intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp niêm yết và mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học để các DN cung cấp thông tin trên BCTN, đồng thời nghiên cứu còn là tài liệu giúp các đối tượng sử dụng BCTN của doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các thông tin mà doanh nghiệp công bố. Đồng thời các đề xuất nghiên cứu đưa ra góp phần giúp doanh nghiệp cải thiện mức độ CBTT, cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng thông tin ra quyết định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp niêm yết và mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ THU HOÀI MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VÀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN TẠI SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 60340301 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ TP. Hồ Chí Minh – năm 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc thống kê, tổng hợp và phân tích từ kết quả khảo sát thực tiễn. Những kết luận của luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2014 ( Ký tên và ghi rõ họ tên) HOÀNG THỊ THU HOÀI
  3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ Trang LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu chung: .............................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể: .............................................................................................. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 2 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 5.1. Phƣơng pháp định tính: .................................................................................. 3 5.2. Phƣơng pháp định lƣợng: ............................................................................... 3 6. Đóng góp của nghiên cứu ...................................................................................... 4 7. Kết cấu dự kiến của luận văn................................................................................. 4 CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................5 1.1. Các nghiên cứu thế giới ...................................................................................... 5 1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................................. 7 1.3. Điểm mới của nghiên cứu................................................................................... 8 Kết luận chƣơng 1: .....................................................................................................9 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................10 2.1. Tổng quan về CBTT ..........................................................................................10
  4. 2.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 10 2.1.2. Lý do cho việc lựa chọn Báo cáo thƣờng niên ....................................... 11 2.1.3. Yêu cầu về CBTT đối với các doanh nghiệp niêm yết........................... 13 2.1.4. Đo lƣờng mức độ CBTT ......................................................................... 14 2.2. Các lý thuyết về CBTT ..................................................................................... 16 2.2.1. Lý thuyết ngƣời đại diện (agency theory) ................................................ 17 2.2.2. Lý thuyết tín hiệu (signaling theory) ...................................................... 18 2.3. Các đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến mức độ CBTT ...................... 18 2.3.1. Loại ngành................................................................................................ 19 2.3.2. Công ty kiểm toán .................................................................................... 20 2.3.3. Tính thanh khoản ..................................................................................... 21 2.3.4. Lợi nhuận ................................................................................................. 21 2.3.5. Thành phần HĐQT................................................................................... 22 2.3.6. Tỷ lệ sở hữu của HĐQT ........................................................................... 23 2.3.7. Quy mô ..................................................................................................... 23 2.3.8. Đòn bẩy tài chính ..................................................................................... 24 2.3.9. Tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài .......................................................................... 24 Kết luận chƣơng 2: ...................................................................................................26 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................27 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 27 3.2. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................... 28 3.2.2. Công ty kiểm toán................................................................................... 29 3.2.3. Tính thanh khoản .................................................................................... 29 3.2.3. Lợi nhuận ................................................................................................ 29 3.2.5. Thành phần HĐQT ................................................................................. 29 3.2.6. Tỷ lệ sở hữu của HĐQT ......................................................................... 30 3.2.7. Quy mô ................................................................................................... 30 3.2.8. Đòn bẩy tài chính .................................................................................... 30 3.2.9. Tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài ......................................................................... 30
  5. 3.3. Mô hình nghiên cứu và đo lƣờng các biến ....................................................... 31 3.3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 31 3.3.2. Đo lƣờng các biến ................................................................................... 33 3.4. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ............................................................ 39 3.4.1. Mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 39 3.4.2. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 40 3.5. Phƣơng pháp phân tích số liệu ......................................................................... 41 3.5.1. Thống kê mô tả ....................................................................................... 41 3.5.2. Phân tích tƣơng quan .............................................................................. 41 3.5.3. Kiểm định t-test ...................................................................................... 42 3.5.4. Phân tích hồi quy đa biến ....................................................................... 42 Kết luận chƣơng 3: ...................................................................................................43 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................44 4.1. Đánh giá mức độ CBTT trên báo cáo thƣờng niên ...........................................44 4.1.1. Kết quả khảo sát Bộ tiêu chí CBTT ......................................................... 44 4.1.2. Thống kê mô tả chỉ số CBTT ................................................................... 44 4.1.3. Đánh giá mức độ CBTT ........................................................................... 46 4.2. Phân tích các đặc điểm công ty ảnh hƣởng đến mức độ CBTT ....................... 47 4.2.1. Thống kê mô tả các biến độc lập ............................................................... 47 4.2.2. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình giữa hai tổng thể (kiểm định t- test) ..................................................................................................................... 49 4.2.3. Phân tích mối tƣơng quan giữa các biến trong mô hình ........................... 51 4.2.4. Kết quả hồi quy bội ................................................................................... 53 4.2.5. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ................................................................ 55 Kết luận chƣơng 4: .........................................................................................................59 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................60 5.1. Kết luận .................................................................................................................. 60 5.2. Các kiến nghị.......................................................................................................... 61 5.2.1. Các kiến nghị nhằm tăng cƣờng mức độ CBTT .......................................... 61
  6. 5.2.2. Kiến nghị đối với nhà đầu tƣ ........................................................................ 65 5.2.3. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý NN ........................................................ 66 5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................69 PHỤ LỤC .......................................................................................................................72
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AIMR: Hiệp hội quản lý nghiên cứu và đầu tƣ quốc tế BCTC : Báo cáo tài chính BCTN: Báo cáo thƣờng niên BTC: Bộ Tài Chính CBTT : Công bố thông tin CTCP : Công ty cổ phần DN : Doanh nghiệp FAF: Hiệp hội phân tích tài chính quốc tế HĐQT : Hội đồng quản trị HNX: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội IFC: Tổ chức tài chính quốc tế NHNN: Ngân hàng nhà nƣớc NN: Nhà nƣớc NQT: Nhà quản trị TTCK: Thị trƣờng chứng khoán QĐ: Quyết định VN : Việt Nam VNĐ: Việt Nam đồng
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Error! Bookmark not defined. .............................................................................. 40 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả chỉ số CBTT các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM .............................................................................. 44 Bảng 4. 2: Thống kê mô tả theo từng chỉ mục .......................................................... 45 Bảng 4.3 Kết quả trình bày của các nhóm chỉ mục thông tin ................................... 46 Bảng 4.4: Bảng kết quả thống kê mô tả các biến độc lập định lƣợng....................... 48 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định t-test để đánh giá sự khác biệt về mức độ CBTT giữa nhóm các DN sản xuất và phi sản xuất ..................................................................... 50 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định t-test để đánh giá sự khác biệt về mức độ CBTT giữa nhóm các DN Big4 và non Big4 .............................................................................. 50 Bảng 4.7: Ma trận tƣơng quan giữa các biến độc lập trong mô hình ....................... 52 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy đa biến ........................................................................... 54
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................... 27 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu. ..................................................................... 32
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trƣờng kinh doanh quốc tế không chỉ đang chuyển dịch theo hƣớng ngày càng toàn cầu hóa hơn mà còn đồng thời phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và lạm phát. Đặc biệt là ở thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, khi mà đây mới chỉ là một thị trƣờng còn rất non trẻ trình độ hiểu biết về các báo cáo công ty, các quy định tài chính còn rất hạn chế. Do đó, để bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh và sự cạnh tranh khốc liệt, các công ty Việt Nam, đặc biệt là các công ty niêm yết đang cố gắng thỏa mãn ở mức tối đa những gì mà những đối tƣợng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp cần, mà trong đó, việc tăng cƣờng mức độ công bố các thông tin trên báo cáo thƣờng niên đang đƣợc lƣu ý. Bên cạnh đó, trƣớc những thất bại của các công ty niêm yết lớn trong hai năm gần đây (nhƣ CTCP Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam, Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghệ An…), nhu cầu về công bố thông tin của công ty niêm yết đã tăng lên đồng thời đặt thêm áp lực trên các công ty niêm yết trong việc nâng cao chất lƣợng báo cáo của mình. Điều này là do những lý do sau: Thứ nhất, CBTT giống nhƣ “một cây cầu” kết nối một công ty với rất nhiều đối tƣợng sử dụng thông tin khác nhau bên ngoài doanh nghiệp, những thông tin đƣợc trình bày trong các báo cáo thƣờng niên của công ty đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp những thông tin hữu ích giúp cho ngƣời sử dụng thông tin ra quyết định. Thứ hai, mức độ CBTT cao có thể giúp thu hút các cổ đông mới qua đó giúp duy trì một nhu cầu tích cực đối với cổ phiếu và giá cổ phiếu phản ánh đầy đủ hơn giá trị nội tại của nó. Thứ ba, báo cáo chất lƣợng cao là điều cần thiết để duy trì một hệ thống thị trƣờng vốn hiệu quả. Một thị trƣờng vốn tính thanh khoản cao đòi hỏi sự sẵn có của thông tin minh bạch và đầy đủ để tất cả những ngƣời tham gia có thể đƣa ra quyết định khi họ phân bổ vốn giữa các lựa chọn thay thế cạnh tranh. Việc tăng cƣờng CBTT giúp giảm bớt nguy cơ bất cân xứng thông tin và do đó làm giảm chi phí vốn
  11. 2 vì nó có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, cung cấp môi trƣờng đầu tƣ cho công chúng, tạo môi trƣờng giúp Chính Phủ thực hiện chính sách vĩ mô. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp niêm yết và mức độ công bố thông tin trên báo cáo thƣờng niên tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp và mức độ CBTT nhằm đƣa ra các kiến nghị để nâng cao mức độ CBTT trên BCTN. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến mức độ CBTT và đặc điểm doanh nghiệp từ đó đƣa ra các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu. - Phân tích ảnh hƣởng của các đặc điểm DN tới mức độ CBTT trên BCTN thông qua mô hình. - Đề xuất các kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Thứ nhất: Các lý thuyết liên quan đến mức độ CBTT là gì? - Thứ hai: Các đặc điểm nào của công ty ảnh hƣởng tới mức độ CBTT? - Thứ ba: Các đặc điểm công ty ảnh hƣởng đến mức CBTT trên BCTN nhƣ thế nào? - Thứ tƣ: Các kiến nghị để tăng cƣờng mức độ CBTT? 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng đƣợc nghiên cứu: Nghiên cứu mức độ công bố thông tin và các đặc điểm DN ảnh hƣởng tới mức độ CBTT trên BCTN của DN niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.
  12. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Các DN niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. - Phạm vi thời gian: năm 2013. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp định tính: Dựa vào các lý thuyết có liên quan, tác giả xác định các đặc điểm doanh nghiệp ảnh hƣởng tới mức độ CBTT. Thông qua việc tham khảo Bộ tiêu chí CBTT mà sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội dùng để xếp hạng CBTT các DN, tác giả tiến hành đánh giá lại thông qua khảo sát, gửi bảng câu hỏi đến các đối tƣợng có liên quan để khẳng định lại Bộ tiêu chí CBTT. Từ đó, sử dụng phƣơng pháp chỉ số CBTT bằng cách dựa vào Bộ tiêu chí để tính toán chỉ số CBTT của mỗi DN bằng phƣơng pháp đo lƣờng không trọng số. 5.2. Phƣơng pháp định lƣợng: Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm DN và mức độ CBTT, đƣợc thực hiện qua các giai đoạn: - Chọn mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. - Thu thập báo cáo thƣờng niên của các doanh nghiệp theo mẫu đã chọn. - Đo lƣờng các biến đặc điểm DN dựa trên dữ liệu thu thập từ BCTN. - Thiết lập chỉ số phản ánh mức độ CBTT trên báo báo thƣờng niên của các doanh nghiệp thông qua phƣơng pháp chỉ số CBTT theo cách tiếp cận không trọng số. - Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích tƣơng quan, kiểm định t-test và phân tích hồi quy bội để đo lƣờng ảnh hƣởng của các biến đặc điểm DN lên mức độ CBTT.
  13. 4 6. Đóng góp của nghiên cứu Về mặt khoa học: Nghiên cứu củng cố và bổ sung cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hƣởng tới mức độ CBTT thông tin trên BCTN của DN. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học để các DN cung cấp thông tin trên BCTN, đồng thời nghiên cứu còn là tài liệu giúp các đối tƣợng sử dụng BCTN của doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các thông tin mà doanh nghiệp công bố. Đồng thời các đề xuất nghiên cứu đƣa ra góp phần giúp doanh nghiệp cải thiện mức độ CBTT, cung cấp thông tin hữu ích cho ngƣời sử dụng thông tin ra quyết định. 7. Kết cấu dự kiến của luận văn  Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu  Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu  Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu  Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận  Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
  14. 5 CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Nội dung CBTT đã đƣợc nghiên cứu tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam với nhiều khía cạnh, thời điểm và các phạm vi khác nhau. Có thể kể đến các nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc nhƣ sau: 1.1. Các nghiên cứu thế giới Hiện nay, một hạn chế lớn khi nghiên cứu về CBTT là cách tiếp cận để đo lƣờng mức độ CBTT. Theo Francesca Citro (2013) với nghiên cứu “Disclosure level evaluation and disclosure determinant analysis: a literature review” đã chỉ ra rằng cho đến nay có hai cách tiếp cận chính đã đƣợc sử dụng để hình thành một bảng chấm điểm mức độ CBTT của các công ty: phân tích nội dung và chỉ số CBTT. Trong đó, phân tích nội dung là phƣơng pháp sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu suy luận từ dữ liệu, nghiên cứu ngôn ngữ để lƣợng hóa chúng và từ đó xếp hạng CBTT. Tuy nhiên phƣơng pháp này tốn rất nhiều công sức nên hạn chế có cỡ mẫu lớn. Cách tiếp cận thứ hai là phƣơng pháp chỉ số CBTT. Theo đó, ngƣời nghiên cứu sẽ xây dựng bộ tiêu chí CBTT. Bộ tiêu chí này bao gồm một danh sách các khoản mục thông tin đƣợc lựa chọn, có thể đƣợc công bố trong báo cáo của các công ty. Đây là cách đƣợc đa số các nhà nghiên cứu sử dụng. Sau đó, các mục thông tin sẽ đƣợc đo lƣờng trong các biến giả theo phƣơng pháp không trọng số (lƣỡng phân) hoặc phƣơng pháp có trọng số. Sau khi hiểu rõ đƣợc cách thức đo lƣờng mức độ CBTT, các nhà nghiên cứu sẽ có cơ sở để phát triển nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT. Bhayani (2012) nghiên cứu về “The Relationship between comprehensiveness of corporate disclosure and firm characteristics in India”. Tác giả nghiên cứu ảnh hƣởng của quy mô, lợi nhuận, cơ cấu sở hữu, công ty kiểm toán, đòn bẩy tài chính tác động lên mức độ CBTT. Cũng áp dụng phƣơng pháp chỉ số CBTT với đo lƣờng không trọng số, nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty có quy mô lớn, lợi nhuận cao, đòn bẩy cao, đƣợc kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn có xu hƣớng minh bạch thông tin hơn.
  15. 6 Nandi and Ghosh (2012) nghiên cứu về “Corporate governance attributes, firm characteristics and the level of corporate disclosure: Evidence from the Indian listed firms”. Bài nghiên cứu này cũng sử dụng phƣơng pháp chỉ số CBTT nhƣng dựa trên mô hình của Standard & Poor để đo lƣờng mức độ CBTT. Kết quả cho thấy quy mô, lợi nhuận và tính thanh khoản ảnh hƣởng tích cực đến mức độ CBTT. Tuy nhiên đòn bẩy và thành phần HĐQT lại ảnh hƣởng tiêu cực đến mức độ CBTT. Yanesari et al. (2012) nghiên cứu về “Board Characteristics and Corporate Voluntary Disclosure: An Iranian Perspective”. Cũng với phƣơng pháp chỉ số CBTT, nghiên cứu dựa trên thực nghiệm để kiểm tra mối quan hệ giữa thành phần HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT với mức độ CBTT. Kết quả cho thấy công ty có tỷ lệ thành viên HĐQT càng cao thì mức độ CBTT càng cao. Tuy nhiên, nghiên cứu lại không tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT và mức độ CBTT. Fathi (2013) với nghiên cứu “Corporate Governance and the Level of Financial Disclosure by Tunisian Firm” đã phân tích mức độ CBTT của các công ty ở Tunisian. Nghiên cứu cũng chọn cách tiếp cận thứ hai là chỉ số CBTT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty có quy mô, lợi nhuận, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT khác nhau thì điểm số CBTT cũng khác nhau. Nghiên cứu của Aljifri and Alzarouni (2013) về “The assosiation between firm characteristics and corporate financial disclosures: evidence from UAE companies”. Tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp chỉ số CBTT để nghiên cứu tác động của loại ngành, lợi nhuận, quy mô, tính thanh khoản, tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập lên mức độ CBTT. Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng có mức độ CBTT cao hơn ngành sản xuất và dịch vụ. Ngoài ra, quy mô của công ty cũng đƣợc tìm thấy là có liên quan đáng kể với mức độ công bố thông tin. Nghiên cứu của Sartawi et al. (2014) về “Board Composition, Firm Characteristics, and Voluntary Disclosure: The Case of Jordanian Firms Listed on the Amman Stock Exchange”. Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích nội dung để đo lƣờng mức độ CBTT. Nghiên cứu cho thấy yếu tố loại ngành có mối quan hệ
  16. 7 tích cực đến mức độ CBTT, các công ty trong lĩnh vực bảo hiểm có xu hƣớng CBTT nhiều hơn các công ty trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, các công ty có tỷ lệ sở hữu của HĐQT cao có mức độ minh bạch thông tin càng thấp. 1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Đến nay, các công trình nghiên cứu trong nƣớc về mức độ công bố thông tin có một số các nghiên cứu nhƣ sau:  Lê Trƣờng Vinh (2008) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư”. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã đƣa ra 2 nhóm đặc điểm ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin. Loại thứ nhất bao gồm các đặc điểm thuộc về tài chính và loại thứ hai là các đặc điểm thuộc về quản trị doanh nghiệp. Những đặc điểm thuộc về tài chính bao gồm: quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, tình hình tài chính, tài sản cầm cố, hiệu quả sử dụng tài sản. Những đặc điểm về quản trị doanh nghiệp: mức độ tập trung vốn chủ sở hữu, cơ cấu HĐQT, quy mô HĐQT. Và do giới hạn về đề tài nên tác giả chỉ đi sâu vào tìm hiểu về nhóm đặc điểm tài chính ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin.  Tƣơng tự nhƣ vậy, Huỳnh Thị Vân (2013) nghiên cứu “Mức độ CBTT kế toán của các doanh nghiệp ngành xây dựng yết giá tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”. Tác giả cũng chỉ nghiên cứu tác động của các biến thuộc đặc điểm tài chính lên việc CBTT bắt buộc nhƣ quy mô, khả năng sinh lời, đòn bẩy, khả năng thanh toán, tốc độ tăng trƣởng doanh thu và công ty kiểm toán đến mức độ CBTT. Kết quả cho thấy chỉ có Quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến mức độ CBTT, các biến còn lại không có ý nghĩa.  Đề tài nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Thu Đông (2013)“Các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính của các DN niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”. Luận văn nghiên cứu tác động của bảy biến tới mức độ công bố thông tin nhƣ quy mô, khả năng sinh lời, đòn bẩy nợ, khả năng thanh toán, chủ thể kiểm toán, thời gian hoạt động, tài sản cố định. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai nhân tố là khả năng sinh lời và tài sản cố định có ảnh hƣởng thuận chiều tới mức độ CBTT. Tuy nhiên, cũng nhƣ hai nghiên cứu trƣớc
  17. 8 đó, nghiên cứu cũng bỏ qua tác động của nhóm yếu tố thuộc đặc điểm quản trị DN. 1.3. Điểm mới của nghiên cứu Nhƣ vậy, rõ ràng là đã có những công trình nghiên cứu sâu rộng về công bố thông tin trên toàn thế giới và ở Việt Nam cũng đang ngày càng có nhiều nghiên cứu chú ý đến vấn đề này. Tuy nhiên, việc lựa chọn các danh mục CBTT để đánh giá ở các nƣớc thì không giống nhau. Hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp chỉ số CBTT và luận văn này cũng đƣợc sử dụng phƣơng pháp tƣơng tự. Dựa trên tìm hiểu về các nghiên cứu trƣớc đây, luận văn có kế thừa một số đặc điểm nhƣ tìm hiểu về các nhân tố tác động lên mức độ CBTT và phân tích tác động của chúng thông qua mô hình định lƣợng. Đồng thời, luận văn bổ sung thêm những điểm mới trong nghiên cứu. Cụ thể là tác giả tiến hành nghiên cứu mức độ CBTT trên BCTN, trên cả thông tin bắt buộc và tự nguyện chứ không chỉ gói gọn trong các thông tin bắt buộc trên BCTC. Ngoài ra, tác giả tiến hành nghiên cứu toàn diện về các đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hƣởng lên mức độ CBTT, bao gồm cả những đặc điểm liên quan đến quản trị DN nhƣ thành phần HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT. Đồng thời, để tạo cơ sở vững chắc cho bộ tiêu chí CBTT, tác giả xây dựng Bộ tiêu chí dựa trên sự tham khảo Thẻ điểm quản trị công ty do IFC ban hành.
  18. 9 Kết luận chƣơng 1: Qua việc giới thiệu về tính cấp thiết, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu toàn luận văn, tác giả đã giúp ngƣời đọc thấy đƣợc cái nhìn khái quát về nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả đã liệt kê và phân tích sơ bộ các công trình nghiên cứu liên quan. Qua đó, nhận thấy các khe hở của nghiên cứu trƣớc nhƣ:  Mới chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng của đặc điểm tài chính lên mức độ CBTT mà chƣa có một cái nhìn toàn diện trên đặc điểm của doanh nghiệp.  Tập trung nghiên cứu mức độ CBTT trên phạm vi báo cáo tài chính, nghĩa là mới chỉ dừng lại ở các thông tin bắt buộc mà chƣa nghiên cứu trên phạm vi các thông tin tự nguyện. Do đó, dựa trên các nghiên cứu trƣớc đây, kết hợp với cơ sở các lý thuyết về CBTT và các quy định hiện hành của Việt Nam sẽ làm cơ sở để hình thành luận văn với đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp niêm yết và mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM”.
  19. 10 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về CBTT 2.1.1. Khái niệm Tính minh bạch và CBTT đại diện cho một trong những trụ cột của quản trị doanh nghiệp. Các bên liên quan khác nhau sử dụng các thông tin công bố trong BCTN của công ty trong quá trình ra quyết định của họ. Theo HNX (2014), CBTT đƣợc hiểu là phƣơng thức để thực hiện quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các cổ đông và công chúng đầu tƣ có thể tiếp cận thông tin một cách công bằng và đồng thời. Theo Francesca Citro (2013), công bố thông tin bao gồm hai loại là công bố thông tin bắt buộc và công bố thông tin tự nguyện. Công bố thông tin bắt buộc (Madatory disclosure) là những công bố thông tin kế toán theo yêu cầu bởi luật pháp và những quy định của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ. Những công bố này phải đƣợc trình bày theo những quy định của Luật Kinh doanh, Ủy ban chứng khoán, các cơ quan quản lý về kế toán và các chuẩn mực kế toán. Công bố tự nguyện (Voluntary disclosure) đƣợc hiểu là các thông tin tài chính và phi tài chính đƣợc đề cập trên báo cáo thƣờng niên mà không bắt buộc phải công bố, luật pháp không yêu cầu. Việc CBTT tự nguyện bên cạnh các thông tin bắt buộc đã và đang nhận đƣợc một lƣợng ngày càng tăng của sự chú ý trong các nghiên cứu kế toán gần đây. Thông tin tự nguyện là các thông tin đƣợc công bố bên cạnh những thông tin tài chính và phi tài chính bắt buộc để nâng cao niềm tin và nhận thức của nhà đầu tƣ về tƣơng lai của doanh nghiệp. Thông tin tự nguyện giúp cho các nhà đầu tƣ quyết đoán hơn trong các quyết định của mình. Các thông tin tự nguyện đƣợc tiết lộ trong báo cáo hàng năm là một nguồn thông tin tuyệt vời thu hút đối với các nhà nghiên cứu và các bên liên quan (Tufail et al., 2013). Nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu của họ về CBTT kế toán bắt buộc nhƣ Aljifri and Alzarouni (2013) hay nói cách khác là tập trung vào nghiên cứu mức độ CBTT trên BCTC vì báo cáo tài chính đại diện cho các nguồn thông tin chính thức duy nhất có sẵn cho ngƣời sử dụng. Tuy vậy, cách tiếp cận này có thể
  20. 11 gây nhiều tranh luận: nếu các DN đều có nghĩa vụ công bố một lƣợng thông tin nhất định mang tính bắt buộc, vậy lý do tại sao một số công ty lại CBTT bắt buộc nhiều hơn công ty khác? Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt đáng kể trên mức độ CBTT bắt buộc của các công ty, do các công ty đã linh hoạt trong việc lựa chọn cách thức và mức độ công bố thông tin cần thiết. Một số nhà nghiên cứu khác lại tập trung nghiên cứu của họ về CBTT tự nguyện vì việc công bố các thông tin khác ngoài các yêu cầu tối thiểu có thể làm giảm sự bất đối xứng thông tin cũng nhƣ xung đột giữa nhà quản lý và các nhà đầu tƣ bên ngoài (Healy and Palepu, 2001). Một BCTN kết hợp cả thông tin bắt buộc và tự nguyện thì chúng liên tục tƣơng tác với nhau. CBTT bắt buộc là nghĩa vụ của một công ty để CBTT trong báo cáo của công ty, trong khi đó tiết lộ tự nguyện là một điều khoản bổ sung thông tin khi CBTT bắt buộc không thể cung cấp một bức tranh trung thực về giá trị của công ty và hoạt động quản lý. CBTT bắt buộc và tự nguyện không nên đƣợc xem là các mục khác nhau của báo cáo thƣờng niên, mà chúng tƣơng tác với nhau liên tục và chúng ta cần hiểu rõ tầm quan trọng của mỗi khoản mục thông tin (Popova et al., 2013). Khi yêu cầu CBTT bắt buộc là hạn chế hoặc quy định mơ hồ và khó khăn để giải thích, các công ty có thể bổ sung bằng các thông tin tự nguyện. Một mối quan hệ tích cực giữa CBTT tự nguyện và bắt buộc đã đƣợc tìm thấy bởi Naser et al. (2003). Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu cả CBTT bắt buộc và tự nguyện để có một cái nhìn toàn diện, bao quát nhất về mức độ minh bạch thông tin trên thị trƣờng chứng khoán TP.HCM hiện nay. 2.1.2. Lý do cho việc lựa chọn Báo cáo thƣờng niên Theo sổ tay CBTT mà Bộ tài chính ban hành, các công ty niêm yết có thể CBTT trên hai phƣơng tiện:  Báo cáo thƣờng niên: là ấn phẩm thƣờng niên cung cấp thông tin toàn diện về tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty trong năm tài chính liền trƣớc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0