intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố tác động đến thoát nghèo trường hợp tại xã Cẩm Sơn - Cai Lậy - Tiền Giang 2007-2013

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn bổ sung cho mặt còn hạn chế của các nghiên cứu về nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua; tác giả kỳ vọng kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho chính quyền xã, từ đó giúp lãnh đạo xã có cơ sở để xây dựng chính sách giảm nghèo hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố tác động đến thoát nghèo trường hợp tại xã Cẩm Sơn - Cai Lậy - Tiền Giang 2007-2013

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------- NGUYỄN VĂN MƯỜI NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THOÁT NGHÈO TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ CẨM SƠN-CAI LẬY-TIỀN GIANG 2007 - 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------- NGUYỄN VĂN MƯỜI NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THOÁT NGHÈO TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ CẨM SƠN-CAI LẬY-TỀN GIANG 2007 - 2013 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Ngoài sự hỗ trợ và hướng dẫn khoa học của TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY tất cả các bước, các công việc của nghiên cứu này được chính tác giả thực hiện. Tác giả xin cam đoan nghiên cứu này được thực hiện đúng qui trình, không sao chép. Đối tượng khảo sát, thông tin thu thập, kết quả xử lý và nguồn dữ liệu trích dẫn là rõ ràng và hoàn toàn trung thực. Nếu có đạo văn tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học. TP.HCM, tháng 10 năm 2014 Tác giả Nguyễn Văn Mười
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 1 1.1. Vấn đề nghiên cứu............................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu & giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 3 1.5. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................................ 3 1.6. Bố cục của nghiên cứu ..................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................... 5 2.1. Các khái niệm về nghèo ................................................................................................... 5 2.2. Chuẩn nghèo của Việt Nam ............................................................................................. 6 2.3. Chân dung & đặc điểm của người nghèo ở Việt Nam .................................................. 7 2.4. Vòng luẩn quẩn của nghèo đói ........................................................................................ 8 2.5. Mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và nghèo ....................................................... 10 2.6. Đo lường thái độ đối với rủi ro...................................................................................... 11 2.6.1 Dùng bảng câu hỏi.................................................................................................. 11 2.6.2 Phương pháp bơm bong bóng ............................................................................... 11 2.6.3 Phương pháp danh sách giá .................................................................................. 12 2.6.4 Phương pháp Eckel và Grossman......................................................................... 12 2.6.5 Phương pháp Gneezy và Potters ........................................................................... 12 2.7. Thực tiễn giảm, thoát nghèo ở Việt Nam & trên Thế giới .......................................... 13 2.7.1. Ở Việt Nam ............................................................................................................. 13 2.7.2. Trên thế giới............................................................................................................ 15 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................... 18 3.1 Tổng quan về xã Cẩm Sơn & thực trạng xóa đói giảm nghèo ................................... 18 3.1.1. Tổng quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội ................................................................. 18 3.1.2. Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo của xã thời gian qua .......................... 20
  5. 3.1.3. Các chính sách giảm nghèo xã đã thực hiện trong thời gian qua. ..................... 20 3.2 . Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................................... 22 3.3 . Khung phân tích ........................................................................................................... 22 3.4 . Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................. 24 3.4.1. Giả thuyết về đặc điểm của hộ nghèo tại xã Cẩm Sơn ........................................ 25 3.4.2. Giả thuyết thoát nghèo........................................................................................... 26 3.5 . Mô hình kinh tế lượng ................................................................................................. 28 3.5.1 Một số mô hình ước lượng cho biến phụ thuộc là biến nhị phân: ............................ 28 3.5.2 Mô hình logit trong phân tích thoát nghèo ................................................................. 29 3.6 . Qui trình nghiên cứu.................................................................................................... 30 3.6.1. Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................................... 30 3.6.2. Nghiên cứu chính thức ........................................................................................... 31 3.6.3. Sử dụng thang đo ................................................................................................... 31 3.6.4. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................................... 31 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................... 33 4.1. Đặc điểm chung của mẫu.................................................................................................... 34 4.2. Thống kê mô tả .................................................................................................................... 35 4.2.1. Đặc điểm của hộ nghèo tại xã Cẩm Sơn ..................................................................... 35 4.2.1. Những khác biệt giữa hộ nghèo và hộ thoát nghèo ................................................... 39 4.3 Kết quả hồi quy .................................................................................................................... 48 4.3.1 Một số kiểm định trong mô hình.................................................................................. 51 4.3.2 Ý nghĩa và tác động của các biến trong mô hình........................................................ 52 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................................ 59 5.1 . Kết luận ......................................................................................................................... 59 5.2 . Hàm ý chính sách ......................................................................................................... 61 5.3 . Giới hạn của nghiên cứu .............................................................................................. 64 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1: Phỏng vấn chuyên gia Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 3: Danh sách các hộ tham gia khảo sát Phụ lục 4: Một số kết xử lý & chạy mô hình
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải (.) Dấu chấm: ký hiệu phân cách số thập phân (,) Dấu phẩy: ký hiệu phân cách nhóm số Bộ LĐ-TB&XH Bộ lao động - thương binh & xã hội BHYT Bảo hiểm y tế ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long TBLĐ&XH Thương binh lao động & xã hội UBND Ủy ban nhân dân WB World Bank: Ngân hàng thế giới
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU & HÌNH VẼ Bảng 2.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam ................................................................. 6 Bảng 3.1: Thống kê về tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Cẩm Sơn ............................ 18 Bảng 3.2: Tỷ lệ hộ tham gia vào các ngành kinh tế của xã .................................. 19 Bảng 3.3: Cơ cấu cây trồng trên địa bàn ............................................................. 19 Bảng 3.4: Thống kê hộ nghèo xã Cẩm Sơn qua các năm .................................... 20 Bảng 4.1: Đặc điểm chung của mẫu khảo sát ..................................................... 34 Bảng 4.2: Một số đặc điểm của hộ nghèo tại xã Cẩm Sơn .................................. 36 Bàng 4.3: Diện tích đất & số lượng thành viên .................................................... 37 Bảng 4.4: Nghề nghiệp của chủ hộ là hộ nghèo................................................... 37 Bảng 4.5: Tiếp cận tín dụng của các hộ nghèo .................................................... 38 Bảng 4.6: Tỷ lệ phụ thuộc của hộ nghèo.............................................................. 38 Bảng 4.7: Thu nhập phi nông nghiệp của các hộ nghèo ...................................... 38 Bảng 4.8: So sánh tiếp cận tín dụng ..................................................................... 39 Bảng 4.9: So sánh về tỷ lệ mô hình làm ăn .......................................................... 40 Bảng 4.10: So sánh về sức khỏe........................................................................... 40 Bảng 4.11: So sánh về tình trạng hôn nhân.......................................................... 41 Bảng 4.12: So sánh về tiếp cận thông tin ............................................................. 41 Bảng 4.13: So sánh về sự hợp tác ........................................................................ 42 Bảng 4.14: So sánh về sở thích rủi ro .................................................................. 42 Bảng 4.15: So sánh về diện tích đất canh tác ....................................................... 43 Bảng 4.16: So sánh về tỷ lệ phụ thuộc ................................................................. 43 Bảng 4.17: So sánh về tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp ........................................ 43 Bảng 4.18: So sánh về số lượng (hàng xóm + bạn thân) ..................................... 44 Bảng 4.19: So sánh về động lực thoát nghèo ....................................................... 44 Bảng 4.20: So sánh về số lần ăn nhậu .................................................................. 45 Bảng 4.21: Tóm tắt các yếu tố tác động đến nghèo ............................................. 46 Bảng 4.22: Kết quả chạy mô hình ........................................................................ 50 Bảng 4.23: Các biến có ý nghĩa trong mô hình .................................................... 52 Bảng 4.24: Tác động biên của các biến trong mô hình ........................................ 55 Bảng 4.25: Tác động biên của các biến có ý nghĩa trong mô hình ...................... 56
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ vòng luẩn quẩn nghèo đói .......................................................... 8 Hình 2.2: Tín dụng giúp phá vỡ vòng luẩn quẩn ................................................. 9 Hình 3.1: Tổng quát các yếu tố tác động đến thoát nghèo ................................... 23 Hình 3.2: Khung phân tích thoát nghèo của tác giả ............................................. 24 Hình 3.3: Giả thuyết về đặc điểm của hộ nghèo .................................................. 25 Hình 3.4: Giả thuyết về các yếu tố thoát nghèo ................................................... 26
  9. Trang 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Trong chương này tác giả trình bày lý do lựa chọn đề tài cũng như tính cấp thiết của đề tài. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi & các giả thuyết nghiên cứu cũng sẽ được tác giả đề cặp. Bên cạnh đó phương pháp nghiên cứu, đóng góp của nghiên cứu là hai nội dung cũng sẽ được trình bày trong chương này. 1.1. Vấn đề nghiên cứu Xóa đói giảm nghèo là 1 trong 8 mục tiêu của tuyên bố thiên niên kỷ mà Việt Nam đã ký. Những năm qua để thực hiện cam kết của mình, Đảng và Nhà nước đã xác định xóa đói giảm nghèo là một trong các nội dung của chiến lược 10 năm, kế hoạch 5 năm và nhiệm vụ hàng năm về phát triển kinh tế xã hội cần ưu tiên thực hiện từ trung ương cho tới địa phương. Theo như báo cáo đánh giá nghèo tại Việt Nam của World Bank (WB) năm 2012 thì Việt Nam đã đạt được thành tích lớn về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong hai thập kỷ qua. Nếu sử dụng chuẩn nghèo “dựa theo nhu cầu cơ bản” như thống nhất từ đầu thập kỷ 1990, tỉ lệ nghèo tính theo đầu người giảm từ 58% vào đầu thập kỷ 1990 xuống 14.5% năm 2008 và theo chuẩn này tỉ lệ nghèo ước giảm xuống dưới 10% vào năm 2010. Cũng theo như báo cáo của WB thì mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ tuy nhiên nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo của Việt Nam vẫn chưa hoàn tất. Hàng chục triệu hộ gia đình Việt Nam đã thoát nghèo trong thập kỷ qua nhưng rất nhiều hộ trong số đó có thu nhập rất sát chuẩn nghèo và rất dễ tái nghèo khi có các cú sốc về kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu về nghèo đói tại Việt Nam trong thời gian qua chỉ đề cập đến đặc điểm của người nghèo như: người nghèo họ là ai, họ ở đâu, tại sao họ nghèo, chứ chưa đề cập đến việc họ thoát nghèo bằng cách nào, yếu tố nào giúp họ thoát nghèo bền vững. Vì thế trong thời gian tới vấn đề cấp thiết đối với công tác xóa đói giảm nghèo là việc tìm ra các yếu tố giúp các hộ dân thoát nghèo một cách có hệ
  10. Trang 2 thống và khoa học từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra các chính sách xóa đói giảm nghèo hiệu quả hơn phù hợp hơn cho từng địa phương. Xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là một xã thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà theo như báo cáo của WB năm 2012 tập trung nhiều người nghèo đồng thời cũng là vùng có thành tích giảm nghèo nhanh. Điều kiện tự nhiên cũng như đặc điểm kinh tế xã hội của các xã trong huyện Cai Lậy là tương đồng vì vậy việc “Phân tích các yếu tố tác động đến thoát nghèo tại xã Cẩm Sơn gian đoạn 2007 - 2013” không chỉ có ý nghĩa thực tiễn đối với xã Cẩm Sơn, nó còn cung cấp thông tin cần thiết hỗ trợ cho lãnh đạo huyện Cai Lậy đưa ra các chính sách giảm nghèo hiệu quả hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó nghiên cứu này có hướng tiếp cận mới so với các nghiên nghiên cứu về nghèo đói trước đây, nghiên cứu phân tích chi tiết các đặc tính của chủ hộ - những yếu tố thuộc về bản tính con người từ đó nghiên cứu hy vọng làm phong phú thêm cho các nghiên cứu về nghèo ở Việt Nam. 1.2. Mục tiêu & giả thuyết nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm để trả lời cho 2 câu hỏi sau: 1. Hộ nghèo tại xã Cẩm Sơn có những đặc điểm gì? Đâu là sự khác biệt giữa họ và các hộ đã thoát nghèo? 2. Những yếu tố nào đã giúp các hộ dân nghèo tại xã Cẩm Sơn thoát nghèo trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2013? 10 giả thuyết về chân dung và đặc điểm của hộ nghèo bao gồm: Thiếu đất sản xuất; Thiếu vốn; Ăn nhậu, lười biếng; Tỷ trọng thu nhập từ phi nông nghiệp thấp; Thiếu động lực thoát nghèo; Trình độ học vấn của chủ hộ thấp; Công việc bấp bênh; Tỷ lệ phụ thuộc cao; Chủ hộ đơn thân; Sức khỏe kém. Giả thuyết về 11 yếu tố giúp hoặc cản trở các hộ thoát nghèo bao gồm: Vốn xã hội; Thái độ đối với rủi ro; Động lực thoát nghèo; Tiếp cận vốn; Tiếp cận thông tin; Mô hình làm ăn; Tỷ trọng thu nhập từ phi nông nghiệp; Chủ hộ đơn thân; Ăn nhậu nhiều; Tuổi tác; Bệnh tật.
  11. Trang 3 1.3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện trong phạm vi của xã Cẩm Sơn thuộc huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Đối tượng của nghiên cứu là các hộ được xếp loại nghèo vào năm 2006, cụ thể hơn là: - Các hộ đã thoát nghèo trong giai đoạn 2007 - 2013 - Các hộ còn nghèo (tính từ năm 2006 đến thời điểm khảo sát) Trong nghiên cứu tác giả sử dụng danh sách hộ đã thoát nghèo và danh sách hộ còn nghèo tính đến đầu năm 2014 do chính quyền xã Cẩm Sơn thống kê. Thu nhập để xác định các hộ nghèo và các hộ thoát nghèo trong các thống kê này là mức thu nhập dựa trên chuẩn nghèo của Việt Nam áp dụng trong giai đoạn 2006 – 2010 và chuẩn nghèo áp dụng trong giai đoạn 2011 – 2015. Trong khảo sát và phân tích tác giả lấy chủ hộ làm đại diện cho hộ, nghĩa là đối tượng của khảo sát là các chủ hộ. Chủ hộ trong nghiên cứu này là vợ hoặc chồng hoặc cả vợ chồng đối với gia đình có 2 thế hệ, ngoài ra đối với các gia đình có từ 3 thế hệ trở lên thì chủ hộ có thể là người có vai trò quan trọng trong gia đình, là người nắm rõ các thông tin liên quan đến gia đình đó. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng trong đó mô hình hồi quy logit đa biến đóng vai trò chủ đạo trong kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đặt ra. Ngoài ra trong bài nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp so sánh; Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ dân nghèo và các hộ dân đã thoát nghèo tại xã Cẩm Sơn từ năm 2007 đến 2013. 1.5. Đóng góp của nghiên cứu Trong thời gian qua có rất nhiều tác giả nghiên cứu về nghèo đói dưới nhiều góc độ khác nhau: từ nghèo đơn chiều đến nghèo đa chiều, các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo, tuy nhiên theo như tìm hiểu của tác giả thì chưa có nghiên cứu trong nước
  12. Trang 4 nào nghiên cứu thoát nghèo một cách chi tiết, có chăng cũng chỉ đánh giá một cách chung chung, từ đó tác giả hy vọng nghiên cứu này sẽ: - Bổ sung cho mặt còn hạn chế của các nghiên cứu về nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua. - Tác giả kỳ vọng kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho chính quyền xã, từ đó giúp lãnh đạo xã có cơ sở để xây dựng chính sách giảm nghèo hiệu quả hơn trong thời gian tới. 1.6. Bố cục của nghiên cứu Cấu trúc bài viết được chia làm 5 chương, cụ thể: Chương 1 – Giới thiệu: Trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu & câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu, phạm vi & đối tượng nghiên cứu, phương pháp và đóng góp của nghiên cứu. Chương 2 – Cơ sở lý thuyết: Trình bày các khái niệm, các chuẩn nghèo, đặc điểm của người nghèo ở Việt Nam. Vòng luẩn quẩn của nghèo và cách can thiệp để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó. Các kết quả nghiên cứu liên quan tới nghèo, giảm & thoát nghèo trong và ngoài nước. Chương 3 – Mô hình phân tích: Trình bày tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của địa điểm nghiên cứu. Phương pháp dùng trong nghiên cứu, mô tả khung phân tích, các giả thuyết nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, mô hình kinh tế lượng, qui trình và các bước nghiên cứu. Chương 4 – Kết quả nghiên cứu: Tổng hợp, mô tả các đặc điểm của hộ nghèo, hộ thoát nghèo. Phân tích, so sánh những điểm khác nhau giữa hộ nghèo và hộ thoát nghèo. Cung cấp bằng chứng về các yếu tố tác động đến thoát thoát nghèo bằng mô hình hồi quy logit đa biến. Chương 5 – Kết luận và hàm ý chính sách: Các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách giảm nghèo cho xã trong thời gian tới. Bên cạnh đó giới hạn nghiên cứu cũng sẽ được đề cập trong chương này.
  13. Trang 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Để xác định các biến & xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp, trong chương này tác giả trình bày cơ sơ lý thuyết làm nền tảng cho việc lựa chọn & đưa ra các giả thuyết về các biến trong mô hình nghiên cứu. Các nội dung được trình bày trong chương này bao gồm: các khái niệm về nghèo & chuẩn nghèo; chân dung & đặc điểm người nghèo ở Việt Nam; vòng luẩn quẩn của nghèo; mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và nghèo; đo lường thái độ đối với rủi ro; thực tiễn giảm nghèo tại ở Việt Nam & trên thế giới. 2.1. Các khái niệm về nghèo Theo Ngân hàng thế giới, “Nghèo là tình trạng thiếu thốn nhiều phương diện, thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những hoàn cảnh bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu đến những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị xỉ nhục…” Ngân hàng Thế giới đưa ra chuẩn nghèo đối với các nước có thu nhập thấp, theo đó người nghèo là những người có thu nhập bình quân dưới một đô la mỹ một ngày. Chuẩn này được nâng lên thành 1.25 USD/ngày kể từ năm 2005. Đo lường nghèo là việc không đơn giản vì bởi bản thân khái niệm nghèo đã rất phức tạp và có nhiều khía cạnh. Cách tiếp cận để đo lường nghèo phổ biến là so sánh thu nhập hoặc tiêu dùng của cá nhân hay hộ với ngưỡng hay tiêu chuẩn mức sống tại thời điểm đó. Theo như cách tiếp cận này thì có 2 cách thức phân loại nghèo là: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. - Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương.
  14. Trang 6 - Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. Tóm lại nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo mức độ phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, từng quốc gia. Không có chuẩn nghèo chung cho mọi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể mà mỗi quốc gia có chuẩn nghèo riêng và nó cũng thay đổi theo thời gian. 2.2. Chuẩn nghèo của Việt Nam Bảng 2.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam Khu vực Tiêu chuẩn nghèo (thu nhập/tháng) 2006 - 2010 2011 - 2015 Thành thị 260,000 đ 500,000 đ Nông thôn 200,000 đ 400,000 đ Nông thôn miền núi, hải đảo 150,000 đ 300,000 đ (Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH năm 2014) Ngày 8 tháng 7 năm 2005 chính phủ ban hành quyết định số 170/2005/QĐ- TTg qui định về chuẩn nghèo áp dụng cho cho giai đoạn 2006 – 2010. Theo đó những hộ ở khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 200,000 đồng/người/tháng (2,400,000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Khu vực thành thị những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260,000 đồng/người/tháng (dưới 3,120,000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Chuẩn nghèo được áp dụng trong giai đoạn 2011-2015 đã được chính phủ phê duyệt và có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, khu vực nông thôn các hộ có thu nhập bình quân từ 400,000 đồng/người/tháng (4,800,000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Khu vực thành thị những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500,000 đồng/người/tháng (dưới 6,000,000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Trong nghiên cứu này cơ sở để xác định hộ đã thoát nghèo hay vẫn còn nghèo là chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010 và chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015.
  15. Trang 7 2.3. Chân dung & đặc điểm của người nghèo ở Việt Nam Theo WB năm 2007, các nhân tố có thể gây ra tình trạng nghèo đói bao gồm: “Sự cách biệt về địa lý, thiếu nguồn lực về đất đai, điều kiện tự nhiên, quản lý nhà nước yếu kém, bất bình đẳng, cơ sở hạ tầng khu vực, khả năng tiếp cận hàng hóa dịch vụ công, quy mô hộ, tuổi tác, giới tính, trình độ giáo dục, tình trạng việc làm, tính dân tộc” So với nhiều quốc gia khác, đất nông nghiệp ở Việt Nam được phân bố đều. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tình trạng không đất và nghèo ngày càng chặt chẽ, đặc biệt đối với các hộ sống ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), dù trong thập kỷ qua các cơ hội việc làm phi nông nghiệp đi kèm quá trình đa dạng hóa thu nhập được mở rộng nhanh (WB, 2012) Đa số người nghèo do có ít hoặc không có đất và ít có cơ hội tìm được một công việc ổn định. Công việc họ có thể kiếm được hầu hết là lao động chân tay với thu nhập thấp và đặc biệt là rất dễ bị ảnh hưởng khi có các cú sốc về kinh tế. Trình độ thấp và khả năng tiếp cận thị trường kém cũng ảnh hưởng đến sự nghèo đói của nông dân ở ĐBSCL. Theo như một số báo cáo đánh giá nghèo đói về vùng ĐBSCL thì trình độ học vấn thấp và thiếu các kỹ năng cần thiết thường dẫn đến thất bại trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, thủy sản và đẩy nông dân đến đói nghèo. Trong khi tỷ lệ nghèo của những người ở vùng ĐBSCL chưa hoàn thành chương trình tiểu học là 30% thì hầu như không có tình trạng đói nghèo trong số những người có trình độ học vấn cao hơn hoặc được học nghề (Nguyễn Đỗ Trường Sơn, 2012) Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hương năm 2010 thì người nghèo không chỉ nghèo thu nhập, nghèo sức mạnh phấn đấu mà còn nghèo thông tin. Thiếu thông tin làm cho người nghèo trở thành nạn nhân của vay nặng lãi, mua vật tư chất lượng kém, bán nông sản bị ép giá, không nắm vững chính sách và định hướng phát triển để có thể có những ứng xử thích hợp và nhạy bén hơn. Các chương trình xóa đói giảm nghèo của các cơ quan chính phủ và phi chính phủ đều muốn giúp người
  16. Trang 8 nghèo tự giúp chính họ. Tuy nhiên, người nghèo thì đa số sống trong tình trạng mù thông tin thì làm sao tự giúp cho chính mình. 2.4. Vòng luẩn quẩn của nghèo đói Vòng luẩn quẩn của nghèo đói được xem là sự tiếp diễn dường như không có hồi kết thúc của nghèo đói. Người nghèo bị mắc kẹt trong vòng xoáy với các tình huống bất lợi như: đông con, thất học, thu nhập thấp, sức khỏe yếu kém. Đông con làm giảm khả năng tiếp cận giáo dục, y tế vì thế lại sinh sản nhiều. Thu nhập thấp làm cho họ ít có khả năng tích lũy để đầu từ cộng với thiếu kiến thức dẫn đến năng suất thấp và rồi lại quay về thu nhập thấp. Vòng luẩn quẩn này sẽ tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác trừ khi có một sự can thiệp từ bên ngoài để phá vỡ nó. Sinh sản Năng suất nhiều Thiếu dinh Thu nhập Bệnh tật Đông con Đầu tư dưỡng thấp Thất học Tích lũy Góc độ xã hội Góc độ kinh tế Hình 2.1: Sơ đồ vòng luẩn quẩn nghèo đói1 Vậy cần làm gì để giúp họ thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn đó, từ sơ đồ trên tác giả xin đề xuất một số cách sau có thể hỗ trợ người nghèo thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn:  Hỗ trợ trợ tín dụng: 1 Nguyễn Hoàng Bảo, 2013. Nghèo và mất công bằng
  17. Trang 9 Khi được hỗ trợ tín dụng họ có nguồn vốn để sản xuất kinh doanh  tăng thu nhập. Thu nhập tăng sẽ dẫn tới tiết kiệm tăng và đời sống người dân được cải thiện. Tích lũy tăng người dân lại có thể tiếp tục tăng đầu tư, mở rộng sản xuất  tăng thu nhập. Quá trình này sẽ đi theo một vòng xoáy với chiều hướng lên trên. Thu nhập và đời sống của người dân sẽ tiếp tục tăng lên theo mỗi chu kỳ đầu tư và tiết kiệm như vậy  thoát nghèo. Thoát Tăng thu nghèo nhập Năng suất tăng Thu nhập thấp Đầu tư tăng Tín dụng Tăng tích Làm ăn Mở rộng lũy Góc độ kinh tế Hình 2.2: Tín dụng giúp phá vỡ vòng luẩn quẩn  Chính sách an sinh xã hội: Miễn, giảm học phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế, nhằm cung cấp cho người nghèo dịch vụ khám chữa bệnh giúp họ có sức khỏe tốt hơn, khỏe mạnh hơn để làm việc và nuôi sống bản thân, vượt qua khỏi vòng luẩn quẩn của bệnh tật, nợ nần và nghèo đói.
  18. Trang 10 Tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình để giảm tỷ lệ sinh, gia đình ít con vì vậy có điều kiện để đảm bảo dinh dưỡng, chăm lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn từ đó nâng cao nhận thức cho các thế hệ sau đồng thời cũng tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng hơn, thành quả là thu nhập tăng phá vỡ được vòng luẩn quẩn. 2.5. Mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và nghèo Nếu một người không thích rủi ro tài chính, họ có thể không đầu tư vào chứng khoán hoặc không đầu tư kinh doanh khi mà họ có điều kiện để thực hiện nó, điều này trái ngược với người thích rủi ro họ sẵn sàng thực hiện để tìm kiếm cơ hội. Nếu một người thiếu kiên nhẫn, họ có thể không muốn đầu tư và giáo dục con cái của họ. Lo ngại rủi ro và thiếu kiên nhẫn có thể giải thích một phần lý do tại sao một số người vẫn còn nghèo. Theo như kết quả nghiên cứu của Ravi Kanbur và Lyn Squire năm 2001 được trích trong Tanaka năm 2010 mô tả thái độ rủi ro của người nghèo là "một cảm giác dễ bị tổn thương." Biến động thị trường và thiên tai có thể đặt những dân làng trong tình trạng có rất ít hoặc mất đi những gì ít mà họ có. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy các hộ gia đình giàu có đầu tư vào hoạt động sản xuất rủi ro hơn và kiếm được lợi nhuận cao hơn. Người giàu có sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhiều hơn người nghèo. Trong một nghiên cứu về sở thích đối với rủi ro của người dân Việt Nam của tác giả Tanaka và cộng sự năm 2010. Tác giả đã đã chọn chín ngôi làng: năm ngôi làng ở phía nam và bốn làng ở phía bắc, với sự khác biệt đáng kể trong thu nhập làng trung bình và tiếp cận thị trường. Kết quả cho thấy thu nhập trung bình của làng có tương quan mạnh mẽ với sở thích rủi ro. Tuy nhiên thu nhập hộ gia đình không tương quan với sở thích rủi ro. Các cá nhân ở các làng nghèo lo sợ rủi ro hơn các cá nhân ở làng khá giả hơn, đối tượng người có học thức và người lớn tuổi hơn là lo sợ rủi ro hơn.
  19. Trang 11 2.6. Đo lường thái độ đối với rủi ro Giá trị kì vọng của một tình huống là bình quân gia quyền giá trị của các kết cục có thể xảy ra, với trọng số (hay quyền số) là xác suất xảy ra các kết cục tương ứng. Nếu X là một biến ngẫu nhiên rời rạc với các giá trị 𝑥1 , 𝑥2 ... và các xác suất tương ứng là 𝑝1 , 𝑝2 ... với tổng bằng 1, thì kỳ vọng của X có thể được tính như sau: n E ( X )   Pi  X i i 1 Người ghét rủi ro (không thích) là người khi được lựa chọn giữa một tình huống không chắc chắn và một tình huống chắc chắn có giá trị kỳ vọng tương đương, sẽ chọn tình huống chắc chắn. Người thích rủi ro thì thực hiện lựa chọn ngược lại. Người bàng quan (trung tính) với rủi ro là người chỉ quan tâm tới giá trị kỳ vọng mà không để ý tới độ không chắc chắn của tình huống. Để đo lường thái độ đối với rủi ro các tác giả trên thế giới đã sử dụng các phương pháp sau: 2.6.1 Dùng bảng câu hỏi Bảng câu hỏi là một phương pháp thường được sử dụng để gợi ý sở thích rủi ro dựa vào xu hướng của cá nhân đối với rủi ro. Một câu hỏi đo lường rủi ro thường đánh giá sự sẵn sàng của đối tượng để chấp nhận rủi ro nói chung trên một thang điểm 10, với 1 là hoàn toàn không sẵn sàng và 10 hoàn toàn sẵn sàng. 2.6.2 Phương pháp bơm bong bóng Phương pháp bơm bong bóng mô tả sở thích rủi ro (Lejuez et al., 2002). theo phương pháp này mỗi lần bơm bóng phát triển về kích thước và các cá nhân kiếm được số tiền được gửi vào một dự trữ tạm thời. Giá trị của dự trữ là không tiết lộ cho người tham gia. Nhưng quả bóng trở nên lớn hơn, nguy cơ mà nó bay lên hoặc nổ sau khi bơm cũng sẽ cao hơn. Tại bất kỳ thời điểm nào, người tham gia có thể bơm bóng tiếp hoặc dừng để thu số tiền đã tích lũy được.
  20. Trang 12 2.6.3 Phương pháp danh sách giá Holt & Laury năm 2002 đã cho chơi trò xổ số thực nghiệm, người tham gia chơi được lựa chọn với một danh sách 10 canh bạc. Hai canh bạc cho mỗi quyết định được xếp chồng lên nhau trong các hàng, với canh bạc ở bên trái và cột bên phải dán nhãn lựa chọn A và Lựa chọn B, tương ứng. Người tham gia sau đó chọn mà đánh bạc mình thích chơi từ mỗi cặp bằng cách chọn một trong hai lựa chọn A hoặc B, làm cho sự lựa chọn này cho mỗi hàng quyết định. Thưởng phạt của canh bạc trong Lựa chọn A và lựa chọn B không thay đổi, điều duy nhất thay đổi giữa các hàng là xác suất kết hợp với mỗi phần thưởng. 2.6.4 Phương pháp Eckel và Grossman Eckel và Grossman năm 2002 trò chơi đánh bạc với xác suất 50 – 50 cho 6 canh bạc có giá trị kỳ vọng cũng như độc lệch giá trị khác nhau. Mỗi canh bạc liên quan đến 50% cơ hội nhận được phần thưởng thấp và một cơ hội 50% tiền chi trả cao. Một trong những canh bạc có giá trị thưởng là chắc chắn. 2.6.5 Phương pháp Gneezy và Potters Phương pháp gợi mở của Gneezy và Potters năm 1997 về một quyết định tài chính, đầu tư số tiền X trong tổng số tiền vào một tài sản rủi ro, giá trị kỳ vọng nhận được là 2.5X với xác suất 50%. Người chơi nhận số tiền là X và được yêu cầu chọn bao nhiêu (x) trong số tiền đó đầu tư vào một lựa chọn nguy hiểm và giữ lại bao nhiêu. Số tiền đầu tư mang lại cổ tức $ kx (k> 1) với xác suất p và bị mất với xác suất 1 - p. Tiền không đầu tư (X-x) được giữ bởi các nhà đầu tư. Lãi lỗ được tính sau đó là $ (X-x + kx) với xác suất p và $ (X-x) với 1-p. Trong mọi trường hợp, p và k được lựa chọn sao cho p×k> 1, làm cho giá trị kỳ vọng của việc đầu tư cao hơn so với giá trị kỳ vọng của không đầu tư. Do đó, một bất lợi của phương pháp này là nó không thể phân biệt giữa người trung tính với rủi ro và người thích rủi ro. Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp của Gneezy & Potters và phương pháp của Eckel & Grossman để đưa ra các tình huống đo lường thái độ đối với rủi ro của các hộ dân nghèo và thoát nghèo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2