intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn cơ sở y tế trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn cơ sở y tế của cá nhân, cụ thể là của phụ nữ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản để trả lời cho ba câu hỏi: Một là, các yếu tố về kinh tế có tác động như thế nào đến lựa chọn cơ sở y tế của phụ nữ? Hai là, các yếu tố về nhân khẩu học có tác động đến lựa chọn cơ sở y tế của bệnh nhân không? Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn cơ sở y tế trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------------- PHÍ QUANG SÂM NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CƠ SỞ Y TẾ TRONG VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN PHỤ NỮ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh - Năm2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------------- PHÍ QUANG SÂM (Lớp cao học QTKS – MSSV:7701230201) NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CƠ SỞ Y TẾ TRONG VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN PHỤ NỮ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN HOÀNG BẢO Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2015
  3. 8 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG TÓM TẮT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ...............................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4 1.6. Kết cấu của đề tài .................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ..........................5 2.1. Cơ sở lý thuyết của hàm hữu dụng.......................................................................5 2.2. Một số đặc điểm của thị trường chăm sóc sức khỏe ............................................7 2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan....................................................................9 2.4. Khung phân tích .................................................................................................14 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM ............................16 3.1. Hệ thống y tế Việt Nam .....................................................................................16 3.1.1.Thực trạng chung của hệ thống bệnh viện .......................................................16 3.1.2. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của hệ thống bệnh viện .............................18 3.1.3. Công tác khám bệnh, chữa bệnh nội trú - ngoại trú ........................................19 3.2. Thực trạng hoạt động quá tải và dưới tải bệnh viện...........................................20
  4. 9 3.2.1. Khái niệm ........................................................................................................20 3.2.2. Thực trạng tại các bệnh viện trung ương ........................................................20 3.2.3. Tâm lý chọn dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ....................................21 3.3. Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản .............................................................21 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................24 4.1. Các thống kê mô tả .............................................................................................24 4.2. Tổng quan về bộ dữ liệu.....................................................................................32 4.3. Tổng quan về bộ dữ liệu.....................................................................................32 4.4. Mô hình logit đa thức - Multinomial logit model ..............................................34 4.5. Tổng quan về bộ dữ liệu...................................................................................325 4.6. Kết quả hồi qui ...................................................................................................37 4.7. Kiểm định loại biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình ........................37 4.8. Hệ số tác động biên ............................................................................................43 4.8.1. Hệ số tác động biên của biến giá ngoại trú .....................................................44 4.8.2. Hệ số tác động biên của biến giá ngoại trú bình phương ................................45 4.8.3. Hệ số tác động biên của biến giá nội trú .........................................................45 4.8.3. Hệ số tác động biên của biến giá nội trú bình phương....................................46 4.8.4. Hệ số tác động biên của biến thu nhập............................................................47 4.8.5. Hệ số tác động biên của biến bảo hiểm y tế ....................................................48 4.8.6. Hệ số tác động biên của biến giáo dục ............................................................49 4.8.7. Hệ số tác động biên của biến địa bàn cư trú ...................................................49 4.8.8. Hệ số tác động biên của biến dân tộc ..............................................................50 4.8.9. Hệ số tác động biên của biến tuổi ...................................................................51 4.8.10. Hệ số tác động biên của biến nghề nghiệp ....................................................52 4.8.11. Hệ số tác động biên của biến ngoại trú .........................................................52 4.8.12. Hệ số tác động biên của biến nội trú .............................................................53
  5. 10 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................58 5.1. Tóm lược phương pháp nghiên cứu ...................................................................58 5.2. Các khám phá chính của nghiên cứu..................................................................58 5.3. Hàm ý chính sách ...............................................................................................61 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng mở rộng ......................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. 11 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tổng số bệnh viện và giường bệnh theo tuyến bệnh viện (năm 2011) .... 16 Bảng 4.1: Thống kê sự lựa chọn cơ sở y tế ............................................................... 24 Bảng 4.2: Lựa chọn cơ sở y tế theo nhóm tuổi ......................................................... 25 Bảng 4.3: Lựa chọn cơ sở y tế theo trình độ giáo dục .............................................. 26 Bảng 4.4: Lựa chọn cơ sở y tế theo bảo hiểm ........................................................... 27 Bảng 4.5: Lựa chọn cơ sở y tế theo khu vực............................................................. 28 Bảng 4.6: Lựa chọn cơ sở y tế theo nghề nghiệp ...................................................... 29 Bảng 4.7: Lựa chọn cơ sở y tế theo dân tộc .............................................................. 30 Bảng 4.8: Lựa chọn cơ sở y tế theo khám bệnh ........................................................ 31 Bảng 4.9: Mô tả các biến trong mô hình Multinomial logit model .......................... 36 Bảng 4.11: Hệ số β của Ln((P(2)/P(1)) ..................................................................... 38 Bảng 4.12: Hệ số β của Ln((P(3)/P(1)) ..................................................................... 39 Bảng 4.13: Hệ số β của Ln((P(4)/P(1)) ..................................................................... 40 Bảng 4.14: Hệ số β của Ln((P(5)/P(1)) ..................................................................... 41 Bảng 4.15: Hệ số β của Ln((P(6)/P(1)) ..................................................................... 42 Bảng 4.16: Kết quả mô hình Multinomial logit ........................................................ 43 Bảng 4.18: Xác suất sau khi giá dv ngoại trù tăng theo đường parabol ................... 45 Bảng 4.19: Xác suất khi giá dịch vụ nội trú tăng thêm một triệu đồng ................... 46 Bảng 4.20: Xác suất khi giá dịch vụ nội trú tăng theo hình parabol ......................... 46 Bảng 4.21: Xác suất khi thu nhập tăng thêm một triệu đồng .................................... 47 Bảng 4.22: Xác suất nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế .............................................. 48 Bảng 4.23: Xác suất khi số năm đi học tăng lên một năm ........................................ 49 Bảng 4.24: Xác suất nếu bệnh nhân sống ở thành thị ............................................... 50 Bảng 4.25: Xác suất nếu bệnh nhân là người dân tộc kinh ....................................... 50 Bảng 4.26: Xác suất khi tuổi tăng thêm một tuổi ..................................................... 51 Bảng 4.27: Xác suất nếu bệnh nhân làm trong cơ quan Nhà nước ........................... 52 Bảng 4.28: Xác suất khi số lần khám chữa bệnh ngoại trú tăng thêm một lần ......... 53 Bảng 4.29: Xác suất khi số lần điều trị nội trú tăng thêm môt lần............................ 53
  7. 12 Bảng 4.30: Tổng hợp xu hướng xác suất thay đổi .................................................... 55
  8. 13 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Khung phân tích ........................................................................................14
  9. 14 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐAGTBV2012 Đề án giảm tải bệnh viện năm 2012 DV Dịch vụ RMS Royal medical services (dịch vụ y tế nhà nước Jordan) UNRWA United nations relief and works agency (dịch vụ y tế của các tổ chức phi chính phủ ở Jordan) VHLSS2012 Bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012
  10. 15 Tóm tắt Bài viết dựa trên dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012 (VHLSS2012, 2012) để phân tích mô tả và kết hợp với sử dụng mô hình hồi qui đa thức (multinomial logit) nhằm nghiên cứu tác động của các yếu tố giá dịch vụ y tế, thu nhập, bảo hiểm y tế và giáo dục ảnh hưởng như thế nào tới việc ra quyết định lựa chọn cơ sở y tế cho việc chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ. Những phát hiện sở khởi ban đầu từ phân tích thống kê mô tả cùng với hệ số tác động biên sẽ cho thấy chiều hướng tác động của từng yếu tố trên đến quyết định lựa chọn cơ sở y tế. Từ đó, nhận diện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện phụ sản trung ương ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
  11. 16 Hệ số tác động biên của biến p_outpat Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá dịch vụ ngoại trú thay đổi một đơn vị (tăng một triệu đồng). Hệ số tác động biên do yếu tố giá dịch vụ ngoại trú thay đổi được tình như sau: 𝑃𝑃 𝑖𝑖 𝑃𝑃 Li = ln� 1− 𝑃𝑃 � = 𝑃𝑃 𝑖𝑖 x eβp_outpat (hệ số βp_outpat tham chiếu tại Bảng 4.16) 𝑖𝑖 1 P(2) 0,227 x eβ2p_outpat = x e0,000520 = 1,3040238 (1) P(1) 0,175 P(3) 0,319 x eβ3p_outpat = x e0,000461 = 1,8312834 (2) P(1) 0,175 P(4) 0,019 x eβ4p_outpat = x e0,004147 = 0,1090226 (3) P(1) 0,175 P(5) 0,228 x eβ5p_outpat = x e0,005151 = 1,3095859 (4) P(1) 0,175 P(6) 0,032 x eβ6p_outpat = x e0,005751 = 0,1839118 (5) P(1) 0,175 𝑃𝑃(2)+𝑃𝑃(3)+𝑃𝑃(4)+𝑃𝑃(5)+𝑃𝑃(6) Từ (1), (2), (3), (4), (5) => 𝑃𝑃(1) 1,3040238 + 1,8312834 + 0,1090226 + 1,3095859 + 0,1839118 4,7378276 = = 𝑃𝑃(1) 𝑃𝑃(1) Xác suất lựa chọn cơ sở y tế sau khi giá dịch vụ ngoại trú tăng lên một triệu đồng: 1 1 Từ công thức Pi= = 1+ 𝑒𝑒 −𝑧𝑧𝑧𝑧 1+ 𝑒𝑒 −(𝛽𝛽 0+ 𝛽𝛽 1𝑋𝑋 1+ 𝛽𝛽 2𝑋𝑋 2+⋯+𝛽𝛽𝛽𝛽𝛽𝛽𝛽𝛽 ) 1 1 Ta có P(1) new = => P(1) new = = 0,1742820 1+ 𝑒𝑒 −𝑧𝑧𝑧𝑧 1+ 4,7378276 P(2) Từ (1) có = 1,3040238 =>P(2) new = 0,1742820x 1,3040238 = 0,2272679 P(1) P(3) Từ (2) có = 1,8312834 =>P(3) new = 0,1742820 x 1,8312834= 0,3191597 P(1) P(4) Từ (3) có = 0,1090226 =>P(4) new = 0,1742820 x 0,1090226= 0,0190007 P(1) P(5) Từ (4) có = 1,3095859 =>P(5) new = 0,1742820 x 1,3095859= 0,2282372 P(1) P(6) Từ (5) có = 0,1839118 =>P(6) new = 0,1742820 x 0,1839118= 0,03205 P(1)
  12. 17 Hệ số tác động biên của biến p_outpat2 Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá dịch vụ ngoại trú tăng theo đường parabol. Hệ số tác động biên do yếu tố giá dịch vụ ngoại trú bình phương thay đổi được tình như sau: 𝑃𝑃 𝑖𝑖 𝑃𝑃 Li = ln� 1− 𝑃𝑃 � = 𝑃𝑃 𝑖𝑖 x eβp_outpat2 (hệ số βp_outpat2 tham chiếu tại Bảng 4.16) 𝑖𝑖 1 P(2) 0,227 x eβp_outpat2 = x e-0,000000948 = 1,2971416 (6) P(1) 0,175 P(3) 0,319 x eβp_outpat2 = x e-0,000000827= 1,8228556 (7) P(1) 0,175 P(4) 0,019 x eβp_outpat2 = x e-0,000000577= 0,1085714(8) P(1) 0,175 P(5) 0,228 x eβp_outpat2 = x e-0,000000846= 1,3028560(9) P(1) 0,175 P(6) 0,032 x eβp_outpat2 = x e-0,000000851= 0,1828570(10) P(1) 0,175 𝑃𝑃(2)+𝑃𝑃(3)+𝑃𝑃(4)+𝑃𝑃(5)+𝑃𝑃(6) Từ (6), (7), (8), (9), (10) => 𝑃𝑃(1) 1,2971416 + 1,8228556 + 0,1085714 + 1,3028560 + 0,1828570 4,7142817 = = 𝑃𝑃(1) 𝑃𝑃(1) Xác suất lựa chọn cơ sở y tế sau khi giá dịch vụ ngoại trú bình phương tăng theo 1 1 đường parabol.Từ công thức Pi= = 1+ 𝑒𝑒 −𝑧𝑧𝑧𝑧 1+ 𝑒𝑒 −(𝛽𝛽 0+ 𝛽𝛽 1𝑋𝑋 1+ 𝛽𝛽 2𝑋𝑋 2+⋯+𝛽𝛽𝛽𝛽𝛽𝛽𝛽𝛽 ) 1 1 Ta có P(1) new = => P(1) new = = 0,175000124 1+ 𝑒𝑒 −𝑧𝑧𝑧𝑧 1+ 4,7142817 P(2) Từ (6) có = 1,2971416 =>P(2) new = 0,175000124 x 1,2971416 = 0,226999946 P(1) P(3) Từ (7) có = 1,8228556=>P(3) new = 0,175000124 x 1,8228556= 0,318999963 P(1) P(4) Từ (8) có = 0,1085714=>P(4) new = 0,175000124 x 0,1085714= 0,019000003 P(1) P(5) Từ (9) có = 1,3028560=>P(5) new = 0,175000124 x 1,3028560= 0,227999969 P(1) P(6) Từ (10) có = 0,1828570=>P(6) new = 0,175000124 x 0,1828570= 0,031999995 P(1)
  13. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Đặt vấn đề Theo lẽ thông thường khi xảy ra quá tải ở bệnh viện trung ương điều đó có nghĩa cầu bệnh viện trung ương tăng.Khi đó, giải pháp giảm tình trạng quá tải do cầu tăng người ta sẽ phải gia tăng nguồn cung. Nhưng,tại các bệnh viện phụ sản trung ương, khi càng gia tăng nguồn cung tình trạng quá tải bệnh viện càng trầm trọng hơn.Thực tế cho thấy, tại bệnh viện trung ương càng mở rộng (kê thêm giường bệnh) thì tình trạng quá tải không nhưng không giảm mà còn tăng thêm. Vì vậy, tình trạng quá tải các bệnh viện trung ương cứ tăng lên theo sự “cơi nới, kê thêm giường bệnh”. Tại thành phố Hà Nội, tình trạng quá tải diễn ra liên tục từ nhiều năm ở hầu hết các bệnh viện của thành phố, năm sau cao hơn năm trước mặc dù bệnh viện đã khắc phục bằng cách kê thêm giường bệnh từ 50% đến 100% so với giường kế hoạch. Công suất sử dụng giường bệnh chung của các bệnh viện trung ương năm 2009 là 116% tăng lên 120% năm 2010 và 118% năm 2011, trầm trọng nhất là bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội là 124%. Điển hình là bệnh viện Phụ sản Hà Nội công suất sử dụng giường bệnh luôn trên 230%. Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê chưa đầy đủ, số lượng bệnh nhân từ các tỉnh đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện lớn của thành phố chiếm tỷ lệ từ 30 % đến 40%. Tình trạng quá tải diễn ra ở hầu hết các bệnh viện tuyến thành phố. Các bệnh viện đa khoa, công suất sử dụng giường bệnh cao nhất là bệnh viện Nhân dân 115 khoảng 113%, bệnh viện Nhân dân Gia Định khoảng 106% và bệnh viện cấp cứu Trưng Vương khoảng104%. Bệnh viện chuyên khoa Phụ sản Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh là 126% (Đề án giảm tải bệnh viện - ĐAGTBV, 2012). Nhìn nhận tình trạng quá tải bệnh viện dưới góc độ chuyên khoa cho thấy một số chuyên khoa có mức độ quá tải cao là khoa ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản và nhi. Không chỉ ở những bệnh viện tuyến trên, qua đánh giá tại các bệnh viện chuyên khoa cho thấy tình trạng quá tải xuất hiện ở 100% các bệnh viện chuyên khoa ung bướu, chấn thương chỉnh hình, tim mạch và 70% số
  14. 2 bệnh viện chuyên khoa sản. Ngược lại với tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tuyến cuối ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng bệnh viện hoạt động dưới tải cũng xảy ra tương đối phổ biến ở tuyến huyện và tuyến tỉnh ở một số vùng Tây Bắc, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. Tại những khu vực này, có tới 24,4% số bệnh viện tuyến tỉnh và 29,5% bệnh viện tuyến huyện có công suất sử dụng giường bệnh dưới 85% (Khương Anh Tuấn và cộng sự, 2007). Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao trong khi các bệnh viện tuyến trên luôn hoạt động quá tải thì các bệnh viện tuyến dưới lại luôn hoạt động dưới tải? Nguyên nhân của hai hiện tượng này có thể là do mức giá dịch vụ không linh hoạt không biến động theo chất lượng dịch vụ, dường như những bất qui tắc của thị trường đều diễn ra ở đây. Giá dịch vụ chậm thay đổi để phù hợp với giá thị trường, cùng một dịch vụ kỹ thuật thì mức giá tại các bệnh viện tuyến trung ương và mức giá tại bệnh viện tuyến tỉnh, huyện không chênh lệch hoặc chênh lệch không đáng kể. Một nguyên nhân nữa có thể kể đến đó là niềm tin, hầu hết các bệnh nhân đều tin chất lượng dịch vụ tại các bệnh viện tuyền trung ương và dường như bệnh nhân không đặt niềm tin nhiều vào chất lượng dịch vụ của các cơ sở y tế tuyến dưới nhất là trạm y tế xã/phường. Bệnh nhân không tin tưởng vào chất lượng của hệ thồng y tế cơ sở không phải là không có lý do khi mà cơ sở vật chất của tuyến y tế cơ sở còn yếu kém, đội ngũ nhân viên y tế còn thiếu nhất là thiếu những bác sĩ có chuyên môn cao. Ngoài ra, một nguyên nữa có thể đó là chính sách về bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập, chưa có sự khác biệt nhiều giữa những bệnh nhân có bảo hiểm y tế và những bệnh nhân không có bảo hiểm y tế. Theo một nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế), 2007. Nghiên cứu về tình hình quá tải của nămbệnh viện lớn nhất tại Hà Nội và TP.HCM (Bạch Mai, Chợ Rẫy, Nhi Trung ương, Phụ sản Trung ương và Phụ sản Từ Dũ). Nghiên cứu này cho thấy tình trạng vượt tuyến của bệnh nhân đã khiến vấn đề quá tải thêm trầm trọng. Đặc biệt, tại bệnh viện Phụ sản Trung ương tỷ lệ bệnh nhân không có giấy giới thiệu của tuyến dưới lên tới 90%. Tỷ lệ này ở bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thậm chí còn lên đến 97%. Điều đáng nói là, ngay cả người bệnh
  15. 3 không có điều kiện kinh tế cũng có xu hướng đến bệnh viện tuyến trung ương để khám và điều trị ngày lần đầu tiên mà không tới các bệnh viện tuyến dưới để thăm khám điều trị. Nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân vượt tuyến ở bệnh viện tuyến trung ương là 75%, trong đó 56% bệnh nhân nội trú ở bệnh viện phụ sản là sinh thường hoặc viêm nhiễm nội khoa có thể chữa tại tuyến dưới thậm chí ngay tại trạm y tế xã/phường. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Về lý luận đề tài sẽ lý giải các quyết định lựa chọn cơ sở y tế của phụ nữ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản (sinh đẻ, khám thai, kế hoạch hóa gia đình), dựa trên lý thuyết về hàm tối đa hóa hữu dụng. Về thực tiễn đề tài lý giải tình trạng quá tải ngày càng trầm trọng tại các bệnh viện phụ sản tuyến tỉnh/TP, tuyến trung ương và các bệnh viện phụ sản tuyến cuối ở hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Câu hỏi đặt ra tại sao có nhiều dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sảncó thể thực hiện một cách thuận lợi tại các bệnh viện tuyến dưới, nhưng phụ nữ vẫn chọn vượt tuyến lên các bệnh viện tuyến trung ương để được thăm khám và điều trị? Những yếu tố nào tác động đến quyết định vượt tuyến của bệnh nhân? 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là phân tích các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn cơ sở y tế của cá nhân, cụ thể là của phụ nữ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản để trả lời cho ba câu hỏi: Một là,các yếu tố về kinh tế cótác động như thế nào đến lựa chọn cơ sở y tế của phụ nữ?Hai là,các yếu tố về nhân khẩu học có tác động đến lựa chọn cơ sở y tế của bệnh nhân không?Ba là,các yếu tố về y tế có tác động đến việc ra quyết định lựa chọn cơ sở y tế của bệnh nhân không? Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này sẽ phân tích các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn cơ sở y tế với các rào cản tài chính như: thu nhập, mức giá dịch vụ y tế, bảo hiểmy tế và các yếu tố có tác động đến quyết định lựa chọn cơ sở y tế của bệnh nhân như tuổi, giáo dục, khu vực sinh sống, nghề nghiệp, dân tộc và số lần khám chữa bệnh. Nghiên cứu sự lựa chọn cơ sở y tế dựa trên lý thuyết về hàm tối đa
  16. 4 hóa hữu dụng trong kinh tế học. Qua đó,phần nào giải thích tình trạng quá tải tại các viện bệnh phụ sản tuyến trung ương. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quyết định lựa chọn cơ sở y tế của bệnh nhân trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Phạm vi nghiên cứu là các bệnh nhân nữ đã sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các cơ sở y tế trong hệ thống cơ sở y tế.Không gian nghiên cứu của đề tài là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứutrích trong bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012 (VHLSS2012). Thời gian nghiên cứu từ 11/2014 đến 03/2015. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngangkết hợp phương pháp định lượng. Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp thống kê phi tham số nhằm phát hiện nhựng hiện tượng sơ khởi ban đầu nhằm hỗ trợ cho kết quả của phương pháp định lượng. Phương pháp định lượng dựa vào nguồn số liệu thứ cấp (VHLSS2012) để xây dựng hàm hồi quiđa biến với biến phụ thuộc là sự lựa chọn cơ sở y tế của bệnh nhân, các biến độc lập (biến giải thích) là các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn cơ sở y tế của bệnh nhân. Kết quả của hàm hồi qui đa biến sẽ lượng hóa tác động của các biến độc lập và hướng tác động của các biến độc lập. Việc kiểm định dựa vào phương pháp kiểm định giá trị tới hạn (Chi)2 và giá trị (Chi)tính toán. Nghiên cứu sử dụng các công cụ tính toán và phân tích số liệu là phần mềm xử lý thống kê Stata12và phần mềm Excel 2010. 1.6. Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu được tác giả trình bày gồm 5 chương.Chương 1 trình bày tổng quan nghiên cứu. Chương 2 trình bàycơ sở lý thuyết.Chương 3 trình bày về tổng quan hệ thống y tế Việt Nam. Chương 4 trình bày về phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Cuối cùng làChương 5 trình bàykết luận nghiên cứu, những gợi ý chính sách, hướng mở rộng nghiên cứu và những hạn chế của đề tài.
  17. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Cơ sở lý thuyết là phần quan trọng của một nghiên cứu. Trong chương này tác giả trình bày về lý thuyết hàm tối đa hóa hữu dụng. Lý thuyết này giả định là người tiêu dùng cố gắng đem lại lợi ích tối đa bằng cách sử dụng một số lượng nguồn lực nhất định nào đó. Nghĩa là, trong số những hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được, người tiêu dùng sẽ chọn nhóm hàng hóa có khả năng mang lại sự thỏa mãn tối đa. Vì thế, mục tiêu của chương này là nhằm nghiên cứu cách thức người tiêu dùng sử dụng thu nhập của mình để tối đa hóa sự thỏa mãn của bản thân.Trong điều kiện giới hạn về thu nhập, khi mua (tiêu dùng) một hàng hóa nào đó, người tiêu dùng sẽ cân nhắc xem liệu rằng hàng hóa đó có thỏa mãn cao nhất nhu cầu của mình không. Chương này cũng sẽ giải thích sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng của giá hàng hóa, thu nhập, thị hiếu, .v.v. ra sao. Tiếp theo tác giả trình bày khung phân tích của nghiên cứu. 2.1. Cơ sở lý thuyết của hàm hữu dụng Nhiều tác giả đồng ý rằng lý luận của kinh tế học phúc lợi Tân Cổ Điển đặc biệt quan trọng và cần thiết để hiểu được việc đi đến một phân tích chuẩn tắc trong lĩnh vực sức khỏe.Kinh tế học phúc lợi Tân Cổ Điển gồm bốn nội dung cơ bản là sựtối đa hóa thỏa dụng, chủ quyền cá nhân, chủ nghĩa quy kết (giá trị của hành động được đánh giá trên kết quả của hành động đó) và chủ nghĩa phúc lợi. Yếu tố đầu tiên, sự tối đa hóa mức thỏa dụng, về bản chất là một giả định về hành vi. Ba yếu tố sau là những giả định chuẩn tắc về việc ai là người đúng đắn nhất để phán quyết về phúc lợi và về các tiêu chuẩn để đánh giá sự hợp lý trong phân bổ phúc lợi. Sự tối đa hóa mức thỏa dụng giả định rằng những cá nhân lựa chọn một cách lý trí. Với những lựa chọn nhất định, một cá nhân có khả năng phân biệt và xếp hạng để chọn ra phương án được ưa thích nhất theo những quan điểm mang tính nhất quán không có sự mâu thuẫn. Tính nhất quán rất quan trọng không có tính nhất quán người ta khó có thể suy luận và khái quát hóa từ những hành vi quan sát được.Chủ quyền cá nhân đề cập đến việc cá nhân là người đưa ra phán xét tốt nhất cho phúc lợi của chính mình, và rằng mỗi sự đánh đổi phúc lợi cá nhân nên dựa trên đánh giá của
  18. 6 bản thân cá nhân đó. Nguyên tắc này phản bác chủ nghĩa gia trưởng, vốn quan niệm rằng một bên thứ ba có thể am tường hơn chính những cá nhân về việc phân chia phúc lợi của cá nhân.Chủ nghĩa quy kết quan niệm rằng mọi hành động, lựa chọn và chính sách chỉ được đánh giá trên kết quả mà lựa chọn đó hoặc chính sách đó mang lại. Chính kết quả chứ không phải quá trình mới là điều quan trọng.Chủ nghĩa phúc lợi là ý tưởng về việc hiệu quả của mọi việc (ví dụ phân bổ nguồn lực) chỉ được phán quyết dựa trên mức thỏa dụng mà cá nhân đạt được từ việc đó. Chủ nghĩa phúc lợi loại trừ tất cả các quan điểm ngoàivấn đề thỏa dụng (Cao Thúy Xiêm,2008). Khái niệm hữu dụngđề cập đến tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ mà có khả năng thỏa mãn ít nhất một nhu cầu nào đó của con người. Các nhà kinh tế học cho rằng hàng hóa, dịch vụ có tính hữu dụng. Trong kinh tế học, thuật ngữ hữu dụng được dùng để chỉ mức độ thỏa mãn của con người sau khi tiêu dùng một số lượng hàng hóa, dịch vụ nhất định. Trong thực tế, hữu dụng không thể quan sát cũng như không thể đo lường được mà được suy diễn từ hành vi của người tiêu dùng. Các nhà kinh tế học giả định người tiêu dùng có thể xếp hạng các hàng hóa theo sự ưa thích của bản thân hay mức hữu dụng mà chúng đem lại.Nghĩa là, người tiêu dùng có thể bàng quan hay biết được hàng hóa này mang lại thỏa dụng cao hơn hàng hóa kia nhưng không biết chính xác cao hơn bao nhiêu. Trong trường hợp lý tưởng, các nhà kinh tế học giả sử hữu dụng có thể được đo lường bằng số và đơn vị của phép đo lường này là đơn vị hữu dụng (đvhd).Trong một chừng mực nhất định, người tiêu dùng thích nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn ít. Tất nhiên đây phải là những hàng hóa được mong muốn, chứ không phải những hàng hóa không mong muốn. Rõ ràng, người tiêu dùng cảm thấy thỏa mãn nhiều hơn khi tiêu dùng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn. Ngoài ra các nhà kinh tế học cũng cho rằng thị hiếu có tính bắc cầu và giả thiết này cho thấy sở thích của người tiêu dùng có tính nhất quán theo thời gian. Như vậy, khái niệm về hữu dụng dùng để tóm tắt cách xếp hạng các tập hợp hàng hóa, dịch vụ theo sở thích của người tiêu dùng (Cao Thúy Xiêm, 2008).
  19. 7 Từ khái niệm thuật ngữ hữu dụng, các nhà kinh tế học định nghĩa tổng hữu dụng là toàn bộ lượng thỏa mãn đạt được do tiêu dùng một số lượng hàng hóa hay một tập hợp các hàng hóa, dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng hữu dụng được ký hiệu là U. Như vậy, mức hữu dụng mà một cá nhân có được từ việc tiêu dùng phụ thuộc vào số lượng hàng hóa, dịch vụ mà cá nhân đó tiêu dùng. Theo đó, chúng ta có khái niệm về hàm hữu dụng (Cao Thúy Xiêm, 2008). Hàm hữu dụnglà hàm biểu diễn mối liên hệ giữa số lượng hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng và mức hữu dụng mà một cá nhân đạt được từ việc tiêu dùng số lượng hàng hóa, dịch vụ đó. Hàm hữu dụng thường được viết như sau U = U(X) trong đó U là tổng mức hữu dụng đạt được và X là số lượng hàng hóa tiêu dùng. Lưu ý là trong trường hợp này X vừa được dùng để chỉ tên một hàng hóa, dịch vụ nào đó và cũng đồng thời chỉ số lượng được tiêu dùng của hàng hóa đó. Nếu một cá nhân tiêu dùng một tập hợp hai hay nhiều hàng hóa X1,X2,X3, ...,Xk thì hàm tổng ����� hữu dụng có dạng: U = U(X1,X2,X3, ...,Xk) với i = 1, 𝑘𝑘. Hàm hữu dụng của cá nhân có dạng Ui = Uij(X1,X2,X3, ...,Xk) + ɛij với i = ����� 1, 𝑘𝑘 ; j = ����� 1, 𝑛𝑛trong đó X1,X2,X3, ...,Xklà các yếu tố quan sát được, ɛij là các yếu tố không quan sát được. Thuộc tính quan sát được có thể là thu nhập, giá dịch vụ y tế, giáo dục, bảo hiểm, tuổi, dân tộc, địa bàn cư trú và một số yếu khác. Các thuộc tính không quan sát được có thể là tâm lý, nhận thức của cá nhân về cơ sở y tế, chất lượng và một số yếu tố khác. 2.2. Một số đặc điểm của thị trường chăm sóc sức khỏe Cũng như những thị trường hàng hóa dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ trong đó nhà cung ứng và người sử dụng giao dịch với nhau thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các loại dịch vụ khác chăm sóc sức khỏe còn có một số đặc điểm riêng bởi những đặc điểm riêng này mà thị trường chăm sóc sức khỏe vừa là thị trường mà vừa không là thị trường. Vậy những đặc điểm riêng vốn có của thị trường chăm sóc sức khỏe là gì tác giả xin nêu một số đặc điểm như sau: Đặc điểm thứ nhất của thị trường chăm sóc sức khỏe mà hầu hết các
  20. 8 nhà nghiên cứu về kinh tế sức khỏe đều nhận thấy rằng mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở mỗi thời điểm có mức độ khác nhau. Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên thường người ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được. Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể hoàn toàn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế). Cụ thể, khi người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh, việc điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu hoàn toàn do thầy thuốc quyết định. Như vậy, bệnh nhân chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị (cơ sở y tế), còn đa phần bác sĩ sẽ là người chọn phương pháp điều trị bệnh. Do dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền với tính mạng con người nên trong những thời điểm tính mạng bị đe dọa, bệnh nhân gần như không có sự lựa chọn kể cả khi không còn khả năng chi trả viện phí bệnh nhân vẫn phải tiếp tục chữa bệnh. Có thể nói đây là đặc điểm khác biệt nhất của thị trường chăm sóc sức khỏe không giống các loại hàng hóa dịch vụ khác, nếu hàng hóa không phải là sức khỏe, người mua có thể có nhiều giải pháp lựa chọn khác, thậm trí tạm thời không mua nếu chưa có khả năng tài chính. Do có những đặc điểm riêng biệt trên, nên cơ chế thị trường không thể vận hành một cách hiệu quả (Lê Quang Cường, 2014) Các nhà phân tích kinh tếđã thừa nhận rằng trong thị trường chăm sóc sức khỏe luôn tồn tại các yếu tố thất bại thị trường. Thị trường y tế không phải thị trường tự do. Giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe không dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện của người mua (bệnh nhân) và người bán (sơ sở y tế) giá dịch vụ do người bán quyết định. Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất do nhà nước qui định. Nói một cách khác, trong thị trường y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo. Thị trường chăm sóc sức khỏe vốn mang trong mình yếu tố bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Trên thực tế, bệnh nhân biết rất ít về bệnh tật và các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2