua luận văn tốt nghiệp này tôi xin gửi lời tri ân đến Quý Thầy Cô Khoa Thương Mại – Du Lịch – Marketing, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian học tập vừa qua. Tôi cũng xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Đoàn Thị Hồng Vân đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè, những người đã luôn bên cạnh giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn các anh chị đã nhiệt tình trả lời bảng câu hỏi khảo sát phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! 2
  3. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013 Nguyễn Thị Ngọc Linh 3
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ kinh tế này là công trình nghiên cứu của bản thân, là kết quả của quá trình học tập nghiêm túc và kinh nghiệm thực tiễn của quá trình làm việc và nghiên cứu về quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại Thành Phố Hồ Chí Minh,dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân. Các thông tin và số liệu ghi nhận trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013 Người cam đoan Nguyễn Thị Ngọc Linh 4
  5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cảm ơn ii Lời cam đoan iii Mục lục iv Danh mục các bảng viii Danh mục các hình vẽ, đồ thị ix 5
  6. Danh mục từ viết tắt x Lời mở đầu 1 • Lí do chọn đề tài 1 • Mục tiêu nghiên cứu 2 • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 • Phương pháp nghiên cứu 2 • Tổng quan nghiên cứu và tính mới của đề tài 3 • Bố cục của đề tài 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5 • Các lý thuyết có liên quan đến quyết định đầu tư chứng khoán 5 • Lý thuyết triển vọng5 • Lý thuyết tiếc nuối 6 • Lý thuyết quá tự tin 6 • Lý thuyết mâu thuẫn nhận thức 7 1.1.5 Lý thuyết tâm lý đám đông 7 • Các mô hình nghiên cứu về yếu tố tâm lý của nhà đầu tư cá nhân 8 6
  7. • Mô hình nghiên cứu của Pi – Chuan Sun & Shu Chun Hsiao 8 • Mô hình nghiên cứu của H. Kent Baker & John R. Nofsinger 11 1.3 Mô hình nghiên cứu của Robert A. Nagy & Robert W. Obenberger về yếu tố tài chính của nhà đầu tư cá nhân 20 • Các kết quả nghiên cứu trước đây 21 • Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất 22 • Các giả thuyết nghiên cứu 22 • Mô hình nghiên cứu đề xuất 22 Tóm tắt chương 1 26 CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 28 • Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 28 • Đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam28 • Vai trò của thị trường chứng khoán Việt Nam 28 • Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam 29 • Một số chỉ số tài chính 30 • Tình hình hoạt động của TTCK Việt trong năm 2012 31 7
  8. • Đặc điểm nhà đầu tư cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh33 • Diễn biến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư cá nhân 36 Tóm tắt chương 2 39 CHƯƠNG 3.THẾT KẾ NGHIÊN CỨU 40 • Quy trình nghiên cứu 40 3.2 Nghiên cứu định tính 40 • Mục tiêu 40 3.2.2 Cách thực hiện 41 3.2.3 Kết quả 42 3.3 Nghiên cứu định lượng 45 3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu 45 3.3.2 Các biến đo, thang đo và phương pháp phân tích 46 Tóm tắt chương 3 53 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55 4.1 Thống kê mô tả mẫu 55 • Kiểm định thang đo 60 • Phân tích nhân tố 62 8
  9. • Xây dựng ma trận tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc 66 • Xác lập phương trình hồi quy 67 • Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu 71 Tóm tắt chương 4 73 CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ THU HÚT NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 74 • Mục đích xây dựng giải pháp 74 • Căn cứ xây dựng giải pháp 74 • Các giải pháp 74 • Các kiến nghị 81 Tóm tắt chương 5 82 Kết luận 83 Tài liệu tham khảo 86 Phụ lục 89 Phụ lục 1. Danh sách khách hàng trả lời phỏng vấn Phụ lục 2. Bảng câu hỏi định tính 9
  10. Phụ lục 3. Bảng câu hỏi định lượng Phụ lục 4. Bảng mã hóa biến Phụ lục 5. Thống kê mô tả mẫu Phụ lục 6. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Phụ lục 7. Phân tích nhân tố Phụ lục 8. Phân tích hồi quy DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư của H. Kent Baker & John R. Nofsinger 11 Bảng 3.1 Bảng phân nhóm các biến đo, thang đo và phương pháp phân tích 47 Bảng 4.1 Phân loại mẫu theo sàn đầu tư 55 Bảng 4.2 Phân loại mẫu theo thời gian tham gia thị trường chứng khoán 56 Bảng 4.3 Phân loại mẫu theo loại nhà đầu tư 56 Bảng 4.4 Phân loại mẫu theo giới tính 57 10
  11. Bảng 4.5 Phân loại mẫu theo trình độ 57 Bảng 4.6 Phân loại mẫu theo tuổi tác 58 Bảng 4.7 Phân loại mẫu theo tình trạng gia đình 58 Bảng 4.8 Phân loại mẫu theo thu nhập hàng tháng 59 Bảng 4.9 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 60 Bảng 4.10 Kết quả phân tích nhân tố 63 Bảng 4.11 Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson 66 Bảng 4.12 Kết quả phân tích hồi quy 68 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 11
  12. Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu của Pi-Chuan Sun & Shu Chun Hsiao 8 Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 23 Hình 2.1 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012 32 Hình 2.2 Đồ thị biến động số lệnh mua bán từ 10/ 2011 đến 3/ 2012 38 Hình 2.3 Đồ thị biến động khối lượng mua bán từ 10/ 2011 đến 3/ 2012 49 Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 40 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 71 12
  13. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP: Cổ phiếu DN: Doanh nghiệp SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán SBS: Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sacombank TP. HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh TTCK: Thị trường chứng khoán LỜI MỞ ĐẦU 13
  14. • Lí do chọn đề tài Ngày 20 tháng 7 năm 2000, sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM (nay là Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP. HCM) đã được công chúng, các chuyên gia kinh tế rất hoan nghênh, là một sự kiện rất đáng khích lệ của nền kinh tế nước ta theo xu hướng hội nhập quốc tế và xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Cùng với hệ thống ngân hàng thương mại, thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta. Qua 13 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn: giai đoạn hình thành và phát triển, giai đoạn tăng trưởng mạnh, giai đoạn điều chỉnh, giai đoạn bắt đầu suy thoái, giai đoạn suy thoái và giai đoạn phục hồi. Theo nhận định cũng như các kết quả khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư thì yếu tố tài chính & yếu tố tâm lý là hai nhóm yếu tố tác động chủ yếu khi họ ra quyết định. Cụ thể mục tiêu lợi nhuận riêng mỗi cá nhân và tâm trạng của nhà đầu tư là hai nhân tố ảnh hưởng mạnh đến phần lớn quyết định của các nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, những yếu tố ảnh hưởng trên được các nghiên cứu tìm ra khi họ ra quyết định ở thời điểm thị trường giao dịch cổ phiếu rất khả quan. Tình hình biến đổi tốt của thị trường cũng là một trong những điều kiện góp phần tạo hưng phấn cho các nhà đầu tư tự tin khi tham gia vào thị trường và dễ dàng ra quyết định. Tất cả các nghiên cứu và nhận định trên đều xét tại thời điểm thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh kết hợp với những dự báo về triển vọng phát triển theo chiều hướng tốt hơn nữa trong tương lai của thị trường chứng khoán và không xét đến sự suy thoái của thị trường cổ phiếu. Trên thực tế, thị trường cổ phiếu đã bắt đầu suy thoái từ cuối năm 2007 và chỉ mới bắt đầu phục hồi từ đầu năm 2012, do đó quyết định của nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng 14
  15. của nhiều nhân tố khác nhau tùy theo từng giai đoạn. Là một nhân viên của công ty chứng khoán, qua quá trình làm việc, tiếp xúc với nhà đầu tư, tác giả nhận thấy được ở mỗi thời điểm khác nhau nhà đầu tư thường quyết định mua bán cổ phiếu dựa vào những yếu tố khác nhau. Do đó tác giả đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trong diễn biến thị trường đang phục hồi. Từ nghiên cứu này sẽ khẳng định lại và nhận dạng thêm các yếu tố ảnh hưởng xét trong hoàn cảnh cụ thể khi thị trường đang phục hồi, từ đó đưa ra những giải pháp góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. • Mục tiêu nghiên cứu Đề tài có 3 mục tiêu chính: • Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân xét tại thời điểm thị trường cổ phiếu đang phục hồi. • Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân. • Đề xuất giải pháp nhằm thu hút nhà đầu tư góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: các nhà đầu tư cá nhân tham gia giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tại TP. HCM, chỉ khảo sát các nhà đầu tư trong nước, không xét các nhà đầu tư nước ngoài. 15
  16. • Phạm vi nghiên cứu: chỉ thực hiện nghiên cứu tại các sàn giao dịch của công ty chứng khoán ngân hàng Sacombank (SBS). • Phương pháp nghiên cứu Gồm 2 phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng • Nghiên cứu định tính dùng để nghiên cứu khám phá: sử dụng các câu hỏi mở để phỏng vấn trực tiếp và trao đổi với 5 nhà đầu tư cá nhân tại các sàn giao dịch của công ty chứng khoán SBS để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân và bổ sung vào mô hình nghiên cứu làm tiền đề cho nghiên cứu định lượng. Nội dung chủ yếu trong phần phỏng vấn của nghiên cứu định tính sẽ tập trung vào hai nhóm yếu tố tài chính và yếu tố tâm lý. • Nghiên cứu định lượng dùng để nghiên cứu chính thức: sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đối với các nhà đầu tư cá nhân tại TP. HCM với số lượng mẫu n = 154 nhằm mục đích kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết. Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi qui thông qua phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS. • Tổng quan nghiên cứu và tính mới của đề tài Các đề tài về chứng khoán đã được các nhà nghiên cứu và học viên cao học nghiên cứu khá nhiều: • Nghiên cứu “The Influence of Investor Psychology on Disposition Effect” của Pi-Chuan Sun và Shu Chun Hsiao chỉ nghiên cứu các yếu tố tâm lý tác động đến nhà đầu tư cá nhân và kết quả là các yếu tố sự quá tự tin, chống lại sự tiếc nuối, sự tính toán bất hợp lý và sự tự kiểm soát có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu 16
  17. tư cá nhân. • Nghiên cứu “Psychological Biases of Investors” của H. Kent Baker và John R. Nofsinger (2002) cũng chỉ nghiên cứu về các yếu tố tâm lý và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân là cách nhà đầu tư nghĩ, cách nhà đầu tư cảm nhận và ảnh hưởng của xã hội. • Nghiên cứu “Factors Influencing Individual Investor Behavior” của Robert A. Nagy và Robert W. Obenberger (1994) nghiên cứu về các yếu tố tài chính có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân là yếu tố về nhận thức cá nhân, thông tin về cổ phiếu, thông tin thị trường và nhu cầu tài chính cá nhân. • Đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế: “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư Việt Nam tại TTCK TP. HCM ” của học viên Man Thái Hưng (Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM – năm 2007) đã xác định được các yếu tố hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân là tâm lý nhà đầu tư, phân tích cơ bản và thông tin thị trường, nhưng nghiên cứu này thực hiện vào thời điểm thị trường chứng khoán đang tăng trưởng và không đưa ra yếu tố tâm lý cụ thể nào. • Tương tự, đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân năm 2007” của học viên Đặng Thị Thúy Dung (Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM – năm 2007) cũng thực hiện vào thời điểm thị trường đang tăng trưởng và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân là niềm tin đối với nhân viên môi giới, yếu tố nhận biết về cổ phiếu, yếu tố chấp nhận rủi ro và yếu tố hài lòng về những quyết định mua trước đây. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu nước ngoài chỉ nghiên cứu về các yếu tố tài chính hoặc các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến nhà đầu tư cá nhân, còn các nghiên 17
  18. cứu trong nước chủ yếu nghiên cứu trong thời điểm thị trường chứng khoán đang tăng trưởng, do đó đề tài này có tính mới là sẽ nghiên cứu cả yếu tố tài chính và tâm lý ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trong thời điểm thị trường đang phục hồi. • Bố cục của đề tài Luận văn được chia thành 5chương: • Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. • Chương 2: Giới thiệu về thị trường chứng khoán Việt Nam. • Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. • Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu. • Chương 5: Các giải pháp và kiến nghị để thu hút nhà đầu tư cá nhân góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, còn có Lời mở đầu và Kết luận. CHƯƠNG 1 18
  19. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU • CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Liên quan đến các quyết định của nhà đầu tư chứng khoán có một số lý thuyết mà các nhà nghiên cứu đã thực hiện là lý thuyết tài chính hành vi bao gồm lý thuyết triển vọng, lý thuyết tiếc nuối, lý thuyết quá tự tin, lý thuyết mâu thuẫn nhận thức và lý thuyết tâm lý đám đông. • Lý thuyết triển vọng Theo lý thuyết triển vọng của Kahneman & Tversky’s (1979), nhà đầu tư có khuynh hướng xem khả năng bù đắp một khoản lỗ quan trọng hơn khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Khi khoản đầu tư có khuynh hướng mang lại lợi nhuận, nhà đầu tư thường thích việc nắm chắc ngay khoản lợi nhuận hiện tại hơn là cố gắng tiếp tục đầu tư cho lợi nhuận nhiều hơn trong tương lai. Nhưng ngược lại, khi khoản đầu tư có nguy cơ bị thua lỗ thì nhà đầu tư lại cố gắng duy trì với hy vọng sẽ nhận được khoản lời trong tương lai, mặc dù lúc này rủi ro lỗ nhiều hơn của họ là rất lớn. Điều này cho thấy, khi đối mặt với khoản lợi nhuận thì nhà đầu tư muốn nắm chắc nó, nhưng với khoản lỗ, nhà đầu tư trở nên liều lĩnh hơn, chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Lý thuyết này dùng để giải thích xu hướng mua bán cổ phiếu của các nhà đầu tư: bán quá nhanh cổ phiếu có lời và giữ cổ phiếu lỗ quá lâu, bởi vì nhà đầu tư kỳ vọng rằng cổ phiếu đang sụt giá sẽ tốt hơn cổ phiếu đang lời của họ trong tương lai. Một nhà đầu tư đã mua cổ phiếu vì những thông tin có triển vọng sẽ nhanh chóng bán cổ phiếu này khi giá cổ phiếu tăng bởi vì họ tin vào thông tin của họ và 19
  20. họ cho rằng thông tin này bây giờ đã tương ứng với giá cổ phiếu (Brad M. Barker, 1999, The Courage of Misguided Conviction: The Trading Behavior of Individual Investors). Như vậy, lý thuyết này tập trung vào tâm lý kỳ vọng vào lợi nhuận của nhà đầu tư và tâm lý thích an toàn, khi nhà đầu tư cảm thấy họ đạt được lợi nhuận mong muốn thì sẽ bán cổ phiếu đi để kiếm lời mà không phân tích khả năng tăng thêm lợi nhuận” • Lý thuyết tiếc nuối Kahneman, Paul Slovic và Tversky’s cũng đưa ra lý thuyết tiếc nuối vào năm 1982 là con người luôn có khuynh hướng cảm thấy khổ sở, đau buồn sau khi phạm phải một sai lầm trong phán đoán. Bên cạnh đó, lý giải cho xu hướng “bán cổ phiếu lời quá nhanh và giữ cổ phiếu lỗ quá lâu” lý thuyết tiếc nuối của Odean (1998) cho rằng nhà đầu tư luôn nghĩ rằng những cổ phiếu bị lỗ sẽ nhanh chóng tốt trở lại, họ sợ phải nuối tiếc khi bán lỗ cổ phiếu này. Lý thuyết này đã tập trung lý giải cho tâm lý của nhà đầu tư khi đối mặt với tình trạng thua lỗ, lúc này nhà đầu tư lại càng kỳ vọng vào lợi nhuận của họ trong tương lai, họ sợ nuối tiếc nếu như phải bán lỗ. Trong hoàn cảnh đối mặt với rủi ro, nhà đầu tư càng thể hiện sự liều lĩnh của mình. • Lý thuyết quá tự tin Sự tự tin của con người thể hiện ở con người có xu hướng đánh giá sự chính xác về hiểu biết của họ (Fischhoff, Slovic & Lichtentein, 1977) và khả năng phán đoán của họ (Lichtentein, Fischhoff & Phillips, 1982). Hầu hết các nhà đầu tư xem bản thân họ tốt hơn những nhà đầu tư khác và 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2