intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính nhà đầu tư cá nhân Việt Nam với hiệu ứng ngược vị thế và tự tin quá mức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

51
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài lầ tìm bằng chứng thực nghiệm hiệu ứng ngược vị thế và xem xét mức độ tự tin quá mức của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, tìm kiếm mối quan hệ giữa các hiệu ứng này với độ tuổi, thời gian kích hoạt tài khoản, số lượng giao dịch và giá trị tài khoản của nhà đầu tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính nhà đầu tư cá nhân Việt Nam với hiệu ứng ngược vị thế và tự tin quá mức

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------ PHAN MINH ĐỨC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐẶC TÍNH NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN VIỆT NAM VỚI HIỆU ỨNG NGƯỢC VỊ THẾ VÀ TỰ TIN QUÁ MỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HCM, NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------ PHAN MINH ĐỨC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐẶC TÍNH NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN VIỆT NAM VỚI HIỆU ỨNG NGƯỢC VỊ THẾ VÀ TỰ TIN QUÁ MỨC Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ HẢI LÝ TP.HCM, NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS.Trần Thị Hải Lý. Các số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phan Minh Đức
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình Tóm lược 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 1.5. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.6. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 3 2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HIỆU ỨNG NGƢỢC VỊ THẾ VÀ TỰ TIN QUÁ MỨC ................................................................................................................. 5 2.1. Hiệu ứng ngƣợc vị thế ..................................................................................... 5 2.1.1. Lý thuyết triển vọng ................................................................................. 5 2.1.2. Tính toán bất hợp lý ............................................................................... 11 2.1.3. Hiệu ứng ngƣợc vị thế ............................................................................ 15 2.1.4. Các bằng chứng thực nghiệm về hiệu ứng ngƣợc vị thế ..................... 16 2.2. Sự tự tin quá mức .......................................................................................... 22 2.2.1. Các khía cạnh cơ bản của sự tự tin quá mức ...................................... 23 2.2.2. Sự tự tin quá mức trong các mô hình tài chính ................................... 25
  5. 2.2.3. Các bằng chứng thực nghiệm................................................................ 27 2.3. Đặc điểm nhà đầu tƣ ..................................................................................... 31 3. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 35 3.1. Mô tả dữ liệu .................................................................................................. 35 3.2. Điều chỉnh dữ liệu ......................................................................................... 37 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 38 4. KIỂM ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 49 4.1. Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu .............................................................. 49 4.2. Kiểm định hiệu ứng ngƣợc vị thế ................................................................ 50 4.3. Đặc tính nhà đầu tƣ cá nhân Việt Nam và hiệu ứng ngƣợc vị thế ........... 52 4.4. Đặc điểm nhà đầu tƣ cá nhân Việt Nam và sự tự tin quá mức................. 55 5. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 64
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1a: Thống kê mô tả về các tài khoản và giao dịch ....................................... 50 Bảng 4.1b: Thống kê mô tả các đặc tính của nhà đầu tư, tài khoản......................... 50 Bảng 4.2: Kiểm định khác biệt trung bình PGR và PLR (t-test) ............................. 51 Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến đặc điểm nhà đầu tư với PGR, PLR, PGR-PLR ........................................................................................................ 53 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các biến đặc điểm nhà đầu tư cá nhân lên hiệu ứng ngược vị thế ......................................................................................................................... 54 Bảng 4.5: Kiểm định khuynh hướng tự tin quá mức ............................................... 55 Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến đặc điểm nhà đầu tư với tần suất giao dịch, số lượng chứng khoán trung bình trong tài khoản và tỷ suất sinh lợi vượt trội của danh mục ..................................................................................................... 58 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các biến đặc điểm nhà đầu tư lên các biến tự tin quá mức .................................................................................................................................. 59 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Hàm giá trị trong lý thuyết triển vọng ..................................................... 10 Hình 3.1: Chỉ số thị trường VNINDEX và HNXINDEX trong giai đoạn nghiên cứu .................................................................................................................................. 36
  7. Tóm lược Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên dữ liệu giao dịch của 116 tài khoản nhà đầu tư cá nhân tại một công ty chứng khoán ở Việt Nam trong giai đoạn từ 01/01/2011 đến 30/04/2014 để kiểm định hiệu ứng ngược vị thế và xem xét mức độ tự tin quá mức của nhà đầu tư cá nhân Việt Nam. Đồng thời xem xét những đặc tính cá nhân của nhà đầu tư bao gồm thời gian kích hoạt tài khoản, số lượng giao dịch, giá trị tài khoản và độ tuổi ảnh hưởng như thế nào đến hiệu ứng ngược vị thế và mức độ tự tin quá mức? Kết quả cho thấy nhà đầu tư cá nhân Việt Nam bị chi phối bởi hiệu ứng ngược vị thế. Cụ thể, họ có xu hướng hiện thực hóa các khoản lợi nhuận dự kiến hơn các khoản lỗ dự kiến. Các nhà đầu tư được cho là có nhiều kinh nghiệm và khôn khéo hơn không phải luôn luôn ít bị chi phối bởi hiệu ứng ngược vị thế và tự tin quá mức hơn so với các nhà đầu tư khác. Từ khoá: hiệu ứng ngược vị thế, tự tin quá mức, nhà đầu tư cá nhân
  8. 1 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Cho đến nay, đã có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy các nhà đầu tư có thể bị chi phối bởi các dạng lệch lạc hành vi khác nhau, khiến họ gặp phải các sai lầm về nhận thức. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư mà còn ảnh hưởng đến giá tài sản. Hai trong số các lệch lạc hành vi được nghiên cứu rộng rãi nhất cho đến nay là Hiệu ứng ngược vị thế (Disposition Effect) và Quá tự tin (Overconfidence). Hiệu ứng ngược vị thế là xu hướng nhà đầu tư bán các cổ phiếu lãi (những cổ phiếu đang tăng giá) quá sớm trong khi giữ những cổ phiếu lỗ (những cổ phiếu đang giảm giá) quá lâu. Trong khi Quá tự tin xảy ra khi con người có khuynh hướng nghĩ rằng họ giỏi hơn so với khả năng thật sự của họ. Bên cạnh đó, nhiều nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng những nhóm người khác nhau có mức độ lệch lạc nhận thức khác nhau. Ví dụ, những nhà đầu tư là nam thường quá tự tin hơn những nhà đầu tư nữ (Lundeberg, Fox, & Puncochar, 1994; Barber & Odean, 2001). Hơn nữa, kinh nghiệm khác nhau cũng sẽ dẫn tới hành vi khác nhau (Wolosin et al., 1973; Gervais & Odean, 2001). Vì vậy, trong đầu tư không phải tất cả nhà đầu tư cá nhân đều phản ứng giống nhau. Nghiên cứu này sẽ đi vào kiểm định sự tồn tại của Hiệu ứng ngược vị thế và Khuynh hướng quá tự tin của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
  9. 2 và xem xét các đặc điểm liên quan đến kinh nghiệm của nhà đầu tư cá nhân bao gồm: (a) độ tuổi, (b) thời gian kích hoạt tài khoản, (c) số lượng giao dịch và (d) giá trị tài khoản để xét xem rằng liệu các nhà đầu tư cá nhân với các đặc tính khác nhau có mức độ gặp phải những sai lầm nhận thức trong quyết định đầu tư của mình như nhau hay không. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm bằng chứng thực nghiệm hiệu ứng ngược vị thế và xem xét mức độ tự tin quá mức của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, tìm kiếm mối quan hệ giữa các hiệu ứng này với độ tuổi, thời gian kích hoạt tài khoản, số lượng giao dịch và giá trị tài khoản của nhà đầu tư. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 1. Hiệu ứng ngược vị thế (Disposition effect) có tồn tại ở các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam không? 2. Độ tuổi, thời gian kích hoạt tài khoản, số lượng giao dịch và giá trị tài khoản của nhà đầu tư ảnh hưởng thế nào đến hiệu ứng ngược vị thế? 3. Độ tuổi, thời gian kích hoạt tài khoản, số lượng giao dịch và giá trị tài khoản của nhà đầu tư ảnh hưởng thế nào đến tần suất giao dịch, mức độ đa dạng hoá danh mục và thành quả đầu tư của họ? 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
  10. 3 Để kiểm định sự tồn tại của Hiệu ứng ngược vị thế đối với các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tôi dựa vào phương pháp nghiên cứu của Odean (1998a), sử dụng phương pháp kiểm định khác biệt trung bình hai chuỗi dữ liệu Tỷ lệ thực hiện lãi (PGR) và tỷ lệ thực hiện lỗ (PLR) của các nhà đầu tư cá nhân trong mẫu. Để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến đặc tính nhà đầu tư cá nhân với hiệu ứng ngược vị thế, tần suất giao dịch, mức độ đa dạng hoá và thành quả đầu tư, tôi sử dụng phương pháp hồi quy OLS. 1.5. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giao dịch thực tế và các đặc tính của nhà đầu tư cá nhân Việt Nam trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.6. Phạm vi nghiên cứu Giao dịch của 116 nhà đầu tư cá nhân có tài khoản tại một công ty chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 01/01/2011 đến 30/04/2014. Bài nghiên cứu này được trình bày như sau: 1. Khung lý thuyết về hiệu ứng ngược vị thế và tự tin quá mức. Trong chương này, tôi điểm qua những lý thuyết có liên quan đến hiệu ứng ngược vị thế, quá tự tin và bằng chứng từ những nghiên cứu trước đó về các hiệu ứng này. 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Trong chương này, tôi sẽ mô tả dữ liệu, cách tổ chức dữ liệu và trình bày phương pháp nghiên cứu.
  11. 4 3. Kiểm định và kết quả. Trong chương này, tôi chạy các mô hình hồi quy và kiểm định để làm rõ các câu hỏi nghiên cứu. 4. Kết luận. Những kết quả chính về hiệu ứng ngược vị thế và tự tin quá mức tại Việt Nam và một số hàm ý.
  12. 5 2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HIỆU ỨNG NGƢỢC VỊ THẾ VÀ TỰ TIN QUÁ MỨC 2.1. Hiệu ứng ngƣợc vị thế 2.1.1. Lý thuyết triển vọng Lý thuyết chuẩn tắc (normative theory) cho rằng con người nên hành động theo một cách nào đó. Ngược lại lý thuyết thực chứng (positive theory) nhìn nhận những gì mà con người thực sự làm và xây dựng các mô hình dựa trên cơ sở những quan sát này. Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng (expected utility theory) là một lý thuyết chuẩn tắc được đưa ra bởi John Von Neumann và Oskar Morgenstern (1944) nhằm nỗ lực mô tả cách thức con người nên hành động khi đối mặt với các quyết định liên quan đến rủi ro. Khi so sánh các triển vọng, đơn giản đó là các phân phối xác xuất của các kết quả cuối cùng, tiến trình cơ bản là ấn định mức hữu dụng cho mỗi kết quả có thể có, và một tỷ trọng tương ứng với xác xuất của các kết quả này, và lựa chọn kết quả nào có độ hữu dụng cao nhất. Mặc dù lý thuyết hữu dụng kỳ vọng rất hữu ích trong việc xây dựng mô hình về việc ra quyết định của các cá nhân, nhưng không lâu sau đó nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện ra rằng những người tham gia thị trường vi phạm một cách có hệ thống lý thuyết hữu dụng kỳ vọng. Trong số đó, lý thuyết triển vọng (prospect theory) của Kahneman và Tversky (1979, 1992) thu hút được nhiều sự chú ý nhất.
  13. 6 Nguyên nhân chính là vì lý thuyết này thành công nhất trong việc tập hợp các bằng chứng thực nghiệm và mô tả một cách rõ ràng thái độ của những người tham gia thị trường trước nhiều dạng trò chơi may rủi khác nhau. Trong khi các nghiên cứu khác chỉ đơn thuần tập hợp các chứng cứ thực nghiệm về một số hiện tượng bất thường, với mục đích làm suy yếu lý thuyết hữu dụng kỳ vọng. Lý thuyết triển vọng cùng với một số các lý thuyết cùng quan điểm khác được truyền cảm hứng từ việc giải thích các vi phạm của lý thuyết hữu dụng kỳ vọng. Vì vậy nội dung chính của lý thuyết triển vọng cũng xoay quanh những bằng chứng thực nghiệm cho thấy thực tế con người có những hành vi trái ngược với lý thuyết hữu dụng kỳ vọng. Dưới đây là 3 khía cạnh cơ bản của việc ra quyết định đã được Kahneman và Tversky quan sát để đưa ra cơ sở cho lý thuyết triển vọng: Con người đôi khi thể hiện sự e ngại rủi ro (risk averse) và đôi khi lại thể hiện sự tìm kiếm rủi ro (risk – seeking), tuỳ thuộc vào bản chất của triển vọng. Giả sử phải lựa chọn giữa 2 quyết định hiện hữu sau: Quyết định 1: Chọn giữa P1($250) (chắc chắn có được 250$) và P2(0.25, $1,000) (có $1,000 với xác suất 25%) Quyết định 2: Chọn giữa P3(-$750) (chắc chắn mất $750) và P4(0.75, -$1,000) (mất $1,000 với xác suất 75%) Kết quả khảo sát cho thấy có 84% người chọn P1 đối với quyết định 1, điều này phù hợp với sự e ngại rủi ro được đề xuất trong lý thuyết hữu dụng kỳ vọng. Đồng thời,
  14. 7 87% người lựa chọn P4 đối với quyết định 2, điều này lại nhất quán với sự tìm kiếm rủi ro. Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng không cho phép thay đổi thái độ đối với rủi ro, không ưa thích rủi ro và không bao giờ tìm kiếm rủi ro. Tuy nhiên lý thuyết triển vọng thì có, và thái độ đối với rủi ro tuỳ thuộc vào bản chất của triển vọng, như chúng ta sẽ thấy trong khía cạnh tiếp theo sau đây. Việc đánh giá các triển vọng của con người phụ thuộc vào được (lời) và mất (lỗ) so với một điểm tham chiếu. Điểm tham chiếu này thường là trạng thái hiện tại Kahneman và Tversky cho rằng được (lời) và mất (lỗ) dường như là điều mà con người quan tâm chứ không phải mức tài sản. Trong khía cạnh trước, chúng ta đã thấy sự e ngại rủi ro trong trường hợp “được” và sự tìm kiếm rủi ro trong trường hợp “mất”. Điều đó cho thấy một ranh giới giữa sự e ngại rủi ro và tìm kiếm rủi ro. Trong khi đó lý thuyết hữu dụng kỳ vọng sử dụng mức tài sản làm một biến quan trọng trong hàm hữu dụng và không cho phép có ranh giới giữa sự e ngại rủi ro và tìm kiếm rủi ro, con người được giả định là có khẩu vị rủi ro không đổi. Bạn sẽ lựa chọn cho vấn đề sau như thế nào? Quyết định 1: Giả sử hiện tại bạn có thêm được $300. Và bạn chọn lựa giữa P5($100) (chắc chắn có $100) và P6(0.5,$200) (có $200 với xác xuất 50%). Quyết định 2: Giả sử hiện tại bạn có thêm được $500. Và bạn sẽ chọn lựa giữa P7(- $100) (chắc chắn mất $100) và P8(0.5,-$200) (mất $200 với xác xuất 50%).
  15. 8 Chú ý rằng hai quyết định này thực tế giống nhau. Trong cả 2 trường hợp, đều là quyết định chọn giữa việc chắc chắn có $400 và việc sẽ có 50% cơ hội có $500 và 50% cơ hội có $300. Mặc dù vậy, thực tế có 72% người trả lời sẽ chọn P5, thể hiện sự e ngại rủi ro và 64% người chọn P8, thể hiện sự tìm kiếm rủi ro. Điều đó cho thấy thái độ đối với rủi ro là không giống nhau giữa việc được và mất, nghĩa là sự thay đổi của mức tài sản, chứ không phải là mức tài sản, mới thực sự là vấn đề. Con người đánh giá kết quả dựa trên được và mất so với một điểm tham chiếu, điểm tham chiếu này thường là mức tài sản hiện tại. Con người ngại mất mát (thua lỗ) vì mất mát lớn hơn được Kahneman và Tversky cũng lưu ý rằng con người dường như cảm thấy mất mát nhiều hơn là được với cùng một giá trị tuyệt đối bằng nhau. Xem xét vấn đề sau: Với X là bao nhiêu thì bạn sẽ không thấy có sự khác biệt giữa P9(0) và P10(0.5,X,- $25)? P9 là chắc chắn. Kết quả trung bình của thử nghiệm là $61. Có nghĩa là, trong một trò may rủi (xác suất 50:50), với việc mất $25, một người đòi hỏi phải được $61 để không thấy có sự khác biệt giữa việc chấp nhận hay từ chối trò may rủi này. Và điều này cho thấy rất rõ con người e ngại sự mất mát (loss aversion). Ngại sự mất mát là khái niệm mô tả hành vi quan sát được đối với hầu hết con người, theo đó con người thường cảm thấy “mất” lớn hơn là “được”.
  16. 9 Vấn đề quan trọng cần lưu ý là sự e ngại mất mát tương đối khác sự e ngại rủi ro. Con người thích một thứ chắc chắn hơn so với một trò may rủi có các kết quả đầu ra dương khi giá trị kì vọng là như nhau (ví dụ chắc chắn có $75 so với có $50 hoặc $100 với xác xuất 50:50) thể hiện sự e ngại rủi ro. Tuy nhiên, sự e ngại rủi ro đó của họ sẽ yếu hơn nhiều khi một trong số các kết quả có thể đẩy họ đến chỗ thua lỗ, ví dụ như trong thử nghiệm trên. Những kết quả tóm tắt ở trên khiến các nhà nghiên cứu nghĩ đến lý thuyết khác thay thế lý thuyết hữu dụng kỳ vọng. Lý thuyết triển vọng đưa ra một mô hình ra quyết định dưới điều kiện rủi ro mà có sự kết hợp với hành vi được quan sát như trên. Hàm giá trị (value function – hình 1.1) trong lý thuyết triển vọng thay thế hàm hữu dụng trong lý thuyết hữu dụng kỳ vọng. Trong khi mức hữu dụng được đo lường bằng mức độ tài sản thì giá trị lại được định nghĩa bằng việc được và mất so với một điểm tham chiếu. Ba khía cạnh quan sát được từ việc ra quyết định được mô tả trên đây đòi hỏi các đặc điểm của hàm giá trị như sau: (1) Con người thể hiện sự e ngại rủi ro trong miền lời và tìm kiếm rủi ro trong miền lỗ, điều đó dẫn đến hàm giá trị lõm trong miền lời và lồi trong miền lỗ; (2) Các quyết định chú trọng vào lời và lỗ, điều này dẫn đến hàm giá trị không phải là mức tài sản, mà là sự thay đổi của mức tài sản; và (3) Con người ngại mất mát (thua lỗ), do đó hàm giá trị trong miền lỗ dốc hơn trong miền lời.
  17. 10 Hình 2.1: Hàm giá trị trong lý thuyết triển vọng Nguồn: Kahneman và Tversky (1979) Ngoài ra, thay vì sử dụng xác suất đơn giản như trong lý thuyết hữu dụng kỳ vọng, lý thuyết triển vọng sử dụng tỷ trọng quyết định (decision weight). Các tỷ trọng quyết định này là một hàm xác suất. Đặc điểm này của lý thuyết triển vọng có thể giải thích một số trường hợp vi phạm lý thuyết hữu dụng kỳ vọng của những người tham gia thị trường, bao gồm nghịch lý nổi tiếng Allais. Con người trong lý thuyết triển vọng định một tỷ trọng quá cao cho những sự kiện có xác suất thấp. Việc đánh giá cao quá mức xác suất thấp giải thích tại sao tồn tại nhu cầu của con người đối với vé số, một hình thức cung cấp một cơ hội nhỏ cho một khoản lời lớn, và nhu cầu
  18. 11 của con người đối với bảo hiểm, một hình thức chứa đựng một xác suất nhỏ cho một khoản lỗ lớn. Nói tóm lại, dưới lý thuyết triển vọng con người đánh giá rủi ro bằng việc sử dụng hàm giá trị được định nghĩa trên lời và lỗ. Theo đó hình dạng của hàm giá trị là lõm trong miền lời và lồi trong miền lỗ. Điểm xoắn lại tại điểm tham chiếu (referenve point) cho thấy người ta nhạy cảm với các khoản lỗ hơn các khoản lời; và sử dụng xác suất chủ quan (transformed hay subjective probability), được cung cấp bởi hàm trọng số (weighting function), hơn là xác suất khách quan để đánh giá rủi ro. 2.1.2. Tính toán bất hợp lý Xem xét hai vấn đề được Kahneman và Tversky đưa ra trong nghiên cứu “The framing of decisions and the psychology of choice” – 1981 sau đây: Hãy tưởng tượng bạn đã quyết định xem một vở kịch với phí vào cửa là $10 một vé. Khi vào nhà hát, bạn phát hiện ra bạn mất tờ giấy bạc $10. Bạn sẽ vẫn tiếp tục trả $10 cho một vé để xem? Và Hãy tưởng tượng bạn đã quyết định xem một vở kịch và phải trả phí vào cửa là $10 một vé. Khi vào nhà hát, bạn phát hiện ra bạn mất chiếc vé. Chỗ ngồi không được đánh dấu và vé thì không thể cấp lại. Bạn sẽ trả $10 cho một vé khác? Tất nhiên là không có gì thực sự khác nhau giữa hai câu hỏi trên. Một lượng tiền nhất định ($10) đã mất vĩnh viễn, và quyết định duy nhất mà bạn phải đưa ra là việc
  19. 12 xem kịch có đáng giá $10 đối với bạn hay không? Việc $10 bị mất dưới hình thức tiền mặt hay dưới dạng một chiếc vé thực sự không liên quan. Nhưng không phải nhiều người nghĩ giống như vậy… Trong số những người trả lời câu hỏi đầu tiên, 88% trả lời rằng họ sẽ mua một tấm vé. Trong khi đó, ở câu hỏi thứ hai, phần lớn (54%) số người được hỏi cho biết họ sẽ không mua vé. Sự khác biệt trong các câu trả lời là do tính toán bất hợp lý (mental accounting). Tính toán bất hợp lý là một phương pháp được mọi người sử dụng để quản lý việc ra quyết định. Theo Richard Thaler, “tính toán bất hợp lý là một hoạt động nhận thức của các cá nhân và hộ gia đình để tổ chức, đánh giá, và theo dõi các hoạt động tài chính” (Thaler, R. H., 1999, “Mental Accounting matters”, Jounal Behavioral Decision Making 12, 183 – 206). Các thành phần chủ yếu của tính toán bất hợp lý là sự phân định tài khoản, đóng tài khoản và đánh giá tài khoản. Hãy xem xét các loại tài khoản có thể tồn tại. Nhiều người đặt tiền của họ tại những “tài khoản danh nghĩa” khác nhau (silos): tiêu dùng (thức ăn, nhà ở, giả trí, kì nghỉ…), tài sản (tài khoản séc, tiết kiệm hưu trí) và thu nhập (tiền lương, tiền thưởng). Chú ý một điểm quan trọng là thông thường những “tài khoản” này được hình thành trong trí óc hơn là được thể hiện dưới một tài khoản thực. Chẳng hạn, hầu hết chúng ta không thiết lập hẳn một tài khoản ngân hàng cho việc giải trí. Trong các lý thuyết truyền thống, các nhà kinh tế giả định rằng các khoản tiền có thể thay thế được, nhưng thực tế không hẳn như vậy, bởi vì phương pháp phân chia
  20. 13 thành các tài khoản khác nhau được xây dựng từ sự tính toán trong trí óc. Những quyết định thực tế mà con người thực hiện cho thấy rằng tiền không phải lúc nào cũng có thể thay thế cho nhau. Mặc dù có thể dẫn tới những hành vi sai lệch, sự phân chia các tài khoản trong trí óc giúp mọi người phát huy sự tự chủ, khuyến khích việc dùng các quy tắc như “không đụng vào tiền tiết kiệm hưu trí” và “không dùng thanh toán cho các hàng hoá hay dịch vụ xa xỉ vượt quá số tiền tiết kiệm”… Quay trở lại với vấn đề về vé xem kịch, khi chiếc vé ban đầu được mua, một “tài khoản mua vé” đã được thiết lập. Nếu tất cả đúng theo kế hoạch này, việc xem vở kịch sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng tấm vé ban đầu, niềm vui xem kịch sẽ bù đắp chi phí của tấm vé, và “tài khoản mua vé” sẽ được đóng lại. Trong vấn đề 1 ở trên, mất tờ giấy bạc $10 không trực tiếp liên quan đến tấm vé, nên mọi người sẵn long mua một tấm vé mới. Mặc dù không vui về việc mất $10, không có những giới hạn về ngân sách, không có lý do gì để kết nối việc mất mát này với quyết định mua vé. Ngược lại, trong vấn đề 2, giá của một tấm vé mới sẽ được ghi vào “tài khoản mua vé” vẫn đang mở, vì thế giá của một tấm vé bây giờ có vẻ là $20, đây là giá khiến nhiều người thấy là quá cao. Trong vấn đề trên, có một khoảng thời gian mặc nhiên để đóng các tài khoản. Khi một món hàng tiêu dùng được thanh toán, tài khoản này sẽ đóng khi món hàng đó thực sự được sử dụng (như vở kịch đã được xem). Tuy nhiên, các tài khoản khác có thể khó nhận biết khi nào chúng có thể được đóng lại hơn, như là các tài khoản được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2