Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện miền núi Mường Ảng tỉnh Điện Biên
lượt xem 8
download
Luận văn này hướng tới mục đích nhằm đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Ảng trong những năm vừa qua, xác định tiềm năng, thế mạnh, tồn tại yếu kém, nguyên nhân. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện miền núi Mường Ảng tỉnh Điện Biên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------------------------------- TRỊNH VĂN HIỀN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN MIỀN NÚI MƯỜNG ẢNG TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------------------------------- TRỊNH VĂN HIỀN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN MIỀN NÚI MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Dương Văn Sơn 2. TS. Lưu Thái Bình Thái Nguyên - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng cho công trình nghiên cứu của bất kỳ học vị nào. Mọi thông tin được thu thập trong quá trình nghiên cứu và làm việc, những nội dung trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt hơn 2 năm học tập cao học, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới: - Ban Giám hiệu, bộ phận Quản lý Đào tạo Sau Đại học thuộc phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên; Khoa Kinh tế & PTNT cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư, UBND huyện Mường Ảng và các xã Ẳng Nưa, Búng Lao và Mường Đăng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn. Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Dương Văn Sơn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thiện đề tài luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, tháng 01 năm 2018 Tác giả Trịnh Văn Hiền
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................. 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................................ 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................................... 5 1.1.1. Kinh tế nông nghiệp........................................................................................................ 5 1.1.2. Phát triển kinh tế và phát triển kinh tế nông nghiệp ....................................... 13 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp.............................. 16 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp ............................................. 19 1.2.1. Một số nghiên cứu về phát triển kinh tế nông nghiệp ..................................... 19 1.2.2. Một số kinh nghiệm của các địa phương về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp ................................................................................................... 21 1.2.3. Bài học rút ra đối với huyện Mường Ảng trong phát triển kinh tế nông nghiệp .... 27 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 29 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 29 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 29 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 29 2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 29 2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 30 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 35 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 37 3.1. Tổng quát một số đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hướng đến phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp của huyện nói riêng .......................................... 37 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Ảng ................................... 41
- iv 3.2.1. Phát triển kinh tế nông nghiệp về lượng ......................................................... 41 3.2.2. Phát triển kinh tế nông nghiệp về chất ............................................................ 46 3.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ở quy mô hộ ................................. 51 3.3. Khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên................................................................................................... 66 3.4. Mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.................................................................................................................................. 71 3.4.1. Mục t8êu.......................................................................................................... 71 3.4.2. Nhiệm vụ ......................................................................................................... 71 3.5. Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Ảng ..................................... 72 3.5.1. Giải pháp chung .............................................................................................. 72 3.5.2. Giải pháp cụ thể .............................................................................................. 73 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................... 78 1. Kết luận ................................................................................................................................ 78 2. Khuyến nghị......................................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 81
- v DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT GDP Tổng thu nhập quốc nội HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KH-CN Khoa học công nghệ NĐ-CP Nghị định Chính phủ QĐ Quyết định SD Độ lệch chuẩn SE Sai số chuẩn TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân VARHS Dự án Điều tra Tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn VAC Mô hình Vườn-Ao-Chuồng CV Hệ số biến động
- vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động huyện Mường Ảng ........................................ 38 Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mường Ảng 2014-2016 ........................ 40 Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2014-2016......... 41 Bảng 3.4. Diện tích, sản lượng một số loại cây trồng chính giai đoạn 2014 - 2016 ........ 43 Bảng 3.5. Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện các năm 2014 - 2016 ........................ 44 Bảng 3.6. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2014-2016 ................................... 48 Bảng 3.7. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2014-2016....................... 49 Bảng 3.8. Hợp tác xã nông nghiệp toàn huyện giai đoạn 2014-2016........................... 50 Bảng 3.9. Danh sách doanh nghiệp nông nghiệp huyện Mường Ảng ........................ 51 Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu cơ bản liên quan ở 3 xã điều tra năm 2016 ...................... 52 Bảng 3.11. Hộ điều tra phân theo nghề nghiệp và kinh tế hộ....................................... 52 Bảng 3.12. Số nhân khẩu, số lao động hộ điều tra phân theo kinh tế hộ.................... 53 Bảng 3.14. Số hộ và tỷ lệ hộ chuyển đổi mục đích sản xuất .......................................... 55 Bảng 3.15. Số hộ trồng và diện tích cây trồng phân theo kinh tế hộ ........................... 55 Bảng 3.16. Số hộ trồng và diện tích cây trồng phân theo kinh tế hộ ........................... 56 Bảng 3.17. Giá trị sản xuất một số cây trồng phân theo kinh tế hộ ............................ 58 Bảng 3.18. Số hộ nuôi và số đầu vật nuôi bình quân hộ phân theo kinh tế hộ ....... 59 Bảng 3.19. Số hộ nuôi và số đầu vật nuôi bình quân hộ phân theo kinh tế hộ ....... 60 Bảng 3.20. Giá trị sản xuất vật nuôi phân theo kinh tế hộ ............................................ 61 Bảng 3.21. Tỷ trọng thu nhập và thu nhập tiền mặt phân theo kinh tế hộ ............... 63 Bảng 3.22. Thay đổi cơ cấu thu nhập trong ngành nông nghiệp ................................. 64 Bảng 3.23. Lý do thay đổi cơ cấu thu nhập trong nông nghiệp ................................... 65 Bảng 3.24: Số thửa ruộng một số câytrồng tạD huyện Mường Ảng............................ 67 Bảng 3.25. Khó khăn, thách thức trong sản xuất ngành trồng trọt ............................ 68 Bảng 3.26. Khó khăn thách thức trong sản xuất ngành chăn nuôi ............................. 69
- vii DANH MỤC HÌNH VÀ HỘP Hình 3.1 Diện tích, sản lượng ngành trồng trọt của huyện giai đoạn 42 2014-2016 Hình 3.2 Cơ cấu giá trị nông, lâm, thuỷ sản huyện Mường Ảng 49 2014-2016 Hình 3.3 Ý kiến thay đổi thu nhập về nông nghiệp so với 3 năm 66 trước Hộp 3.1 Mô hình thâm canh lúa nước xã Ẳng Cang 56 Hộp 3.2 Phát triển chăn nuôi ở xã Ẳng Tở 61 Hộp 3.3 Mô hình nuôi giun quế xã Mường Đăng 62 Hộp 3.4 Mô hình phát triển chăn nuôi gia đình Lò Thị Cương 63 Hộp 3.5 Thành tựu kinh tế nông thôn ở bản Co Có (xã Ẳng Tở) 65
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với kinh tế của mỗi quốc gia, trong quá trình tăng trưởng và phát triển, ngành nông nghiệp có vai trò rất to lớn thông qua cung cấp nguồn lực, đầu vào cho các ngành kinh tế, có mối quan hệ phụ thuộc qua lại với ngành công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa. Ở nước ta, ngành nông nghiệp sau 30 năm đổi mới đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định chính trị và công bằng xã hội. Tuy nhiên, giá trị sản xuất, mô hình tăng trưởng khu vực nông nghiệp vẫn chủ yếu theo chiều rộng, thâm dụng nguồn lực, cấu trúc tăng trưởng chưa hiệu quả và bền vững. Trong khi, dưới những áp lực mới của hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thách thức bên cạnh những cơ hội to lớn cho phát triển bền vững. Đứng trước áp lực công nghiệp hóa với những mô hình tăng trưởng được áp dụng làm cho vai trò của nông nghiệp với nền kinh tế trong nhiều giai đoạn bị suy giảm, coi nhẹ. Nhưng đứng trước những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp đang dần lấy lại được vai trò và do đó cần đặt nông nghiệp vào vị trí đúng trong mô hình tăng trưởng với việc đưa ra các chính sách hỗ trợ, phân bổ nguồn lực xã hội hợp lý hơn phục vụ cho nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững của nền kinh tế và ngành nông nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra. Huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên được thành lập theo Nghị định số 135/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên 44.352,2 ha; có 9 xã, 01 thị trấn với 139 bản, tổ dân phố trong đó có 8 xã vùng III, 01 xã vùng II, 01 thị trấn vùng I. Mường Ảng có 13 dân tộc cùng chung sống. Dân số toàn huyện gần 46.000 người, trong đó dân tộc Thái
- 2 chiếm 70,45%, dân tộc Mông chiếm 13,85%, dân tộc Kinh chiếm 11,56%, dân tộc Khơ Mú chiếm 3,92%, còn lại là các dân tộc khác. Là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/CP của Chính phủ, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực; hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn có bước chuyển biến mạnh; các hoạt động văn hóa – xã hội được đẩy mạnh và cải thiện không ngừng; công tác giáo dục phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự được phát động rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng được nâng cao, các tổ chức đoàn thể quần chúng được củng cố, kiện toàn; đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, các vấn đề xã hội được giải quyết hiệu quả, góp phần thay đổi diện mạo và bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, mặc dù nền kinh tế nông nghiệp của huyện được các cấp chính quyền xác định là ngành đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế của huyện, song trong những năm qua, giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp và thủy sản cũng như sản lượng trong ngành nông nghiệp có sự biến động, không ổn định (giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản từ 285.292 triệu đồng (năm 2014) tăng lên 366.193 triệu đồng (năm 2015), đến năm 2016 lại giảm xuống còn 298.249 triệu đồng; sản lượng sản xuất nông nghiệp từ 24.466,5 tấn năm 2014 xuống còn 19.474,5 tấn năm 2016); tổng đàn đại gia súc của huyện có tốc độ tăng trưởng bình quân không đồng đều (đàn trâu có xu hướng giảm, đàn bò tăng trưởng khá), đàn lợn có tốc độ tăng trưởng bình quân khá; diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 113 ha (năm 2014) lên 143 ha (năm 2016). Phát triển kinh tế nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng cũng như điều kiện tự nhiên của huyện, vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như
- 3 tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đạt khá nhưng chưa bền vững; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chậm; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn dàn trải; hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ nông nghiệp còn yếu kém; hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ chưa cao, nhất là dịch vụ đầu tư; kinh tế trang trại quy mô nhỏ, gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ; sơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp, lạc hậu; hệ thống đường giao thông chưa hoàn chỉnh; các trường học, nhà ở cho giáo viên, trụ sở làm việc của các cấp xã bị xuống cấp, chưa được đầu tư; điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh còn thiếu, chưa đồng bộ; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, mức thu nhập thấp; ngành nghề dịch vụ phát triển chậm, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo còn thấp. Với mong muốn phát huy những mặt đã đạt được, tìm ra những tồn tại, hạn chế và đưa ra những giải pháp giải quyết tồn tại để phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Mường Ảng, phát huy và khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện nói riêng, phát triển kinh tế của huyện nói chung, góp phần ổn định lương thực, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn huyện Mường Ảng, học viên chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện miền núi Mường Ảng, tỉnh Điện Biên” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp, đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Ảng, từ đó đề ra những giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Ảng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống người dân địa phương.
- 4 * Mục tiêu cụ thể Nắm bắt một số vấn đề về lý luận cơ bản có liên quan đến phát triển nông nghiệp. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Ảng trong những năm vừa qua, xác định tiềm năng, thế mạnh, tồn tại yếu kém, nguyên nhân. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong thời gian tới. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở khoa học về k8nh tế nông ngh8ệp, phát triển kinh tế nông nghiệp tại huyện miền núi Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp huyện Mường Ảng đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp có cơ sở khoa học. Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Ảng có ý nghĩa thiết thực cho quá trình phát triển nông nghiệp của huyện và đối với các địa phương có điều kiện tương tự.
- 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Kinh tế nông nghiệp 1.1.1.1. Vấn đề nông nghiệp trong một số lý thuyết kinh tế Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng nguồn lực đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành như: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; nông nghiệp theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm,... để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời,... trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp ở thường gắn liền với những phương pháp canh tác truyền thống, lề thói, tập quán, phong tục,... đã có từ hàng nghìn năm nay. Ở các nước nghèo như nước ta nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và thu hút một bộ phận quan trọng lao động xã hội. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn với nhiều sản phẩm khác nhau, được phân chia theo các chuyên ngành như: - Nông nghiệp thuần bao gồm các tiểu ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ.
- 6 - Lâm nghiệp bao gồm các tiểu ngành: Trồng rừng, khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ lâm nghiệp. Chuyên ngành này có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và chức năng môi trường như: phòng chống thiên tai và hình thành các đặc điểm văn hóa, xã hội của nghề rừng. - Thủy sản bao gồm các tiểu ngành: Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản ở các vùng biển ven bờ, sông, hồ, các thung lũng có nước. Kinh tế nông nghiệp là ngành cơ bản, ngành gốc, là lĩnh vực bao trùm lãnh thổ kinh tế nông thôn. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp có vai trò quyết định trong kinh tế nông thôn. Kinh tế nông nghiệp có chức năng phân tích ảnh hưởng của các quy luật kinh tế trong nông nghiệp, áp dụng những thành tựu kinh tế vào thực tế lãnh đạo các cơ sở nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất. Hệ thống kinh tế nông nghiệp là tổng thể quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, biểu hiện bằng những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, những hình thức tiêu dùng các sản phẩm sản xuất ra với những hình thức tổ chức sản xuất, trao đổi, phân phối và cơ chế quản lý tương ứng của Nhà nước đối với toàn bộ nền nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp là tiền đề cơ bản để phát triển nông thôn, vì phát triển nông thôn phải giải quyết vấn đề lương thực và an toàn thực phẩm. Phát triển nông nghiệp giải quyết tăng thu nhập tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp cho nông thôn, cho công nghiệp, cho xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp thực hiện phân công lại lao động trong nông thôn làm cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Chuyển bớt một phần lực lượng lao động sang công nghiệp và các ngành khác. Phát triển nông nghiệp thực hiện tích lũy vốn góp phần phát triển công nghiệp và dịch vụ, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt sự phát triển của công nghiệp hiện đại, kinh tế nông nghiệp cũng ngày càng phát triển hơn.
- 7 Phát triển kinh tế nông nghiệp là sự tăng thêm về lượng và chất của nền kinh tế nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chúng ta sẽ lãm rõ thêm nội hàm phát triển kinh tế và phát triển kinh tế nông nghiệp trong những mục tiếp theo. 1.1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp - Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế: Cần phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm. - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi: Cần phải hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học - Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ: Cần phải xây dựng cơ cấu hợp lý, đa dạng hóa sản xuất, phát triển các ngành dịch vụ, làng nghề,... tận dụng thời gian nhàn dỗi. - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì đối tượng là cây trồng, vật nuôi. - Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa. 1.1.1.3. Vai trò, vị trí của kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân - Cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội. - Cung cấp yếu tố đầu vào ngành công nghiệp và khu vực đô thị. - Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ. - Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu. - Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường. 1.1.1.4. Lý luận về kinh tế nông nghiệp - Học thuyết kinh tế của Các Mác Trong các lý thuyết của Mác, học thuyết về phân công lao động xã hội và sự hình thành các ngành kinh tế quốc dân có nói tới khía cạnh nông nghiệp là một ngành sản xuất. Mác cho rằng sự phân công lao động đã làm "cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hóa". Cơ sở của mọi sự phân công đó là: Sự tách rời giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa nông nghiệp và công nghiệp, sự xuất hiện nhiều ngành nghề khác nhau
- 8 và giữa thành thị với nông thôn. Những sự tách rời đó xảy ra khi nào? Điều đó chỉ có được khi có sự nâng cao năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong nông nghiệp, tức nông nghiệp phải đạt tới một sự phát triển nhất định. Trong học thuyết về địa tô, Các Mác chỉ ra tính chất nhiều vẻ của nông nghiệp trong những điều kiện khác nhau, sự khác nhau đó xuất phát không chỉ về vị trí và chất lượng của đất đai mà còn do sự khác nhau về cách thức đầu tư tư bản vào ruộng đất. Và việc đầu tư tư bản vào ruộng đất phụ thuộc vào chính những thay đổi về kỹ thuật, thâm canh... Lý luận về địa tô của Mác là một chỉ dẫn về một nền nông nghiệp phát triển không chỉ tăng quy mô diện tích mà bằng thâm canh cao. Tư bản kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đã biến hầu hết nông phẩm thành những thương phẩm trong trao đổi hàng hóa đạt đến nền nông nghiệp của kinh tế thị trường. - Học thuyết kinh tế của V.I.Lênin Mùa xuân 1921 Lênin đã đề ra "chính sách kinh tế mới" hay mô hình NEP như một chiến lược quá độ dần dần sang chủ nghĩa xã hội. Về tư tưởng: Nhanh chóng khắc phục sự khủng hoảng kinh tế và chính trị của nước Nga lúc này. Khơi dậy tính năng động trong nông nghiệp và nông dân sau đó đến tiểu thủ công nghiệp và các ngành kinh tế khác qua động lực lợi ích kinh tế, chuyển chế độ trưng thu lương thực sang chế độ thuế lương thực. Về biện pháp: Thiết lập quan hệ hàng hóa tiền tệ giữa Nhà nước và nông dân, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nhân và nông dân; khôi phục và tổ chức nền sản xuất công nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của công nhân và nông dân; coi thương nghiệp là "mắt xích đặc biệt" để phục vụ thực hiện những nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, liên kết công - nông nghiệp; thực hiện hạch toán kinh tế. Hướng hoạt động tài chính tín dụng vào việc khôi phục phát triển nông nghiệp; sử dụng sức mạnh của nền kinh tế nhiều thành phần thực hiện rộng rãi các hình thức kinh tế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước.
- 9 Vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp: Theo nguyên tắc tự nguyện, tiến hành từ thấp đến cao và quản lý dân chủ. Tóm lại: Chiến lược quá độ dần sang chủ nghĩa xã hội trong NEP chính là "bắt đầu từ nông dân", đây là đột phá khẩu để khôi phục và thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp phát triển. Một tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội và sự đứng vững của chính quyền Xô Viết. - Kinh tế học hiện đại Kinh tế học hiện đại là một trong những trường phái kinh tế lớn nhất hiện nay, gồm nhiều nhà kinh tế học ở các nước tư bản phát triển. Lý thuyết kinh tế của họ giải quyết các vấn đề của nền kinh tế thị trường hiện đại. Đặc trưng của kinh tế học hiện đại là dùng phương pháp toán học để mô tả và tham gia điều hành nền kinh tế. Lý thuyết "bàn tay vô hình" của A.Smith là nguyên lý chi phối trong các nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Khi trình độ xã hội hóa cao của sản xuất làm cho nền kinh tế thị trường có nguy cơ thất bại, thuyết "bàn tay hữu hình" của Keynes ra đời nhằm cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản. Sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế cho phép kiểm soát được chu kỳ kinh tế và làm cho nền kinh tế tăng trưởng. Sau một thời gian áp dụng rộng rãi học thuyết của Keynes, những nhược điểm của học thuyết bộc lộ ra, đó là sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào nền kinh tế. Những biện pháp can thiệp của Nhà nước làm cho cơ chế linh hoạt vốn có của thị trường bị sơ cứng. Sự phục hồi của trường phái tự do kinh doanh, trường phái thể chế đã phê phán mạnh mẽ lý thuyết của Keynes và giúp cho chủ nghĩa tư bản thích ứng với bước phát triển mới của nó. Ở đây chúng ta lưu ý tới trường phái thể chế mới vì đối tượng nghiên cứu của nó khác hẳn các trường phái lý thuyết kinh tế tư bản khác. Trường phái này đưa yếu tố "thể chế ", yếu tố "kết cấu" vào trong quá trình phân tích xã hội tư bản. Trường phái này cho rằng hệ thống kinh tế chỉ là một bộ phận của tổng hợp nhiều thể chế trong nền văn hóa của con người, do đó nghiên cứu giải quyết vấn đề phát triển phải nghiên cứu cả tổng thể thể chế xã hội. Vai trò của Nhà nước
- 10 trong đời sống kinh tế là kế hoạch hóa, kiểm soát nền kinh tế bằng các chính sách để khắc phục những khuyết tật của thị trường. Như vậy kinh tế học hiện đại không trực tiếp đề cập tới vấn đề nông nghiệp trong phát triển kinh tế nhưng trong các luận điểm của nó đã chỉ ra cách thức để phát triển đó là nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước ở một mức độ nhất định. Việc chuyển sang kinh tế thị trường ở những nước kinh tế kém phát triển, trong đó nông nghiệp là nền tảng thì vai trò của Nhà nước đặc biệt quan trọng. Những thay đổi thể chế trong lĩnh vực nông nghiệp là hết sức cần thiết để gạt bỏ những vật cản bám rễ sâu trong các xã hội này. Thực tiễn lịch sử cho thấy những bài học thành công trong việc chuyển nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển trở thành các nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa chính là từ những bước khởi đầu của sự thay đổi chính sách đối với nông nghiệp. 1.1.1.5. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tái cơ cấu nông nghiệp - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là số lượng của các bộ phận hợp thành của kinh tế nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phản ảnh mặt lượng và mặt chất của sự tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp gồm có: + Cơ cấu ngành. + Cơ cấu vùng lãnh thổ. + Cơ cấu thành phần kinh tế. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái kinh tế này sang trạng thái kinh tế khác cho phù hợp với yêu cầu phát triển. Về thực chất đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt biểu hiện (ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế) nhằm hướng sự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lược kinh tế - xã hội đã được đề ra cho từng thời kỳ cụ thể. Chuyển dịch
- 11 cơ cấu kinh tế ở nước ta thực chất là quá trình cải biến kinh tế - xã hội từ lạc hậu mang tính chất tự cấp, tự túc bước vào chuyên môn hóa hợp lý, trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại, trên cơ sở tạo ra năng suất lao động cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế. Quá trình chuyển dịch này không chỉ diễn ra giữa các ngành của nền kinh tế mà bắt đầu từ nội bộ của các ngành theo xu hướng nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa rất đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần làm cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh và vững chắc, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước đồng thời làm cho nền kinh tế có khả năng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cơ cấu ngành nông nghiệp là kết quả của quá trình phát triển về số lượng, chất lượng ngành nông nghiệp trong khoảng thời gian nào đó, vì vậy nó không phải là các quan hệ tĩnh mà luôn luôn biến đổi không ngừng theo sự phát triển của các chuyên ngành, tiểu ngành tạo nên cơ cấu toàn ngành. Đó là sự thay đổi tất yếu về tỷ lệ giữa các chuyên ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản trên quy mô cả nước, trên các vùng kinh tế-sinh thái; thay đổi về số lượng, loại hình quy mô các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh trong các chuyên ngành, tiểu ngành ở các vùng sinh thái; sự thay đổi về mối quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác như: công nghiệp và dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và các hoạt động phân phối, tiêu thụ nông sản làm ra. Như vậy, sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các chuyên ngành, tiểu ngành trong nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, phản ánh lợi thế và khả năng phát triển của các chuyên ngành, tiểu ngành trên tầm quốc gia, vùng và tiểu vùng. Trong kinh tế thị trường và sản xuất hàng hóa, sự thay đổi về tỷ lệ về quy mô, giá trị giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của ngành nông nghiệp theo hướng tăng lên hoặc giảm xuống đều có mục đích đáp ứng cao nhất các yêu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa lương thực, thực phẩm tươi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn