intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố tác động đến số thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác thu sau đó đi đến tìm hiểu những nhân tố tác động đến số thu BHXH, để biết được từng nhân tố sẽ ảnh hưởng như thế nào và đưa ra được các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH và nâng cao số thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố tác động đến số thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THẢO HUYỀN NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỐ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THẢO HUYỀN NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỐ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ MINH SƠN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  3. TÓM TẮT LUẬN VĂN Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nƣớc, thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội là góp phần quan trọng để ổn định đời sống cả về mặt vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động, đồng thời đảm bảo an toàn xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Ở Việt Nam, chính sách bảo hiểm xã hội đã có từ rất lâu tuy nhiên đến nay đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, cải cách, đổi mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và hoàn cảnh của từng giai đoạn phát triển. Về mặt pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật bảo hiểm xã hội từng bƣớc đƣợc nâng cao tính pháp lý của chính sách bảo hiểm xã hội ngày một cao hơn và chặt chẽ hơn. Hoạt động thu bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chính sách bảo hiểm xã hội. Để quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội tập trung, thống nhất, đảm bảo minh bạch, công bằng thì việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, hạn chế tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội, trốn đóng bảo hiểm xã hội, trích tiền đóng của ngƣời lao động nhƣng không đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội là việc làm hết sức cần thiết. Thực hiện tốt công tác quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội là đảm bảo nguồn tài chính để chi trả, bù đắp một phần thu nhập cho ngƣời lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử tuất,...dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nƣớc theo pháp luật, nhằm bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động và gia đình họ. Luận văn hƣớng đến vấn đề phân tích những nhân tố làm tác động lên số thu bảo hiểm xã hội để từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao số thu và hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp. Tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học truyền thống là phƣơng pháp định tính, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, dự báo, phân tích để lý giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác thu bảo hiểm xã hội tại đơn vị Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp.
  4. Những yếu tố tác động đến số thu bảo hiểm xã hội đƣợc nghiên cứu trong bài luận nhƣ chính sách tiền lƣơng, đối tƣợng tham gia, tuổi nghỉ hƣu, chính sách lao động việc làm, nhận thức ý thức thói quen của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động,...cho thấy rằng nếu một trong những yếu tố này có sự thay đổi thì số thu bảo hiểm xã hội cũng sẽ thay đổi. Bên cạnh đó trong luận văn, tác giả đƣa ra giải pháp về chính sách tiền lƣơng, các giải pháp phát triển đối tƣợng tham gia, kiến nghị Chính phủ kéo giản tuổi hƣu, các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động,...để góp phần nhằm nâng cao số thu vaF hoàn thiện công tác thu BHXH, góp phần vào lĩnh vực thu của ngành bảo hiểm xã hội nói chung và tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp nói riêng, cũng nhƣ góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc.
  5. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Học viên Lê Thị Thảo Huyền
  6. LỜI CẢM ƠN Lời nói đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lê Minh Sơn đã luôn tạo điều kiện, động viên và dành nhiều thời gian hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp đã hỗ trợ tôi về số liệu, tài liệu làm cơ sở phân tích, đánh giá trong thời gian thực hiện Luận văn. Mặc dù cố gắng hoàn thiện luận văn bằng năng lực và kiến thức của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báo của quý Thầy, Cô và các bạn. Học viên Lê Thị Thảo Huyền
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3 6. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 4 7. Đóng góp của đề tài................................................................................................. 5 8. Bố cục luận văn ....................................................................................................... 5 9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .......................................................................... 7 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI........................ 9 1.1. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội.................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội ........................................................................... 9 1.1.2. Ý nghĩa của Bảo hiểm xã hội ........................................................................... 10 1.1.3. Nguyên tắc thu Bảo hiểm xã hội ...................................................................... 11 1.1.4. Quỹ Bảo hiểm xã hội ........................................................................................ 12 1.1.5. Quản lý tài chính Bảo hiểm xã hội ................................................................... 15 1.2. Khái quát về các nhân tố tác động đến số thu bảo hiểm xã hội.......................... 16 1.3. Kinh nghiệm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội ...................................... 19 1.3.1. Kinh nghiệm của Thụy Điển ............................................................................ 19 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ......................................................................... 20 1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh An Giang ...................................................................... 21 1.3.4. Bài học kinh nghiệm......................................................................................... 22 KẾT LUẬN CHƢƠNG I .......................................................................................... 24
  8. CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP ....................................................................... 25 2.1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp ....................................... 25 2.1.1. Quá trình thành lập Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp.................................... 25 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp......... 26 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp ................................... 30 2.1.4. Các cấp thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp ............................ 31 2.2. Kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp .................................. 32 2.3. Thực trạng công tác thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp ........................... 33 2.3.1. Xây dựng kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội ........................................................ 33 2.3.2. Mức tiền lƣơng tính đóng bảo hiểm xã hội ..................................................... 36 2.3.3. Quản lý lao động tham gia bảo hiểm xã hội .................................................... 38 2.3.4. Đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội ............................................................... 40 2.3.5. Đối tƣợng hƣởng hƣu và các chế độ ................................................................ 44 2.3.6. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu ngƣời ....................... 46 2.3.7. Nhận thức, ý thức của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động ............... 46 2.3.8. Tình hình nợ đọng tiền thu bảo hiểm xã hội ................................................... 47 2.4. Đánh giá công tác thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp .............................. 48 2.5. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................................... 50 2.5.1. Hạn chế .............................................................................................................. 50 2.5.2. Nguyên nhân...................................................................................................... 51 2.6. Những nhân tố tác động đến số thu Bảo hiêm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp ................................................................................................................. 52 2.6.1. Chính sách tiền lƣơng........................................................................................ 52 2.6.1.1. Chính sách về tiền lƣơng cơ sở ................................................................ 53 2.6.1.2. Chính sách lƣơng tối thiểu vùng .............................................................. 55 2.6.2. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội............................................................................... 56 2.6.3. Đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội ................................................................ 58 2.6.4. Tuổi nghỉ hƣu..................................................................................................... 60
  9. 2.6.5. Chính sách lao động và việc làm ..................................................................... 62 2.6.6. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu ngƣời ....................... 63 2.6.7. Nhận thức, ý thức của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động ............... 64 2.6.8. Nhân tố khác ..................................................................................................... 66 KẾT LUẬN CHƢƠNG II ......................................................................................... 68 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP .............................................. 69 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác thu và nâng cao số thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp .............................................................................. 69 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thu và nâng cao số thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp...................................................................................... 70 3.2.1. Nâng cao số thu thông qua chính sách tiền lƣơng .......................................... 70 3.2.2. Mở rộng, phát triển đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội .............................. 70 3.2.3. Tăng cƣờng tuyên truyền vận động đối tƣợng tham gia ................................ 72 3.2.4. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra về hoạt động thu Bảo hiểm xã hội .............. 73 3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ để nâng cao số thu bảo hiểm xã hội.............................. 74 3.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 76 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ .................................................................................. 76 3.3.2. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. ...................................................... 77 3.3.3. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ............................................ 78 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 81 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 84
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHXH TN Bảo hiểm xã hội tự nguyện DN Doanh nghiệp ĐTNN Đầu tƣ nƣớc ngoài HCSN Hành chính sự nghiệp HTX Hợp tác xã ILO Tổ chức Lao động quốc tế NLĐ Ngƣời lao động NSDLĐ Ngƣời sử dụng lao động OĐ,TS Ốm đau, thai sản QD Quốc doanh TNLĐ-BNN Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội tại Đồng Tháp từ năm 2014 - 2018........................................................................................................ 35 Bảng 2.2: Quỹ lƣơng và số thu bảo hiểm xã hội tại Đồng Tháp từ năm 2014 - 2018 .............................................................................................................. 37 Bảng 2.3: Lao động tham gia và số thu bảo hiểm xã hội tại Đồng Tháp từ năm 2014 – 2018 ............................................................................................................... 39 Bảng 2.4: Số đơn vị và đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội tại Đồng Tháp từ năm 2014 - 2018........................................................................................................ 42 Bảng 2.5: Cơ cấu đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội tại Đồng Tháp giai đoạn từ năm 2014 - 2018 ................................................................................................... 43 Bảng 2.6: Tình hình hƣởng hƣu và chế độ bảo hiểm xã hội tại Đồng Tháp từ năm 2014 - 2018........................................................................................................ 45 Bảng 2.7: Tình hình nợ bảo hiểm xã hội tại Đồng Tháp từ năm 2014 - 2018.. 48 Bảng 2.8 Lƣơng cơ sở qua các năm từ 2011 - 2018 ......................................... 53 Bảng 2.9: Lƣơng tối thiểu vùng qua các năm từ 2014 - 2018 .......................... 55 Bảng 2.10: Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2012 - nay ............................. 57 Bảng 2.11: Số ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội so với số ngƣời trong độ tuổi lao động tại Đồng Tháp từ năm 2014 - 2018 ............................................................ 59 Bảng 2.12: Tỷ lệ hƣởng hƣu so với số thu bảo hiểm xã hội tại Đồng Tháp từ năm 2014 - 2018........................................................................................................ 61 Bảng 2.13: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu ngƣời tại Đồng Tháp từ 2014 - 2018 ........................................................................................ 64 Bảng 2.14: Tình hình Thanh tra - Kiểm tra về bảo hiểm xã hội tại Đồng Tháp từ năm 2014 - 2018 ................................................................................................... 66
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho ngƣời lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nƣớc, bảo vệ tổ quốc và nhất là không vì mục đích lợi nhuận. Là hình thức đóng góp của ngƣời tham gia theo tỷ lệ đóng cụ thể để tạo nguồn kinh phí góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Có thể nói, đây là một trong những chính sách an sinh cơ bản thể hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta với mục tiêu chính là vì con ngƣời, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, ổn định và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Vấn đề quan tâm lớn nhất là quyền lợi của ngƣời tham gia BHXH ngày càng mở rộng hơn, nguồn thu từ BHXH góp phần chính tạo thành nguồn quỹ BHXH, nhằm phục vụ tốt trong việc thực hiện chính sách, chế độ cho ngƣời tham gia BHXH cũng nhƣ đảm bảo bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập của ngƣời tham gia khi ngƣời tham gia bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết,...trên cơ sở họ đã đóng góp vào quỹ BHXH. Chính sách BHXH ở Việt Nam đã có từ những năm 60 của thế kỷ trƣớc và từng bƣớc đƣợc cải cách và đƣợc đổi mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và hoàn cảnh của từng giai đoạn lịch sử. Các văn bản quy phạm pháp luật BHXH từng bƣớc đƣợc hoàn thiện và nâng cao, tính pháp lý của chính sách BHXH cao hơn, chặt chẽ hơn. Từ chỗ chỉ có các Sắc lệnh, Nghị định về BHXH, điều chỉnh một số vấn đề cơ bản của BHXH và điều chỉnh một nhóm đối tƣợng của BHXH, đến nay Việt Nam đã có Luật BHXH. Luật BHXH đã pháp luật hóa các văn bản quy phạm pháp luật BHXH đã có trƣớc đây. Đối tƣợng điều chỉnh của Luật BHXH đến nay rất lớn, bao trùm tất cả những ngƣời lao động tự do, lao động trong khu vực kinh tế tập thể, lao động là nông dân…Đây là bƣớc tiến vô cùng quan trọng trong chính sách BHXH của Việt
  13. 2 Nam, góp phần tạo nên mạng lƣới an sinh xã hội rộng rãi, bảo vệ ngƣời lao động trƣớc những biến cố, những rủi ro xã hội dẫn đến giảm hoặc làm mất thu nhập; góp phần ổn định chính trị - xã hội, làm động lực tăng trƣởng kinh tế và thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Hiện nay, cùng với sự phát triển của hệ thống ngành BHXH, công tác tổ chức thu BHXH cũng phải không ngừng hoàn thiện và phát triển. Đối tƣợng tham gia BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp năm sau cao hơn năm trƣớc, hoạt động thu - chi ngày càng đa dạng. Tuy công tác thu BHXH luôn đƣợc lãnh đạo quan tâm chỉ đạo, nhƣng vẫn còn ít, nhiều hạn chế do tác động từ nhiều nhân tố khác nhau lên số thu BHXH làm cho tình trạng mất cân bằng quỹ BHXH có thể xảy ra. Các vấn đề nhƣ chính sách tiền lƣơng, đối tƣợng tham gia, tỷ lệ đóng và các chế độ bảo hiểm xã hội nếu đƣợc quan tâm đánh giá đúng mức thì việc đề ra các giải pháp để hoàn thiện công tác thu là điều rất cần thiết. Tuy BHXH là một chính sách an sinh xã hội lớn của đất nƣớc, nhƣng vẫn có những đơn vị còn trốn đóng, đóng không đủ số lao động tham gia hoặc để nợ đọng xảy ra và kéo dài, lạm dụng quỹ BHX,... làm ảnh hƣởng đến chế độ BHXH của ngƣời lao động nhƣ hƣu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,... Chính vì thế, khi tìm đƣợc những nhân tố tác động đến số thu BHXH thì việc phân tích và tuyên truyền sâu rộng cho NLĐ về quyền và lợi ích khi tham gia, cũng nhƣ tình trạng trốn đóng của các đơn vị sử dụng lao động sẽ đƣợc phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Do đó, việc nâng cao tỷ lệ đối tƣợng tham gia và số thu BHXH là việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Những nhân tố tác động đến số thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng công tác thu sau đó đi đến tìm hiểu những nhân tố tác động đến số thu BHXH, để biết đƣợc từng nhân tố sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào và đƣa
  14. 3 ra đƣợc các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH và nâng cao số thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội Tỉnh Đồng Tháp. 2.2. Mục tiêu cụ thể Trình bày nội dung cơ bản về BHXH vì đây là cơ sở lý luận để đi vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến số thu BHXH. Nghiên cứu có hệ thống những vấn đề cơ bản về công tác thu BHXH tại đơn vị Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp. Đánh giá thực trạng công tác thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp, nhận định những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ đƣa ra đƣợc những hạn chế còn tồn tại. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến số thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp để thấy đƣợc từng nhân tố cụ thể sẽ tác động đến số thu ra sao. Thông qua nghiên cứu thực tiễn, nhằm hƣớng đến mục tiêu đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp hoàn thiện công tác thu và nâng cao số thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng về công tác thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp hoạt động nhƣ thế nào, kết quả đạt đƣợc ra sao? Những nhân tố nào làm tác động đến số thu BHXH? Từng nhân tố này ảnh hƣởng đến số thu BHXH nhƣ thế nào? Nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH và nâng cao số thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp cần phải có định hƣớng, giải pháp nào? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu thực trạng công tác thu BHXH và những nhân tố ảnh hƣởng đến số thu BHXH. Không gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu tại đơn vị Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp. Thời gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu thời gian từ năm 2014-2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thông qua việc thu thập số liệu từ các báo cáo quyết toán qua các năm, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học là phƣơng pháp định tính,
  15. 4 phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, dự báo, phân tích để lý giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác thu BHXH tại đơn vị Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp. Luận văn đã cho thấy thực trạng công tác tổ chức thu tại đơn vị Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp. Do đây, là một trong những tỉnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với dân số gần 1,7 triệu dân nguồn lao động dồi dào, thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp đầu tƣ, tỷ lệ lao động tham gia BHXH đạt tỷ lệ tƣơng đối và đây chính là nơi tác giả đang công tác. Nhìn chung các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực BHXH tác giả sử dụng số liệu báo cáo quyết toán trong phạm vị nghiên cứu sau đó phân tích đánh giá và tìm ra giải pháp để nâng cao số thu và hoàn thiện công tác thu BHXH. Để trả lời cho câu hỏi “Thực trạng về công tác thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp hoạt động nhƣ thế nào, kết quả đạt đƣợc ra sao?” Luận văn đã sử dụng số liệu thứ cấp để phân tích thực trạng công tác thu từ đó đánh giá nhận định những kết quả đạt đƣợc tại đơn vị. Để giải quyết câu hỏi “Những nhân tố nào làm tác động đến số thu BHXH? Từng nhân tố này ảnh hƣởng đến số thu BHXH nhƣ thế nào? Trong bài luận tác giả đã sử dụng phƣơng pháp dự đoán và phân tích để đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng đến số thu BHXH và cho thấy sự ảnh hƣởng của từng nhân tố này. Phân tích, đƣa ra định hƣớng để giải quyết câu hỏi “Nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH và nâng cao số thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp cần phải có định hƣớng, giải pháp nào?” 6. Nội dung nghiên cứu Luận văn nghiên cứu có trọng tâm những vấn đề cơ bản về công tác thu BHXH tại đơn vị Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp. Phân tích thực trạng công tác thu tại đơn vị và tìm hiểu về các nhân tố ảnh hƣởng đến số thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp. Đề xuất đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác thu và nâng cao số thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.
  16. 5 7. Đóng góp của đề tài Hiện nay, các đề tài chủ yếu nghiên cứu nhƣ của (Trần Ngọc Tuấn 2013), Hoàn Thiện Công tác Quản lý Thu BHXH khu vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai; (Cao Thị Lan Mây 2014), Hoàn thiện công tác thu BHXH khối ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; Theo (Nguyễn Văn Hiệp 2014), Hoàn thiện Công tác Thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang những nghiên cứu đã nêu lên những qui định về công tác thu ngành BHXH, sơ lƣợc thực tế về hồ sơ thủ tục, báo cáo tài chính của ngành BHXH nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH về một khối kinh tế nào đó. Khác với các nghiên cứu trên, tác giả không nghiên cứu về hồ sơ thủ tục trong công tác quản lý thu mà đi vào vấn đề xem xét, phân tích thực trạng công tác thu và tìm hiểu các nhân tố chủ yếu tác động đến số thu BHXH. Trong bài luận, tác giả tìm ra đƣợc những nhân tố tác động để từ đó xem coi những yếu tố này tác động nhƣ thế nào để từ đó đƣa ra giải pháp hoàn thiện công tác thu và nâng cao số thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp Trong bài luận, tác giả sẽ trình bày định hƣớng và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác thu và nâng cao số thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới. Từ đó, giúp lãnh đạo có những hoạch định kịp thời để góp phần nâng cao số thu và hoàn thiện công tác thu tại đơn vị. 8. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng I: Cơ sở lý luận chung về bảo hiểm xã hội Những quan điểm về bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm xã hội nguồn hình thành quỹ bảo hiểm hiểm xã hội sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng này vì đây là cơ sở, tiền đề cho nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó, những yếu tố tác động đến số thu BHXH nhƣ chính sách tiền lƣơng, tuổi nghỉ hƣu, chính sách lao động việc làm, tốc độ tăng trƣởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu ngƣời, nhận thức ý thức của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động sẽ đƣợc trình bày một cách khái quát và sơ lƣợt, một nội dung không thể thiếu là việc rút ra bài học kinh nghiệm từ một số nƣớc nhƣ
  17. 6 của Thụy Điển hay Trung Quốc đó là ý thức nhận thức của NLĐ, tuổi nghỉ hƣu ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến số thu BHXH. Chƣơng II: Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp Bảo hiểm xã hội đƣợc hình thành từ năm 1995 tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ cụ thể theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dƣới BHXH Tỉnh có 09 phòng nghiệp vụ và 12 BHXH huyện, thị xã, thành phố cùng nhau hoạt động giúp việc cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Kết quả hoạt động của BHXH Tỉnh trong những năm qua đã tăng về số ngƣời từ năm 1995 là 24,7 nghìn ngƣời đến năm 2018 là 95,5 nghìn ngƣời và số thu BHXH năm 1995 là gần 17 tỷ đồng đến năm 2018 là 1.237 tỷ đồng, tỷ lệ nợ đọng giảm dần qua các năm. Bên cạnh đó, tại Chƣơng II của luận văn cũng đƣa ra đƣợc những hạn chế và nguyên nhân của công tác thu trong thời gian qua. Dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày và thực tế phát sinh nghiệp vụ tại đơn vị Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp, tác giả đã có những nhận định và trình bày về những nhân tố tác động đến số thu BHXH nhƣ chính sách tiền lƣơng, tuổi nghỉ hƣu, chính sách lao động việc làm, tốc độ tăng trƣởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu ngƣời, nhận thức ý thức của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động ngoài những yếu tố vừa nêu thì còn có các yếu tố khác nhƣ tỷ lệ đóng, đối tƣợng đóng và những yếu tố khác có liên quan làm ảnh hƣởng đến số thu BHXH tại đơn vị Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp. Phân tích sự tác động của từng yếu tố này để thấy số thu BHXH sẽ bị ảnh hƣởng nhƣ thế nào. Chƣơng III: Giải pháp hoàn thiện công tác thu và nâng cao số thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp Qua nội dung trình bày ở các chƣơng trƣớc, tiếp theo chƣơng III tác giả sẽ đƣa ra các giải pháp phù hợp lên từng yếu tố tác động để làm tăng số thu nhƣ giải pháp nào cho chính sách tiền lƣơng, giải pháp nào cho tuổi hƣu, giải pháp nào để phát triển đối tƣợng,... cũng nhƣ đƣa ra những đề xuất, kiến nghị đến Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chính quyền địa phƣơng.
  18. 7 9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Nhìn chung có khá nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực thu bảo hiểm xã hội. Các công trình nghiên cứu đều khẳng định vị trí và tầm quan trọng của công tác thu bảo hiểm xã hội ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời lao động, đƣa ra những giải pháp và những kiến nghị về công tác thu bảo hiểm xã hội nhằm kiện toàn hệ thống BHXH. Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu cũng nêu lên những hạn chế về công tác thu BHXH đối với những đơn vị ngoài quốc doanh làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời lao động khi tham gia BHXH. Đồng thời, có những công trình nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế về hệ thống văn bản, biểu mẫu, quy trình thực hiện thu BHXH của cơ quan bảo hiểm xã hội với các đơn vị sử dụng lao động,... Trong quá trình tìm hiểu về đề tài nghiên cứu, luận văn tập trung vào các vấn đề sơ lƣợc về công tác thu BHXH, thực trạng công tác thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp. Phân tích tìm hiểu những nhân tố tác động đến số thu BHXH từ đó đƣa ra những giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác thu và nâng cao số thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới. Theo Trần Ngọc Tuấn 2013, Hoàn Thiện Công tác Quản lý Thu BHXH khu vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Theo nghiên cứu này tác giả đi sâu nghiên cứu công tác quản lý thu của khu vực kinh tế tƣ nhân và đƣa ra giải pháp chƣa nghiên cứu tổng quan về BHXH, chƣa có nghiên cứu về những nhân tố tác động lên số thu BHXH. Theo Cao Thị Lan Mây 2014, Hoàn thiện công tác thu BHXH khối ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Theo nghiên cứu này tác giả cũng chỉ nghiên cứu công tác thu của khối ngoài quốc doanh chƣa nghiên cứu các nhân tố tác động lên số thu BHXH. Theo Trần Ngọc Quân 2015, Hoàn Thiện công tác thu BHXH Bắt buộc tại huyện Krông nô tỉnh Đăk Nông. Nghiên cứu ngày tác giả chỉ phân tích, đánh giá sâu thực trạng công tác thu chủ yếu về lĩnh vực BHXH bắt buộc chƣa phân tích về những nhân tố tác động đến số thu BHXH.
  19. 8 Theo Đặng Anh Khoa 2015, Quản lý Thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội. Tác giả phân tích công tác về quản lý thu và đƣa ra giải pháp nhƣng chƣa phân tích các nhân tố tác động đến số thu BHXH một cách cụ thể. Theo Nguyễn Văn Hiệp 2014, Hoàn thiện Công tác Thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang. Tác giả tìm ra những nguyên nhân và hạn chế trong công tác thu BHXH để từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác thu BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động. Các nghiên cứu trên đã phản ánh cơ bản đƣợc lĩnh vực, đơn vị nghiên cứu, đƣa ra các giải pháp cụ thể hoàn thiện công tác thu BHXH. Tuy nhiên, chƣa tìm hiểu về các nhân tố tác động đến số thu của BHXH để phân tích và đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu và nâng cao số thu.
  20. 9 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Trong chƣơng này, tác giả sẽ trình bày một cách tổng quan về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, ý nghĩa của BHXH, nguyên tắc thu BHXH, khái quát về quỹ BHXH và các nguồn hình thành nên quỹ BHXH, cũng nhƣ nêu lên những nhân tố tác động đến số thu BHXH, tìm hiểu kinh nghiệm của các nƣớc nhƣ Thủy Điển, Trung Quốc rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào chính sách an sinh xã hội của nƣớc nhà. 1.1. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội 1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những hình thức bảo hiểm ra đời khá sớm và đã đƣợc hoạt động ở tất cả các nƣớc trên thế giới. Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài các chế độ BHXH thì đối tƣợng BHXH cũng ngày càng mở rộng từ đó khái niệm về BHXH cũng có nhiều thay đổi và đƣợc hoàn thiện. Đến nay, có rất nhiều quan điểm về BHXH và cũng có rất nhiều khái niệm về BHXH đƣợc đƣa ra. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đƣa ra một định nghĩa về BHXH đƣợc chấp nhận rộng rãi nhất: “Bảo hiểm xã hội là hình thức bảo trợ mà xã hội dành cho các thành viên của mình thông qua nhiều biện pháp công nhằm tránh tình trạng khốn khó về mặt kinh tế - xã hội do bị mất hoặc giảm đáng kể thu nhập vì bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động và tử vong”. Theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/01/2014: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của Ngƣời lao động (NLĐ) khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. Có thể nói, BHXH là một quá trình tổ chức hoạt động và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung đƣợc tích lũy dần do sự đóng góp của ngƣời sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ dƣới sự quản lý điều tiết của nhà nƣớc, nhằm đảm bảo một phần thu nhập của ngƣời tham gia để thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của NLĐ và gia
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0