intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá được mức độ tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn, từ đó đề ra các giải pháp về huy động vốn cho ngân hàng thương mại cổ phần VN trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát cao, giúp cho các ngân hàng này có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, khẳng định vị thế của mình trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ……………. NGUYỄN THỊ MINH DIỄM NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ……………. NGUYỄN THỊ MINH DIỄM NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Minh Diễm, học viên lớp Cao học ngày 1, khoá 19, chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng, Trường Đại học Kinh Tế TP HCM. Tôi xin cam đoan rằng Luận văn với đề tài “Nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTMCP VN ” là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi, cùng với sự hướng dẫn của Cô PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương. Các dữ liệu, số liệu tham khảo được sử dụng trong Luận văn thạc sĩ này đều được trích dẫn đầy đủ nguồn tài liệu tham khảo. Tác giả Nguyễn Thị Minh Diễm
  4. DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải CSTT Chính sách tiền tệ USD Đồng đôla Mỹ VND Đồng Việt Nam HĐV Huy động vốn LS Lãi suất LSTCV Lãi suất tái cấp vốn LSHĐV Lãi suất huy động vốn LP Lạm phát LPMT Lạm phát mục tiêu NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương VN Việt Nam
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Trang Bảng 2.1: Bảng mã hóa các ngân hàng nghiên cứu 35 Bảng 2.2 : Sự tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu 37 Bảng 2.3 : Kết quả hồi qui phương trình của kiểm định Pooled 38 Regression Bảng 2.4 : Kết quả hồi quy của kiểm định Fixed effects 39 Bảng 2.5: Kết quả hồi quy của kiểm định Random effects 39 Bảng 2.6 : Kết quả kiểm định Hausman Test 40 Bảng 2.7 : Kết quả kiểm định Lagrange Multiplier 40 Bảng 2.8 : Kết quả kiểm định hệ số VIF 41 Bảng 2.9 : Kiểm định phương sai thay đổi 41 Bảng 2.10 : Kiểm định tự tương quan 42 Bảng 2.11 : Kết quả hồi quy GLS 42 Bảng 3.1 : So sánh chỉ số kinh tế vĩ mô giữa các nước áp dụng 63 lạm phát mục tiêu với các nước khác
  6. DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình và đồ thị Trang Hình 1.1 : Lạm phát do cầu kéo 7 Hình 1.2 : Lạm phát do chi phí đẩy 10 Đồ thị 2.1 : Diễn biến lạm phát ở VN giai đoạn 2007 - 2012 28 Đồ thị 2.2 : Tổng tài sản của 12 NHTMCP VN 32 Đồ thị 2.3 : Huy động vốn của 12 NHTMCP VN 33 Đồ thị 2.4 : Mối quan hệ giữa chỉ số giá, lãi suất tái cấp vốn 44 và chi phí huy động vốn của 12 NHTMCP VN
  7. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng là một trong những kênh huy động và điều hoà vốn quan trọng trong nền kinh tế. Ngân hàng còn là một công cụ quan trọng trong việc ổn định thị trường tài chính và quản lý kinh tế của nhà nước. Ngân hàng cũng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hoá. Hoạt động ngân hàng gắn liền với việc huy động vốn, sau đó dùng số vốn này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Như vậy có thể thể thấy huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại. Lạm phát - một trong những chỉ báo kinh tế vĩ mô và thường xuyên được sử dụng trong phân tích kinh tế. Tác động của lạm phát diễn ra rất rộng đối với nhiều lĩnh vực và ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Thật vậy, khi lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho việc huy động vốn của ngân hàng. Kinh tế Việt Nam thời gian gần đây đã đạt được những kết quả nhất định trong việc kiểm soát lạm phát, cân bằng cán cân thương mại và ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, nhiều rủi ro tiềm ẩn đang gây thách thức cho nền kinh tế nói chung và cho ngành ngân hàng nói riêng trong thời gian tới. Xuất phát từ vị trí quan trọng của nguồn vốn đối với sự sống còn của các NH, từ sự biến động không ngừng của nền kinh tế nói chung và của lạm phát nói riêng, tôi lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tập trung vào các nội dung sau :
  8. 2  Nghiên cứu lý luận cơ bản về lạm phát, về huy động vốn của ngân hàng, từ đó làm cơ sở đưa ra lý thuyết về tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM.  Tìm hiểu tình hình lạm phát nước ta qua các giai đoạn, tình hình huy động vốn của NHTMCP VN, qua đó đánh giá được tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của các ngân hàng này.  Đưa ra các giải pháp về huy động vốn cho NHTMCP VN nói riêng cũng như cho hệ thống NHTM VN nói chung trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát cao. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: Lạm phát, huy động vốn của Ngân hàng thương mại và tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTMCP VN Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là các năm từ năm 2007 đến năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp như phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích dữ liệu bảng bằng mô hình hồi quy bội với phần mềm Stata 11. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá được mức độ tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn, từ đó đề ra các giải pháp về huy động vốn cho ngân hàng thương mại cổ phần VN trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát cao , giúp cho các ngân hàng này có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, khẳng định vị thế của mình trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế.
  9. 3 Trong quá trình thực hiện luận văn, do năng lực và thời gian còn hạn chế, chắc chắn sẽ không tránh những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. 6. Kết cấu của luận văn Chương 1 : Cơ sở lý luận về tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM Chương 2 : Thực trạng tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTMCP VN Chương 3 : Giải pháp về huy động vốn cho NHTMCP VN trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát cao.
  10. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Các vấn đề cơ bản về lạm phát 1.1.1. Một số khái niệm về lạm phát Lạm phát gần như là căn bệnh kinh niên trong nền kinh tế thị trường. Có nhiều nhà kinh tế đã đưa ra định nghĩa đúng cho thuật ngữ này, nhưng nói chung chưa có một sự đồng ý hoàn toàn. Theo thời gian nhận thức về quan hệ giữa tiền tệ và kinh tế ngày càng cao hơn, nên nhận thức về lạm phát cũng có nhiều thay đổi. Có thể nêu những dòng quan điểm cơ bản theo thời gian về lạm phát như ở dưới đây: Theo K. Marx, lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông tiền tệ, vượt quá các nhu cầu của kinh tế thực tế làm cho tiền tệ bị mất giá và phân phối lại thu nhập quốc dân. Như vậy, lạm phát chỉ xuất hiện khi lượng tiền giấy trong lưu thông vượt quá nhu cầu tiền tệ của lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế. Trường phái của Keynes cho rằng “việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài với tỷ lệ cao, do vậy gây nên lạm phát”. Theo quan điểm này, một nhân tố nào khác ngoài tiền tệ không thể gây nên lạm phát cao được. Ngược lại, Paul A. Samuelson lại cho rằng : “lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung…” (Kinh tế học – P.A.Samuelson và W.D. Nordhaus tập 2, NXB Chính trị quốc gia – 1997, trang 391). Trên cơ sở đó ông đưa ra các phương pháp cụ thể để tính tỷ lệ lạm phát, như phương pháp tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giảm phát (GDP). Trái với
  11. 5 quan điểm của trường phái Keynes, Ông cho rằng lạm phát có thể do nguyên nhân cầu kéo hoặc nguyên nhân chi phí đẩy, tức là lạm phát có thể xảy ra ngoài nguyên nhân tiền tệ. Vào những năm 70 của thế kỷ 20, trước những tranh cãi kéo dài về nguyên nhân của tình trạng giá cả tăng cao ở Mỹ và các nước phương tây do cuộc khủng hoảng dầu lửa, Milton Friedman đã nổi tiếng với tuyên bố “ lạm phát dù lúc nào và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Ông còn nhấn mạnh: “Lạm phát ở bất cứ nơi nào luôn là một hiện tượng tiền tệ với nghĩa là, nó được và có thể được tạo ra chỉ bằng cách tăng lượng tiền nhanh hơn so với tăng sản lượng” (Từ điển mới về kinh tế học, 1987). Như vậy, theo Ông một sự tăng giá cả tạm thời có thể do nhiều nguyên nhân nhưng không thể xảy ra lạm phát cao mà không có một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ nhanh được. Từ các quan điểm trên, chúng ta có hiểu một cách thận trọng về lạm phát như sau: Lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá trong nền kinh tế tăng kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Mức giá chung tức là mức trung bình của giá cả các hàng hoá trong nền kinh tế, thể hiện được xu thế biến động chung của mức giá cả - biểu thị sức mua của tiền tệ đối với các hàng hoá khác. Và mức giá chung này phải tăng và kéo dài trong một thời gian nhất định, thường là từ vài tháng trở lên mới có thể coi là đã xảy ra lạm phát. 1.1.2. Phân loại lạm phát Có nhiều cách phân loại lạm phát, tuy nhiên có một phương pháp phân loại khá phổ biến đó là căn cứ vào tốc độ và tác động của nó. Theo cách phân loại này, người ta chia lạm phát ra thành 3 loại : lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và lạm phát siêu tốc. 1.1.2.1. Lạm phát vừa phải Lạm phát vừa phải là loại lạm phát xảy ra với giá cả hàng hoá tăng chậm và có thể dự đoán trước được, thường được giới hạn ở mức một con số
  12. 6 một năm. Ví dụ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1996 đến 2006 là mức lạm phát vừa phải. Khi giá cả hàng hoá tương đối ổn định, người dân vẫn tin tưởng vào tiền tệ và vì vậy các chức năng của nó vẫn được thực hiện một cách bình thường. Đối với mức lạm phát này, mức tác hại lên nền kinh tế không đáng kể, thậm chí trong thực tế nó còn có thể, có tác dụng mở rộng tín dụng, một mặt kích cầu, một mặt gia tăng đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. 1.1.2.2. Lạm phát phi mã Lạm phát này xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số như 20%, 50%, 100% hoặc 300% một năm. Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1981 – 1991 và gần đây nhất là lạm phát trong các năm 2007 – 2008 và 2010 – 2011 là lạm phát phi mã. Khi lạm phát phi mã xảy ra, do tiền bị mất giá rất nhanh nên người dân không còn muốn nắm giữ tiền mà chuyển sang săn lùng mua hàng hoá, vàng, ngoại tệ cất giữ. Tình trạng này càng làm cho giá cả tăng nhanh và biến động bất thường. Thị trường tài chính sẽ tàn lụi vì dòng vốn chạy ra nước ngoài. Lãi suất thực có thể giảm bằng không hoặc âm, hiệu quả kinh tế suy giảm, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, thu nhập thực tế của người lao động bị xói mòn nghiêm trọng, thất nghiệp tăng cao. 1.1.2.3. Lạm phát siêu tốc Lạm phát siêu tốc là loại lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hoá tăng rất nhanh với tốc độ từ 4 con số trở lên một năm. Ví dụ như ở Bolivia năm 1985 là 11.800%/ năm, Nhật Bản năm 1949 là 23.700%/năm, Ba Lan năm 1992 là 560.000%/năm và nghiêm trọng nhất là Đức thời kỳ 1922- 1923 : từ tháng Giêng năm 1922 đến tháng 11 – 1923 chỉ số giá tăng từ 1 lên đến 10.000.000.000 (Kinh tế học – P.A. Samuelon và WD. Nordhaus tập 2, NXB Chính trị quốc gia – 1997, trang 398).
  13. 7 Biểu hiện đặc trưng cơ bản của lạm phát siêu tốc là giá cả hàng hoá tăng nhanh quá mức, và biến động bất thường không thể dự đoán trước được. Xuất hiện hiện tượng ‘củ khoai tây nóng’, người dân phải chạy trốn khỏi tiền và chuyển sang cất trữ ‘mọi thứ’. Nền kinh tế có thể bị biến dạng và rơi vào khủng hoảng trầm trọng, thất nghiệp tràn lan, đời sống nhân dân giảm sút nghiêm trọng. Trong ba loại lạm phát trên thì lạm phát phi mã và lạm phát siêu tốc là hai loại lạm phát ảnh hưởng rất tiêu cực đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Do vậy người ta luôn cảnh giác và phòng ngừa các loại lạm phát này. 1.1.3. Nguyên nhân lạm phát 1.1.3.1. Lạm phát do cầu kéo Khi tổng cầu hàng hoá tăng nhanh vượt quá khả năng cung ứng hàng hoá của nền kinh tế, kéo giá cả hàng hoá tăng lên theo. Hình 1.1 : Lạm phát do cầu kéo Giá cả AS P1 E1 P0 E0 AD1 AD0 Sản lượng 0 thực tế Q0 Q1 (Nguồn: Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung, Tiền tệ Ngân hàng (2011), Nhà xuất bản thống kê)
  14. 8 Hình 1.1 cho thấy khi tổng cầu tăng từ AD0 đến AD1 thì điểm cân bằng cung cầu cũng dịch chuyển từ E0 đến E1 và mức giá tăng tương ứng từ P0 đến P1 . Tổng cầu AD là tổng các sản phẩm mà toàn xã hội sẵn sàng mua ở một mức giá nhất định khi các nhân tố khác không đổi. Nó gồm có 4 bộ phận cấu thành là chi tiêu của các hộ gia đình, cầu đầu tư, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu ròng của nền kinh tế. Tổng cầu tăng dẫn đến lạm phát, thông thường do các nguyên nhân : - Do bội chi NSNN thường xuyên và kéo dài: Trường hợp thâm hụt ngân sách tạm thời chỉ làm giá cả tăng một cách tạm thời từng đợt rồi trở lại mức giá ban đầu khi ngân sách cân bằng trở lại. Khi ngân sách thâm hụt thường xuyên, kéo dài sẽ làm giá cả hàng hoá tăng kéo dài, và nếu lại được tài trợ bằng tiền phát hành thì sẽ càng làm tổng cầu tăng mạnh, kéo giá cả hàng hoá tăng cao. Trường hợp ngân sách thâm hụt thường xuyên, với khối lượng lớn và được bù đắp bằng việc phát hành trái phiếu vay công chúng thì sẽ ảnh hưởng làm mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng lên, tình thế đó đe doạ việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp, buộc NHTW phải can thiệp để duy trì mức lãi suất ban đầu bằng cách cung ứng tiền và càng làm giá cả hàng hoá tăng nhanh. - Thu nhập thực tế của các hộ gia đình tăng làm nhu cầu chi tiêu tăng, tổng cầu tăng lên và giá cả tăng theo. Giá tăng cao làm cho thu nhập thực tế của người lao động suy giảm, công nhân sẽ tạo áp lực đòi tăng lương cải thiện đời sống. Nếu yêu sách tăng lương được thoả mãn, tổng cầu lại tăng và giá cả lại được kéo lên. Quá trình này không có biện pháp kiềm chế kịp thời sẽ dẫn đến vòng xoáy liên tục giữa tăng lương và lạm phát. - Do NHTƯ thi hành chính sách tiền tệ mở rộng, như giảm lãi suất tái chiết khấu, tăng bơm tiền ra lưu thông qua ngõ thị trường mở hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Hành vi này sẽ gây hiệu ứng làm giảm lãi suất trên thị
  15. 9 trường, kích thích tiêu dùng của các hộ gia đình, kích thích việc mở rộng đầu tư và từ đó làm tăng tổng cầu và giá cả lên. - Do có sự chênh lệch cao giữa giá cả hàng hoá cùng loại giữa nước ngoài và trong nước, từ đó làm tăng tổng cầu và giá cả hàng hoá tăng lên. - Ngoài ra có thể do các nguyên nhân về tâm lý, như ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng về chính trị, quân sự, kinh tế hoặc do thiên tai như: động đất, bão, núi lửa, sụt bùn, lở núi,…làm cho dân chúng hoang mang đổ xô đi mua vét hàng hoá, làm sức cầu hàng hoá gia tăng nhanh, kéo giá cả hàng hoá tăng lên. 1.1.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy Khi chi phí sản xuất tăng, với cùng một khoản vốn đầu tư như nhau thì đương nhiên sẽ dẫn đến giảm sản lượng sản xuất. Hàng hoá trở nên khan hiếm, cung không đủ cầu đẩy giá cả hàng hoá tăng lên. Vấn đề đặt ra là tại sao chi phí sản xuất lại tăng lên ? Có nhiều nguồn gốc khác nhau song có thể quy về những nguồn gốc cơ bản sau : - Chi phí tăng lên do tiền lương. Theo các nhà kinh tế học, việc đẩy chi phí tiền lương tăng lên là do các công đoàn gây sức ép đòi tăng lương, giảm giờ làm. Tuy nhiên các nhà kinh tế khác cho rằng chính công đoàn ở các nước tư bản đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm tốc độ tăng của lạm phát và giữ không cho lạm phát giảm xuống quá nhanh, vì các hợp đồng tiền lương của các công đoàn thường là dài hạn và khó thay đổi. - Các cuộc khủng hoảng về các loại nguyên liệu cơ bản như dầu mỏ, sắt thép,…sẽ làm cho giá cả của các loại hàng hoá này tăng lên và điều đó đã đẩy chi phí sản xuất tăng lên. Hai cuộc lạm phát do cung khá trầm trọng ở các nước nhập khẩu dầu mỏ thời kỳ 1973 – 1982 có nguyên nhân xuất phát từ việc tổ chức OPEC hạn chế lượng dầu cung ứng làm giá dầu thô tăng lên hơn 10 lần. Tình trạng lạm phát tăng cao gần tới mức hai con số ở Việt Nam trong hai năm 2004 – 2005 cũng có nguyên nhân rất quan trọng là do phải nhập giá xăng dầu cao hơn hai lần so với thời kỳ trước đó.
  16. 10 - Cũng có thể do sản xuất không có hiệu quả. Vốn bỏ ra nhiều hơn nhưng sản phẩm thu lại không tăng lên hoặc tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí sản xuất. Lạm phát do sức đẩy của chi phí được thể hiện trên đồ thị hình 1.2 như sau : Hình 1.2 : Lạm phát do chi phí đẩy Giá cả AS1 AS0 P1 E1 P0 E0 AD Sản lượng 0 thực tế Q1 Q0 (Nguồn: Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung, Tiền tệ Ngân hàng, (2011), Nhà xuất bản thống kê) Hình 1.2 cho thấy khi chi phí sản xuất tăng, sản lượng giảm: đường AS0 dịch chuyển sang AS1, điểm cân bằng cung cầu cũng dịch chuyển tương ứng từ E0 đến E1 làm giá cả tăng từ P0 đến P1 và sản lượng thực tế giảm từ Q0 đến Q 1 . 1.1.3.3. Lạm phát do cơ cấu Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công ‘danh nghĩa’ cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh
  17. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ……………. NGUYỄN THỊ MINH DIỄM NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  18. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ……………. NGUYỄN THỊ MINH DIỄM NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  19. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Minh Diễm, học viên lớp Cao học ngày 1, khoá 19, chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng, Trường Đại học Kinh Tế TP HCM. Tôi xin cam đoan rằng Luận văn với đề tài “Nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTMCP VN ” là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi, cùng với sự hướng dẫn của Cô PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương. Các dữ liệu, số liệu tham khảo được sử dụng trong Luận văn thạc sĩ này đều được trích dẫn đầy đủ nguồn tài liệu tham khảo. Tác giả Nguyễn Thị Minh Diễm
  20. DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải CSTT Chính sách tiền tệ USD Đồng đôla Mỹ VND Đồng Việt Nam HĐV Huy động vốn LS Lãi suất LSTCV Lãi suất tái cấp vốn LSHĐV Lãi suất huy động vốn LP Lạm phát LPMT Lạm phát mục tiêu NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương VN Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2