intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

42
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

hi phân tích rủi ro thanh khoản ở một thời kỳ khác, nếu tác động của các khoản cho vay (theo kỳ hạn) lên rủi ro thanh khoản có sự khác biệt lớn, cần tìm hiểu và xác định nguyên nhân gây ra sự khác biệt này. Từ đó, nhà quản trị ngân hàng có thể đưa ra các giải pháp để kiểm soát các rủi ro riêng biệt của các khoản cho vay; đồng thời, các cơ quan quản lý chính sách tiền tệ có thể thiết lập lại chính sách tín dụng phù hợp với từng giai đoạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ĐẶNG QUYẾT THẮNG NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ĐẶNG QUYẾT THẮNG NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ ANH THƯ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đặng Quyết Thắng - tác giả của nghiên cứu xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng của tôi, chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình khác. Ngoài ra, dữ liệu và tài liệu tham khảo sử dụng cho nghiên cứu do tác giả thu thập có trích dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng và đáng tin cậy. Người cam đoan. Đặng Quyết Thắng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do thực hiện đề tài....................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu. .......................................................................................... 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................... 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu. .............................................................................. 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3 1.5 Số liệu và phương pháp nghiên cứu. ................................................................ 3 1.5.1 Số liệu mẫu. .............................................................................................. 3 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................... 3 1.6 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu. ............................................................................... 3 1.7 Kết cấu của luận văn. ....................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1 Các khái niệm liên quan đến rủi ro thanh khoản ngân hàng. ........................... 5 2.1.1 Khái niệm về thanh khoản của NHTM. .................................................... 5 2.1.2 Rủi ro thanh khoản.................................................................................... 6 2.1.2.1 Khái niệm. ......................................................................................... 6 2.1.2.2 Nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản. ............................................... 7 2.1.2.3 Tác động của rủi ro thanh khoản. ...................................................... 8 2.1.2.4 Các phương pháp đo lường tính thanh khoản của ngân hàng ........... 9
  5. 2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến khả năng thanh khoản của ngân hàng .............................................................................................. 11 2.2.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 11 2.2.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam. .............................................................. 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 15 CHƯƠNG 3: MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nguồn dữ liệu ................................................................................................... 16 3.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 16 3.2.1 Rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTMCP Việt Nam ............................ 16 3.2.2 Tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản ................................................. 17 3.2.2.1 Tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản ........................................... 18 3.2.2.2 Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng tài sản ............................... 18 3.2.3 Quy mô tổng tài sản của ngân hàng .......................................................... 19 3.2.4 Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn......................................................... 20 3.2.5 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ......................................................... 21 3.2.6 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ ........................................ 22 3.2.7 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát .................................................... 23 3.3 Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ........................................... 24 3.3.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 24 3.3.2 Các bước nghiên cứu ................................................................................ 25 3.4 Giả thuyết nghiên cứu. ..................................................................................... 26 3.4.1 Tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản (STL) và tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng tài sản (MLTL) ...................................................................... 27 3.4.2 Quy mô tổng tài sản (LSIZE). .................................................................. 27 3.4.3 Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn (ETA). ............................................ 28 3.4.4 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ............................................. 29 3.4.5 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLR) ............................. 29 3.4.6 Tăng trưởng kinh tế (GDP) ....................................................................... 30 3.4.7 Tỷ lệ lạm phát (INF) ................................................................................. 30
  6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 33 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả các biến .................................................................................. 34 4.2 Kiểm định nội sinh và tương quan giữa các biến độc lập ................................ 36 4.2.1 Kiểm định nội sinh.................................................................................... 36 4.2.2 Kiểm định tương quan giữa các biến độc lập ........................................... 37 4.3 Kết quả hồi quy các mô hình............................................................................ 39 4.3.1 Kết quả hồi quy Pooled OLS .................................................................... 39 4.3.2 Kết quả hồi quy Fixed Effects Model ....................................................... 40 4.3.3 Kết quả hồi quy Random Effects Model .................................................. 41 4.4 Lựa chọn mô hình phù hợp .............................................................................. 42 4.4.1 Lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và Fixed Effects Model ................. 42 4.4.2 Lựa chọn giữa mô hình Fixed Effects Model và Random Effects Model .42 4.4.3 Lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và Random Effects Model ............. 42 4.4.4 Kết quả lựa chọn mô hình phù hợp ........................................................... 43 4.5 Kiểm định khiếm khuyết của mô hình lựa chọn .............................................. 43 4.5.1 Vấn đề tự tương quan ............................................................................... 43 4.5.2 Vấn đề phương sai thay đổi ...................................................................... 43 4.6 Khắc phục các khiếm khuyết của mô hình lựa chọn........................................ 44 4.7 Thảo luận và phân tích kết quả nghiên cứu...................................................... 45 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..................................................................................... 48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1 Tóm tắt nghiên cứu .......................................................................................... 49 5.2 Các đề xuất phòng ngừa rủi ro thanh khoản .................................................... 50 5.3 Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 51 5.4 Hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................................... 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ..................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Nội dung viết tắt Tiếng Anh Nội dung viết tắt Tiếng Việt tắt BCTC Báo cáo tài chính FEM Fixed Effects Model Mô hình các tác động cố định FGAP Financing Gap Khe hở tài trợ Phương pháp bình phương nhỏ nhất GLS Generalized least squares tổng quát NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần RRTK Rủi ro thanh khoản REM Random Effects Model Mô hình các tác động ngẫu nhiên
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU  Danh mục bảng. Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến ........................................................................ 34 Bảng 4.2: Kiểm định bỏ sót biến ............................................................................ 37 Bảng 4.3: Hệ số tương quan giữa các biến ............................................................ 38 Bảng 4.4: Kết quả nhân tử phóng đại phương sai .................................................. 38 Bảng 4.5: Kết quả ước lượng với mô hình Pooled OLS ........................................ 39 Bảng 4.6: Kết quả ước lượng với mô hình FEM ................................................... 40 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng với mô hình REM ................................................... 41 Bảng 4.8: Kết quả lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và FEM ........................... 42 Bảng 4.9: Kết quả lựa chọn giữa mô hình FEM và REM ...................................... 42 Bảng 4.10: Kết quả lựa chọn giữa mô hình REM và Pooled OLS ........................ 43 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 1 .............................................. 43 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định phương vấn đề sai thay đổi ................................... 44 Bảng 4.13: Kết quả ước lượng với mô hình GLS .................................................. 44  Danh mục biểu đồ. Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ khe hở tải trợ bình quân (2007-2017) ...................................... 17 Biểu đồ 3.2: Xu hướng cho vay của các NHTMCP Việt Nam (2007-2017) ......... 18 Biểu đồ 3.3: Quy mô tài sản của nhóm NHTMCP Việt Nam (2007-2017)........... 19 Biểu đồ 3.4: Tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản của nhóm NHTMCP Việt Nam (2007-2017) ............................................................................................................ 20 Biểu đồ 3.5: Quy mô vốn chủ sở hữu của nhóm NHTMCP Việt Nam (2007-2017) ................................................................................................................................ 21 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn bình quân (2007-2017) .. 21 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (2007-2017) ............ 22 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng bình quân của các NHTMCP Việt Nam (2007-2017) ................................................................................................... 23 Biểu đồ 3.9: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam (2007-2017) ................................................................................................................................ 24
  9. Những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tóm tắt Trong những năm gần đây, các NHTMCP Việt Nam có xu hướng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu trong nước chưa phân tích tác động của từng khoản cho vay (theo kỳ hạn) lên rủi ro thanh khoản. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của việc thay đổi tỷ trọng các khoản cho vay (theo kỳ hạn) lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Luận văn đã sử dụng chỉ số khe hở tài trợ để đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng và các mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM để thực hiện nghiên cứu; đồng thời sử dụng phương pháp GLS để khắc phục khiếm khuyết của mô hình lựa chọn. Kết quả cho thấy rủi ro thanh khoản của ngân hàng (2007-2017) bị tác động bởi các yếu tố bên trong ngân hàng như các khoản cho vay, quy mô tài sản, vốn tự có và yếu tố kinh tế vĩ mô khác; ngoài ra, tác động của khoản cho vay trung và dài hạn lên rủi ro thanh khoản là thấp hơn so với khoản cho vay ngắn hạn, như vậy việc thay đổi tỷ trọng các khoản cho vay trong các năm gần đây không làm tăng rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm giúp nhà quản trị ngân hàng đưa ra các chính sách quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp. Từ khóa: Rủi ro thanh khoản, khe hở tài trợ, khoản cho vay, kỳ hạn.
  10. Factors affecting liquidity risk of Vietnam's joint-stock commercial banks Abstract In recent years, Vietnam's joint-stock commercial banks tend to increase the proportion of medium and long-term loans over the short-term loans. However, relatively few studies have analyzed the impact of different term-sructure of those loans on bank liquidity risk. In this thesis, we used the financial gap (FGAP) to measure bank liquidity risk and utilized the Pooled OLS, FEM, REM models to analyse the data, and then applied the GLS method to fix the error of the selected models. The results show that bank liquidity risk is not only affected by bank internal factors, such as: loans, size (total asset), ratio of equity capital, but also by other macroeconomic factors, such as economic growth rate. Moreover, changing in the proportion of loans does not increase the liquidity risk of the banking system during the period from 2007 to 2017. These results provide more empirical evidence which help managers to make appropriate policies on bank liquidity risk controlling. Keywords: liquidity risk, financing gap, loans, term.
  11. 1 ` Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do thực hiện đề tài. Bất cứ ngân hàng nào cũng có khả năng gặp rủi ro thanh khoản (RRTK). Do đó, việc đo lường và phân tích rủi ro thanh khoản là một vấn đề quan trọng và cấp thiết mà nhà quản trị phải luôn nắm bắt để đưa ra những điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ của ngân hàng. Bên cạnh đó, không chỉ nhà quản trị ngân hàng phải nắm bắt về RRTK mà cơ quan chức năng của NHNN cũng phải nắm bắt để điều chỉnh thông qua việc ban hành cách chính sách, nhằm ổn định thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển; so với các nước phát triển, trình độ quản lý và chính sách quản lý vĩ mô thị trường tiền tệ của Việt Nam chưa hoàn thiện, làm cho hệ thống ngân hàng trong nước gặp khó khăn trong việc thích ứng với những thay đổi của thị trường. Cùng với sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài, tính canh tranh giữa các ngân hàng càng tăng, tác động đến việc huy động vốn của các ngân hàng trước đây, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, từ đó tác động đến RRTK. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về RRTK của ngân hàng: Trương Quang Thông (2013), Đặng Văn Dân (2015), Chung (2009)… Những nghiên cứu này tập trung phân tích RRTK của một đối tượng ngân hàng cụ thể hoặc một nhóm ngân hàng cùng khu vực trong khoảng thời gian xác định. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng hoặc hệ thống ngân hàng của một quốc gia sẽ có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh doanh do khác biệt về nền kinh tế và từng thời điểm, nên tính thanh khoản của các đối tượng nghiên cứu sẽ khác nhau. Từ năm 2015 đến nay, các ngân hàng có xu hướng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Theo lý thuyết đầu tư “rủi ro cao hơn thì mức sinh lời cao hơn”, có thể thấy rằng các khoản cho vay trung và dài hạn thường có mức lãi suất cao hơn so với cho vay ngắn hạn vì cho vay trung và dài hạn thường có rủi ro cao hơn so với các khoản cho vay ngắn hạn; mặt khác kỳ hạn cho
  12. 2 ` vay dài hơn thì xác suất xảy ra biến động kinh tế trong thời gian cho vay cao hơn, do đó rủi ro của các khoản cho vay trung và dài hạn khó có thể dự đoán trước được. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước trước đây chỉ đo lường tác động của khoản tổng cho vay lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng mà chưa đề cập đến sự tác động của từng khoản cho vay (cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn) lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Khi biết được tác động của từng khoản cho vay lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng, có thể đánh giá được việc thay đổi tỷ trọng các khoản cho vay (theo kỳ hạn) sẽ làm rủi ro thanh khoản của ngân hàng thay đổi như thế nào. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu tác động của từng khoản cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng là điều cần thiết. Đây cũng chính là khe hở của các nghiên cứu trong nước trước đây, chưa được đề cập đến và thực hiện nghiên cứu. Từ những vấn đề được nêu trên, đã tạo động lực cho tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, với mong muốn củng cố và phát huy nền tảng của những nghiên cứu trước, đồng thời góp phần phản ánh tác động của hai nhân tố: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn lên RRTK của các NHTMCP Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra hàm ý chính sách nhằm góp phần phòng ngừa và hạn chế RRTK, tăng tính ổn định của hoạt động ngân hàng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. - Xác định được những nhân tố gây ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại. - Đo lường được sự tác động của các nhân tố lên rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại. - Đánh giá được tác động từ việc thay đổi tỷ trọng các khoản cho vay (theo kỳ hạn) lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Từ đó, đưa ra hàm ý chính sách góp phần nâng cao khả năng quản trị rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu.
  13. 3 ` - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam? - Cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn, sẽ tác động lên rủi ro thanh khoản khác nhau như thế nào? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, đối tượng hướng đến sẽ là rủi ro thanh khoản và các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 2007-2017. - Chủ thể nghiên cứu nhóm 17 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 1.5 Số liệu và phương pháp nghiên cứu. 1.5.1 Số liệu mẫu. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được thu thập từ: - Các báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo khác của ngân hàng. - Thu thập từ các website chứng khoán: vietstock.vn - Các chỉ số vĩ mô như tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tổng cục thống kê Việt Nam. 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật hồi quy để đưa ra kết quả, thông qua các mô hình: Pooled OLS, FEM, REM, GLS. Đồng thời sử dụng các kiểm định nhằm cải thiện và đưa ra kết quả lựa chọn tốt nhất. 1.6 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu. Luận văn có đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Một số đóng góp mới của luận văn đó là: Thứ nhất, nghiên cứu sẽ cho thấy được tác động khác biệt của các khoản cho vay (theo kỳ hạn) lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Thứ hai, so với các nghiên cứu trước đây, tác giả đã cập nhật được bộ dữ mới nhất đến năm 2017 để thực hiện nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm cho nhà quản trị ngân hàng.
  14. 4 ` Ngoài ra, dựa vào phân tích tác động của khoản cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng, sẽ giúp nhà quản trị ngân hàng đưa ra quyết định để thiết lập tỷ trọng các khoản cho vay (theo kỳ hạn) phù hợp với từng thời kỳ nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, khi phân tích rủi ro thanh khoản ở một thời kỳ khác, nếu tác động của các khoản cho vay (theo kỳ hạn) lên rủi ro thanh khoản có sự khác biệt lớn, cần tìm hiểu và xác định nguyên nhân gây ra sự khác biệt này. Từ đó, nhà quản trị ngân hàng có thể đưa ra các giải pháp để kiểm soát các rủi ro riêng biệt của các khoản cho vay; đồng thời, các cơ quan quản lý chính sách tiền tệ có thể thiết lập lại chính sách tín dụng phù hợp với từng giai đoạn. 1.7 Kết cấu của luận văn. Luận văn được cấu thành gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm. Chương 3: Mô tả dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu. Chương 5: Hàm ý chính sách.
  15. 5 ` Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM 2.1 Các khái niệm liên quan đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. 2.1.1 Khái niệm về thanh khoản của NHTM. Theo Basel (2008), thanh khoản là thuật ngữ nói về khả năng vừa đáp ứng được các nghĩa vụ nợ đến hạn khi gia tăng quy mô tài sản mà không bị tổn thất thiệt hại quá mức; hoặc có thể hiểu rằng đó chính là nguồn vốn được huy động với chi phí thấp trong thời gian ngắn, có tính thanh khoản cao tương ứng với nguồn tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt với chi phí thấp và một cách nhanh chóng (Trương Quang Thông, 2012). Từ đó phản ánh khả năng của ngân hàng có thể đáp ứng nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng như: nhu cầu rút tiền, các khoản tín dụng cam kết giải ngân, thanh toán và các hoạt động giao dịch khác (Nguyễn Văn Tiến 2010). Từ những khái niệm đưa ra, tác giả đúc kết rằng: thanh khoản là khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán cùa ngân hàng đối với khách hàng một cách kịp thời với mức chi phí hợp lý, thông qua việc chuyển đổi tài sản thành tiền hoặc huy động từ nhiều nguồn. Vấn đề thanh khoản chỉ được đặt ra khi ngân hàng đứng trước nhu cầu thanh toán, giải ngân, rút tiền từ khách hàng. Khi đó, ngân hàng không chỉ phải cân đối lượng tiền hiện có với nhu cầu cần chi mà còn phải cân đối với khả năng huy động vốn sau này. Do đó, ngân hàng xem xét sự tương quan giữa cung vốn và cầu vốn ở từng giai đoạn là điều cần thiết. Trong nghiên cứu Lê thị Tuyết Hoa (2012), cung thanh khoản và cầu thanh khoản được hình thành bởi:  Cung thanh khoản. Cung thanh khoản được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, đó chính là các nguồn tiền có sẵn hoặc sắp có trong thời gian ngắn mà ngân hàng có thể kiểm soát. Bao gồm:  Tiền gửi từ khách hàng.
  16. 6 `  Hoàn trả tín dụng của khách hàng.  Vay trên thị trường tiền tệ.  Thu nhập từ phát hành chứng khoán và bán tài sản.  Cầu thanh khoản Cầu thanh khoản chính là nhu cầu cần được giải ngân và rút tiền ra khỏi ngân hàng. Bao gồm các yếu tố sau:  Nhu cầu rút tiền gửi từ khách hàng.  Nhu cầu vay tiền của khách hàng.  Trả nợ các khoản đi vay.  Chi phí lãi và cung ứng dịch vụ.  Thanh toán cổ tức bằng tiền.  Thanh khoản ròng. Giá trị thanh khoản ròng (NLP) được xác định bằng hiệu số giữa tổng cung thanh khoản và tổng cầu thanh khoản. NLP = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản  Khi NLP < 0: ngân hàng đang thâm hụt thanh khoản, tức là ngân hàng không đủ tiền để thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. Khi đó ngân hàng có thể cân nhắc bổ sung thiếu hụt bằng một trong những giải pháp sau: vay liên ngân hàng, tái chiết khấu ở NHNN, phát hành chứng khoán…  Khi NLP > 0: ngân hàng đang thặng dư thanh khoản. Trong trường hợp nếu thặng dư quá lớn, đồng nghĩa với việc ngân hàng đang dự trữ một khoản tiền không sinh lợi, vấn đề này thường xảy ở các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Khi đó ngân hàng cần mở rộng tiếp cận đối tượng khách hàng để cho vay như cho vay các tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc mua lại những trái phiếu đã phát hành…  Khi NLP = 0: ngân hàng ở trạng thái thanh khoản cân bằng, đây là trạng thái hoàn hảo mà bất cứ ngân hàng nào khó có thể đạt được. 2.1.2 Rủi ro thanh khoản. 2.1.2.1 Khái niệm.
  17. 7 ` Theo Basel (2008), rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính. Một trong những tổn thất mà rủi ro thanh khoản gây ra là ngân hàng phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp. Nói một cách khác là những tổn thất xảy ra đối với ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt mức dự kiến. Khi khả năng thanh toán bị đe dọa, ngân hàng thương mại buộc phải tìm kiếm nguồn và thường là gia tăng các khoản đi vay với chi phí rất cao, đặc biệt ở những nơi mà thị trường tiền tệ chưa phát triển. Tuy nhiên, việc thanh lý tài sản để xoay vốn có thể không thực hiện được vì ngân hàng không có khả năng biến đổi tài sản của ngân hàng thành tiền mặt; đồng thời không thể huy động, vay mượn dẫn đến thiếu khả năng thanh toán và đáp ứng các nghĩa vụ đã cam kết trước đây (Trương Quang Thông, 2012) Với vai trò là trung gian thanh toán cho nhiều đối tượng trong nền kinh tế, vì thế ngân hàng rất nhạy cảm khi có biến động của thị trường và bất kỳ ngân hàng nào cũng có khả năng đối mặt với RRTK nhiều hơn so với các tổ chức khác. 2.1.2.2 Nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản. a. Nguyên nhân bên trong: Thứ nhất, quá trình thẩm định khi cho vay của ngân hàng còn thực hiện chặt chẽ, một số khoản cho vay trở thành nợ xấu, dẫn tới không có nguồn vốn luân chuyển về ngân hàng để ngân hàng đáp ứng các nhu cần chi trả khác. Thứ hai, phần lớn khoản huy động của ngân hàng là các khoản tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi thanh toán. Trong khi đó, các ngân hàng có xu hướng đáp ứng nhu cầu vay trung hạn và dài hạn của thị trường ngày càng tăng cao, dẫn tới mất cân đối kỳ hạn, từ đó ảnh hưởng tới khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng (Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự, 2015). Thứ ba, ngân hàng cần đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời và đầy đủ cho khách hàng, khi trục trặc thanh khoản xảy ra sẽ gây mất niềm tin của người dân vào ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2010)
  18. 8 ` b. Nguyên nhân bên ngoài: Thứ nhất, dựa trên cơ sở lý thuyết tiền tệ của Friedmand (1963), cho rằng việc thay đổi cung tiền quá mức so với tốc độ phát triển kinh tế là nguồn gốc của lạm phát. Khi ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ thực thi chính sách tiền tệ để thay đổi cung tiền, sẽ tác động tới thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng thương mại. Ví dụ điển hình vào giai đoạn năm 2008, chính phủ đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm điều tiết, khôi phục lại nền kinh tế sau khủng hoảng tại Việt Nam nhưng đồng thời đã tác động đến khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại, ảnh hưởng tới thanh khoản của hệ thống ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng nhỏ (Nguyễn Đức Kiên, 2008). Thứ hai, do có sự chênh lệch lớn lãi suất giữa các kênh đầu tư. Khi lãi suất của một hoặc nhiều kênh đầu tư khác tăng lên, người gửi tiền sẽ có xu hướng rút tiền gửi tại ngân hàng để đầu tư sang kênh khác đem lại cho họ nhiều lợi ích hơn. Đồng thời, nhu cầu tín dụng của khách hàng bị hoãn lại dẫn đến khe hở giữa nguồn huy động và cho vay lớn hơn (Nguyễn Văn Tiến, 2010). Thứ ba, khi nền kinh tế lâm vào trạng thái khủng hoảng, doanh nghiệp sản xuất bị tình trạng ứ đọng hàng hóa không thể thể đáp ứng nghĩa vụ với ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra tác động lên RRTK của ngân hàng (Acharya và Viswanathan, 2011). Thứ tư, tính kiểm duyệt và xác thực thông tin của truyền thông còn yếu kém. Điển hình như tin đồn ông Phạm Văn Thiệt- Tổng giám đốc ngân hàng ACB bỏ trốn năm 2003 đã khiến ngân hàng ACB đối mặt với RRTK khi người dân ồ ạt rút tiền. 2.1.2.3 Tác động của rủi ro thanh khoản. a. Rủi ro thanh khoản làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng. Khi rủi ro thanh khoản xảy ra, ngân hàng cần huy động một số vốn lớn nhằm thực hiện nghĩa vụ chi trả và giải ngân bằng cách phải thanh lý tài sản với giá giá trị thấp hơn so với giá thị trường, sự chênh lệch này gây nên mức phí tổn thất cho ngân
  19. 9 ` hàng. Nếu tổn thất này thường xuyên xảy ra, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ bị suy giảm thậm chí gây thua lỗ cho ngân hàng. b. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng làm mất lòng tin từ khách hàng. Bất cứ ngân hàng nào cũng phải đặt chất lượng dịch vụ- sản phẩm, hình ảnh và uy tín của ngân hàng lên hàng đầu. Khi rủi ro thanh khoản xảy ra, lòng tin từ khách hàng mất đi, không những kết quả kinh doanh của ngân hàng bị giảm xuống mà còn làm giảm khả năng huy động vốn từ khách hàng; từ đó sẽ tiếp tục kéo tính thanh khoản của ngân hàng xuống như một vòng lặp. c. Rủi ro thanh khoản từ một ngân hàng có thể gây ảnh hưởng toàn bộ hệ thống ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều có số dư tài khoản tại các ngân hàng khác với mục đích tạo sự thuận tiện trong việc mở rộng địa điểm thanh toán. Nếu như một ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản, số dư tiền gửi tại của các ngân hàng khác sẽ có nguy cơ không thu hồi lại được. Rủi ro này mang tính dây chuyền trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, từ đó sẽ xáo trộn thanh khoản của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế 2.1.2.4 Các phương pháp đo lường tính thanh khoản của ngân hàng. Để đo lường tính thanh khoản của ngân hàng có thể tiếp cận bằng 2 phương pháp, đó là phương pháp sử dụng các chỉ số thanh khoản và phương pháp khe hở tài trợ (Vodová, 2011). a. Phương pháp chỉ số thanh khoản. Phương pháp này sử dụng những chỉ số thanh khoản được tính trên các khoản mục của bảng cân đối kế toán để phản mức độ thanh khoản của ngân hàng. Thông thường những chỉ số này được so sánh với bình quân ngành, bao gồm các chỉ số thông dụng sau: - Chỉ số L1 phản ánh tổng tài sản ngân hàng được cấu thành bởi bao nhiêu phần trăm từ tài sản thanh khoản. Thanh khoản của ngân hàng ở trạng thái tốt khi chỉ số này cao nhưng cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đang nắm quá nhiều tài
  20. 10 ` sản dưới hình thức dự trữ không sinh lợi. Do đó ngân hàng cần cân nhắc điều chỉnh phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng. Tài sản thanh khoản 𝐿1 = × 100% Tổng tài sản - Chỉ số số L2 phản ánh khả năng thanh toán của ngân hàng khi gặp trường hợp các khoản tiền gửi của khách hàng bị rút đột ngột. Nếu L2 lớn hơn hoặc bằng 100% thì khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền đột ngột từ khách hàng của ngân hàng rất tốt. Tài sản thanh khoản 𝐿2 = × 100% Các khoản tiền gửi - Chỉ số L3 cho thấy tỷ lệ khoản cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng tài sản. Nếu chỉ số này thấp thì tính thanh khoản của ngân hàng càng cao. Khoản cho vay 𝐿3 = × 100% Tổng tài sản - Chỉ số L4 so sánh khoản cho vay với nguồn huy động ngắn hạn (khoản tiền gửi). Nếu chỉ số này lớn hơn 100% và càng cao, cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng ở mức thấp và khoản cho vay được tài trợ bằng nhiều nguồn vốn khác. Khoản cho vay 𝐿4 = × 100% Các khoản tiền gửi Tuy nhiên, Poorman và Blake (2005) đã chỉ ra rằng việc sử dụng các chỉ số thanh khoản để đo lường mức độ thanh khoản của ngân hàng là không đủ, có những ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản cao nhưng vẫn có thể phá sản (Ví dụ: Southest Bank of Miani năm 1991). Saunders và Cornett (2006) đã đề xuất sử dụng khe hở tài trợ để sử dụng cho việc đo lường rủi ro thanh khoản. b. Phương pháp ke hở tài trợ. Phương pháp này dùng để đo lường mức độ rủi ro thanh khoản của ngân hàng thông qua khe hở tài trợ (FGAP) được tính như sau: 𝐃ư 𝐧ợ 𝐜𝐡𝐨 𝐯𝐚𝐲 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 – 𝐒ố 𝐝ư 𝐭𝐢ề𝐧 𝐠ử𝐢 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 FGAP = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2