intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông ngiệp: Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

47
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn và giải quyết việc làm cho người nông dân nông thôn tại địa bàn nghiên cứu; phân tích thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh; đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông ngiệp: Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN CHÍ HẢI GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8620115 Khóa: 23 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN CHÍ HẢI GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8620115 Khóa: 23 Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG HOÀI AN Thái Nguyên, năm 2018 LỜI II
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng, Các kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của địa bàn nghiên cứu cũng như của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2018 Nguyễn Chí Hải III
  4. LỜI CẢM ƠN Đề tài “Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm theo học chương trình cao học chuyên ngành kinh tế nông nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Dương Hoài An, thuộc Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa và Trường đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn. Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ đang công tác tại huyện Gia Bình và các xã Giang Sơn, Song Giang, Lãng Ngâm và Đông Cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ và dành thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình tôi, những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn này. IV
  5. TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn và giải quyết việc làm cho người nông dân nông thôn tại địa bàn nghiên cứu - Phân tích thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - Đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. 2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng về lao động và việc làm của người dân nông thôn tại địa bàn nghiên cứu như: Số lượng lao động, việc làm theo ngành nghề, việc làm theo thời gian làm việc; - Xác định, phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - Đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho người dân nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng 2.3.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Bốn xã đại diện cho bốn khu vực kinh tế của huyện được chọn làm điểm đại diện cho nghiên cứu, gồm: Giang Sơn, Song Giang, Lãng Ngâm và Đông Cứu. 2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn. Trong phạm vi nghiên cứu này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện và các xã. - Số liệu sơ cấp Được thu thập thông qua các bảng hỏi. Nội dung bảng hỏi gồm những thông tin chung của hộ, thực trạng về nguồn nhân lực của hộ, khó khăn trong sản xuất, thực trạng việc làm theo các ngành nghề. Điều tra hộ: Đầu tiên các xã được lựa chọn bằng phương pháp phi ngẫu nhiên, có tính đến tính đại diện cho các khu vực kinh tế của huyện. Tại các xã, các hộ được lựa chọn ngẫu nhiên theo danh sách xã cung cấp. 2.3.2. Phương pháp phân tích xử lý số liệu - Các thông tin số liệu thứ cấp được tổng hợp, phân tích và sử dụng theo các phương pháp phân tích tài liệu thông dụng như so sánh. V
  6. - Số liệu điều tra bảng hỏi được nhập vào máy tính (Excel), rồi tiến hành xử lý và phân tích số liệu. 2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu - Nhóm chỉ tiêu về danh tính của hộ như: Tuổi, giới tính, quan hệ với chủ hộ, học vấn, phân loại kinh tế, trình độ của hộ, nhân khẩu... - Nhóm các chỉ tiêu về lao động như: Số và chất lượng lao động; - Nhóm chỉ tiêu về việc làm: việc làm theo ngành nghề, việc làm phi nông nghiệp, việc làm theo thời gian làm việc; - Nhóm chỉ tiêu về giải quyết việc làm. 3. Kết quả nghiên cứu - Trong tổng số 120 hộ điều tra, 79,31% không thiếu việc làm và khoảng 20,69% thiếu việc làm. - Trong tổng số các chủ hộ điều tra có đến 63.64% các chủ hộ có việc làm và 36.36% các chủ hộ thường xuyên thiếu việc làm tại một số tháng nhất định trong năm. - Tỷ lệ có việc làm của các thành viên trong hộ cao hơn các chủ hộ. Cụ thể, có đến 87.5% các thành viên hộ có việc làm và 12.5% các thành viên hộ thường xuyên thiếu việc làm tại một số tháng nhất định trong năm. - Trong số các hộ điều tra, số tháng thiếu việc làm phổ biến ở hai mức là 9 (cụ thể là các tháng 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, 11 và 12) và 6 tháng (cụ thể là các tháng 3, 4, 8, 9, 11 và 12). Số lao động thiếu 9 tháng việc làm chiếm 74.19%, số lao động thiếu khoảng 6 tháng việc làm chiếm 25.81%. 4. Kết luận - Phần lớn lao động trên địa bàn huyện Gia Bình và bốn xã nghiên cứu là chưa qua đào tạo hoặc có qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ. Tỷ lệ lao động nữ cao hơn nam tại các khu vực nghiên cứu. Số người phụ thuộc tại các xã nghiên cứu khá cao. Phần lớn, lao động tại các xã nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, nhóm ngành nghề chiếm tỷ lệ cao thứ hai là nông lâm và thuỷ sản. - Trong tổng số 120 hộ điều tra, 79,31% không thiếu việc làm và khoảng 20,69% thiếu việc làm. Đa số lao động thiếu việc làm tại các hộ điều tra hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong số các hộ điều tra, số tháng thiếu việc làm phổ biến ở hai mức là 9 và 6 tháng. Tại các hộ điều tra, tỷ lệ nữ có việc làm cao hơn rất nhiều so với lao động nam. Lao động tại các xã nghiên cứu phần đông là người cao tuổi và phụ nữ. - Những thuận lợi trong công tác giải quyết việc làm tại các xã nghiên cứu gồm có: các cấp lãnh đạo địa phương đã quan tâm đúng mức đến vấn đề tạo việc làm VI
  7. cho lao động tại địa phương; các xã có Trung tâm học tập cộng đồng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các lớp đào tạo, tập huấn nghề nghiệp; địa phương có nhiều doanh nghiệp và làng nghề, mở ra cơ hội tạo việc làm cho lao động tại địa phương; địa phương nằm trên các giao lộ giao thông thuận tiện, là cơ hội tốt để tạo việc làm cho lao động trên địa bàn huyện; nông nghiệp trên địa bàn đang chuyển dịch theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại, mở ra nhiều cơ hội mới cho lao động địa phương; các xã thuần nông của huyện đang chuyển dịch sang hướng làng nghề và đoàn thanh niên hoạt động tích cực là những cơ hội tốt giúp cho việc giải quyết việc làm cho lao động địa bàn thuận lợi. Bên cạnh đó, còn có nhiều khó khăn, thách thức tron vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương như: lao động tại địa phương chủ yếu chưa qua đào tạo, tay nghề thấp, không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng như các làng nghề; địa phương chưa làm tốt công tác hỗ trợ cho các hộ gia đình trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm; thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh; địa phương và các tổ chức đào tạo nghề cũng như các nhà tuyển dụng chưa làm tốt công tác hỗ trợ việc làm sau đào tạo; công tác tư vấn việc làm tại địa phương yếu; công tác khảo sát nhu cầu phục vụ cho việc đào tạo nghề chưa được thực hiện tổt, chưa sát với nhu cầu; công tác đào tạo nghề tại địa phương là yếu, còn chạy theo số lượng, chưa chú trọng vào chất lượng nên lao động đào tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng; lĩnh vực nông nghiệp có tính thời vụ cao và phần lớn lao động trẻ thường đi ra thành phố hoặc tìm đến các khu công nghiệp để tìm việc làm, ở lại địa phương chủ yếu là các lao động cao tuổi và phụ nữ. VII
  8. MỤC LỤC MỞ ĐẨU ........................................................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................................4 3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................................................4 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................................................4 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.........................................................6 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................................................................6 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................................................6 1.2. Một số học thuyết kinh tế về giải quyết việc làm .......................................................................... 31 1.2. 1. Mô hình của kinh tế chính trị học tiểu tư sản ........................................................................ 31 1.2.2. Mô hình của trường phái cổ điển mới ....................................................................................... 32 1.2.3. Mô hình của trường phái Keynes ................................................................................................ 33 1.2.4. Mô hình về việc làm của Michael P. Todaro .......................................................................... 35 1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................................................ 36 1.3.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của một số nước trên thế giới ....................................................................................................................................................................... 36 1.3.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở nước ta ............................ 41 1.3.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm của một số tỉnh................................................................. 47 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ....................................................................................... 53 NGHIÊN CỨU.......................................................................................................................................................... 53 2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................................................. 53 2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................................... 53 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .......................................................................................... 53 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................................................ 54 2.2.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu .......................................................................................... 54 2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 55 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 56 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................................................ 56 3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................................................... 56 3.1.2. Giao thông ............................................................................................................................................ 56 3.1.3. Bưu chính, viễn thông...................................................................................................................... 57 3.1.4. Giáo dục và đào tạo .......................................................................................................................... 57 3.1.5. Y tế và sức khoẻ ................................................................................................................................. 58 3.1.6. Kinh tế ................................................................................................................................................... 59 3.2. Thực trạng lao động tại huyện Gia Bình và các xã nghiên cứu ................................................ 60 3.2.1. Thực trạng lao động và trình độ tại huyện Gia Bình và các xã nghiên cứu ................ 60 3.2.2. Lao động huyện Bình Gia và các xã nghiên cứu xét theo độ tuổi .................................. 62 3.2.3. Lao động tại các xã nghiên cứu năm 2017 xét theo giới tính ........................................... 62 3.2.4. Tỷ lệ lao động so với nhân khẩu tại các xã nghiên cứu năm 2017 ................................. 63 3.2.5. Tỷ lệ lao động tại các xã nghiên cứu năm 2017 chia theo ngành kinh tế..................... 64 VIII
  9. 3.3. Thực trạng lao động và việc làm tại các xã nghiên cứu .............................................................. 64 3.3.1. Thực trạng việc làm tại các hộ điều tra ..................................................................................... 64 3.3.2. Thực trạng việc làm tại các hộ điều tra chia theo chủ hộ và các thành viên trong hộ ............................................................................................................................................................................... 65 3.3.3. Số tháng có việc làm tại các hộ điều tra.................................................................................... 66 3.3.4. Thực trạng việc làm tại các hộ điều tra chia theo giới......................................................... 67 3.3.5. Thực trạng việc làm tại các hộ điều tra chia theo độ tuổi .................................................. 68 3.4. Phân tích SWOT về lao động và việc làm tại các xã nghiên cứu ............................................ 69 3.4.1. Thế mạnh trong vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương .............................................. 69 3.4.2. Điểm yếu trong vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương ............................................... 70 3.4.3. Những cơ hội trong vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương ....................................... 71 3.4.4. Những thách thức trong vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương .............................. 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................... 80 PHỤ LỤC.................................................................................................................................................................... 84 IX
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CN Công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin CT-TTg Chỉ thị-Thủ tướng HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học – kỹ thuật LĐ Lao động QĐ-TTg Quyết định-Thủ tướng THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thong TTCN Tiểu thủ công nghiệp TMDV Thương mại, dịch vụ UBND Uỷ ban nhân dân VL Việc làm XHCN Xã hội chủ nghĩa X
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1 . Thực trạng lao động và trình độ tại huyện Gia Bình và các xã nghiên cứu...............................................................................................................60 Bảng 3 2. Ma trận SWOT giải quyết việc làm tại các xã nghiên cứu ..................74 XI
  12. DANH MỤC BIỂU Hình 3 1. Lao động huyện Bình Gia và các xã nghiên cứu năm 2017 theo độ tuổi ....................................................................................................................62 Hình 3 2. Lao động các xã nghiên cứu năm 2017 theo giới tính .........................62 Hình 3 3. Tỷ lệ lao động so với nhân khẩu tại các xã nghiên cứu năm 2017 .......63 Hình 3 4. Tỷ lệ lao động so với nhân khẩu tại các xã nghiên cứu năm 2017 .......64 Hình 3 5. Thực trạng việc làm tại các hộ điều tra ...............................................65 Hình 3 6. Thực trạng việc làm của các chủ hộ điều tra năm 2018 .......................65 Hình 3 7. Thực trạng việc làm của các thành viên tại các hộ điều tra năm 2018 .66 Hình 3 8. Thực trạng (%) số tháng có việc làm của lao động tại các hộ điều tra năm 2018 .....................................................................................................66 Hình 3 9. Thực trạng (%) việc làm của lao động nam tại các hộ điều tra năm 2018 ....................................................................................................................67 Hình 3 10. Thực trạng (%) việc làm của lao động nữ tại các hộ điều tra năm 2018 ....................................................................................................................68 Hình 3 11. Thực trạng (%) lao động theo độ tuổi tại các hộ điều tra năm 2018...68 Hình 3 12. Thế mạnh giải quyết việc làm tại các xã nghiên cứu (% ý kiến) ........69 Hình 3 13. Điểm yếu trong vấn đề giải quyết việc làm tại các xã nghiên cứu (% ý kiến) ............................................................................................................70 Hình 3 14. Các cơ hội trong vấn đề giải quyết việc làm tại các xã nghiên cứu (% ý kiến) .........................................................................................................71 Hình 3 15. Những thách thức trong vấn đề giải quyết việc làm tại các xã nghiên cứu (% ý kiến) .............................................................................................72 XII
  13. MỞ ĐẨU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm của toàn nhân loại. Đối với Việt Nam, khi nền kinh tế đất nước đang trong quá trình phát triển, thu nhập quốc dân hàng năm tăng lên đáng kể, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, an ninh chính trị tương đối ổn định thì tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm lại diễn ra trên phạm vi rộng và có xu hướng ngày càng tăng. Vấn đề việc làm có ý nghĩa to lớn đối với đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Trên thế giới có khoảng trên 100 triệu người không có đủ việc làm để đảm bảo mức sống tối thiểu, trong đó phần lớn là ở các nước đang phát triển. Ở nước ta, tỷ lệ thất nghiệp là khá cao, còn ở nông thôn chủ yếu là tình trạng thiếu việc làm do bình quân ruộng đất thấp cộng với tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp, nguồn vốn hạn chế, trình độ dân trí thấp, không có khả năng tự tạo việc làm, trình độ phân công lao động chưa phát triển, cơ cấu kinh tế lạc hậu. Do vậy, thu nhập của người lao động rất thấp. Việc làm và thu nhập đối với người lao động không những là vấn đề bức xúc mà còn là vấn đề xã hội to lớn trong nông thôn cần phải giải quyết, nhằm xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, duy trì và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Nông thôn có vị trí vô cùng quan trọng, nó cung cấp cho xã hội những sản phẩm tối cần thiết và không thể thay thế được, làm cơ sở cho sự ổn định và phát triển xã hội. Nông thôn nước ta còn là nơi cư trú của 76% dân số và gần 70% lực lượng lao động xã hội, vấn đề việc làm và thu nhập của lao động nông thôn hiện nay là hết sức bức xúc. Hiện tượng thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn là nguyên nhân chủ yếu cản trở sự phát triển 1
  14. kinh tế, văn hoá và xã hội ở nông thôn. Do vậy, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn là đòi hỏi rất cấp bách. Việt Nam là một nước nông nghiệp với đa số dân số sống ở khu vực nông thôn. Đã từ lâu, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động được Đảng và Nhà nước ta chú trọng xem xét. Nhưng trước đây với cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động bị xem nhẹ, dẫn đến tình trạng nền kinh tế nước ta thấp kém, bị tụt hậu so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Kể từ sau Đại hội VI của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có những khởi sắc và đạt được những thành công to lớn. Thành tựu lớn nhất trong công cuộc đổi mới hiện nay của Việt Nam là những thành công trong lĩnh vực nông nghiệp. Có thể nói, sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4 năm 1988) đã thổi một luồng gió mới cho nền nông nghiệp, hàng hoá nông sản không ngừng tăng lên về số lượng và ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới thì chúng ta cũng đang phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để phát triển kinh tế, chuyến dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn lại là một vấn đề cần được chú trọng quan tâm giải quyết, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, giúp đỡ để nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn tiến kịp với thành thị để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế, do đó đã làm thay đổi đáng kể quy mô, cơ cấu lao động và vấn đề về giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động. Giải quyết đủ việc làm cho người lao động chính là giải quyết tận gốc những căn nguyên, nguồn gốc 2
  15. sâu xa nhất của các vấn đề xã hội gay cấn, đảm bảo giữ gìn trật tự kỷ cương và an toàn xã hội. Tuy nhiên, dân số nước ta đang tăng lên nhanh chóng. Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, hằng năm, nước ta bổ sung từ 1,2- 1,6 triệu lao động. Nguồn nhân lực được bổ sung lớn về số lượng nhưng chất lượng không được đảm bảo, nhất là lao động nông thôn dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, tỷ lệ lao động nông nhàn và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn đang diễn ra nhiều năm qua. Theo báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2015 của Tổng cục thống kê, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành nghề kinh tế năm 2015 đạt 52,9 triệu người. Trong đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt chỉ đạt 21,9% (khu vực thành thị là 38,3% và khu vực nông thôn là 13,9%), tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn là 1,83%. Vì vậy, làm thế nào để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang là bài toán lớn cần được chính quyền quan tâm và giải quyết trong khi trình độ đào tạo chuyên môn của người lao động còn khá hạn chế. Huyện Gia Bình là một huyện thuần nông, nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh cách trung tâm tỉnh 27 km, huyện có vai trò, vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh. Trong những năm qua, huyện đã tập trung khai thác thế mạnh từ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn bằng việc quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống của địa phương, bên cạnh đó huyện cũng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp bên ngoài vào sản xuất trên địa bàn, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt là những lao động trẻ, khoẻ, năng động. Tuy nhiên, hàng năm có đến 10 tháng 40% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Gia Bình phải đi ra các tỉnh khác, huyện khác trong tỉnh tìm việc làm. Bên cạnh việc giải quyết tạm thời lao động và việc làm 3
  16. những lúc nông nhàn và tăng thu nhập trong gia đình, việc đi ra tỉnh ngoài, huyện khác làm việc để lại những hệ luỵ như việc nuôi dạy con trong gia đình kém chu đáo dẫn đến trẻ em trong các gia đình này có kết quả học tập kém hơn so với các bạn, tỷ lệ học sinh bỏ học trong các gia đình này cũng cao hơn. Mối quan hệ trong các gia đình có vợ hoặc chồng thường xuyên vắng nhà do đi làm việc xa cũng kém bền chặt hơn. Cụ thể, tỷ lệ số vợ chồng li dị cao hơn các gia đình khác. Mặt khác, xu thế này gây ra sức ép về mặt dân số và việc làm đối với các địa phương nơi có các lao động di cư đến tìm việc. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn và giải quyết việc làm cho người nông dân nông thôn tại địa bàn nghiên cứu - Phân tích những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - Đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến lao động và việc làm của lao động hộ nông dân tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. - Đối tượng điều tra là người lao động trong các hộ gia đình nông thôn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Tác giả chọn bốn xã đại diện cho bốn vùng kinh tế 4
  17. của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh để nghiên cứu. Các xã này gồm: Giang Sơn, Song Giang, Lãng Ngâm và Đông Cứu. - Phạm vi thời gian: + Số liệu thứ cấp chủ yếu thu thập trong 3 năm (2015-2017). + Số liệu sơ cấp chủ yếu thu thập trong năm 2018. - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề về số lượng, chất lượng của lao động và việc làm toàn thời gian, việc làm bán thời gian của lao động nông thôn tại các hộ gia đình nông thôn trên địa bàn nghiên cứu. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản của việc làm, thiếu việc làm, thất nghiệp, tạo việc làm cũng như ảnh hưởng của những vấn đề này; - Đánh giá thực trạng tình hình lao động và việc làm theo các tiêu chí trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Phản ánh thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn và giải quyết việc làm cho người nông dân nông thôn tại địa bàn nghiên cứu - Phân tích những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết tốt hơn việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu có thể là một tài liệu tham khảo cho địa phương. 5
  18. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Lao động Theo cuốn giáo trình Phân tích lao động xã hội của khoa Kinh tế lao động, Trường ĐH Kinh tế quốc dân thì: “Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt động đó con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích phục vụ nhu cầu của con người” Khái niệm này nhấn mạnh nhiều vào hoạt động sản xuất vật chất tạo của cải vật chất cho sự phát triển của xã hội. Thực tế, hoạt động lao động của con người được thực hiện trên nhiều lĩnh vực hết sức phong phú và đa dạng, như nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hoá nghệ thuật...Vì vậy, khái niệm này chưa thể hiện rõ được hết các hoạt động lao động của con người. Trong giáo trình: Kinh tế học chính trị Mác - Lênin viết: “Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người” Trong bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: “Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội” 6
  19. Hai khái niệm sau cơ bản giống nhau và khái quát được một cách toàn diện các hoạt động lao động phong phú của con người. Hoạt động lao động của con người có vai trò hết sức quan trọng. Trong lao động sản xuất ra của cải vật chất, con người luôn tác động vào các vật chất của tự nhiên, biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của con người. Trong quá trình đó, con người ngày càng phát hiện được những đặc tính, những quy luật của thế giới tự nhiên, từ đó họ cũng không ngừng thay đổi phương thức tác động vào thế giới tự nhiên, cải tiến các thao tác và công cụ lao động sao cho hoạt động của họ ngày càng hiệu quả hơn. Như vậy, con người và tự nhiên có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau trong quá trình con người phát triển hướng tới một xã hội văn minh và hiện đại. Trong lao động con người không chỉ nâng cao được trình độ hiểu biết về thế giới tự nhiên mà còn cả những kiến thức về xã hội và nhân cách đạo đức. Lao động là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển xã hội. 1.1.1.2. Sức lao động Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực và tâm lực tồn tại trong con người. Thể lực, trí lực và tâm lực đó đem ra vận dụng trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần của xã hội. Sức lao động là năng lực tiềm ẩn trong mỗi người lao động, đánh giá năng lực đó là hết sức phức tạp. Tuy nhiên, người ta thường dùng ba tiêu chí cơ bản sau để đánh giá: Một là thể lực, con người có sức khoẻ tốt thì mới có khả năng lao động với năng suất cao và học tập đạt kết quả tốt. ở các nước đang phát triển nói chung, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, người lao động thường có thể lực hạn chế do mức sống thấp. Sức khoẻ kém dẫn đến năng suất lao động thấp, năng suất lao động thấp lại dẫn đến mức sống thấp, mức sống thấp ảnh hưởng đến thể lực và khả năng học tập, điều đó lại làm cho năng suất lao động thấp...đó là cái vòng luẩn quẩn cần phải phá bỏ. Muốn phá 7
  20. bỏ cái vòng luẩn quẩn đó thì điều mấu chốt là phải tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, đảm bảo cho người dân được tiếp cận với một nền giáo dục ngày càng cao và sự chăm sóc y tế ngày càng đầy đủ, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại. Hai là tâm lực, tâm lực là nhân cách, là đạo đức và lối sống của con người, là phương thức cư sử của con người với cộng đồng và xã hội. Hiện nay, tâm lực là yếu tố được coi trọng hàng đầu vì đạo đức và lối sống là cái gốc của con người. Con người có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với cộng đồng thì thông qua rèn luyện có thể nâng cao được thể lực và trí lực của mình. Người có tâm lực kém thì chỉ có ảnh hưởng xấu đối với xã hội. Thể lực càng tốt, trí lực càng cao mà tâm lực không có thì tác hại gây ra cho xã hội càng lớn. Như Bác Hồ đã nói, người có tài mà không có đức thì chỉ phá hoại. Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn lao động thì phải luôn quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức và lối sống, tác phong và nhân cách cho người lao động. Tạo cho người lao động phong cách lao động cần cù sáng tạo, biết trân trọng những giá trị của lao động chân chính, biết thương yêu giúp đỡ nhau trong lao động, có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Đó là điều kiện quan trọng nhất để phát triển nhanh chóng và toàn diện nền kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông thôn nói riêng. Ba là trí lực, trí lực là trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động, là trình độ hiểu biết của con người được áp dụng trong quá trình lao động nhằm đạt năng suất lao động cao. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng lao động trực tiếp, khi hàm lượng chất xám ngày càng cao trong giá trị của sản phẩm thì trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động có vai trò hết sức quan trọng. Người lao động có trình độ văn hoá và chuyên môn cao mới có thể tiếp cận và áp dụng có hiệu quả 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2