Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân cấp hành chính hiện nay về cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực phòng chống, xử lý dịch bệnh trên vật nuôi.
lượt xem 4
download
Luận văn được nghiên cứu nhằm đánh giá tác động phân cấp hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước chuyên ngành để xem việc phân cấp hành chính hiện nay đã đáp ứng đến đâu công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành và những bất cập nào vẫn còn tồn tại trong công tác phân cấp hành chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân cấp hành chính hiện nay về cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực phòng chống, xử lý dịch bệnh trên vật nuôi.
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------- TRẦN QUANG VŨ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CHUYÊN NGÀNH – NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG DỊCH TAI XANH Ở LỢN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- TRẦN QUANG VŨ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CHUYÊN NGÀNH – NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG DỊCH TAI XANH Ở LỢN NĂM 2010 Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM DUY NGHĨA TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Ngƣời thực hiện TRẦN QUANG VŨ Học viên cao học lớp MPP2 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Trường ĐH Kinh tế TP.HCM TP.HCM, ngày 25 tháng 4 năm 2011
- ii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Phân cấp trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước gắn liền với việc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, từng cơ quan hành chính để thực hiện các chức năng quản lý của Nhà nước. Phân cấp hành chính phù hợp sẽ giúp giải quyết được các vấn đề chính sách, thúc đẩy sự phát triển kinh tế như: quy hoạch vùng, xử lý dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… Nếu phân cấp không phù hợp sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý, làm giảm hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước. Trong phạm vi của Luận văn, tác giả nghiên cứu phân cấp hành chính trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh vật nuôi trên cơ sở nghiên cứu tình huống dịch Tai xanh ở lợn năm 2010 để đánh giá hiệu quả quản lý Nhà nước chuyên ngành của cơ quan Thú y các cấp với câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Phân cấp hành chính hiện nay có đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực phòng chống, xử lý dịch bệnh trên vật nuôi không? Luận văn sử dụng khung phân tích đánh giá tác động của quy định (RIA: Regulatory Impact Analysis) của tác giả Delia Rodrigo và Pedro Andrés Amo (2007) trong tài liệu của OECD Xây dựng khuôn khổ thực hiện phân tích tác động của quy định: Các công cụ phân tích cho các nhà hoạch định chính sách, với 10 tiêu chí để xem xét, đánh giá. Với việc đáp ứng 06/10 tiêu chí, kết quả nghiên cứu đã trả lời được câu hỏi chính sách đặt ra: Phân cấp hành chính hiện nay về cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực phòng chống, xử lý dịch bệnh trên vật nuôi. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tác động của phân cấp hành chính đối với quản lý Nhà nước chuyên ngành trong công tác phòng chống dịch bệnh, cần hoàn thiện các biện pháp cụ thể để đáp ứng 04 tiêu chí còn lại, bao gồm: - Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch nhằm đáp ứng tiêu chí Phản ứng của cơ quan chuyên môn phải là dạng chính sách tốt nhất. - Tăng cường vai trò của Cơ quan Thú y cấp vùng nhằm đáp ứng tiêu chí Cấp chính quyền phù hợp cho hành động là cấp nào; - Xây dựng cơ chế đối thoại phù hợp để các bên liên quan đều có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình nhằm đáp ứng tiêu chí Các bên liên quan đều có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình; - Đảm bảo các chính sách ban hành phải được tuân thủ một cách nghiêm túc nhằm đáp ứng tiêu chí Quy định sẽ đạt được sự tuân thủ như thế nào.
- iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND : Ủy ban Nhân dân HĐND : Hội đồng Nhân dân Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TP : Thành phố TW : Trung ƣơng
- MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ..........................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................1 1.2. Câu hỏi chính sách và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................2 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tình huống........................................................................2 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ..........................................................................3 1.5. Cấu trúc của bài nghiên cứu ............................................................................................3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC.........4 2.1. Khái niệm phân cấp và phân cấp hành chính ..................................................................4 2.2. Phân cấp hành chính Nhà nước .......................................................................................4 2.2.1. Phân cấp hành chính theo lãnh thổ ..........................................................................5 2.2.2. Phân cấp hành chính theo công sở hay chuyên môn ................................................5 2.3. Phân cấp hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước chuyên ngành về phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi ...........................................................................................................6 2.4. Khung phân tích chính sách được sử dụng để phân tích trong Luận văn ........................8 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH QUA NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG DỊCH TAI XANH Ở LỢN NĂM 2010 ............................................11 3.1. Giới thiệu tình huống dịch Tai xanh ở lợn năm 2010 ...................................................11 3.1.1. Sơ lược về bệnh Tai xanh ở lợn ..............................................................................11 3.1.2. Tổng quan về ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam ..................................................13 3.1.3. Diễn biến dịch bệnh Tai xanh ở Việt Nam năm 2010 .............................................13 3.2. Phản ứng của cơ quan chuyên môn các cấp trong công tác xử lý dịch bệnh ................14 3.2.1. Phản ứng của cơ quan quản lý chuyên ngành ở Trung ương .................................14 3.2.2. Phản ứng của cơ quan Thú y cấp vùng...................................................................15 3.2.3. Phản ứng của Chi cục thú y và chính quyền địa phương .......................................15 3.2.4. Sự tham gia của người dân vào công tác phòng chống dịch ..................................17 3.3. Đánh giá tác động của phân cấp hành chính đối với hiệu quả quản lý Nhà nước chuyên ngành ....................................................................................................................................17 3.3.1. Vấn đề đang giải quyết có thuộc trách nhiệm của cơ quan chuyên môn hay không? ..........................................................................................................................................17 3.3.2. Cơ quan chuyên môn của Nhà nước có cơ sở để can thiệp hay không? ................18
- 3.3.3. Phản ứng của các cơ quan chuyên môn có phải là dạng hành động chính sách tốt nhất không?.......................................................................................................................18 3.3.4. Có cơ sở pháp lý cho quy định chính sách hay không? ..........................................20 3.3.5. Cấp chính quyền phù hợp cho hành động là cấp nào? ..........................................21 3.3.6. Lợi ích và chi phí của việc thực hiện chính sách? ..................................................22 3.3.7. Sự phân phối lợi ích và chi phí trong xã hội có công bằng và minh bạch không? .24 3.3.8. Quy định có rõ ràng, nhất quán, dễ hiểu và dễ tiếp cận hay không? .....................25 3.3.9. Tất cả các bên liên quan đều có cơ hội bày tỏ quan điểm hay không? ..................25 3.3.10. Quy định sẽ đạt được sự tuân thủ như thế nào? ...................................................26 3.4. Kết luận .........................................................................................................................27 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ......................................................29 4.1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Tổ chức sức khỏe động vật Thế giới nhằm đáp ứng Tiêu chí 3: phản ứng của các cơ quan chuyên môn phải là dạng hành động chính sách tốt nhất. .......................................................................29 4.1.1. Phát hiện sớm và phản ứng nhanh .........................................................................29 4.1.2. Kiểm soát dịch bệnh tại nguồn nhằm xác định và truy nguyên nguồn gốc động vật bị nhiễm bệnh ....................................................................................................................29 4.1.3. Giám sát dịch bệnh một cách chủ động ..................................................................29 4.2. Tăng cường vai trò của Cơ quan Thú y vùng để đáp ứng Tiêu chí 5: Cấp chính quyền phù hợp cho thực thi chính sách ...........................................................................................29 4.3. Xây dựng cơ chế đối thoại phù hợp khi ban hành chính sách nhằm đáp ứng Tiêu chí 9: Tất cả các bên đều có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình....................................................30 4.4. Đảm bảo các chính sách ban hành phải được tuân thủ một cách nghiêm túc để đáp ứng Tiêu chí 10: Quy định sẽ đạt được sự tuân thủ như thế nào? ..............................................30 Danh mục tài liệu tham khảo
- 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề Phân cấp là việc chuyển giao quyền từ cơ quan hành chính Nhà nước trung ương xuống cho các cơ quan cấp dưới. Phân cấp hành chính phù hợp sẽ giúp giải quyết được các vấn đề chính sách, thúc đẩy sự phát triển kinh tế như: quy hoạch vùng, xử lý dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… Nếu phân cấp không phù hợp sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý, làm giảm hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước. Trong những năm gần đây, quá trình phân cấp quản lý đã dần dần ổn định trên nhiều phương diện, việc quản lý, điều hành và giải quyết các vấn đề thực tiễn diễn ra tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, đối với một số lĩnh vực quản lý thì quá trình phân cấp hành chính hiện nay đã bộc lộ rõ một số bất cập, chẳng hạn như: + Bất cập về quy hoạch cảng biển: Hiện nay, qua tìm hiểu ta thấy có hiện tượng quy hoạch cảng biển thiếu đồng bộ, đầu tư dàn trải từ Bắc vào Nam. Do dự báo sai về lượng hàng hóa nên nhiều cảng không có hàng để xếp dỡ, ví dụ như các cảng Chân Mây (Thừa Thiên – Huế), cảng Đà Nẵng, cảng Tiên Sa, cảng Kỳ Hà (Quảng Nam), cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) chỉ hoạt động 20-30% công suất so với thiết kế, gây lãng phí lớn nguồn lực. + Bất cập về thu hút đầu tư: Các tỉnh hạ thấp tiêu chuẩn đầu tư, cạnh tranh với nhau nhằm đưa ra nhiều ưu đãi trái quy định. Cụ thể, để thu hút đầu tư, 33 tỉnh thành của Việt Nam đã xé rào, tự ý ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi vượt khung so với luật định, bao gồm Cần Thơ, Long An, Ninh Thuận, Bến Tre, Bình Định, Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Nam, Hưng Yên... Các địa phương này đã ban hành chính sách ưu đãi về hỗ trợ tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, hỗ trợ đầu tư... vượt khung quy định của Chính phủ. + Bất cập về xử lý ô nhiễm môi trường. Điển hình là trường hợp gây ô nhiễm môi trường của Công ty Vedan ra sông Thị Vải. Theo ước tính, mỗi tháng Vedan có thể xả nước thải tới 44.800 m3 chất thải độc hại ra sông và họ đã làm như vậy từ 14 năm trước[1] gây thiệt hại cho nông dân 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Việc xử lý và khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn do mâu thuẫn lợi ích giữa các bên liên quan. Sau hơn 2 năm người dân 3 tỉnh mới nhận được tiền đền bù thiệt hại từ Vedan. Tương tự như vậy, đối với vấn đề phòng chống, xử lý dịch bệnh cũng gặp phải những khó khăn, bất cập do sự chồng chéo, thiếu nhất quán trong phân công trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn, bên cạnh đó là sự xung đột lợi ích giữa các tỉnh thành; thiếu sự phối hợp [1] Hoàng Tuấn (2008), “Vedan xả thải từ 14 năm trước”, Báo Pháp Luật, truy cập ngày 27/11/2010 tại địa chỉ: http://phapluattp.vn/227867p1015c1074/vedan-xa-nuoc-thai-tu-14-nam-truoc-.htm;
- 2 đồng bộ và điều phối cấp vùng để đảm bảo việc xử lý dịch bệnh có hiệu quả, giảm thiệt hại cho người dân. Những bất cập ở trên có đặc điểm chung là phạm vi ảnh hưởng của chúng vượt khỏi ranh giới hành chính của một tỉnh, thành và đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ vì lợi ích chung. Các cơ quan quản lý chuyên ngành ở Trung ương đóng vai điều phối chung nhưng trên thực tế các cơ quan này chưa thể hiện đầy đủ vai trò của mình trong việc xử lý có hiệu quả những vẫn đề thực tế phát sinh thuộc phạm vi chuyên ngành quản lý. 1.2. Câu hỏi chính sách và phạm vi nghiên cứu Do phạm vi rộng của phân cấp hành chính đối với nhiều vấn đề quản lý chuyên ngành, Luận văn chỉ tập trung phân tích, đánh giá tác động của phân cấp hành chính đối với vấn đề phòng chống, xử lý dịch bệnh trên vật nuôi thông qua nghiên cứu tình huống xử lý dịch Tai xanh ở lợn diễn ra năm 2010 ở Việt Nam nhằm tìm hiểu những bất cập của quá trình phân cấp hành chính hiện nay và đề xuất biện pháp khắc phục. Câu hỏi chính sách của Luận văn là: Phân cấp hành chính hiện nay có đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực phòng chống, xử lý dịch bệnh trên vật nuôi hay không? 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu nhằm đánh giá tác động phân cấp hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước chuyên ngành để xem việc phân cấp hành chính hiện nay đã đáp ứng đến đâu công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành và những bất cập nào vẫn còn tồn tại trong công tác phân cấp hành chính. Trên cơ sở tìm ra những bất cập, vướng mắc, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp khắc phục để công tác phân cấp quản lý hành chính chuyên ngành đạt hiệu quả hơn. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu: 1.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống Luận văn sẽ nghiên cứu một tình huống trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành, đó là công tác phòng chống, xử lý dịch Tai xanh ở lợn năm 2010 nhằm đánh giá tác động của phân cấp hành chính đối với lĩnh vực quản lý này. Trên cơ sở tình huống nghiên cứu, người viết sẽ phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến phân cấp bao gồm: cơ sở pháp lý; cấp chính quyền thực thi; lợi ích và chi phí; sự phân phối lợi ích và chi phí giữa các bên liên quan; tính nhất quán, rõ ràng, dễ hiểu và dễ tiếp cận của các quy định pháp luật; sự tuân thủ của các bên liên quan…
- 3 1.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính Luận văn sử dụng các lý thuyết về phân cấp hành chính để viết Chương 2: Cơ sở lý thuyết về phân cấp hành chính nhà nước. Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày trong Chương 2 và thông qua nội dung phân tích của Tình huống nghiên cứu, người viết sẽ phân tích, đánh giá tác động của phân cấp hành chính trong lĩnh vực phòng chống, xử lý dịch bệnh trên vật nuôi. Ngoài 02 phương pháp trên, Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả, phân tích và đối chiếu so sánh khi phân tích các tiêu chí của khung phân tích để đánh giá hiệu quả quản lý Nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi. 1.5. Cấu trúc của bài nghiên cứu Luận văn được trình bày thành 4 chương: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về phân cấp hành chính Nhà nước Chương 3: Đánh giá hiệu quả phân cấp hành chính qua nghiên cứu tình huống dịch Tai xanh ở lợn năm 2010 Chương 4: Đề xuất, kiến nghị chính sách
- 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 2.1. Khái niệm phân cấp và phân cấp hành chính Phân cấp được hiểu là chuyển giao quyền từ cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trung ương xuống cho các cơ quan cấp dưới. Thuật ngữ phân cấp trong trường hợp này gắn liền với 02 khái niệm: cấp trên và cấp dưới (hệ thống thứ bậc) và sự chuyển giao quyền[2]. Phân cấp là một phương pháp quản lý trong đó chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cơ quan thực thi quyền hành pháp được phân chia, phân công một cách cụ thể theo nguyên tắc trao quyền cho cơ quan cấp dưới nhiều quyền ra quyết định và tăng cường sự giám sát hoạt động của các cơ quan đó thông qua hệ thống trách nhiệm báo cáo. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thì “phân cấp hành chính là việc thiết kế các vai trò tổ chức, xác định các nhiệm vụ hành chính cụ thể cần thiết để thực hiện các vai trò này và phân công thực hiện các nhiệm vụ đó”[3]. Một số vai trò hành chính chung bao gồm: lãnh đạo điều hành, đổi mới chính sách, lập kế hoạch, quản lý tài chính, quản lý hoạt động, ban hành và giám sát quy định. 2.2. Phân cấp hành chính Nhà nƣớc Trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, phân cấp hành chính được xem xét trên một số lĩnh vực sau[4]: - Phân cấp thực thi các nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước; - Phân cấp hoạt động sự nghiệp và cung cấp dịch vụ công; - Phân cấp ngân sách; Luận văn này chỉ đề cập đến phân cấp thực thi các nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước. Đó là mô hình phân cấp các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan thuộc bộ máy hành chính Nhà nước. Các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có hai chức năng cơ bản: + Chức năng lập quy, tức là ban hành các văn bản quản lý hành chính nhằm làm cho các đạo luật đã ban hành được thực thi một cách có hiệu lực, hiệu quả trong đời sống xã hội. + Chức năng cung cấp các loại dịch vụ công, bao gồm cả dịch vụ pháp lý. Phân cấp hành chính Nhà nước được hiểu là phân cấp cho các cơ quan trong hệ thống Nhà nước thực hiện hai chức năng kể trên bằng việc thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy theo [2] Võ Kim Sơn (2004), Phân cấp quản lý Nhà nước – Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, trang 57; [3] Campo và P.S.A. Sundaram (2003), Phục vụ và Duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); [4] Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- 5 những nguyên tắc của hệ thống thứ bậc; đồng thời gắn liền với cơ cấu tổ chức cụ thể, mỗi bộ phận được trao nhiệm vụ thực thi quyền hành pháp. 2.2.1. Phân cấp hành chính theo lãnh thổ Phân cấp hành chính theo lãnh thổ là sự phân cấp các chức năng và nhiệm vụ hành chính giữa Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp theo nguyên tắc: Trung ương phân cấp cho tỉnh; tỉnh phân cấp cho huyện; huyện phân cấp cho xã. Dưới chế độ phân quyền này, chính quyền trung ương công nhận quyền tự trị của những địa phương như đô thị, tỉnh, xã… Nhân dân được bầu các nhà chức trách địa phương thay mặt cho mình mà đảm đương công việc hành chính[5]. Ở Việt Nam, theo thứ tự thời gian cơ sở pháp lý của quá trình phân cấp này chính là Luật tổ chức chính quyền địa phương (năm 1958); Luật tổ chức HĐND và ủy ban hành chính các cấp (năm 1962); Luật tổ chức HĐND và UBND (năm 1980, 1989, 1994, 2003); Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND ở mỗi cấp (năm 1996). Các luật này được ban hành nhằm xác định cụ thể phân cấp, phân công giữa các cấp của chính quyền địa phương và quy định mối quan hệ với Chính phủ trên một số lĩnh vực[6]. 2.2.2. Phân cấp hành chính theo công sở hay chuyên môn Phân cấp hành chính theo công sở hay chuyên môn đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực chuyên ngành. 2.2.2.1. Phân cấp hành chính chuyên môn cấp Trung ƣơng: Phân quyền hành chính chuyên môn cấp Trung ương được hiểu là việc trao quyền cho các Bộ thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành trên phạm vi cả nước[7]. Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực[8]. Hiện nay Việt Nam có 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ. Đứng đầu mỗi Bộ là Bộ trưởng. Bộ trưởng có quyền tổ chức bộ máy; trình Chính phủ quyết định phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước cho UBND địa phương về nội dung quản lý ngành, lĩnh vực[9]. 2.2.2.2. Phân cấp chuyên môn cấp địa phƣơng Luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11, ngày 26/11/2003 quy định cụ thể quyền hạn của UBND cấp tỉnh trong từng lĩnh vực cụ thể như kinh tế; nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; giao thông vận tải; [5] Võ Kim Sơn (2004), Sđd, trang 85; [6] Võ Kim Sơn (2004), Sđd, trang 256; [7] Võ Kim Sơn (2004), Sđd, trang 296; [8] Điều 22 Luật tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10, ngày 25 tháng 12 năm 2001; [9] Điều 23 Luật tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10, ngày 25 tháng 12 năm 2001;
- 6 xây dựng, quản lý và phát triển đô thị; thương mại, dịch vụ và du lịch… Các lĩnh vực này do các Sở, ban ngành cấp tỉnh phụ trách. Các Sở, ban ngành chịu sự quản lý đồng thời của hai cơ quan cấp trên trực tiếp: một theo sự quản lý của ngành dọc (các Bộ, cơ quan ngang Bộ); và một theo sự quản lý của lãnh thổ theo chiều ngang (UBND tỉnh). Cơ cấu tổ chức này được gọi là “song trùng trực thuộc”. 2.3. Phân cấp hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành về phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi Về công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi, có 03 cơ quan chuyên môn ở 03 cấp chính quyền được tổ chức theo Cơ quan Thú y hệ thống ngành dọc: vùng II - Ở Trung ương có Cục Thú y trực thuộc Bộ NN&PTNT; - Cấp vùng có Cơ quan Thú y Cơ quan Thú y vùng I 7 vùng trực thuộc Cục Thú y; - Ở địa phương có Chi cục thú Cơ quan Thú y y 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung vùng III ương. Ở cấp trung ương, Cục Thú y Cơ quan Thú y có nhiệm vụ[10]: “Chỉ đạo, hướng dẫn, vùng IV kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh động vật trên phạm vi toàn quốc; Cơ quan Thú y vùng V phục hồi môi trường sau khi dập tắt dịch bệnh động vật; điều tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh động vật”. Ở cấp vùng, hệ thống cơ quan Cơ quan Thú y Thú y vùng phụ trách từng địa bàn cụ vùng VI thể: Cơ quan Thú y Cơ quan Thú y vùng I phụ vùng VII Nguồn: Tác giả [11] trách khu vực Tây Bắc ; Cơ quan Thú y vùng II phụ trách khu vực Đông Bắc[12]; [10] Quyết định số 19/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thú y; [11] Quyết định 75/QĐ-BNN ngày 18/9/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT v/v thành lập cơ quan Thú y vùng I;
- 7 Cơ quan Thú y vùng III phụ trách khu vực Bắc Trung Bộ[13]; Cơ quan Thú y vùng IV phụ trách khu vực Nam Trung Bộ[14]; Cơ quan Thú y vùng V phụ trách khu vực Tây Nguyên[15]; Cơ quan Thú y vùng VI phụ trách khu vực Đông Nam Bộ[16]; Cơ quan Thú y vùng VII phụ trách khu vực Tây Nam Bộ[17]; Trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật, Cơ quan Thú y vùng có nhiệm vụ: “a) Giám sát tình hình dịch bệnh; b) Phối hợp và hỗ trợ các Chi cục thú y trong việc chẩn đoán, xác định bệnh và tổ chức việc phòng, chống dịch bệnh động vật” Ở cấp tỉnh, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố có nhiệm vụ[18]: “- Thực hiện việc chuẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh cho động vật; - Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn hệ thống thú y địa phương giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch mới và kiểm soát ổ dịch cũ”. Việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống thú y các cấp[19] về cơ bản đã phân định rõ mỗi cấp thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập như: - Có sự trùng lấp về nhiệm vụ giữa cơ quan Thú y các cấp. Ví dụ như: hệ thống cơ quan Thú y 3 cấp từ trung ương đến địa phương đều có nhiệm vụ là “hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh động vật; phục hồi môi trường sau khi dập tắt dịch bệnh động vật; điều tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh động vật”. Nếu quy định như vậy thì trên thực tế cấp nào sẽ chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đây. - Cơ quan Thú y vùng được trao quá ít quyền hạn và không có quyền chỉ đạo Chi cục Thú y trong vùng mà chỉ thực hiện những nhiệm vụ như: “Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, dự án, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về thú y đối với các Chi cục Thú y cấp tỉnh; Giám sát tình hình dịch bệnh; Phối hợp và hỗ trợ các Chi cục thú y trong việc chẩn đoán, xác định bệnh và tổ chức việc phòng, chống [12] Quyết định 76/QĐ-BNN ngày 18/9/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT v/v thành lập cơ quan Thú y vùng II; [13] Quyết định 77/QĐ-BNN ngày 18/9/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT v/v thành lập cơ quan Thú y vùng III; [14] Quyết định 78/QĐ-BNN ngày 18/9/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT v/v thành lập cơ quan Thú y vùng IV; [15] Quyết định 79/QĐ-BNN ngày 18/9/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT v/v thành lập cơ quan Thú y vùng V; [16] Quyết định 80/QĐ-BNN ngày 18/9/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT v/v thành lập cơ quan Thú y vùng VI; [17] Quyết định 81/QĐ-BNN ngày 18/9/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT v/v thành lập cơ quan Thú y vùng VII; [18] Thông tư liên tịch số 37/2001/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 23/5/2011 của Bộ NN&PTNT và Bộ Nội vụ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Thú y tỉnh, thành phố; [19] - Quyết định số 19/2008/QĐ-BNN, sđd. - Quyết định số 75/2006/QĐ-BNN, sđd. - Thông tư liên tịch số 37/2001/TTLT-BNNPTNT-BNV, sđd.
- 8 dịch bệnh động vật; Hướng dẫn và đánh giá việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật….”. Điều này đã hạn chế rất lớn đến phạm vi hoạt động của cơ quan Thú y vùng. - Cơ quan Thú y vùng trực thuộc Cục Thú y, chịu sự chỉ đạo của Cục trưởng Cục Thú y về vấn đề biên chế, kinh phí hoạt động và cơ cấu tổ chức. Như vậy, về mặt hành chính, cơ quan Thú y vùng chịu sự quản lý toàn diện của Cục Thú y tương tự như Chi cục Thú y tỉnh, thành phố. Như vậy, quá trình phân cấp này đã bộc lộ nhiều bất hợp lý cần được nghiên cứu, xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi hiện nay. 2.4. Khung phân tích chính sách đƣợc sử dụng để phân tích trong Luận văn Như đã trình bày ở trên, phân cấp trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước gắn liền với việc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp hành chính để thực hiện các chức năng quản lý của Nhà nước. Do vậy, đánh giá tác động của phân cấp hành chính đối với hiệu quả quản lý Nhà nước chuyên ngành cũng chính là đánh giá tác động của các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như các chính sách mà cơ quan chuyên môn phản ứng trước những tình huống thực tiễn của đời sống xã hội. Nội dung đánh giá bao gồm việc xem xét các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như phản ứng của cơ quan chuyên môn các cấp có phù hợp và đáp ứng được yêu cầu phòng chống, xử lý dịch bệnh trên vật nuôi hay không. Luận văn sử dụng công cụ Phân tích tác động của quy định (Regulatory Impact Analysis, gọi tắt là RIA)[20] để xem xét và đo lường các lợi ích, chi phí và ảnh hưởng của quy định hiện hành đối với công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi. Mặc dù RIA là công cụ tốt nhất để đánh giá tác động của một chính sách hoặc quy định pháp luật, nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng không có một công cụ “đúng đắn” duy nhất để đánh giá tác động của một chính sách. Phương pháp đánh giá tác động phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào các đặc điểm chính trị, văn hóa và xã hội của từng nước. Khuôn khổ phân tích tác động của quy định được sử dụng trong Luận văn bao gồm các nội dung sau[21]: 1. Vấn đề đang giải quyết có thuộc trách nhiệm của cơ quan chuyên môn hay không? [20] Delia Rodrigo và Pedro Andrés Amo (2007), Xây dựng khuôn khổ thực hiện phân tích tác động của quy định: Các công cụ phân tích cho các nhà hoạch định chính sách, OECD, trang 5; [21] OECD (1995), Kiến nghị của Hội đồng OECD về cải thiện chất lượng quy định của Chính phủ, Paris;
- 9 Vấn đề cần giải quyết nên được xác định một cách chính xác để xem vấn đề đó có thuộc phạm vi giải quyết của cơ quan chuyên môn hay không, tránh trường hợp cơ quan chuyên môn xử lý hoặc giải quyết các vấn đề không thuộc phạm vi nhiệm vụ của mình. 2. Cơ quan chuyên môn có cơ sở để can thiệp hay không? Sự can thiệp của các cơ quan chuyên môn nên dựa vào bằng chứng công khai, phù hợp với bản chất vấn đề, các chi phí và lợi ích và các cơ chế khác để giải quyết vấn đề. 3. Phản ứng của các cơ quan chuyên môn có phải là dạng hành động chính sách tốt nhất không? Để giải quyết vấn đề, các cơ quan chuyên môn phải áp dụng các nhiều công cụ chính sách. Những công cụ này nên là những công cụ chính sách tốt nhất trên cơ sở xem xét các vấn đề liên quan như chi phí, lợi ích, ảnh hưởng phân phối và các yêu cầu về hành chính. 4. Có cơ sở pháp lý cho việc thực thi chính sách hay không? Việc thực thi chính sách phải tôn trọng nghiêm ngặt nguyên tắc nhà nước pháp quyền; nghĩa là nên công khai trách nhiệm nhằm đảm bảo rằng mọi quy định đều tuân theo các quy định cấp cao hơn, nhất quán với các nghĩa vụ thỏa thuận và phù hợp với nguyên tắc pháp lý liên quan như tính chắc chắn, tính cân xứng và các yêu cầu về thủ tục có thể áp dụng. 5. Cấp chính quyền phù hợp cho hành động là cấp nào? Cơ quan ra quy định nên chọn cấp chính quyền phù hợp nhất để hành động, hay nếu liên quan đến nhiều cấp, nên thiết kế hệ thống hữu hiệu để phối hợp giữa các cấp chính quyền. 6. Lợi ích và chi phí của việc thực hiện chính sách? Cơ quan ra quy định nên ước lượng tổng chi phí và lợi ích kỳ vọng của từng quy định đề xuất và nên trình bày các giá trị ước lượng này dưới hình thức dễ tiếp cận với những người ra quyết định. Chi phí của hành động của cơ quan chuyên ngành nên được biện minh bằng lợi ích trước khi thực hiện hành động. 7. Sự phân phối lợi ích và chi phí trong xã hội có công bằng và minh bạch không? Nếu sự can thiệp của cơ quan chuyên môn ảnh hưởng đến các giá trị phân phối và công bằng, thì nên công khai minh bạch về việc phân phối chi phí và lợi ích của quy định giữa các thành phần xã hội. 8. Quy định có rõ ràng, nhất quán, dễ hiểu và dễ tiếp cận hay không? Cơ quan ra quy định nên đánh giá xem liệu các bên liên quan có thể hiểu được các quy tắc hay không, và nên thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm rằng nội dung và cơ cấu của các quy tắc càng rõ ràng càng tốt.
- 10 9. Tất cả các bên liên quan đều có cơ hội bày tỏ quan điểm hay không? Các quy định nên được xây dựng một cách cởi mở và minh bạch, với các thủ tục phù hợp để tiếp nhận thông tin hữu hiệu và kịp thời từ các bên liên quan, các nhóm quyền lợi khác hay các cấp chính quyền. 10. Quy định sẽ đạt đƣợc sự tuân thủ nhƣ thế nào? Cơ quan ra quy định nên đánh giá các động cơ và thể chế qua đó quy định sẽ có hiệu lực và nên thiết kế các chiến lược thực hiện nhanh nhạy để sử dụng một cách tốt nhất. Trên thực tế, quá trình hoạch định chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng đã căn cứ vào các tiêu chí trên, thể hiện cụ thể ở Điều 3 và Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008. Trên cơ sở khung phân tích, tác giả sẽ xem xét, đánh giá từng tiêu chí đối với các phản ứng chính sách của cơ quan chuyên môn trong tình huống dịch Tai xanh năm 2010. Như đã trình bày ở phần trên, sẽ không có một công cụ tốt nhất để đánh giá, đo lường hiệu quả quản lý Nhà nước chuyên ngành. Quá trình xem xét, đánh giá các tiêu chí của khung phân tích trong Luận văn mặc dù được dựa trên các số liệu cụ thể và các quy định cụ thể nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi yếu tố chủ quan trong nhận xét, đánh giá. Việc lượng hóa chính xác hiệu quả quản lý Nhà nước chuyên ngành đòi hỏi cần phải tiếp cận bằng phương pháp định lượng. Tuy nhiên, vấn đề này đã vượt khỏi phạm vi nghiên cứu của Luận văn. Tác giả mong rằng Luận văn sẽ mở ra nhiều hướng tiếp cận khác nhau cho những nghiên cứu tiếp theo.
- 11 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH QUA NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG DỊCH TAI XANH Ở LỢN NĂM 2010 3.1. Giới thiệu tình huống dịch Tai xanh ở lợn năm 2010 3.1.1. Sơ lƣợc về bệnh Tai xanh ở lợn 3.1.1.1. Nguồn gốc bệnh Bệnh Tai xanh ở lợn (còn được gọi là Hội chứng rối loạn sinh sản, hô hấp ở lợn. Tên tiếng Anh là Epidemiology of porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS))[22] là một loại bệnh mới lần đầu tiên được phát hiện ở Hoa Kỳ năm 1987 và ở Châu Âu năm 1990. Sự bùng phát của dịch bệnh lần đầu tiên xảy ra ở Bắc Carolina, bang Minnesota và Iowa (Hoa Kỳ) trong giai đoạn 1987-1988 gồm cả hai triệu chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn nuôi. Tại hội nghị chuyên đề quốc tế tại bang Minnesota (Hoa Kỳ) đã thống nhất gọi dịch bệnh này là Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) và virút gây bệnh là PRRSV[23]. Bệnh Tai xanh (PRRS) có ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế vì nó gây tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi. Bệnh làm chết 20-30% số lợn con sau khi sinh. Năm 1990, dịch bệnh đã được phát hiện trong bán kính 160 km của một nông trại chăn nuôi lợn ở Iowa (Hoa Kỳ) làm chết 85.330 con, gây tổn thất 10,6 triệu USD (tương đương 212 tỷ VND). Ở Tây Ban Nha, 3.000 con đã bị tiêu hủy sau 2 đợt bùng phát dịch[24]. 3.1.1.2. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàn của bệnh rất đa dạng ở phạm vi tác động và tính khắc nghiệt. Ví dụ, tỷ lệ sẩy thai của lợn nái ở Hà Lan chỉ là 3% nhưng ở Tây Ban Nha tỷ lệ này lên tới 80%. Sự đổi màu sang xanh ở các bộ phận như tai, đầu vú, mõm, da bụng, da cổ ở lợn nái đã được ghi nhận ở Châu Âu và Canada[25]. Các triệu chứng đầu tiên ở lợn bị nhiễm bệnh là biểu hiện cúm do viêm màng kết, suy nhược thể lực, lờ đờ và biếng ăn. Các triệu chứng này kéo dài từ 2-14 ngày. Xuất hiện chứng viêm da, lợn bị sút cân nhanh chóng. Triệu chứng viêm phổi mãn tính và các triệu chứng khác kéo dài khoảng 7 ngày làm tăng tỷ lệ tử vong ở lợn. Tình trạng nhiễm bệnh cận lâm sàng là rất phổ biến. [22] E. Albina (1997), Porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS): An Overview, Laboratoire Central de Recherches Avicole et Porcine, BP 53, 22440, Ploufragan, France; [23] Sagar M. Goyal (1993), Porcine reproductive and respiratory syndrome: Review article, University of Minnesota, trang 656; [24] Sagar M. Goyal (1993), sđd, trang 656; [25] Sagar M. Goyal (1993), sđd, trang 657;
- 12 Ở lợn mới sinh và lợn con, tình trạng suy hô hấp diễn ra nghiêm trọng. Ở lợn đang phát triển, tình trạng rối loạn hô hấp xuất hiện do viêm phổi. Tỷ lệ tử vong ở lợn con chưa dứt sữa chiếm đến 50-60%. Lợn nái nhiễm bệnh có triệu chứng biếng ăn từ 4 – 7 ngày, bơ phờ và sốt 40-410C làm tăng khả năng sẩy thai, sinh non (5-7 ngày), chết non (50-70%). 3.1.1.3. Virút gây bệnh Virus Tai xanh, tên tiếng Anh là PRRSV gồm 02 dòng virút: Lelystad và VR-2332[26]. Virus PRRSV sống được trong môi trường nhiệt độ lạnh và khi ánh sáng tia cực tím ở mức thấp, tức là vào lúc mặt trời ít chiếu sáng nhất. Điều kiện thời tiết này thường diễn ra trong mùa đông và điều này giải thích tại sao dịch bệnh lại hay bùng phát trong mùa đông. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng virút PRRS làm suy giảm khả năng miễn dịch vì lợn bị nhiễm bệnh PRRS rất dễ nhiễm các loại bệnh thông thường khác như: viêm phổi, viêm khớp, viêm mắt, viêm màng não, tiêu chảy… Trong đàn lợn, virus lây lan nhanh chóng từ 85% đến 95% tổng số cá thể lợn chỉ trong vòng 2 đến 3 tháng. Sau đó, virus sẽ sống được trong một thời gian dài, từ nhiều tháng đến nhiều năm. 3.1.1.4. Cơ chế truyền bệnh Môi trường không khí và sự di chuyển của lợn được xem là nguyên nhân truyền bệnh quan trọng. Độ ẩm cao, nhiệt độ thấp và gió nhẹ được xem là môi trường thuận lợi cho virút PRRS, đặc biệt là trong mùa đông và trong phạm vi dưới 3 kilomét. Việc tiếp xúc trực tiếp giữa các cá thể lợn cũng là nhân tố truyền bệnh quan trọng. Vai trò của các vật truyền bệnh trung gian thì chưa rõ lắm nhưng người ta đã tìm thấy virút PRRS trong nước tiểu của lợn nhiễm bệnh. Điều này hàm ý rằng chất thải của lợn bệnh có thể là nguồn phát tán bệnh. 3.1.1.5. Chẩn đoán bệnh Việc chẩn đoán bệnh có thể dựa trên các triệu chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm huyết học. Việc chuẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng khó thành công hơn vì có nhiều biểu hiện khác nhau giữa các cá thể lợn. Tuy nhiên, bệnh Tai xanh (PRRS) nên được nghi ngờ nếu trong khoảng thời gian 2 tuần có sự bất thường ở số lượng thai lưu (> 20% trong một lứa), tỷ lệ đẻ non vượt quá 8%/lứa hoặc tỷ lệ lợn con bị chết > 25% trong tuần đầu tiên sau khi sinh. Các dấu hiệu tiếp theo có thể giúp ích cho việc chẩn đoán bệnh: Một số lợn nái trở nên lờ phờ, chán ăn và xuất hiện rối loạn hô hấp nhẹ và bị sốt (lên đến 41,60C). [26] Sagar M. Goyal (1993), sđd, trang 659;
- 13 3.1.1.6. Ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh Bệnh Tai xanh chưa có vắcxin đặc trị. Việc điều trị nên bao gồm các liệu pháp phù hợp cho các bệnh như: viêm phổi, viêm mũi, tiêu chảy… Biện pháp quan trọng để kiểm soát bệnh Tai xanh là tránh không để virút xâm nhập bằng cách cách ly và xét nghiệm lợn bệnh, hạn chế người ra vào vùng dịch, thay y phục sau khi chăm sóc lợn, không thả rong lợn, vệ sinh chuồng trại và phương tiện vận chuyển lợn[27]. Tuy nhiên, vì bệnh Tai xanh lây nhiễm qua đường không khí, các biện pháp kiểm soát này không đảm bảo virút sẽ không tấn công đàn lợn. 3.1.2. Tổng quan về ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam Ở Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn (chiếm đến 75,13% tổng dân số) với hơn 31 triệu người tham gia lực lượng lao động và có tới 75% làm việc trong lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản[28]. Phần lớn nông dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bằng việc trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ. Thu nhập từ chăn nuôi đối với nhiều hộ gia đình ở khu vực nông thôn là nguồn thu nhập chính và thường xuyên. Đối với ngành chăn nuôi lợn, tổng số lợn năm 2010 của Việt Nam ước khoảng 28 triệu con. Quy mô chăn nuôi lợn ở Việt Nam có tới 80% là chăn nuôi nhỏ lẻ (từ 1-2 nái, hoặc từ 10-20 lợn thịt). Quy mô nhỏ này làm cho ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam khó đáp ứng về chất lượng và sản lượng, phẩm chất giống kém, chất lượng thức ăn kém, phòng chống dịch chưa đầy đủ và chưa hiệu quả[29]. Đây cũng là nguyên nhân lây lan dịch trong thời gian qua. 3.1.3. Diễn biến dịch bệnh Tai xanh ở Việt Nam năm 2010 Ở nước ta, bệnh Tai xanh xảy ra lần đầu tiên vào năm 1997 trong đàn lợn nhập từ Mỹ. Đầu năm 2007, dịch Tai xanh đã bùng phát trên phạm vi 18 tỉnh thành trong cả nước. Năm 2008, dịch tai xanh đã xảy ra tại 953 xã, phường thuộc 99 huyện, thị xã của 25 tỉnh. Tổng số lợn mắc bệnh là 308.901 con; số chết, buộc phải tiêu hủy là 299.988 con. Năm 2009, dịch đã xảy ra ở 69 xã thuộc 26 huyện của 14 tỉnh, thành phố với tổng số 7.030 lợn mắc bệnh và 5.847 lợn buộc phải tiêu hủy. Tháng 03/2010 dịch đã được ghi nhận ở 117 xã, phường, thị trấn của 34 quận, huyện thuộc 12 tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Hồng. Tổng số lợn mắc bệnh là 51.423 con, trong đó tiêu hủy là 23.789 con[30]. [27] Sagar M. Goyal (1993), sđd, trang 662; [28] Bùi Quang Bình (2003), Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, truy cập ngày 15/12/2010 tại địa chỉ: http://www.kh-sdh.udn.vn/zipfiles/So7/13_binh_buiquang.doc; [29] Viện Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT: Khó kiểm dịch hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, http://www.vcn.vnn.vn/ truy cập ngày 18/01/2011; [30] TS.Văn Đăng Kỳ (2010), Bệnh tai xanh không lây sang người, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 407 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn