intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải pháp phát triển sản xuất cà chua theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng sản xuất cà chua trên địa bàn thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2018 - Đề ra được một số giải pháp phát triển sản xuất cà chua theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải pháp phát triển sản xuất cà chua theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ DUNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ CHUA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ DUNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ CHUA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã ngành: 86 20 115 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn: TS. Hà Thị Hòa Thái Nguyên, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp phát triển sản xuất cà chua theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Đề tài hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin sử dụng trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Dung
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này ngoài sự cố gắng, sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hà Thị Hòa, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo cũng như các khoa chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Chi cục Thống kê, Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên & Môi trường đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng ủy, HĐND, UBND và bà con nông dân các xã, phường Nông Thượng, Dương Quang, Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn và những người đã giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Dung
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2 3.2.1. Phạm vi không gian:................................................................................ 2 3.2.2. Phạm vi thời gian: ................................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2 4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ......................................................... 4 1.1.1. Phát triển ................................................................................................. 4 1.1.2. Phát triển bền vững ................................................................................. 5 1.1.3. Đặc điểm cây cà chua ............................................................................ 13 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ cà chua ....................... 17 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu .................................................... 21 1.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới ............................................... 21 1.2.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam ................................................ 23 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu ...................................................... 25
  6. iv 1.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ................................................ 25 1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................ 28 1.4. Đánh giá chung rút ra từ tổng quan tài liệu.............................................. 31 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 33 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 33 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 33 2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................... 36 2.1.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội đối với sản xuất cà chua ...................................................................................................... 37 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 38 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 39 2.3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ......................................................... 39 2.3.2. Thu thập thông tin ................................................................................. 39 2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin ............................................ 40 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 42 2.4.1. Các chỉ tiêu định tính ............................................................................ 42 2.4.2. Các chỉ tiêu định lượng ......................................................................... 43 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 45 3.1. Thực trạng sản xuất cà chua trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn .................................................................................................... 45 3.1.1. Thực trạng chung .................................................................................. 45 3.1.2. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ cà chua ở các hộ điều tra ........................ 48 3.1.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và nguyện vọng của người dân sản xuất và chua trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn ......... 58 3.1.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cà chua theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn ...................................... 59
  7. v 3.4. Giải pháp phát triển sản xuất và chua theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn .......................................................................... 62 3.4.1. Mở rộng quy mô và quy hoạch vùng sản xuất ...................................... 62 3.4.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật trong sản xuất cà chua ........................ 65 3.4.3. Hoàn thiện về cơ chế chính sách cho phát triển cà chua an toàn .......... 62 3.4.4. Giải pháp luân canh cây trồng............................................................... 66 3.4.5. Giải pháp đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất cà chua an toàn ...... 67 3.4.6. Giải pháp tuyên truyền ........................................................................... 68 3.4.7. Giải pháp về tổ chức tiêu thụ cà chua ................................................... 63 3.4.8. Liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ ............. 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 70 1. Kết luận ....................................................................................................... 70 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 71 2.1. Kiến nghị với Nhà nước ........................................................................... 71 2.2. Với cấp cơ sở............................................................................................ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV: Bảo vệ thực vật GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GTSX: Giá trị sản xuất HĐND Hội đồng nhân dân KH&CN: Khoa học và công nghệ NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND: Ủy ban nhân dân WTO: Tổ chức thương mại thế giới
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Hàm lượng chất khoáng trong 100g cà chua .................................. 16 Bảng 1.2. Các sắc tố trong cà chua theo độ chín ............................................ 16 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới giai đoạn 2011-2018 ...... 21 Bảng 1.4. Sản lượng cà chua của một số nước sản xuất cà chua lớn nhất thế giới từ năm 2012 - 2018 .................................................................................. 22 Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của Việt Nam năm 2013 - 2018...................................................................................................... 24 Bảng 2.1. Tình hình thời tiết các tháng trong năm 2019 của thành phố Bắc Kạn ........................................................................................................... 33 Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất đai của Thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2018........................................................................................................ 35 Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của thành phố Bắc Kạn ... 47 giai đoạn 2015-2018 ........................................................................................ 47 Bảng 3.2: Diện tích sản xuất cà chua tại các xã, phường trên địa bàn ........... 47 Bảng 3.3. Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra ............................................... 48 Bảng 3.4. Lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra ................................ 50 Bảng 3.5. Diện tích đất trồng cà chua trên địa bàn 3 xã, phường điều tra ...... 50 Bảng 3.6: Sử dụng phân chuồng và phân vi sinh ............................................ 51 trong sản xuất cà chua của các hộ điều tra năm 2019 ..................................... 51 Bảng 3.7: Sâu bệnh chính hại cây cà chua trên địa bàn các xã nghiên cứu .... 54 Bảng 3.8: Chi phí sản xuất cho 1 ha cà chua .................................................. 56 Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của 1ha cà chua ................................................... 57 Bảng 3.10. Phân tích SWOT sản xuất cà chua trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn .................................................................................................... 59 Bảng 3.11. Những nhân tố ảnh hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững ...... 60 Bảng 3.12. Nguyện vọng của người dân về chính sách của Nhà nước .......... 61
  10. viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Thị Dung Tên luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất cà chua theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn Ngành: Kinh tế nông nghiêp Mã số: 8.62.01.15 Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên 1. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được thực trạng sản xuất cà chua trên địa bàn thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2018 - Đề ra được một số giải pháp phát triển sản xuất cà chua theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển sản xuất cà chua bền vững trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. - Các tài liệu tổng quan về tình hình phát triển sản xuất cà chua ở thành phố Bắc Kạn được thu thập từ các tài liệu đã công bố trong khoảng từ 2015 đến nay, số liệu điều tra khảo sát năm 2018. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này, tôi sử dụng phương pháp cận tiếp sau đây: - Tiếp cận vĩ mô: sử dụng tiếp cận vĩ mô để thu thập các thông tin số liệu ở tầm tổng thể, bao quát trên phạm vị của thành phố hoặc thu thập thông tin qua khảo sát ở cấp sở, ban, ngành liên quan đến sản xuất cà chua. - Tiếp cận vi mô: sử dụng tiếp cận này để nghiên cứu một cách chi tiết,
  11. ix chuyên sâu các thông tin số liệu thu thập. - Tiếp cận có sự tham gia: được thể hiện thông qua các hoạt động được làm bởi người dân địa phương hoặc là cá nhân, nông hộ và các tổ chức địa phương. - Tiếp cận theo điều kiện địa lý và địa hình - Tiếp cận theo hình thức sản xuất kinh doanh cà chua 3.2. Thu thập thông tin 3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Phòng Kinh tế thành phố Bắc Kạn, Phòng Tài Nguyên & Môi trường, các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án,… 3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp Thu thập thông tin sơ cấp bằng các phương pháp chủ yếu sau đây: Quan sát trực tiếp ngoài hiện trường về sản xuất, kinh doanh cà chua trên địa bàn. Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ theo bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn. Sử dụng phương phỏng vấn trực tiếp linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi có liên quan đến sản xuất và thị trường tiêu thụ cà chua. 3.3. Phương pháp phân tích thông tin Trong nghiên cứu một số phương pháp phân tích như: phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp duy vật lịch sử; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp thống kê phân tích kinh tế; phương pháp SWOT được sử dụng 4. Kết luận Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn là vùng có tiềm năng, lợi thế về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho sản xuất và phát triển cây cà chua. Trên thực tế, thành phố Bắc Kạn đã và đang trở thành vùng sản xuất, phát triển cây cà chua lớn của tỉnh Bắc Kạn. Sản xuất và phát triển cây cà chua là
  12. x một giải pháp giúp nhân dân địa phương thoát nghèo và phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua. Tình hình sản xuất cà chua ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn những năm qua đã đạt được bước tiến đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích cà chua tăng nhanh trong những năm trở lại đây, năm 2018 diện tích đạt 13,8 ha, năng suất đạt 253,6 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế cây cà chua theo điều tra nông hộ đạt ở mức cao, lợi nhuận thuần thu được trên 1 ha trồng đạt 166.792.000 triệu đồng. Việc tiêu thụ cà chua đã được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau nhưng cà chua vẫn được tiêu thụ chủ yếu qua kênh bán lẻ (chiếm 64.12% sản lượng). Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển, đề tài đã đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển sản xuất cà chua theo hướng bền vững, những giải pháp gồm: mở rộng quy mô và quy hoạch vùng sản xuất; giải pháp về khoa học kỹ thuật trong sản xuất cà chua; hoàn thiện về cơ chế chính sách cho phát triển cà chua an toàn; giải pháp luân canh cây trồng; giải pháp đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất cà chua an toàn; giải pháp tuyên truyền.
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và sự gia tăng nhanh dân số đã làm cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng bị sức ép mạnh. Đất đai bị thu hẹp, môi trường cho sản xuất nông nghiệp an toàn bị ô nhiễm do rác thải đô thị. Thêm vào đó, tập quán canh tác sản xuất của người dân trong việc sử dụng phân bón, hoá chất thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới… không tuân thủ quy trình kỹ thuật, đã làm cho sản phẩm nông nghiệp mà đặc biệt là rau không được an toàn. Ngày nay, Việt Nam đang trong xu hướng phát triển chung của thời đại, việc phát triển sản xuất tiêu dùng những sản phẩm sạch, an toàn là vấn đề có tính cấp thiết vì sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và sức khoẻ con người. Vì vậy sản xuất nông nghiệp bền vững là hướng đi đúng đắn cho đất nước, trong đó ngành rau là một bộ phận. Cà chua (Lycopercicon esculentum Mill.) là nguồn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người như: - Caroten, chất khoáng Ca, Fe, P, S, K, Mg, Na..., đường và các loại vitamin A, B, B2, C, E và PP, ngoài ra nó còn có tác dụng chữa bệnh, chất Licopen - thành phần tạo nên màu đỏ của cà chua có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do gây ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua tươi và sản phẩm chế biến còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện kinh tế cho người sản xuất (Nguyễn Thế Thuận, 2016). Thành phố Bắc Kạn là trung tâm của tỉnh Bắc Kạn, với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất cà chua. Giá trị canh tác 1 ha cà chua gấp 4 - 9 lần so với trồng lúa, với giá trị sản xuất cà chua trung bình tại các xã, phường như phường Huyền Tụng, xã Nông Thượng là 120-180 triệu/ha/năm. Song một thực tế mà người nông dân thành
  14. 2 phố Bắc Kạn đang phải đối mặt là tình trạng sản xuất manh mún không theo quy chuẩn, tiêu thụ bấp bênh. Sản xuất cà chua an toàn vẫn chưa thực sự phổ cập, quy mô sản xuất cà chua an toàn vẫn còn bị bó hẹp và thiếu tính đồng bộ. Nhận thức được những tồn tại đó, tôi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển sản xuất cà chua theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng sản xuất cà chua trên địa bàn thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2018 - Đề ra được một số giải pháp phát triển xản xuất cà chua theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề phát triển sản xuất cà chua bền vững trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. 3.2.2. Phạm vi thời gian: Các tài liệu tổng quan về tình hình phát triển sản xuất và chua ở thành phố Bắc Kạn được thu thập từ các tài liệu đã công bố trong khoảng từ 2015 đến nay, số liệu điều tra khảo sát năm 2018. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về phát triển bền vững và nhận thức của cộng đồng về phát triển bền vững ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. - Chỉ ra thực trạng, những khó khăn thuận lợi trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn cho phát triển sản xuất bền vững cà chua. Trong đó
  15. 3 thấy được những tiềm năng cũng như thách thức trong quá trình phát triển ở địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế vừa kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất cà chua trên địa bàn nghiên cứu nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa ra những căn cứ và cơ sở khoa học cũng như những giải pháp cụ thể đáp ứng các yêu cầu bức thiết cho quy hoạch sản xuất nông nghiệp nói chung, sản cà chua nói riêng, sử dụng hợp lý các nguồn đất, nước. Đồng thời giúp cho thành phố Bắc Kạn lập kế hoạch phát triển sản xuất cà chua hợp lý. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để xây dựng chương trình khuyến nông, khuyến lâm nhằm áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng.
  16. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Phát triển Phát triển là gì? Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Malcom Gillis, 1983). Theo cách hiểu như vậy, nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia tăng tổng lượng của cải trong mỗi nền kinh tế, theo đó, thu nhập bình quân trên một đầu người ngày càng được cải thiện. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. Hai là, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng đóng góp của ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất kinh tế của một quốc gia. Ba là, sự thay đổi tích cực không ngừng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân v.v... Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
  17. 5 1.1.2. Phát triển sản xuất - Sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hữu ích. Như vậy phát triển sản xuất được coi là một qúa trình tăng tiến về quy mô (sản lượng) và hoàn thiện về cơ cấu. Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Những vấn đề này liên quan đến việc xác định thị trường và phân phối sản phẩm đúng đắn để kích thích sản xuất phát triển. - Phát triển sản xuất cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng, trong đó qui mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường chấp nhận - Phát triển sản xuất có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Trong đó: + Phát triển sản xuất theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất không đổi, sử dụng kỹ thuật giản đơn. Kết quả phát triển sản xuất đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên. Phát triển sản xuất theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân, hoặc cả hai. + Phát triển sản xuất theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế. Như vậy phát triển sản xuất theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm giống, vốn, kỹ thuật và lao động - Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về qui mô sản xuất, về hình thức tổ chức
  18. 6 sản xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng bước về cơ cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo. Chú ý trong phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản xuất tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên - Khái niệm tăng trưởng sản xuất: Là sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm sản xuất trong một thời gian nhất định. Là kết quả của tất cả các hoạt động và dịch vụ sản xuất tạo ra. Còn hiệu quả sản xuất phản ánh quy mô sản lượng sản phẩm và dịch vụ sản xuất ra trong 1 thời gian nhất định, thường là 1 năm 1.1.3. Phát triển bền vững 1.1.3.1. Khái niệm phát triển bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm thuật ngữ lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế ) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 trong báo cáo “Our Common Future” của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED với nội dung ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...”. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, chính quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa mà theo F.Castri có 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường (Hoàng Mạnh Quân, 2007).
  19. 7 Ngày nay, khái niệm phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung và hoàn thiện trong văn kiện Hội nghị RIO-92 (Braxin). Bên cạnh yếu tố môi trường tài nguyên thiên nhiên, yếu tố môi trường xã hội được nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của nó. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống (Hoàng Trường Sơn, 2019). So với phát triển, phát triển bền vững đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn từ các bên tham gia trong xã hội, trên nhiều phương diện hơn, nó đòi hỏi nhiều giải pháp khoa học công nghệ cao hơn, nó yêu cầu sự đồng bộ và hợp tác chặt chẽ hơn... Tất cả vì ý nghĩa toàn diện của nó. Nói cách khác, phát triển có thể chỉ là những giải pháp hiện tại, nhưng phát triển bền vững đòi hỏi những giải pháp kinh tế, kỹ thuật lâu dài, đòi hỏi tầm bao quát của tư duy kinh tế cũng như tư duy quản lý xã hội, quản lý cộng đồng. Chương trình nghị sự thế kỷ 21 định ra bốn khu vực hành động: i/ xóa đói giảm nghèo, quản lý gia tăng dân số, quản lý cách sống và các hình thức tiêu dùng và sản xuất; ii/ Bảo vệ môi trường - môi sinh, bảo toàn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái, quản lý các loại chất thải; iii/ Khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia, đóng góp của các đối tượng thụ hưởng, tinh thần đối thọai và hợp tác, sự công bằng bình đẳng về giới, giữa các sắc tộc và các thế hệ, v.v...và iv/ Đề xuất biện pháp, thiết lập những định chế và cơ chế, sử dụng những phương tiện cần thiết để kinh tế - xã hội chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững. Rõ ràng là, để đáp ứng được những tiêu chí trên của phát triển bền vững, quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế cần quyết tâm chính trị rất cao và bền bỉ.
  20. 8 1.1.3.2. Điều kiện của phát triển bền vững Công bằng và bình đẳng: Phát triển bền vững phụ thuộc rất nhiều vào sự công bằng và bình đẳng. Tùy mức độ của nó, khác biệt giàu nghèo giữa các tầng lớp dân chúng sẽ nhiều hay ít, các chương trình xóa đói giảm nghèo như do Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế đề xướng sẽ đạt được thành công tới mức độ nào. Công bằng và bình đẳng ảnh hưởng tới khả năng và mức độ thỏa mãn yêu cầu của các thành phần xã hội. Có thêm công bằng và bình đẳng thì các nước nghèo sẽ có điều kiện thuận lợi để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự chậm tiến và như vậy sẽ đóng góp thỏa đáng cho phát triển bền vững trong nước và trên thế giới. Tinh thần liên đới phụ thuộc lẫn nhau: Phát triển bền vững đòi hỏi tinh thần liên đới của mỗi quốc gia và quốc tế, của thế hệ hiện tại với thế hệ trong tương lai. Cộng đồng thế giới và dân tộc mỗi nước có quyền lợi chung trong đề phòng ô nhiễm, bảo toàn di sản sinh thái. Trong mọi lĩnh vực, những quan hệ hợp tác quốc tế, giao dịch và trao đổi cho thấy sự liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữc các nước. Nhằm giải quyết các thử thách lớn như xóa đói giảm nghèo, quản trị toàn cầu hóa, bảo vệ môi trường - môi sinh không thể thiếu vắng quyết tâm chung và là một điều kiện chính. Quyền tự quản, tự quyết: Dự án phát triển bền vững không thể tiến hành được nếu quyền tự quản, tự quyết của các quốc gia, các sắc tộc, các đoàn thể... trong việc chọn lựa hướng đi không được thừa nhận và tôn trọng. Những khác biệt trên thế giới về điều kiện khách quan, cách thức hành động, năng lực phát triển, yêu cầu sản xuất và tiêu dùng... đòi hỏi phải dung hòa các lợi ích toàn cầu với quyền lợi dân tộc của mỗi quốc gia. Phát triển bền vững đòi hỏi phải thiết lập những quan hệ đối tác thực tiễn và hợp lý để đạt được các mục tiêu chung ở tầm quốc tế cũng như tầm quốc gia. Tinh thần trách nhiệm và cùng chia sẻ: Chính sách và chương trình phát triển bền vững chờ đợi các đối tượng thụ hưởng thể hiện tinh thần trách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1