intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nguyên nhân rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại: nghiên cứu tình huống tại Agribank

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm xác định nguyên nhân nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, một ngân hàng sở hữu nhà nước, và lớn nhất trên thị trường, đồng thời cũng nhằm phát hiện những yếu tố mang tính đặc trưng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó phân tích thực trạng chính sách của Ngân hàng Nhà nước hiện nay có đáp ứng được yêu cầu hạn chế sự tác động tiêu cực của các nhân tố đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng hay không. Tìm ra những chính sách hợp lý nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng, tạo nên sự lành mạnh và ổn định cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng và hệ thống tài chính nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nguyên nhân rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại: nghiên cứu tình huống tại Agribank

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Mai Tuấn Anh NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI AGRIBANK LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT Mai Tuấn Anh NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI AGRIBANK Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGYỄN MINH KIỀU TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. TP.HCM, ngày 20 tháng 6 năm 2011 Tác giả Mai Tuấn Anh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Minh Kiều, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Thầy đã cho tôi những ý kiến hữu ích giúp tôi sáng tỏ nhiều vấn đề. Tôi cũng xin bảy tỏ lời cảm ơn đối với thầy Huỳnh Thế Du, người đã chia sẽ những ý tưởng và góp ý, định hướng cho tôi trong quá trình hình thành đề tài luận văn. Luận văn được hình thành trên cơ sở những tâm huyết, trăn trở của bản thân đối với công việc hiện tại của mình, kết hợp với những kiến thức được học tập tại trường. Vì vậy, xin cảm ơn Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright đã cấp học bổng cho tôi có cơ hội trải nghiệm một môi trường học tập đầy thử thách và chất lượng cao, cảm ơn các thầy cô, anh chị trong chương trình đã đồng hành cùng chúng tôi, tạo cho chúng tôi cơ hội để đạt được một nền tảng kiến thức vững chắc. Chính nền tảng kiến thức đó đã cho tôi khả năng để thực hiện những tâm huyết của mình và hoàn thành luận văn này, cũng như sự tự tin trong công việc và cuộc sống sau này. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến cơ quan đã tạo điều kiện để tôi có thể tham gia học tập trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, xin cảm ơn các học viên lớp MPP2 đã cùng trao đổi, đóng góp ý kiến, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn Tác giả Mai Tuấn Anh
  5. iii TÓM TẮT Rủi ro tín dụng là rủi ro lâu đời nhất của trong hoạt đông ngân hàng, và nó cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên khủng hoảng ngân hàng và dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Do đó, rủi ro tín dụng và những nguyên nhân của nó đã được rất nghiên cứu đề cập đến. Các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng rất đa dạng từ các nguyên nhân vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lãi suất đế các nhân tố vi mô như bất cân xứng thông tin, cho vay dựa trên tài sản thế chấp, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, tâm lý bầy đàn và năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng…Đề tài nghiên cứu này cố gắng tìm ra một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong thực tiễn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thông qua nghiên cứu các tình huống thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), một ngân hàng có quy mô lớn và chiếm hơn ¼ thị phần tín dụng. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp từ phía cơ quan quản lý nhà nước, mà chủ yếu là Ngân hàng Nhà nước, nhằm gia tăng sự minh bạch cho thị trường tín dụng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại, năng lực giám sát của NHNN nhằm đáp ứng được khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng tương xứng với quy mô phát triển, hạn chế nguy cơ rủi ro tín dụng dẫn đến đổ vỡ ngân hàng.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................................ iii MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1 1.2 Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................... 1 1.3 Vấn đề nghiên cứu ....................................................................................................... 4 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 4 1.5 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 5 1.6 Đối tượng phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ......................................... 5 1.6.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5 1.6.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5 1.6.3 Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................................................. 7 2.1 Hoạt động tín dụng ...................................................................................................... 7 2.2 Rủi ro rín dụng ............................................................................................................ 7 2.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng ........................................................................................ 7 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM ......................................................................... 12
  7. v 3.1 Rủi ro tín dụng xảy ra do bất cân xứng thông tin và tăng trưởng tín dụng:.................. 12 3.2 Rủi ro tín dụng do năng lực của ngân hàng và tâm lý bầy đàn: ................................... 19 Kết luận: ......................................................................................................................... 28 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 30 4.1 Kết luận ..................................................................................................................... 30 4.2 Kiến nghị................................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 40 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 45
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABBank: Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình ACB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu Agribank: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam DNNN: Doanh nghiệp nhà nước Eximbank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam MB: Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM: Ngân hàng thương mại NHTMQD: Ngân hàng thương mại quốc doanh NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần PTNT: Phát triển nông thôn SCB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn TCTD: Tổ chức tín dụng Techcombank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt nam UBND: Ủy ban nhân dân VIB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Vietbank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt nam Thương tín Vietcombank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietinbank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Số liệu về quy mô tín dụng của Việt Nam và một số nước trên thế giới ............. 3  Bảng 3.1: Bảng cân đối kế toán năm 1998 của Công ty A ................................................ 13 Bảng 3.2: Báo cáo kết quả HĐKD năm 1998 của Công ty A............................................ 14  Bảng 3.3: Bảng cân đối kế toán tại thời điểm 30/6/2000 của Tổng Công ty M ................. 20  Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty M ........................................ 21  Bảng 3.5: Các chỉ số tài chính của Tổng Công ty M ........................................................ 21 
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Quy trình cấp tín dụng của Agribank ......................................................................26  Hình 3.2: Quy trình kiểm tra và giám sát khoản vay tại Agribank ..........................................27 
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Đặt vấn đề Rủi ro tín dụng luôn là nguyên nhân lớn nhất gây nên sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra những nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu này cố gắng chứng minh ảnh hưởng của các nhân tố vi mô (bất cân xứng thông tin, hành vi của ngân hàng, người đi vay, tăng trưởng tín dụng, năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng…) đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua việc phân tích một số bằng chứng thực nghiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam. Từ đó thấy rõ những vấn đề mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang gặp phải, những khiếm khuyết trong quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng như quá trình giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Từ đó, đề xuất các giải pháp chính sách đối với cơ quan quản lý và giám sát ngân hàng, nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro của NHTM, năng lực giám sát của NHNN, kiểm soát rủi ro, tạo nên sự lành mạnh và ổn định cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. 1.2 Bối cảnh nghiên cứu Các cuộc khủng hoảng ngân hàng đã xảy ra tại nhiều nước trên thế giới và có tác động không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn lan truyền đến các nước trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Theo một số nghiên cứu, ít nhất 2/3 các nước thành viên IMF đã gặp phải các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong vòng 20 năm qua (Vodová, 2003). Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro lâu đời nhất và quan trọng nhất mà các ngân hàng phải đối mặt (Broll, Pausch & Welzel, 2002). Một nghiên cứu tại Cộng hòa Séc, một nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường như Việt Nam, thì rủi ro tín dụng chiếm 60 – 70%, rủi ro hoạt động: 20 – 30% và rủi ro thị trường: 10% nguyên nhân gây ra rủi ro của ngân hàng (Pirner, 2003 trích trong Vodová, 2003). Như vậy rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân lớn gây ra rủi ro của ngân hàng. Cuộc khủng hoảng gần đây
  12. 2 nhất, cũng xuất phát từ nguyên nhân khủng hoảng nợ cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng Hoa Kỳ. Hàng loạt ngân hàng đã bị sụp đổ, và tác động lan truyền đến nhiều nước và khu vực trên thế giới, nền kinh tế Mỹ và nhiều nước khác rơi vào tình trạng suy thoái. Việt Nam là một nước đang phát triển mới chuyển đổi nền kinh tế trong vòng hơn 25 năm. Hệ thống ngân hàng thương mại chỉ mới được hình thành và phát triển từ năm 1990. Trong những năm gần đây hệ thống ngân hàng thượng mại đã có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng ngân hàng và quy mô hoạt động. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong những năm qua luôn ở mức cao. Tăng trưởng tín dụng cao kéo dài trong nhiều năm, từ năm 2001 tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn lớn hơn 20%, đạt mức 57% vào năm 2007, năm 2008: 23,38%, năm 2009: 37,53%, năm 2010: 27,65% (Moody & SBV), gây sức ép lên chất lượng tài sản có của ngân hàng, trong khi các ngân hàng Việt Nam vẫn thiếu các kỹ năng quản trị rủi ro vững mạnh phù hợp với sự tăng trưởng này. Do đó có thể thấy rõ nguy cơ rủi ro, đặc biệt trong việc tăng trưởng danh mục cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tăng gánh nặng nợ của các hộ gia đình (Moody, 2009). Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch cũng đã hạ mức tín nhiệm của hai ngân hàng ACB và Vietcombank vì những quan ngại về mức tăng trưởng tín dụng quá cao làm suy yếu bảng cân đối kế toán, trong khi chất lượng tín dụng thấp của hai ngân hàng này (Minh Đức, 2010). Với thị trường tài chính kém phát triển nên hệ thống ngân hàng thương mại vẫn là kênh dẫn vốn quan trọng và chủ yếu của nền kinh tế, do đó sức ép tăng trưởng tín dụng là rất lớn. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản ngân hàng, cao hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (Bảng 1.1), do đó rủi ro tín dung vẫn là rủi ro chủ yếu và có tác động lớn đến sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng.
  13. 3 Bảng 1.1: So sánh tỷ lệ cho vay/tiền gửi, cho vay/tổng tài sản, và cho vay/GDP Tỷ lệ Tỷ lệ cho Tỷ lệ cho vay/ cho vay/ Thứ Xu Thứ Xu Thứ Xu Nước Tổng vay/ tiền hạng hướng hạng hướng hạng hướng tài GDP gửi sản (%) (%) (%) Bangladesh 78.3 47 Giảm 65.1 21 Giảm 42.3 46 Tăng Trung Quốc 69.9 51 Tăng 51.2 34 Tăng 113.4 11 Tăng Hong Kong 51.2 59 Giảm 30.8 56 Tăng 201.3 2 Tăng Ấn độ 79.5 40 Giảm 62.3 17 Tăng 50.8 37 Tăng Indonesia 72.9 48 Giảm 58.9 26 Giảm 28.3 52 Tăng Nhật Bản 73.6 50 Giảm 52.1 35 Giảm 86.1 20 Tăng Malaysia 76.3 44 Giảm 57 27 Tăng 110.9 12 Tăng Pakistan 72.2 41 Giảm 54.1 53 Giảm 24.4 56 Giảm Philippines 65.4 54 Giảm 49.5 38 Giảm 32.5 48 Giảm Singapore 74.1 45 Giảm 39.9 47 Giảm 111.5 9 Tăng Sri Lanka 74.1 46 Giảm 62.1 30 Tăng 25 54 Giảm Hàn Quốc 124.3 8 Giảm 65.1 15 Giảm 102.7 13 Giảm Đài Loan 74 35 Giảm 59.7 19 Giảm 153.6 5 Tăng Thái Lan 95.3 25 Giảm 64.5 11 Giảm 74.4 26 Giảm Việt Nam 120.9 5 Tăng 81.4 3 Tăng 112.3 10 Tăng Hoa Kỳ 79.7 42 Giảm 56.3 31 Giảm 52.8 41 Giảm Nguồn: Business Monitor International, 5/2010 Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm 54 ngân hàng ( 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 2 Ngân hàng chính sách, 37 ngân hàng TMCP, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài) và 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Số liệu đến 31/12/2010 – SBV). Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank) là
  14. 4 ngân hàng thương mại lớn nhất với tổng tài sản đạt 480.937 nghìn tỷ đồng (Báo cáo thường niên Agribank năm 2009). Tổng tài sản của Agribank chiếm 21,3% quy mô tổng tài sản của toàn ngành ngân hàng (CIC – số liệu tháng 3/2009)1. Theo số liệu năm 2008, Agribank chiếm 28,86% thị phần tín dụng và 26,09% thị phần huy động vốn (MHBS- 2009). Với quy mô như vậy thì đòi hỏi năng lực quản trị rủi ro của Agribank phải đủ mạnh để giám sát và kiểm soát rủi ro, và đổ vỡ tín dụng đối với Agribank sẽ tác động lớn đến hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế. Mặt khác với sự tương đồng trong môi trường chính sách và năng lực quản lý thì các NHTM Việt Nam sẽ có những vấn đề tương tự và có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và vững mạnh của hệ thống ngân hàng. 1.3 Vấn đề nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thông qua nghiên cứu các tình huống thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam. Từ đó xác định nguyên nhân nào là phổ biến tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam nói riêng và hệ thống NHTM nói chung trong bối cảnh hiện tại. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài thông qua các nghiên cứu trước xác định nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Từ đó thông qua việc nghiên cứu các tình huống thực tế để trả lời câu hỏi: Nguyên nhân nào gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ? Rủi ro tín dụng là lĩnh vực không mới và có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện. Đặc biệt nhiều nghiên cứu đã dùng mô hình định lượng với cơ sở dữ liệu lớn để xác định các nhân tố gây ra rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế tùy thuộc đặc điểm nền kinh tế, chính sách và sự phát triển của hệ thống ngân hàng của mỗi nước, các nhân tố này sẽ có những tác động khác nhau. Do đó cần phải xác định sự tác động của các nhân tố đến rủi ro tín dụng của một ngân hàng hay hệ thống ngân hàng ở một quốc gia như thế nào, đặc biệt là đối với các nước chuyển đổi như Việt Nam. 1 Xem trong: ACB: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng tháng 6/2009
  15. 5 1.5 Mục tiêu nghiên cứu Xác định nguyên nhân nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, một ngân hàng sở hữu nhà nước, và lớn nhất trên thị trường, đồng thời cũng nhằm phát hiện những yếu tố mang tính đặc trưng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó phân tích thực trạng chính sách của Ngân hàng Nhà nước hiện nay có đáp ứng được yêu cầu hạn chế sự tác động tiêu cực của các nhân tố đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng hay không. Tìm ra những chính sách hợp lý nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng, tạo nên sự lành mạnh và ổn định cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. 1.6 Đối tượng phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 1.6.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu trên các tình huống thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Các tình huống này đã xảy ra rủi ro tín dụng và gây tổn thất cho ngân hàng. 1.6.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng phương pháp phân tích tình huống. Trên cơ sở các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng được xác định bởi các nghiên cứu trước. Tác giả tiến hành phân tích các tình huống thực tế xảy ra rủi ro và gây tổn thất cho ngân hàng. Từ đó xác định nguyên nhân nào gây ra rủi ro tín dụng của sự kiện đó. Trên cơ sở phân tích tình huống kết hợp phân tích bối cảnh chính sách khi sự kiện đó xảy ra nhằm tìm ra các khiếm khuyết của chính sách hay sự thiếu vắng các thể chế hữu hiệu nhằm tăng cường giám sát các khoản vay. Nguồn dữ liệu được thu thập từ hồ sơ tín dụng của ngân hàng: các báo cáo tài chính của người vay, báo cáo thẩm định của ngân hàng, các hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, các biên bản kiểm tra sử dụng vốn, biên bản làm việc giữa ngân hàng và người vay…
  16. 6 Bên cạnh phân tích dữ liệu, tác giả trực tiếp phỏng vấn các đối tượng liên quan như người thẩm định khoản vay, người phê duyệt, người vay… Đồng thời, nhằm tránh thông tin bị thiên lệch tác giả phỏng vấn các đối tượng không trực tiếp liên quan đến khoản vay như: kiểm soát viên, một số nhân viên tín dụng, nhân viên kế toán của doanh nghiệp để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng, động cơ của người cho vay và người đi vay. Từ việc phân tích các tình huống để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra rủi ro rín dụng. Kết hợp với các nghiên cứu trước để đi đến những kết luận về các nhân tố gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung. Từ đó đưa ra các giải pháp chính sách đối với các cơ quan quản lý nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM, cũng như năng lực giám sát của cơ quan quản lý. 1.6.3 Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này tác giả phân tích bối cảnh khủng hoảng ngân hàng xảy ra trên thế giới, kết hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam, để xác định vấn đề nghiên cứu, từ đó hình thành câu hỏi nghiên cứu, xác định mục đích nghiên cứu, đối tượng phạm vi và phương pháp phân tích của đề tài. Chương 2: Tổng quan về lý thuyết về rủi ro tín dụng và các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Nội dung chương này bao gồm các khái niệm về rủi ro tín dụng, các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng được tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước Chương 3: Nghiên cứu tình huống rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Từ các tình huống rủi ro tín dụng xảy ra trong thực tế hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tác giả phân tích và rút ra các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dung trong các tình huống đó. Chương 4: Kết luận và kiến nghị. Nội dung của chương này bao gồm tổng hợp về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, đề xuất một số giải pháp hạn chế nguy cơ gây ra rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
  17. 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Hoạt động tín dụng Theo khoản 14 Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác” Đề tài chủ yếu nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động cho vay, là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo khoản 16, điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” 2.2 Rủi ro rín dụng Theo khoản 1, điều 2 Quyết định 493/2005/NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” Theo Ủy ban Basel thì: “Rủi ro tín dụng được định nghĩa đơn giản là khả năng một người vay ngân hàng hoặc đối tác không đáp ứng được các nghĩa vụ của mình theo điều khoản thỏa thuận” 2.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là vấn đề không mới, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng, từ các nhân tố vĩ mô đến các nhân tố vi mô, trong phạm
  18. 8 vi nghiên cứu của đề tài chỉ xác định các nhân tố vi mô tác động đến rủi ro tín dụng như thế nào. Bất cân xứng thông tin: Vấn đề bất bất cân xứng thông tin xảy ra khi người vay có lợi thế về thông tin hơn người cho vay vì họ biết rõ hơn dự án đầu tư mà họ muốn thực hiện. Bất cân xứng thông tin dẫn đến lựa chọn ngược và vấn đề “hàng xấu” (lemons) đã được mô tả đầu tiên bởi Akerlof (1970). Vấn đề “hàng xấu”: xuất hiện trên thị trường nợ khi người cho vay gặp vấn đề trong việc xác định người vay có rủi ro cao hay thấp. Khi cho vay không phân biệt được giữa người vay có chất lượng tốt và người vay có chất lượng xấu (“hàng xấu”) thì người cho vay sẽ cho vay với mức lãi suất phản ảnh chất lượng của người vay ở mức trung bình giữa người vay có chất lượng tốt và người vay có chất lượng xấu. Kết qủa là người vay có chất lượng cao phải trả mức lãi suất cao hơn mức mà đáng ra họ phải được, người vay có chất lượng xấu trả mức lãi suất thấp hơn mức mà họ phải trả. Hậu quả của vấn đề này là người vay có chất lượng cao sẽ bị gạt khỏi thị trường. Và ngân hàng đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng khi cho vay đối với người vay cho chất lượng thấp (Mishkin, 1991). Bất cân xứng thông tin còn dấn đến một vấn đề khác đó là rủi ro đạo đức, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thị trường tài chính. Bởi vì người vay không biết chắc chắn chất lượng của dự án đầu tư mà người vay muốn thực hiện, do đó người vay có động cơ thực hiện các hành vi có lợi cho mình mà làm tăng xác suất rủi ro đối với người cho vay. Chẳng hạn như, người vay có thể phân bổ vốn vì các lợi ích cá nhân, hoặc có xu hướng đầu tư vào các dự án có rủi ro cao. Hoặc có thể người vay sẽ đầu tư vào các dự án nhằm cũng cố quyền lực và địa vị của họ nhưng không tạo ra lợi nhuận mà khi dự án thành công thì người vay sẽ hưởng lợi nhưng thì người cho vay sẽ gánh chịu rủi ro khi dự án không thành công (Mishkin, 1991). Một trong những hậu quả của bất cân xứng thông tin đó là vấn đề người ủy quyền – người thừa hành. Một khi người quản lý đạt được mức lợi nhuận trên vốn hợp lý cho các chủ sở hữu, họ có thể tham gia vào các hoạt động xa rời việc tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Trong khi người quản lý chỉ chịu trách nhiệm ở một mức độ hữu hạn, có thể dẫn đến những những chiến lược rủi ro cao để tăng cường vị trí xã hội, hay quyền lực trong tổ chức của người quản lý ngân hàng (Williamson, 1963 trích trong Das & Ghosh, 2007)
  19. 9 Áp lực cạnh tranh và tăng trưởng tín dụng: Áp lực cạnh tranh cũng có thể dẫn đến gia tăng rủi ro tín dụng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại hay giữa ngân hàng thương mại với các tổ chức tài chính trung gian khác làm xói mòn lợi nhuận biên của ngân hàng và tạo áp lực lên các ngân hàng. Để bù đắp cho việc sụt giảm khả năng sinh lợi này, người quản lý ngân hàng có thể từ bỏ sự khách quan trong tiêu chuẩn đánh giá tín dụng và tăng trưởng tín dụng một cách cẩu thả và không có lợi cho chất lượng của danh mục khoản vay (trong tương lai). Mặt khác, tăng trưởng cho vay có thể vượt quá khả năng thẩm định và giám sát người vay của ngân hàng, do đó xảy ra rủi ro tín dụng. Trong chừng mực những khoản vay như vậy chỉ trở thành nợ xấu với một độ trễ nhất định, nó có thể khuyến khích tăng trưởng tín dụng hơn nữa. (Das & Ghosh, 2007). Lý thuyết về giá trị đặc quyền đối với việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng đã được chấp nhận rộng rãi trong lý thuyết ngân hàng. Đơn giản là, ngân hàng sẽ hạn chế việc chấp nhận rủi ro để bảo vệ giá trị của khoản lợi từ đặc quyền do sự cho phép của chính phủ. Gia tăng cạnh tranh sẽ làm xói mòn lợi ích của họ và giá trị của đặc quyền, và dẫn đến chấp nhận rủi ro cao hơn và mất ổn định tài chính hơn. Chan, Greenbaum và Thakor (1986) chỉ ra rằng gia tăng cạnh tranh làm xói mòn thặng dư mà ngân hàng có thể đạt được bởi các người vay có chất lượng cao. Sự giảm sút giá trị dẫn ngân hàng đến việc giảm sự sàng lọc đối với các khách hàng tiềm năng và, vì vậy toàn bộ danh mục tín dụng bị suy giảm. Keeley (1990), theo Furlong và Keeley (1989) chỉ ra rằng sự suy giảm giá trị đặc quyền dẫn đến việc tăng chấp nhận rủi ro. Broecker (1990) cho thấy sự gia tăng cạnh tranh, được đo bằng sự gia tăng số lượng ngân hàng, có tác động tiêu cực đến mức tín nhiệm nợ bình quân của hệ thống ngân hàng. Hellmann, Murdock và Stiglitz (2000) dùng mô hình động lực rủi ro đạo đức chỉ ra rằng cạnh tranh có thể tác động tiêu cực đến các hành vi cẩn trọng của ngân hàng. Yêu cầu về vốn là không đủ để làm giảm động cơ mạo hiểm và họ phải kiểm soát lãi suất tiền gửi như là một cộng cụ điều tiết. Repullo (2004) sử dụng mô hình động lực của cạnh tranh không hoàn hảo trong ngân hàng để cho thấy rằng trong môi trường thiếu vắng các quy định điều tiết, cạnh tranh càng cao dẫn đến rủi ro càng nhiều (trích trong Jiménez, Lopez, Saurina, 2010) Foos, Norden, Weber (2009) sử dụng dữ liệu từ 16 quốc gia trong khoảng từ năm 1997 – 2007 để kiểm chứng sự tác động của tăng trưởng tín dụng đến thất thoát vốn vay. Kết quả
  20. 10 cho thấy có tăng trưởng tín dụng bất thường trong quá khứ có ảnh hưởng lớn đến mất mát tín dụng sau đó với độ trễ 2 đến 4 năm. Keeton (1999) sử dụng dữ liệu từ 1982 đến 1996 để phân tích sự tác động của tăng trưởng tín dụng đối với nợ quá hạn. Kết quả cho thấy có bằng chứng về mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu. Đặc biệt, Keenton chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng kết hợp với các tiêu chuẩn tín dụng thấp sẽ dẫn đến mất vốn vay cao hơn ở một số bang của Hoa Kỳ. Sinkey và Greenwalt (1991) phân tích số liệu các ngân hàng Hoa Kỳ cũng tìm thấy mối quan hệ lớn giữa tỷ lệ thất thoát vốn vay và các nhân tố bên trong như lãi suất cao, cho vay quá mức…(trích trong Khemraj, Pasha, 2009). Kraft và Jankov (2005) tìm thấy tại Croatia, tăng trưởng tín dụng nhanh chóng làm gia tăng khả năng suy giảm chất lượng tín dụng, ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai và vấn đề nợ nước ngoài. Tăng trưởng tín dụng nhanh chóng diễn ra trong thời kỳ bùng nổ kinh tế và sự bùng nổ cho vay như vậy được xác định như một nguyên nhân đáng kể làm gia tăng nguy cơ khủng khoảng (Caprio & Klingebiel, 1996 trích trong Ahmad & Ariff, 2007) Tâm lý bầy đàn: Hành vi bầy đàn (Rajal, 1994) cũng có thể giúp giải thích tại sao các nhà quản lý ngân hàng tài trợ cho các dự án có NPV âm trong qua trình mở rộng tín dụng. Thực tế các ngân hàng khác đang cho vay có thể được xem là một thông tin vô giá liên quan đến tín nhiệm tín dụng của người vay tiềm năng. Và quan trọng là hiệu quả quản lý thường được đánh giá liên quan đến các tiêu chuẩn thị trường. Sự trở ngại khi tất cả đều mắc phải sai lầm thường ít hơn rất nhiều nếu nhà quản lý mắc phải sai lầm một mình. Như vậy, kết quả là, nhà quản lý có những động cơ rất lớn để hành động như các đồng nghiệp của mình. Theo đuổi mục tiêu ngắn hạn là nguyên nhân phổ biến, có thể giải thích tại sao ngân hàng tài trợ các dự án trong quá trình mở rộng tín dụng, sau đó, sẽ trở thành nợ xấu (trích trong Das & Ghosh, 2007). Yuichi Nakawaga và Hirofumi Uchida (2007) sử dụng dữ liệu tại Nhật Bản đã chứng minh các ngân hàng nước này hành động theo bầy đàn một cách không hiệu quả suốt thời gian giữa những năm 1980. Trong thời gian này, hành vi không hiệu quả trong cho vay đối với các khách hàng mới mà ngân hàng không am hiểu rõ là lớn hơn một cách đáng kể so với cho vay đối với khách hàng truyền thống. Hơn nữa, các ngân hàng có xu hướng đi theo các ngân hàng khác có nhiều am hiểu hơn trong việc cho vay một lĩnh vực cụ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2