intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất cây thuốc lá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây thuốc lá cho các hộ nông dân huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG MINH ĐỨC HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY THUỐC LÁ TẠI HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG MINH ĐỨC HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY THUỐC LÁ TẠI HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Anh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng các quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Học viên Lương Minh Đức
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, cùng các thầy cô giáo trường Đại học Nông lâm Thái nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Lan Anh đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ UBND huyện Bắc Sơn, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bắc Sơn, chi cục thông kê huyện Bắc Sơn và các hộ gia đình trên địa bàn điều tra đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra số liệu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Học viên Lương Minh Đức
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................ x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2 4. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế (HQKT) .................................................. 4 1.1.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế ............................................. 5 1.1.3. Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp ........................................................ 7 1.1.4. Phân loại hiệu quả kinh tế ....................................................................... 8 1.1.5. Phương pháp chung xác định HQKT ...................................................... 9 1.1.6 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của cây thuốc lá ......................................... 10 1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá ....... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 18 1.2.1. Tình hình sản xuất thuốc lá trên thế giới và Việt Nam những năm gần đây ............................................................................................................ 18
  6. iv 1.2.2. Hiệu quả sản xuất thuốc lá tại địa phương những năm gần đây ........... 23 1.2.3. Kinh nghiệm về hiệu quả sản xuất cây thuốc lá tại một số địa phương trong nước .......................................................................................... 26 1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Bắc Sơn ............................................. 30 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 33 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 33 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 33 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................ 37 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 39 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 39 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra ....................................... 40 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 40 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 41 2.3.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 41 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 42 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 44 3.1. Thực trạng sản xuất cây thuốc lá trên địa bàn huyện Bắc Sơn ................ 44 3.1.1. Thực trạng sản xuất cây thuốc lá trên địa bàn toàn huyện .................... 44 3.1.2. Thực trạng sản xuất cây thuốc lá ở các hộ điều tra ............................... 47 3.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá ở Huyện Bắc Sơn .... 63 3.2.1.Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá theo mức sống của các nhóm hộ .................................................................................................... 63 3.2.2.Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá theo giống .............. 66 3.2.3.Hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá theo địa bàn dân cư ................. 67 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất cây thuốc lá ...... 70 3.3.1. Giống thuốc lá ....................................................................................... 70 3.3.2.Quy mô sản xuất..................................................................................... 71 3.3.3.Quy trình kỹ thuật .................................................................................. 71
  7. v 3.3.4. Thời tiết khí hậu .................................................................................... 72 3.3.5. Vốn ........................................................................................................ 72 3.3.6.Thủy lợi .................................................................................................. 73 3.3.7.Tiêu thụ .................................................................................................. 73 3.3.8.Một số yếu tố khác ................................................................................. 74 3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân sản xuất cây thuốc lá tại huyện .............................................................................. 75 3.4.1.Giải pháp về quy hoạch sản xuất cây thuốc lá trong huyện ................... 75 3.4.2.Giải pháp về kỹ thuật canh tác ............................................................... 75 3.4.3.Giải pháp về tiêu thụ .............................................................................. 76 3.4.4.Giải pháp về thông tin ............................................................................ 76 3.4.5.Giải pháp về liên kết “4 nhà” ................................................................. 77 3.4.6. Giải pháp về khuyến nông .................................................................... 77 3.4.7. Giải pháp về vốn ................................................................................... 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 79 1. Kết luận ....................................................................................................... 79 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 85
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân BVTV : Bảo vệ thực vật ĐP : Địa phương HQKT : Hiệu quả kinh tế HTX : Hợp tác xã LĐ : Lao động LĐGĐ : Lao động gia đình PTNT : Phát triển nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thời vụ gieo trồng của các tỉnh phía bắc ....................................... 13 Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá nguyên liệu trên thế giới giai đoạn 2015- 2017 ............................................................... 19 Bảng 1.3: Sản lượng thuốc lá của các nước đứng đầu thế giới giai đoạn 2015 - 2017 ..................................................................................... 20 Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2015 - 2017 ..................................................................................... 21 Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động huyện Bắc Sơn năm 2018 .............. 38 Bảng 3.1: Hộp thu nhập từ việc sản xuất cây thuốc lá .................................... 44 Bảng 3.2: Tình hình sản xuất cây thuốc lá của huyện Bắc Sơn qua 3 năm 2016-2018 ....................................................................................... 45 Bảng 3.3. Hộp mô hình liên kết ...................................................................... 45 Bảng 3.4: Thông tin các hộ điều tra ................................................................ 50 Bảng 3.5: Tình hình trồng trọt của các hộ điều tra năm 2018 ........................ 51 Bảng 3.6: Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất thuốc lá của các nhóm hộ (tính bình quân một hộ trong từng nhóm) .......... 53 Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá theo các giống tại các hộ điều tra........................................................................................ 54 Bảng 3.8: Chi phí sản xuất chủ yếu cho sản xuất thuốc lá của các nhóm hộ ......... 55 Bảng 3.9: Chi phí sản xuất cho các giống thuốc lá ......................................... 57 Bảng 3.10: Chi phí sản xuất thuốc lá theo địa bàn dân cư .............................. 59 Bảng 3.11: Thị trường tiêu thụ thuốc lá nguyên liệu ở các hộ điều tra .......... 61 Bảng 3.12: Tình hình tiêu thụ tại các hộ điều tra ............................................ 62 Bảng 3.13: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá của hộ theo theo mức sống (Tính bình quân 1 ha) ............................................ 63
  10. viii Bảng 3.14: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá của hộ theo giống thuốc lá (Tính bình quân 1 ha) .............................................. 66 Bảng 3.15: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá của hộ theo địa bàn dân cư (Tính bình quân 1ha) .................................................... 68 Bảng 3.16: Một số yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất thuốc lá của các hộ điều tra............................................................................................. 70 Bảng 3.17: Một số quy trình kỹ thuật chưa thực hiện tốt ............................... 72
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Biều động về diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá trên thế giới giai đoạn 2015 - 2017 .............................................................. 19 Hình 1.2: Biến động về diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2015 - 2017............................................................. 22
  12. x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Lương Minh Đức Tên luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8620115 Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm Mục đích nghiên cứu Mục tiêu chung: Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất cây thuốc lá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây thuốc lá cho các hộ nông dân huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Mục tiêu cụ thể: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của sản xuất và sản xuất nông nghiệp; (2) Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá của các hộ nông dân tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn và (3) Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân trồng thuốc lá tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá của các hộ nông dân tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời luận văn sử dụng phương pháp phân tích như thống kê mô tả, so sánh, sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng công cụ excel để phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá của các hộ nông dân tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Kết quả chính và kết luận Luận văn đã tập trung phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá của các hộ nông dân tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá của các hộ nông dân tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Luận văn đưa ra được các giải pháp quan trọng nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong thời gian tới: Giải pháp về quy hoạch sản xuất cây thuốc lá trong huyện; Giải pháp về kỹ thuật canh tác; Giải pháp về tiêu thụ; Giải pháp về thông tin; Giải pháp về liên kết; Giải pháp về khuyến nông; Giải pháp về vốn.
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía bắc nước ta, một vùng đất còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, vẫn còn nhiều hộ nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, những nơi cách xa trung tâm thành phố. Đời sống người dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ, khí hậu thời tiết có nhiều bất lợi do đó năng suất cây trồng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp không cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Bắc Sơn là huyện miền núi, thuộc cánh cung Bắc Sơn là một huyện điển hình về sản xuất nông nghiệp, ngoài trồng lúa nước với hai vụ là vụ mùa và vụ xuân thì phần thu nhập chính và lớn nhất của người dân là từ trồng cây ăn quả và cây thuốc lá. Người dân trồng lúa ngoài việc đáp ứng nhu cầu ăn trong gia đình thì phần lớn là để chăn nuôi gia súc, gia cầm, một phần nhỏ còn dư thừa mới đem bán, chính vì tập quán tự cung tự cấp truyền thống này nên kinh tế vẫn chậm phát triển, nhiều hộ còn nằm trong diện nghèo. Cây thuốc lá là một trong những cây công nghiệp ngắn ngày ở Lạng Sơn, do có điều kiện khí hậu cận nhiệt đới ẩm, đất đai thuận lợi nên cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho chất lượng cao để phát triển vùng sản xuất thuốc lá nguyên liệu với năng suất cao và chất lượng tốt, ưu điểm của vụ thuốc lá tận dụng được nhân lực lúc nông nhàn. Sản xuất cây thuốc lá mang lại nguồn thu chủ yếu cho người dân, hiệu quả kinh tế mang lại so với những loại cây khác cũng cao hơn đã nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu từ cây thuốc lá. Sản xuất cây thuốc lá đã có những bước phát triển về diện tích và sản lượng, hàng năm cung cấp cho ngành công nghiệp thuốc lá nước ta hàng nghìn tấn thuốc lá nguyên liệu. Phát triển diện tích trồng cây thuốc lá đã được các cấp chính quyền địa phương hết sức coi
  14. 2 trọng, xác định là loại cây trồng mũi nhọn của địa phương. Tuy nhiên sản xuất thuốc lá chủ yếu trong các hộ nông dân nên trình độ thâm canh thuốc lá còn hạn chế, chất lượng thuốc lá nguyên liệu chưa được chú ý về các chỉ tiêu bền vững nhất là xây dựng và bảo vệ thương hiệu thuốc lá Lạng Sơn đã ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất thuốc lá. Chính vì lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất cây thuốc lá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây thuốc lá cho các hộ nông dân huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của sản xuất và sản xuất nông nghiệp. - Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá của các hộ nông dân tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân trồng thuốc lá tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Bắc Sơn. Các hộ nông dân trồng cây thuốc lá trên địa bàn huyện Bắc Sơn; Các hoạt động sản xuất cây thuốc lá và liên quan đến sản xuất cây thuốc lá của huyện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
  15. 3 Phạm vi về thời gian: Thời gian tiến hành đề tài: năm 2016 đến năm 2018; Số liệu thu thập: số liệu năm 2016, 2017, 2018. Nội dung: tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế việc sản xuất cây thuốc lá ở huyện Bắc Sơn. 4. Những đóng góp của luận văn * Về lý luận: Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa về phương diện lý luận trong hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá; các vấn đề liên quan đến lý thuyết về hiệu quả kinh tế đã hệ thống hóa một cách đầy đủ, toàn diện và khoa học. * Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh đó luận văn là tài liệu có giá trị tham khảo cung cấp cho huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn có trách nhiệm xem xét trong việc đưa ra các giải pháp tăng cường hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
  16. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế (HQKT) HQKT là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xă hội khi nguồn lực tự nhiên có giới hạn, nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh tế. Đây là một đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất cuộc sống con người ngày một tăng. Nói một cách biện chứng thì do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù HQKT. Tuy nhiên việc đưa ra chính xác một khái niệm HQKT trong sản xuất xã hội là rất khó khăn. Đã có nhiều quan điểm về HQKT như sau: - Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith, cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá". Theo quan điểm này của Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Hạn chế của quan điểm này là kết quả sản xuất kinh doanh có thể tăng lên do chi phí sản xuất tăng hay do mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất. Nếu với cùng một kết quả sản xuất kinh doanh có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này cũng có hiệu quả. Quan điểm này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào của sản xuất. - Quan điểm thứ hai cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí. Quan điểm này đã xác định hiệu quả trên cơ sở so sánh tương đối giữa kết quả đạt được với phần chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Nhưng xét trên quan niệm
  17. 5 của triết học Mác-Lênin thì sự vật hiện tượng đều có quan hệ ràng buộc có tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một các riêng lẻ. Hơn nữa sản xuất kinh doanh là một quá trình tăng thêm có sự liên hệ mật thiết với các yếu tố có sẵn. Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm kết quả sản xuất kinh doanh thay đổi. Hạn chế của quan điểm này là nó chỉ xem xét hiệu quả trên cơ sở so sánh phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, và nó không xem xét đến phần chi phí và phần kết quả ban đầu. Do đó theo quan điểm này chỉ đánh giá được hiệu quả của phần kết quả sản xuất kinh doanh mà không đánh giá được toàn bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Quan điểm thứ ba cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan niệm này có ưu điểm là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Nó gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất kin doanh. Tuy nhiên quan điểm này chưa phản ánh được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. Để phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực chúng ta phải cố định một trong hai yếu tố hoặc kết quả đầu ra hoặc chi phí bỏ ra, nhưng trên thực tế thì các yếu tố này không ở trạnh thái tĩnh mà luôn biến đổi và vận động. (Dương Văn Hiểu, 2010) 1.1.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế Nền kinh tế hiện nay gắn với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đang phát triển lên một nền kinh tế tri thức toàn diện. Những kiến thức của con người được áp dụng trong thực tế ngày càng sâu rộng và đạt được những kết quả tốt, tạo ra những bước tiến lớn trong quá trình phát triển. Nền kinh tế hiện nay có khuynh hướng đi theo chiều sâu và toàn cầu hóa mạnh mẽ, đây là yếu tố tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường mỗi quốc gia đều dựa vào điều kiện cụ thể của mình với các nước mà có các chiến lược phát triển sản xuất thích hợp
  18. 6 nhằm nhanh chóng tham gia vào thị trường thế giới có nhiều lợi thế nhất, tạo ra quá trình phân công lao động quốc tế sao cho sản xuất ra khối lượng lớn nhất các loại sản phẩm. Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào đầu ra, biểu hiện kết quả của mối quan hệ và thể hiện tính hiệu quả của sản xuất. Hiệu quả kinh tế xem xét kết quả hữu ích được tạo ra như thế nào, chi phí là bao nhiêu, trong điều kiện sản xuất cụ thể nào, có được chấp nhận hay không? Như vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Mục đích của sản xuất hàng hóa là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Phải đảm bảo với một nguồn lực hữu hạn nhất định tạo ra được một khối lượng sản phẩm cung cấp cho xã hội là lớn nhất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội với những đặc thù phức tạp nên việc xác định hiệu quả kinh tế gặp nhiều khó khăn và nó mang tính tương đối. Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp phải các trở ngại sau: Thứ nhất là khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao, phân bổ chi phí, hạch toán chi phí… Yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ. Đầu vào của hệ thống sản xuất thường được chia làm hai loại là nguồn lực và chi phí. Nguồn lực gồm 3 yếu tố: lao động, vốn, tài nguyên, nhưng yếu tố tài nguyên đến nay chúng vẫn chưa “thống kê”, định lượng được nên không đưa vào tính toán. Vì vậy chỉ có hai yếu tố là lao động và vốn. Chi phí gồm: chi phí lao động sống (tiền lương và các khoản có tính chất lượng), chi phí vật chất (còn gọi là hao phí vật chất hoặc chi phí lao động quá khứ hay lao động vật hóa). Thứ hai là khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: đây là công việc xác định các mục tiêu đạt được, các kết quả gồm giá trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, lợi nhuận. Việc xác định các kết quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất,… không thể lượng hóa được.
  19. 7 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Quan niệm này gắn liền với hai quy luật của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động. Điều này thể hiện được mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Đó chính là hiệu quả của lao động xã hội. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả cao nhất, với chi phí thấp nhất trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, hay nói cách khác bất cứ quá trình sản xuất nào cũng đều liên quan đến hai yếu tố cơ bản đó là kết quả thu được và chi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất. Mối quan hệ này là nội dung cơ bản để phản ánh hiệu quả kinh tế sản xuất, nhưng để làm rõ được bản chất của hiệu quả kinh tế cần phải phân biệt được sự khác nhau về mối liên hệ giữa kết quả và hiệu quả. - Kết quả là một đại lượng vật chất phản ánh về quy mô số lượng của sản xuất. - Hiệu quả là đại lượng để xem xét kết quả đạt được tạo ra như thế nào, nguồn chi phí vật chất bỏ ra bao nhiêu để đạt được kết quả đó. (Dương Văn Hiểu, 2010) 1.1.3. Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp HQKT là phạm trù kinh tế mà trong đó khi và chỉ khi sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu chỉ đạt được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sản xuât mới đạt được hiệu quả kinh tế. (Đỗ Kim Chung, 2009)
  20. 8 1.1.4. Phân loại hiệu quả kinh tế a. Căn cứ vào yếu tố cấu thành, người ta chia làm ba loại: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật, công nghệ áp dụng vào sản xuất. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm được trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Như vậy hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá cả đầu vào và đầu ra. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Chúng có mối quan hệ như sau: Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân bổ. b. Theo mức độ khái quát, hiệu quả kinh tế chia ra hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Hiệu quả kinh tế: là so sánh giữa kết quả kinh tế với chi phí bỏ để đạt được kết quả đó. Hiệu quả xã hội: là kết quả của các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh công ích, phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội như tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, giảm tệ nạn xã hội… Hiệu quả môi trường: thể hiện ở việc bảo vệ tốt hơn môi trường như tăng độ che phủ mặt đất, giảm ô nhiễm đất, nước, không khí… Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất, nhưng không thể bỏ qua hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy khi nói tới hiệu quả kinh tế, người ta thường có ý bao hàm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. c. Theo yếu tố sản xuất và hướng tác động vào sản xuất Theo yếu tố sản xuất và hướng tác động váo sản xuất người ta chia ra làm:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2