intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia đang phát triển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu cũng làm sáng tỏ mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra, các chỉ báo kinh tế vĩ mô, xã hội, chính trị mà chính phủ và những nhà làm chính sách nên quan tâm để thiết kế những chính sách kinh tế vĩ mô và xã hội hiệu quả cho quốc gia của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia đang phát triển

  1. BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH ------ Trần Thị Nguyên Hƣơng NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN LUAÄN VĂN THẠC SĨ KINH TEÁ Tp. Hoà Chí Minh – Naêm 2015
  2. BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH ------ Trần Thị Nguyên Hƣơng NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUAÄN VĂN THẠC SĨ KINH TEÁ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Tp. Hoà Chí Minh – Naêm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong quá trình học tập để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2015 Tác giả Luận Văn Trần Thị Nguyên Hương
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT .......................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ...........................................................................................2 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................4 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4 1.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4 1.5 Đóng góp của luận văn .......................................................................................5 1.6 Cấu trúc luận văn................................................................................................5 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ........6 2.1 Cơ sở lý thuyết kinh tế vĩ mô chuẩn tắc .................................................................6 2.2 Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố quyết định sản lượng đầu ra ..............10 2.2.1 Những chỉ báo kinh tế vĩ mô .........................................................................11 2.2.2 Những chỉ báo chính trị - xã hội .................................................................14 2.3 Khuôn khổ khái niệm ...........................................................................................19 CHƢƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................21 3.1 Mô hình nghiên cứu..............................................................................................21 3.2 Dữ liệu nghiên cứu ...............................................................................................23 3.3 Các phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................25 3.3.1 Kiểm định nghiệm đơn vị cho dữ liệu bảng ...................................................25 3.3.2 Kiểm định Đồng liên kết cho dữ liệu bảng ....................................................27
  5. 3.3.3 Phương pháp ước lượng ................................................................................28 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................................34 4.1 Phân tích mối quan hệ đơn biến ...........................................................................34 4.2 Phân tích đa biến ..................................................................................................36 4.2.1 Kết quả thực nghiệm kiểm định nghiệm đơn vị cho dữ liệu bảng ..................36 4.2.2 Kết quả thực nghiệm với phương pháp LSDV ...............................................38 4.2.3 Kết quả thực nghiệm với phương pháp GMM - dữ liệu bảng động...............44 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN ...........................................................................................47 5.1 Tổng kết các kết quả của bài nghiên cứu .............................................................47 5.2 Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam ................................................................48 5.3 Ưu điểm, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GMM Generalized Method of Movements GNI Tổng thu nhập quốc gia gộp HDI Chỉ số phát triển nguồn nhân lực IMF Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế LSDV Phương pháp bình phương bé nhất với biến giả OLS Phương pháp bình phương bé nhất VAR Mô hình vec tơ Tự hồi quy WB Ngân hàng Thế Giới
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Bảng mô tả các biến và dấu kỳ vọng Bảng 3.2 Các quốc gia đang phát triển theo khu vực Bảng 3.3 Thống kê mô tả cả các biến Bảng 4.1 Ma trận hệ số tương quan. Thời kỳ 1996 – 2013 Bảng 4.2 So sánh hệ số tương quan và dấu kỳ vọng giữa các biến Bảng 4.3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng 5 phương pháp cho tất cả các biến Bảng 4.4 Kết quả các mô hình hồi quy với phương pháp LDSV Bảng 4.5 Kết quả các mô hình hồi quy với phương pháp GMM – dữ liệu bảng động Bảng 5.1 Trung bình và độ lệch chuẩn của lạm phát, tăng trưởng và cung tiền (%) Bảng 5.2 Tương quan Pearson giữa tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế (%)
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Khuôn khổ khái niệm và tác động giữa các biến Hình 4.1 Kiểm định tương quan chuỗi của phần dư Hình 5.1 Đồ thị theo thời gian của lạm phát, tăng trưởng và cung tiền (%) Hình 5.2 Đồ thị theo thời gian của tỷ lệ tích lũy vốn gộp và tăng trưởng GDP (%)
  9. 1 TÓM TẮT Luận văn được thực hiện nhằm nghiên cứu những nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia đang phát triển từ đó khuyến nghị một số chính sách cho tăng trưởng, phát triển kinh tế ở Việt Nam. Dựa vào mục tiêu trên, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành dựa trên mô hình hồi quy đa biến. Các nhân tố quan tâm được tách biệt thành hai nhóm chính. Nhóm các biến kinh tế vĩ mô (như cung tiền, lãi suất, tỷ giá , lạm phát, tiết kiệm, thương mại, xuất khẩu/nhập khẩu, FDI, tích lũy vốn, lao động, chi tiêu du lịch quốc tế) và nhóm các biến đại diện cho các yếu tố chính trị - xã hội (như tuổi thọ trung bình, tỷ lệ đăng ký nhập học, quyền tự do chính trị, tham nhũng, tội phạm và chỉ số phát triển nhân lực). Cụ thể, luận văn xem xét 2 mô hình chính: mô hình kinh tế vĩ mô chuẩn (chỉ bao gồm các biến kinh tế vĩ mô) và mô hình kinh tế toàn diện (bao gồm các biến kinh tế vĩ mô và các biến chính trị - xã hội). Hồi quy và kiểm định được thực hiện cho cả hai mô hình bằng hai phương pháp LSDV và GMM với dữ liệu bảng động không cân bằng (111 quốc gia – thời kỳ 18 năm) để xác định những nhân tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia đang phát triển. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy hai nhân tố kinh tế vĩ mô quan trọng đóng góp đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia đang phát triển là Tích lũy vốn và Cung tiền. Các yếu tố chính trị - xã hội (ngoại trừ chỉ số phát triển nhân lực) dường như không có sức mạnh giải thích tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển.
  10. 2 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu vĩ mô của mọi quốc gia. Đặc biệt trong tình hình kinh tế không được tốt trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu ở các quốc gia. Thiết kế và áp dụng những chiến lược cho tăng tưởng kinh tế trong các quốc gia đang phát triển là một thách thức quan trọng và khó khăn. Hầu hết các quốc gia đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông và Đông Âu tiếp tục đối mặt với mức độ cao của bất bình đẳng thu nhập, nợ công, tham nhũng, thiếu cơ sở vật chất hạ tầng, quyền tự do giới hạn, tỷ lệ tội phạm cao, hệ thống giáo dục, y tế không đầy đủ … Do đó, xây dựng chiến lược cho những quốc gia có thu nhập thấp – trung bình nên là tổng hòa thách thức của cả khía cạnh kinh tế, chính trị và xã hội. Hiểu biết rõ hơn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các biến kinh tế vĩ mô, chính trị, xã hội do đó có thể cung cấp thông tin hữu ích cho những nhà làm chính sách để họ có thể điều chỉnh và gắn kết những chính sách đối nội và đối ngoại một cách hài hòa nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng, ổn định và phát triển bền vững. Qua nhiều thập kỷ, các nhà kinh tế vĩ mô đã nổ lực đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Những nhân tố nào tác động tăng trưởng kinh tế trong mỗi quốc gia ?” Những nghiên cứu về sự phát triển không chỉ tập trung vào sự gia tăng thu nhập của công dân mỗi quốc gia mà còn đi kèm với chất lượng sống. Một số giải Nobel kinh tế đã được trao cho các nhà nghiên cứu có đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu sự phát triển của các quốc gia như Lewis (1960, 1979) cho mô hình nhị nguyên về chuyển giao lao động; Kuznets (1973, 1977) cho lượng hóa sự chuyển đổi cấu trúc rời xa nông nghiệp; Schultz (1971, 1980) cho lý thuyết về vốn con người và tính hợp lí của người nông dân; Myrdal (1973a, 1973b) cho mô tả sự sự kém phát triển của ở Châu Á; và Sen (1983, 1997) cho xây dựng các quyền hợp lí của người nghèo. Bên cạnh đó, một số nhà
  11. 3 nghiên cứu khác cũng được vinh danh giải Nobel cho đóng góp của họ trong xây dựng những lý thuyết tăng trưởng kinh tế toàn diện hơn cho những nền kinh tế đang phát triển như Frisch (1971), Leontief (1973), North (1989), Solow (1956) … Về mặt nghiên cứu thực nghiệm, hàng loạt các bài nghiên cứu với sự khác biệt về không gian, thời gian, phương pháp kinh tế lượng … đã được tiến hành bởi các nhà kinh tế ứng dụng như Chenery & Srinivasan (1988), Hayami & Ruttan (1971), Mellor (1976), Ravallion (2007) … Một trong những đề xuất quan trọng nhất của tất cả các lý thuyết, mô hình kinh tế vĩ mô là sản lượng đầu ra bị tác động bởi cả phía cầu phía cung; một mặt là các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; mặt khác là năng suất, cung lao động, tiến bộ kỹ thuật và cải cách cấu trúc. Trong nền kinh tế động, sẽ có nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc tăng trưởng. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng mục tiêu của phát triển kinh tế cuối cùng là vẫn là sự thịnh vượng chung của quốc gia, của con người về mọi mặt. Do đó, bên cạnh những biến kinh tế vĩ mô, nghiên cứu này bao gồm thêm các biến chính trị - xã hội và xem xét liệu lý thuyết kinh tế vĩ mô chuẩn có đủ để giải thích cho sản lượng đầu ra hay chúng ta cần cải thiện những vấn đề về chính trị - xã hội để giúp gia tăng sản lượng trong các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc gia và hàng loạt những biến kinh tế vĩ mô, chính trị, xã hội sẽ cung cấp thông tin tốt cho các nhà làm chính sách trong việc xây dựng chiến lược kinh tế vĩ mô. Việt Nam nằm trong số nhóm nước đang phát triển và cũng đang từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Sắp tới đây, khi Việt Nam gia nhập vào Khối Cộng Đồng ASEAN cuối năm 2015, đây là một cơ hội cũng là thách thức lớn với nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây bộc lộ nhiều khiếm khuyết và tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng chững lại. Để tránh tụt hậu với các nước bạn và khẳng định vị thế của mình trong sân chơi quốc tế. Chúng ta cần có những cải thiện chính sách và đòi hỏi những nổ lực nhằm đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển kinh tế. Bài
  12. 4 nghiên cứu được tiến hành góp phần trả lời cho câu hỏi đó, song song với khuyến nghị một số chính sách phù hợp cho đặc thù riêng của nền kinh tế Việt Nam. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực nghiệm, bài nghiên cứu nhằm giải quyết 3 vấn đề sau:  Xác định những nhân tố tác động tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển.  Kiểm định liệu mô hình kinh tế vĩ mô chuẩn (chỉ bao gồm các biến kinh tế vĩ mô) đã giải thích đầy đủ cho tăng trưởng kinh tế hay cần đến mô hình kinh tế vĩ mô toàn diện (bao gồm cả biến chính trị - xã hội).  Đề xuất những khuyến nghị chính sách cho nền kinh tế Việt Nam với những công cụ hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như sự thịnh vượng chung. 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tác động của những biến kinh tế vĩ mô, chính trị, xã hội lên tăng trưởng kinh tế của 111 quốc gia đang phát triển ở 6 khu vực trên toàn thế giới bao gồm Nam Á; Châu Âu & Trung Á; Trung Đông & Bắc Phi; Đông Á & Thái Bình Dương; Châu Phi khu vực hạ Sa mạc Sahara; Mỹ Latinh & Vùng Caribe. Thời kỳ nghiên cứu 18 năm từ năm 1996 đến 2013 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Về mặt lý luận, luận văn tổng quan một cách có hệ thống các nghiên cứu trước đây và các kết quả tương ứng nhằm xây dựng khuổn khổ khái niệm cho mô hình được kiểm định về mặt thực nghiệm. Về mặt kiểm định thực nghiệm, luận văn sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu như thống kê, tổng hợp và phân tích, phương pháp mô hình. Cụ thể, nghiên cứu áp dụng 2 phương pháp ước lượng LSDV (Least Square Dummy Variable) và GMM
  13. 5 (Generalized Method of Moments) cho dữ liệu bảng động không công bằng (Unbalanced panel data) kết hợp phân tích so sánh các kết quả. 1.5 Đóng góp của luận văn Nghiên cứu mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các nhân tố kinh tế vĩ mô, xã hội và chính trị trong các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu cũng làm sáng tỏ mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra, các chỉ báo kinh tế vĩ mô, xã hội, chính trị mà chính phủ và những nhà làm chính sách nên quan tâm để thiết kế những chính sách kinh tế vĩ mô và xã hội hiệu quả cho quốc gia của mình. 1.6 Cấu trúc luận văn Dựa trên mục đích nghiên cứu, luận văn có bố cục như sau:  Chương 1. Giới thiệu  Chương 2. Cở sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây về các nhân tố quyết định sản lượng đầu ra  Chương 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu  Chương 4. Kết quả và bàn luận  Chương 5. Tổng kết, khuyến nghị, chỉ ra những mặt hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  14. 6 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU Mục tiêu của chương này là trình bày tổng quan các nghiên cứu để cung cấp những nền tảng lý thuyết và thực nghiệm cho mô hình sẽ được kiểm định trong bài nghiên cứu. Chương này được chia thành 3 phần. Đầu tiên, tổng quan lý thuyết kinh tế vĩ mô chuẩn tắc. Thứ hai, một số nghiên cứu trước đây về các nhân tố quyết định sản lượng đầu ra. Cuối cùng, dựa trên tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm ở hai phần trên, khuôn khổ khái niệm sẽ được trình bày. 2.1 Cơ sở lý thuyết kinh tế vĩ mô chuẩn tắc Đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô chuẩn nhằm giải quyết câu hỏi quan trọng về mối liên hệ nhân quả chính xác giữa những biến kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội, cung tiền, tiến bộ công nghệ, lãi suất, mức giá cả, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tỷ lệ thất nghiệp, dân số và tỷ lệ tiết kiệm. Có nhiều trường phái khác nhau, như những nhà kinh tế cổ điển, trường phái Keynes, trường phái tiền tệ, trường phái tân cổ điển, trường phái tân Keynes và thuyết tăng trưởng mới, đã cung cấp những giải thích khác nhau về mối quan hệ giữa các biến.  Trường phái cổ điển được hình thành cách đây hơn 200 năm bởi Adam Smith và Ricardo. Theo trường phái cổ điển, yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong ba yếu tố trên thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất, là giới hạn của sự tăng trưởng. Cụ thể, mô hình David Ricardo (1772 - 1823) với luận điểm cơ bản đất đai sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận
  15. 7 của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng.  Nhìn chung trường phái tân cổ điển cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L), được đại diện bởi mô hình tăng trưởng của Harrod – Domar (1946) và mô hình tăng trưởng Solow (1956): Năm 1946, mô hình Harrod – Domar về tăng trưởng kinh tế được trình bày với giới học giả kinh tế. Đây là hai kết quả nghiên cứu độc lập của các nhà kinh tế Roy F. Harrod (công bố 1939) và Evsey Domar (công bố năm 1946). Giả thiết quan trọng của mô hình Harrod – Domar là coi sản lượng như một hàm của vốn tư bản (K). Mô hình Harrod – Domar mô tả quan hệ tăng trưởng kinh tế trong đó tốc độ tăng trưởng GDP tỷ lệ thuận với tỷ lệ tiết kiệm quốc gia và tỷ lệ nghịch với tỷ lệ Vốn – Sản lượng. Theo mô hình này, với một mục tiêu tăng trưởng định trước và tỷ lệ Vốn – Sản lượng đã biết, sẽ tính được tỷ lệ tiết kiệm cần thiết trong nền kinh tế. Năm 1956, cùng với T.W.Swan, nhà kinh tế theo trường phái tân cổ điển Robert Solow bổ sung thêm một nhân tố mới cho mô hình Harrod – Domar: năng suất lao động. Với công trình này, năm 1987, Solow được trao Giải thưởng Nobel về kinh tế. Giả định cơ bản của mô hình là tỷ suất sinh lợi là bất biến theo quy mô, năng suất biên của vốn giảm dần, được xác định ngoại sinh bởi tiến bộ kỹ thuật và có sự thay thế giữa vốn và lao động. Do đó, mô hình nhấn mạnh tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư là nhân tố chính xác định tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Tiến bộ kỹ thuật, mặc dù quan trọng trong dài hạn, được xem như là ngoại sinh đến hệ thống kinh tế và do đó nó không được kiểm định đầy đủ bởi mô hình này. Mô hình này còn có cách gọi khác là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, cuối cùng tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền
  16. 8 vững. Chỉ các yếu tố bên ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững. Mức sản lượng Y phụ thuộc vào lượng lao động L, lượng tư bản K và năng suất lao động A. Từ đó, ta có một hàm sản xuất vĩ mô Y = F (A,L,K). Giả thiết là hàm này có dạng Cobb-Douglas, tức là:  Trường phái Keynes tin tưởng cầu hiệu dụng đóng vai trò quan trọng trong xác định sản lượng đầu ra. Mặc dù vẫn xác nhận là cú sốc tiền tệ dương sẽ làm gia tăng các hoạt động kinh tế và mức giá, ông nhấn mạnh chính sách tài khóa quan trọng đối với nền kinh tế hơn là chính sách tiền tệ. Keynes đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc gia tăng sản lượng;  Khi thu nhập tăng lên thì xu hướng tiết kiệm trung bình cũng tăng lên và xu hướng tiêu dùng trung bình sẽ giảm xuống kết quả là giảm cầu tiêu dùng. Đây là nguyên nhân của trì trệ kinh tế.  Mặt khác, đầu tư quyết định quy mô việc làm. Nhưng quy mô đầu tư lại phụ thuộc vào lãi suất cho vay và hiệu suất cận biên của vốn.  Từ phân tích tổng quát, Keynes đi đến kết luận là muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, nhà nước phải thực hiện điều tiết kinh tế bằng các chính sách nhằm kích thích và tăng cầu tiêu dùng. Tác giả cũng đã đề xuất nhiều hình thức hoạt động để kích thích và tăng tổng cầu và việc làm. Do đó, lý thuyết này còn được gọi là lý thuyết trọng cầu.  Trường phái tiền tệ cung cấp một cách giải thích khác là cung tiền là nhân tố cốt lõi trong xác định thu nhập quốc dân. Friedman & Schwartz (1971) nghiên cứu mối liên hệ giữa cung tiền và sản lượng đầu ra, và những ngụ ý cho sự ứng dụng hiệu quả chính sách tiền tệ tại Mỹ. Họ ủng hộ Chính sách của Ngân hàng trung ương nhằm vào giữ cung và cầu tiền tại mức cân bằng để điều chỉnh cho tốc độ
  17. 9 tăng trưởng sản lượng và cầu khác nhau. Kết luận của họ là chính sách tiền tệ là hiệu quả, có thể giải thích và bù đắp cho những biến động trong sản lượng. Tựu chung, Keynes, trường phái tiền tệ và trường phái tân cổ điển có sự nhất trí là những biến động ngắn hạn xung quanh xu hướng dài hạn là do những sự kiện cầu danh nghĩa như những cú sốc tiền tệ, không phải những cú sốc cung thực như những đột phá về mặt công nghệ kỹ thuật. Tuy nhiên, Nelson & Plosser’s (1982) đã cố gắng giải thích liệu những biến động có thành phần dài hạn được tìm thấy là những nhân tố thực như cung lao động và tiến bộ công nghệ xác định cả sản lượng trong dài hạn và hoạt động như một nguyên nhân đáng kể của sự đổ vỡ của nền kinh tế. Chú ý quan trọng là cung lao động là một con dao hai lưỡi về mặt chính sách để gia tăng GDP bình quân đầu người, vì tăng trưởng trong nhu cầu tiêu dùng của dân số và sự gia tăng trong lực lượng lao động để cung cấp cho những ai có nhu cầu lại có tương quan cao.  Từ giữa những năm 1980, thuyết tăng trưởng “mới” và “nội sinh” đã nổi lên để chỉ trích mô hình tăng tưởng tân cổ điển. Theo quan điểm tân cổ điển, tốc độ tăng trưởng dài hạn là ngoại sinh, được giả định xác định bởi tỷ lệ tiết kiệm (Mô hình Harrod-Domar 1948, 1957) và tốc độ tiến bộ công nghệ, sự giảm giá và tăng trưởng dân số (Mô hình Solow, 1956). Do vậy, mô hình Solow (1956) đã giới thiệu khái niệm lao động hiệu dụng, tăng cường vốn (capital deepening) và mở rộng vốn (capital widening) 1 . Tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm, tốc độ tăng trưởng dân số, và tỷ lệ tiến bộ công nghệ vẫn là ngoại sinh là không thể giải thích. Lý thuyết tăng tưởng nội sinh nhấn mạnh tăng tưởng kinh tế là kết quả từ sự gia tăng tỷ suất sinh lợi do kiến thức mới. Để khắc phục một phần vấn đề này, mô 1 Tăng cƣờng vốn – là tình huống ở đó vốn bình quân đầu công nhân tăng trong nền kinh tế. Mở rộng vốn – là tình huống ở đó tích lũy vốn tăng cùng tốc độ với lực lượng lao động và tỷ lệ khấu hao. Do đó, vốn bình quân đầu công nhân vẫn không đổi. Nền kinh tế sẽ mở rộng về sản lượng gộp nhưng năng suất lao động của mỗi công nhân sẽ vẫn không đổi.
  18. 10 hình Hayami - Ruttan (1971) nội sinh hóa những thay đổi thể chế và kỹ thuật như là một phản ứng do những thay đổi trong nhân tố giá cả tương đối. 2.2 Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố quyết định sản lƣợng đầu ra Nhận thức về việc xác định một mô hình kinh tế vĩ mô tổng quát có thể được sử dụng để giải thích tăng trưởng trong tất cả các nền kinh tế trên toàn thế giới. Nếu như vậy, thì hiểu mối quan hệ nhân quả giữa tổng sản phẩm quốc nội và những chỉ báo kinh tế vĩ mô, chính trị và xã hội trở thành một thách thức quan trọng cho những nhà kinh tế, những nhà nghiên cứu, và những nhà làm chính sách bởi vì những mối quan hệ như vậy vừa có thể chỉ ra chính sách phù hợp và đo lường tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu (King 1974, Farr cùng cộng sự 1998, Lambsdorff 2003, Josten 2003, Pellegrini & Gerlagh 2004, Czabanski 2008, Younis cùng cộng sự 2008, Aixala & Fabro 2009, Yu cùng cộng sự 2009, Detotto & Otranto 2010, Kogid cùng cộng sự, 2010, Ahmed & Suliman 2011, và Adhikary 2011) đã tách biệt tác động của những chỉ báo kinh tế vĩ mô và chính trị - xã hội lên sản lượng đầu ra và do đó có thể dẫn đến sai lệch thông số tiềm ẩn hoặc những biến động không thể giải thích được trong sản lượng đầu ra. Do đó, trong luận văn hiện tại, tôi từng bước bao gồm những chỉ báo kinh tế vĩ mô, chính trị xã hội và cố gắng để xem xét một sự giải thích tổng quát liệu những nhân tố này đóng vai trò quan trọng như thế nào trong xác định sản lượng đầu ra. Để tránh sự trùng lặp khá nhiều khi khảo lược các nghiên cứu trước đây, đặc biệt là cho các biến kinh tế vĩ mô, tác giả sắp xếp trình bày các nghiên cứu chỉ báo kinh tế vĩ mô theo khu vực còn những biến chính trị xã hội sẽ được trình bày theo từng chỉ tiêu vì các nghiên cứu trước đây liên quan đến các biến chính trị xã hội thường tập trung vào 1 – 2 nhân tố đơn lẻ.
  19. 11 2.2.1 Những chỉ báo kinh tế vĩ mô Một số lượng lớn các nghiên cứu thực nghiệm (như Ambler 1989, Masih & Masih 1996, Odusola & Akinlo 2001, Yu cùng cộng sự 2009, Kogid cùng cộng sự 2010, Ahmed & Suliman 2011, Adhikary 2011) đã điều tra những nhân tố góp phần xác định tổng sản phẩm quốc gia trong những nước đã phát triển và đang phát triển. Một số biến kinh tế vĩ mô đã được sử dụng, đáng chú ý là cung tiền, lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tiết kiệm và cán cân thương mại. Sau đây tôi sẽ điểm qua một số kết quả nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu trước đây theo khu vực. Những quốc gia OECD: Những nghiên cứu trước đây trong khu vực OECD tập trung vào những biến tiền tệ như cung tiền, lãi suất hoặc tỷ giá như là những nhân tố quyết định tiềm năng của thu nhập quốc gia. Ví dụ, trong bài nghiên cứu của Ambler (1989) về tầm quan trọng của các biến tiền tệ trong những biến động chu kỳ kinh tế ở Canada bằng một bộ dữ liệu bao gồm các chuỗi thời gian kinh tế của Canada và Mỹ. Mô hình đồng liên kết và Vec tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) được sử dụng và kết quả cho thấy sự gia tăng trong cung tiền tương ứng với thu nhập danh nghĩa đã gia tăng chi tiêu và sản lượng đầu ra trong ngắn hạn. Tính dừng tốc độ quan sát được trong mô hình của Canadian ngụ ý là cung tiền chỉ tác động giá cả trong dài hạn. Andres & Hernando (1997) nghiên cứu tương quan giữa tăng trưởng và lạm phát trong các quốc gia OECD. Nghiên cứu này nhận thấy có tương quan âm giữa lạm phát và tăng trưởng sản lượng đầu ra trong dài hạn. Tuy nhiên, phân tích nhân quả cho ra kết quả ít rõ ràng hơn, nhưng rất đáng chú ý là mối quan hệ nhân quả từ lạm phát đến tăng trưởng luôn luôn có ý nghĩa và không bao giờ âm. Kalyoncu cùng cộng sự (2008) nghiên cứu tác động của sự giảm giá tiền tệ lên mức sản lượng đầu ra của 23 quốc gia OECD cho thời kỳ từ 1980 đến 2005 bằng cách sử dụng kiểm định đồng liên kết và nghiệm đơn vị. Kiểm định mô hình kinh tế đơn giản là . Kết quả là không đồng nhất và cho thấy, trong dài hạn, tăng trưởng sản lượng đầu ra bị tác động bởi sự giảm giá tiền tệ ở 9 trong số 23 quốc gia. 6 trong số 9 quốc gia, sự giảm giá đồng tiền có tác
  20. 12 động âm lên tăng trưởng sản lượng đầu ra; tuy nhiên, sự giảm giá đồng tiền cải thiện sản lượng đầu ra trong 3 quốc gia. Châu Á: Tương tự, Masih & Masih (1996) nhận thức các chuỗi nhân quả động (theo khía cạnh thời gian Granger 1988 chứ không phải là khía cạnh cấu trúc) liên kết sản lượng thực đến tiền tệ, lãi suất, lạm phát và tỷ giá trong bối cảnh một nền kinh tế đang phát triển Châu Á nhỏ (Indonesia). Phương pháp thực nghiệm sử dụng kiểm định đồng liên kết Johansen và mô hình vec tơ hiệu chỉnh sai số kết hợp các hàm phản ứng xung và phân rã phương sai. Phát hiện của họ có những ngụ ý chính sách rõ ràng cho sự mở rộng tiền tệ quá mức vì chính sách mở rộng tiền tệ quá mức có thể bị tiêu tan vì nó sẽ làm gia tăng tương đối của biến danh nghĩa như giá cả, tỷ giá hoặc lãi suất chứ không phải là sản lượng thực. Yu cùng cộng sự (2009) đã áp dụng hàm IS cho nền kinh tế mở, hàm chính sách tiền tệ và hàm cung gộp ( ( ) ( ) ( ) ) để giải thích những biến động trong sản lượng đầu ra ở Bangladesh. Họ nhận thấy là sự giảm giá tiền tệ thực, giá cả gia tăng, lãi suất giảm và sự gia tăng trong sản lượng thế giới gộp, tất cả đều làm gia tăng sản lượng đầu ra thực. Hệ số của chi tiêu tiêu dùng chính phủ đến GDP danh nghĩa không có ý nghĩa đề xuất là chính sách tài khóa mở rộng có thể không hiệu quả. Hơn nữa, những biến động trong sản lượng đầu ra của các nền kinh tế Châu Á có thể đến từ tỷ lệ tiết kiệm hoặc tăng tưởng dân số. Ví dụ, Canlas (2003) đã khám phá tác động của những thay đổi trong tỷ lệ tiết kiệm, tăng tưởng dân số và tăng tưởng nguồn nhân lực lên GDP thực ở Philippines. Sử dụng ước lượng OLS với mô hình kinh tế dựa trên lý thuyết tân cổ điển của Robert Solow ( ) ( ) . Kết quả cho thấy, tỷ lệ tiết kiệm có tác động dương, dân số tăng có tác động âm, và cải thiện nguồn nhân lực không có tác động có ý nghĩa lên tăng trưởng. Hơn nữa, mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và giao thương với nước ngoài hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một vấn đề quan trọng trong những năm gần đây. Kogid cùng cộng sự (2010) đã điều tra mối quan hệ và những
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2