intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài là đánh giá thực trạng chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trong chuỗi giá trị ngành chăn nuôi gà thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị gà thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công trong những năm tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỀN THỊ TUYẾT NHUNG NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ GÀ THEO QUY MÔ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỀN THỊ TUYẾT NHUNG NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ GÀ THEO QUY MÔ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ QUANG TRUNG Thái Nguyên - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, nội dung được trình bày là hoàn toàn hợp lệ, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Nhung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các cá nhân và tập thể. Cho phép tôi được bày tỏ sự quan tâm và cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo, các khoa, phòng, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS. Hà Quang Trung người đã hướng dẫn, truyền thụ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cảm ơn sự giúp đỡ và cộng tác của các cơ quan chuyên môn trên địa thành phố, lãnh đạo, CBCC các xã, phường đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu, dành thời gian tham gia ý kiến phiếu điều tra giúp tôi có dữ liệu để hoàn thiện luận văn. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Nhung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ...........................................................................x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...................................................................................... xi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu .........................................................................................2 3.2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................2 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................4 4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................4 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................4 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ......................................................5 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị ..........................................................5 1.1.2. Các công cụ phân tích chuỗi giá trị .................................................................11 1.1.3. Ý nghĩa, vai trò của phân tích chuỗi giá trị .....................................................16 1.1.4. Đặc điểm chuỗi giá trị gà thành phố Sông Công ............................................18 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................19 1.2.1. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị tại Việt Nam ............................................19 1.2.2. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị tại Thái Nguyên .......................................22 1.3. Một số kinh nghiệm phân tích chuỗi giá trị ở các địa phương...........................24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 1.3.1. Bài học kinh nghiệm phân tích chuỗi giá trị trong phát triển chăn nuôi vịt siêu nạc (Grimaud) trên cạn đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. ............24 1.3.2. Bài học kinh nghiệm phân tích chuỗi giá trị chè hữu cơ gắn với du lịch trải nghiệm tại xã Bình Sơn, thành phố Sông Công ........................................................25 1.3.3. Bài học kinh nghiệm phân tích chuỗi giá trị gà tại thành phố Sông Công .....25 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........26 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................26 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................26 2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội ...............................................................................29 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................32 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................32 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................32 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................35 2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................35 2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ................................................................................36 2.4.1. Chỉ tiêu điều kiện sản xuất ..............................................................................36 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất gà...................................................37 2.4.3. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế ......................................................37 2.5 Xử lý số liệu ........................................................................................................37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................38 3.1. Thực trạng chăn nuôi gà theo quy mô trang trại thành phố Sông Công ..................38 3.1.1. Tình hình chung ................................................................................................38 3.1.2. Thực trạng ngành chăn nuôi gà theo quy mô trang trại ..................................38 3.1.3. Tình hình tiêu thụ gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công ...................................................................................................................................42 3.2. Chuỗi giá trị gà tại các trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công ................42 3.2.1. Lập sơ đồ phân tích chuỗi giá trị gà ................................................................42 3.2.2. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị .................................................................43 3.3. Chi phí sản xuất trong chuỗi giá trị gà thịt .........................................................46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi 3.3.1. Trang trại chăn nuôi gà ...................................................................................46 3.3.2. Sự phân chia lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành gà theo quy mô trang trại ..............................................................................................................49 3.3.3. Tiếp nhận thông tin của các trang trại điều tra ................................................51 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................52 3.4.1. Những yếu tố ảnh hưởng .................................................................................52 3.4.2. Đánh giá của người chăn nuôi và người thu mua về một số yếu tố liên quan đến sản xuất và thu mua gà ..............................................................................................54 3.5. Định hướng và một số giải pháp để nâng cao chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công ......................................................................58 3.5.1. Những định hướng ..........................................................................................58 3.5.2. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công ..........................................................................................................59 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................63 1. Kết luận .................................................................................................................63 2. Khuyến nghị ..........................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Có nghĩa là TNHH Trách nhiệm hữu hạn TĂCN Thức ăn chăn nuôi HTX Hợp tác xã UBND Ủy ban nhân dân CP Cổ phần ATTP An toàn thực phẩm BQ Bình quân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất thành phố Sông Công ................................. 27 Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động thành phố Sông Công ..................... 30 Bảng 2.3: Tình hình phát triển kinh tế của thành phố Sông Công .................. 31 Bảng 2.4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố sông Công .................. 31 Bảng 3.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi thành phố giai đoạn 2016 – 2018 38 Bảng 3.2: Số lượng và giá trị sản xuất của chăn nuôi gia cầm thành phố Sông Công giai đoạn từ năm 2016 - 2018 ................................................................ 39 Biểu 3.3. Số lượng và quy mô các trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn 2016 – 2018 ..................................................................................... 41 Bảng 3.4: Tình hình cơ bản của trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn ............. 44 thành phố Sông Công năm 2018 ..................................................................... 44 Bảng 3.5: Chi phí đầu tư bình quân của 01 trang trại chăn nuôi gà ............... 47 Bảng 3.6. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất trung bình 1 lứa gà của 01 trang trại chăn nuôi gà .................................................................................................... 48 Bảng 3.7. Bảng hạch toán lợi nhuận bình quân của trang trại chăn nuôi gà .. 49 Bảng 3.8. Sự hình thành giá qua các tác nhân khác nhau trong........................... 50 chuỗi giá trị gà .................................................................................................. 50 Bảng 3.9. Tình hình nắm bắt thông tin về chỉ đạo sản xuất của các trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn thành phố ............................................................... 51 Bảng 3.10. Kết qủa tập huấn kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi gà ............ 52 Bảng 3.11. Kết quả khảo sát về sự thuận lợi trong chăn nuôi gà.................... 54 Bảng 3.12. Đánh giá về các thông tin phục vụ phát triển chăn nuôi .............. 55 Bảng 3.13. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi ........................ 56 Bảng 3.14. Đánh giá về chi phí thu mua gà .................................................... 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. ix Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Chuỗi giá trị của Porter (1985) ....................................................... 10 Hình 1.2. Hệ thống giá trị của Porter (1985) .................................................. 11 Sơ đồ 1: Chuỗi giá trị gà thịt tại các trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công ....................................................................................................... 43 Sơ đồ 2: Cây vấn đề các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất tại các trang trại ...... 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Nhung Tên luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Ngành: Kinh tế nông nghiêp Mã số: 8.62.01.15 Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên 1. Mục tiêu của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị nói chung và chuỗi giá trị ngành chăn nuôi nói riêng; - Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trong chuỗi giá trị ngành chăn nuôi gà thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị gà thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công trong những năm tiếp theo. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề liên quan đến các tác nhân trong chuỗi giá trị chăn nuôi gà. 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 2.2.2. Thời gian nghiên cứu - Thu thập số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2016 -2018 - Thời gian khảo sát, nghiên cứu: 2019. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. xii 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: - Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: - Phương pháp điều tra xã hội học 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu sau khi thu thập được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel. Phân tích chi phí, lợi nhuận là vấn đề quan trọng để đánh giá được mức độ hiệu quả của chuỗi giá trị, đánh giá được khả năng thu lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi, từ đó tạo nên cơ chế giá trị và hợp tác với nhau giữa các tác nhân. Sự phát triển và phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tùy thuộc vào cơ chế thị trường. 2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp thang đo Likert 3. Kết quả nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại, các kênh phân phối, những đánh giá của người chăn nuôi, người thu gom và người quản lý. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong phát triển chuỗi giá trị quy mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công, luận văn đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công cho thời gian tiếp theo, bao gồm các nhóm giải pháp chủ yếu như: (i) Giải pháp về đất đai – quy hoạch và đầu tư xây dựng; (ii) vốn tín dụng; (iii) thị trường chế biến và tiêu thụ sản phẩm; (iv) công tác khuyến nông và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; (v) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. xiii đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ; và (vi) quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong các trang trại; môi trường trong các trang trại. 4. Kết luận Thành phố Sông Công có điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp phát triển chăn nuôi gà theo quy mô trang trại. Tuy là thành phố ưu tiên phát triển công nghiệp nhưng quy mô và số lượng các trang trại trên địa bàn thành phố ngày càng tăng bởi quỹ đất để phát triển chăn nuôi ngày càng eo hẹp thì việc chăn nuôi tập trung là mô hình tốt nhất để nâng cao hiệu quả và giá trị sản xuất. Thành phố có dân số trong độ tuổi lao động lớn chiếm 70,65% dân số toàn thành phố, trong đó lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm 36,9% đáp ứng đầy đủ nhu cầu lao động trong chăn nuôi gà. Hơn nữa, gà nuôi theo quy mô trang trại là loài vật không khó nuôi, thời gian nuôi ngắn, người chăn nuôi nhanh thu hồi vốn để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó chăn nuôi gà theo quy mô trang trại phù hợp với chủ trương chính sách phát triển kinh tế của thành phố và nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và quốc tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, nông nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển nền kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Bên cạnh những ngành hàng có giá trị sản xuất cao như: lúa gạo, cà phê, cao su… thì chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm từ chăn nuôi như thịt, trứng, sữa có vị trí quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người. Phát triển chăn nuôi còn có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Ở nước ta, chăn nuôi gia cầm đang được phát triển với quy mô ngày càng lớn, số lượng đàn ngày một tăng cao trên các vùng trong phạm vi cả nước. Trong những năm qua, ngành chăn nuôi đã có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong nền kinh tế thị trường, với xu thế hội nhập, người sản xuất không chỉ quan tâm đến thị trường trong nước mà còn hướng tới thị trường xuất khẩu. Từ đó hình thành nên các chuỗi trong ngành hàng. Trong ngành chăn nuôi, các chuỗi được hình thành nhưng còn đơn giản, có ít các tác nhân tham gia. Sự liên kết và trách nhiệm của các tác nhân trong kênh tiêu thụ chưa hình thành nên khái niệm về chuỗi hàng hóa dịch vụ còn mang tính lý thuyết. Mặt khác, chăn nuôi gia cầm hiện nay còn manh mún và tự phát, mối liên kết, sự tương tác giữa các tác nhân tham gia và trách nhiệm của họ trong chuỗi cung ứng các hàng hóa dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất còn yếu. Đây là hạn chế rất lớn tới việc giảm chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 2 ích kinh tế của từng tác nhân trong chuỗi cũng như khó khăn trong phát triển mở rộng quy mô, tăng số lượng đàn gia cầm. Việc nghiên cứu chuỗi giá trị đang mở ra một hướng nghiên cứu mới cho tác nhân tham gia chuỗi. Đặc biệt với những hộ nông dân là đối tượng luôn thiếu những thông tin trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với mong muốn cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các hộ nông dân cũng như các tác nhân trong chuỗi giá trị đó để có thể phát triển ngành chăn nuôi gà, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị nói chung và chuỗi giá trị ngành chăn nuôi nói riêng; - Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trong chuỗi giá trị ngành chăn nuôi gà thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị gà thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gà theo quy mô trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công trong những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề liên quan đến các tác nhân trong chuỗi giá trị gà. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 3 - Thu thập số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2016 -2018 - Thời gian khảo sát, nghiên cứu: 2019. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 4 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn. - Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lý số liệu báo cáo. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ xác định được hiện trạng của chuỗi giá trị: sản xuất và thị trường; Lập sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích chi phí lợi nhuận theo từng tác nhân theo từng kênh phân phối; Phân tích mối giá trị trong chuỗi theo kênh và toàn chuỗi; Chỉ ra các tác nhân chính, nút thắt chính trong chuỗi giá trị để đưa ra can thiệp hợp lý; Xác định được địa điểm để triển khai các tác động. Đề tài góp phần cung cấp thông tin cho các tác nhân trong chuỗi giá trị, đặc biệt là cho người sản xuất và các nhà quản lý xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị 1.1.1.1. Chuỗi giá trị a. Khái niệm chuỗi Trong lý thuyết về chuỗi, khái niệm “Chuỗi” được sử dụng để mô tả hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng (có thể là sản phẩm hoặc là dịch vụ). b. Khái niệm chuỗi giá trị Theo Micheal Porter mô tả và phổ cập lần đầu tiên vào năm 1985 trong một cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh của ông: “ Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt đông của một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của một công ty hoạt động một ngành nghề cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tụ và tại mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động mang lại sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của các hoạt động cộng lại. Tiếp đó, nhà nghiên cứu Kaplinsky và Morris (2001) đã đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị trong phân tích toàn cầu hóa: “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc mộ dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bổ sau khi đã sử dụng”. Và một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tốt đa giá trị cho chuỗi. Như vậy, ta có thể giải thích định nghĩa về chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng. Chuỗi giá trị theo nghĩa “hẹp” là một chuỗi gồm một loạt những hoạt động trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2