intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến hành vi đóng Bảo hiểm xã hội của Doanh nghiệp trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến hành vi đóng BHXH của DN trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, và sự ảnh hưởng của những nhân tố này đến kết quả đóng BHXH của DN, từ đó đưa ra các khuyến nghị và gợi ý chính sách nhằm nâng cao tính tuân thủ trong hành vi đóng BHXH của DN trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến hành vi đóng Bảo hiểm xã hội của Doanh nghiệp trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH HÀ THỊ THANH DIỆU PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH HÀ THỊ THANH DIỆU PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 7701220171 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỲNH HOA Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “ Phân tích các nhân tố tác động đến hành vi đóng Bảo hiểm xã hội của Doanh nghiệp trên địa bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh” hoàn toàn do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Quỳnh Hoa. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2015 Học viên thực hiện luận văn Hà Thị Thanh Diệu
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BHXH VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.. 1 1.1. Khái niệm về BHXH và các khái niệm khác có liên quan đến BHXH ................1 1.1.1. Khái niệm chung về BHXH ....................................................................1 1.1.2. Đặc điểm BHXH .....................................................................................2 1.1.3. Chức năng BHXH ...................................................................................2 1.1.4. Sơ lược về Quỹ BHXH ...........................................................................4 1.2. Hành vi đóng BHXH của DN (NSDLĐ) .......................................................5 1.2.1. Khái niệm chung về hành vi đóng BHXH của DN (NSDLĐ) ...............5 1.2.2. Ảnh hưởng của nợ đọng, trốn đóng BHXH đối với người lao động và quỹ BHXH ...........................................................................................................7 1.3. Kinh nghiệm các nước ...................................................................................8 1.4. Các kết quả nghiên cứu liên quan ..................................................................9 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................14 2.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................14 2.1.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) ..........................................................14 2.1.2. Thuyết hành vi dự định (TPB) ..............................................................15 2.1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................16 2.1.4. Phân tích những nhân tố tác động đến hành vi đóng BHXH của DN ..17 2.1.5. Phân tích hành vi đóng BHXH của DN ................................................25 2.1.6. Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................25
  5. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................28 3.1. Thiết kế mô hình nghiên cứu: ......................................................................28 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu: .....................................................................28 3.1.2. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................28 3.2. Nghiên cứu sơ bộ và Xây dựng thang đo ....................................................29 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................29 3.2.2. Xây dựng thang đo ................................................................................29 3.2.3. Xây dựng bảng hỏi điều tra...................................................................32 3.2.4. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu ...............................................33 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu: ...................................................................34 3.3.1. Phương pháp Cronbach’s ’s Alpha (đánh giá độ tin cậy) .....................34 3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis): ..............34 3.3.3. Phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến: .............................................36 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................38 4.1. Thực trạng đóng BHXH của doanh nghiệp trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................................................38 4.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn quận 8 ......................................38 4.1.2. Tình hình tham gia BHXH trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh ...............................................................................................................38 4.2. Thông tin mẫu nghiên cứu ...........................................................................42 4.2.1. Phân loại các DN được khảo sát theo quy mô lao động .......................42 4.2.2. Phân loại Doanh nghiệp được khảo sát theo loại hình Doanh nghiệp .................43 4.2.3. Tình hình nợ BHXH của những DN phân theo loại hình DN ..............44 4.2.4. Tình hình giải quyết chế độ của DN .....................................................45 4.3. Đánh giá thang đo ........................................................................................45 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố ...................................................................................................45 4.3.2. Phân tích hồi quy ..................................................................................54
  6. 4.4. Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính ............................................57 4.4.1. Kiểm định sự khác biệt về hành vi đóng BHXH giữa những DN có quy mô khác nhau .....................................................................................................58 4.4.2. Kiểm định sự khác biệt về hành vi đóng BHXH giữa những DN có loại hình khác nhau ...................................................................................................59 4.4.3. Kiểm định sự khác biệt về hành vi đóng BHXH giữa những DN có mức độ giải quyết chế độ BHXH khác nhau .....................................................60 4.5. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................61 CHƯƠNG 5. GỢI Ý CHÍNH SÁCH .....................................................................66 KẾT LUẬN ..............................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tỷ lệ mức đóng BHXH áp dụng qua các năm ..........................................20 Bảng 2.2: Mức phạt chậm đóng BHXH hàng năm ...................................................21 Bảng 4.1: Tình hình DN tham gia BHXH trên địa bàn Quận 8 (2005 – 2014)...............39 Bảng 4.2 : Tình hình DN nợ BHXH hàng năm (2005 – 2014) .................................41 Bảng 4.3: Số lao động sử dụng trong Doanh nghiệp ................................................43 Bảng 4.4: Bảng phân loại DN khảo sát theo loại hình hoạt động .............................44 Bảng 4.5: Tỷ lệ DN nợ BHXH phân theo loại hình DN ...........................................44 Bảng 4.6: Tình hình giải quyết chế độ BHXH của DN ............................................45 Bảng 4.7: Đo lường hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố (lần 1) ......................46 Bảng 4.8: Đo lường hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố (lần 2) ......................48 Bảng 4.9: Đo lường hệ số Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc ............................50 Bảng 4.10: KMO và Kiểm định Bartlett’s Test (biến độc lập) .................................51 Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ..............................................51 Bảng 4.12: KMO và Kiểm định Bartlett’s Test (biến phụ thuộc) .............................53 Bảng 4.13: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của biến phụ thuộc ..............53 Bảng 4.14: Đánh giá sự phù hợp của mô hình Model Summary b...........................55 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định ANOVA ...................................................................56 Bảng 4.16: Kết quả hồi quy theo phương pháp Enter ...............................................56 Bảng 4.17 Kiểm định phương sai theo quy mô DN ..................................................58 Bảng 4.18 Kiểm định ANOVA _ quy mô DN ..........................................................58 Bảng 4.19 Kiểm định phương sai theo lọai hình DN ................................................59 Bảng 4.20 Kiểm định ANOVA _ loại hình DN ........................................................59 Bảng 4.21 Kiểm định phương sai theo tình hình giải quyết chế độ BHXH ............60 Bảng 4.22 Kiểm định ANOVA _ giải quyết chế độ .................................................60
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA) ................................................................15 Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định (TPB) ..................................................................16 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................16 Hình 2.4: Các giả thuyết nghiên cứu .........................................................................27 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................28 Hình 3.2: Danh sách những biến quan sát được dùng để xác định các nhân tố tác động đến hành vi đóng BHXH của DN trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................................................32 Hình 4.1: Biểu đồ số DN, LĐ và Số thu bắt buộc.....................................................40 Hình 4.2: Biểu đồ DN nợ so với DN tham gia BHXH .............................................42
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - BHXH : Bảo hiểm xã hội - BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp - DN : Doanh nghiệp - DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - NSDLĐ : Người sử dụng lao động - NLĐ : Người lao động
  10. MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh và sự cần thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn được Đảng và Nhà nước quan tâm, tham gia bảo hiểm xã hội là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khoản 4 Điều 8 của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định về nghĩa vụ của Doanh nghiệp khẳng định Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện chế độ BHXH, BHTN, BHYT và Bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế phục hồi còn chậm, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn cao, dẫn đến tình trạng trốn đóng, chậm đóng, nợ đọng BHXH vẫn còn tiếp diễn. Tình trạng nợ BHXH, BHTN diễn ra ở hầu hết các địa phương và có chiều hướng gia tăng qua các năm cả về số đơn vị và số tiền nợ. Báo cáo của BHXH Việt Nam về tình hình nợ BHXH, BHTN và tương ứng tỷ lệ nợ so với số phải thu qua các năm lần lược là: năm 2011 là 4.291 tỷ đồng (6,2%), năm 2012 là 5.939 tỷ đồng (6,03%), năm 2013 là 6.829 tỷ đồng (5,81%). Riêng năm 2014, nợ BHXH là 5.578 tỷ đồng (4,93%), nợ BHTN là 336 tỷ đồng (2,95%) . Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu Quỹ BHXH và quyền lợi của người lao động. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm bởi không phù hợp với bản chất và mục tiêu của BHXH là bảo hiểm dài hạn, nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động khi về già được hưởng chế độ hưu trí và như vậy mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là khó khả thi. Vì vậy cần có sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức và Doanh nghiệp trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT đến với NLĐ kịp thời.
  11. Đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về đề tài đảm bảo quỹ tài chính BHXH, hay nợ đọng BHXH, nhưng theo nghiên cứu của tác giả chưa có nhiều nghiên cứu sâu về nguyên nhân dẫn đến nợ đọng do hành vi đóng BHXH của DN, những nhân tố nào là nguyên nhân chính tác động đến hành vi đóng BHXH của DN, từ đó nghiên cứu, tổng hợp đưa ra một số gợi ý giải pháp cần thiết. Do đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài, nên tác giả chỉ chọn một địa phương điển hình của thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện nghiên cứu. Tại Quận 8 đa số các doanh nghiệp trên địa bàn đều có quy mô siêu nhỏ, hoạt động không hiệu quả, tình trạng nợ đọng BHXH còn cao và khai thác mở rộng đối tượng vẫn còn hạn chế, trên cơ sở đó tác giả chọn đề tài nghiên cứu là “ Phân tích các nhân tố tác động đến hành vi đóng Bảo hiểm xã hội của Doanh nghiệp trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh” với hy vọng kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng được trong thực tế, nhằm có được chế độ an sinh xã hội cao cho những người xứng đáng được thụ hưởng nó. Điều này có thể thúc đẩy sự tích cực làm việc của người lao động, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và ổn định chính trị. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến hành vi đóng BHXH của DN trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, và sự ảnh hưởng của những nhân tố này đến kết quả đóng BHXH của DN, từ đó đưa ra các khuyến nghị và gợi ý chính sách nhằm nâng cao tính tuân thủ trong hành vi đóng BHXH của DN trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu chủ yếu trả lời những câu hỏi sau: a. Thực trạng đóng BHXH của DN trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
  12. b. Những nhân tố nào tác động đến hành vi đóng BHXH của DN ? c. Những giải pháp nào đảm bảo DN sẽ có hành vi tuân thủ đóng BHXH đúng quy định? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn : là các nhân tố tác động đến hành vi đóng BHXH của DN. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về quy định đóng BHXH của DN và Quy trình xử lý khi DN đóng BHXH không đúng quy định. Đối tượng khảo sát : là các DN và NLĐ đang tham gia đóng BHXH trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các DN có hành vi đóng BHXH đúng quy định (DN không nợ BHXH) và những DN đóng BHXH không đúng quy định (DN đang nợ và đã từng nợ BHXH). Nơi khảo sát: tại BHXH Quận 8 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng hợp: được sử dụng để nghiên cứu các chủ trương chính sách, các quy định của pháp luật, quy trình, thủ tục về việc đóng BHXH, kế thừa kết quả của những nghiên cứu trước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng trong quá trình mô tả dữ liệu trong quá trình khảo sát. Phương pháp nghiên cứu định lượng: được sử dụng để xác định những nhân tố tác động đến hành vi đóng BHXH của DN. Việc thu thập thông tin trực tiếp bằng cách gửi bảng câu hỏi đến DN đang tham gia BHXH trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp định lượng chủ yếu được
  13. sử dụng là phương pháp nhân tố khám phá (EFA) với công cụ xử lý là phần mềm SPSS 20. 5. Ý nghĩa của đề tài Sau khi thực hiện xong đề tài, thông qua kết quả từ cuộc khảo sát các DN trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh chúng ta không những xác định được những nhân tố tác động đến hành vi đóng BHXH của DN, mà còn đánh giá được mức độ ảnh hưởng đến người lao động do các hành vi đóng BHXH của doanh nghiệp mang lại, để từ đó đưa ra các gợi ý giải pháp giúp nâng cao khả năng đóng BHXH của DN trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ phân tích được mối quan hệ 3 bên giữa NSDLĐ – NLĐ –BHXH, những kiến nghị được đưa ra từ đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo đóng góp thực tế vào sự phát triển của ngành BHXH và góp phần giảm thiểu tình trạng nợ, trốn đóng BHXH như hiện nay, tăng số thu, hoàn thiện công tác thu trên địa bàn quận, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người người lao động, và gia đình họ. Đề tài cũng mong muốn đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo hệ thống an sinh xã hội được phát triển ngày một cao. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về BHXH và các nghiên cứu liên quan: Chương này nhằm mục đích giới thiệu khái quát về BHXH và những nghiên cứu trước đây liên quan đến hành vi đóng BHXH của DN bao gồm các phần sau: Khái niệm về BHXH và các khái niệm khác có liên quan đến BHXH, Quỹ BHXH, Nợ BHXH; kinh nghiệm quản lý BHXH của một số nước có phương thức quản lý giống Việt Nam và sau cùng là kết quả từ những nghiên cứu trước có liên quan đến hành vi đóng BHXH của DN rút ra
  14. một số nhân tố liên quan đến hành vi đóng BHXH đề xuất vào mô hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Chương này giới thiệu hai học thuyết chính sử dụng trong đề tài nghiên cứu là Thuyết hành động hợp lý và Thuyết hành vi dự định, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu sẽ sử dụng trong đề tài; tiến hành phân tích các nhân tố tác động đến hành vi đóng BHXH của DN; và đề xuất các giả thuyết của mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm thiết kế mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo, bảng hỏi điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu, số lượng mẫu, khái quát về phân tích nhân tố và các mô hình kiểm định đề ra. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày thực trạng tham gia đóng BHXH trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2014; mô tả thông tin mẫu nghiên cứu; tiến hành đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha; và phân tích hồi quy nhằm xác định mức độ tương quan của các nhân tố, kiểm định các biến định tính có liên quan như thế nào đến hành vi đóng BHXH. Sau cùng là phân tích các nhân tố dựa vào kết quả hồi quy. Chương 5 : Gợi ý chính sách Chương này nhằm tóm lược lại các kết quả chính của chương 4 và đưa ra những gợi ý chính sách phù hợp với thực tiễn nghiên cứu.
  15. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BHXH VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1. Khái niệm về BHXH và các khái niệm khác có liên quan đến BHXH 1.1.1. Khái niệm chung về BHXH Trong cuộc sống có những rủi ro không thể lường trước được hoặc cá nhân đã chủ động dự phòng các rủi ro thì cũng không thể đáp ứng được tất cả.Vì vậy cần có một biện pháp dự phòng và khắc phục tổng thể lâu dài, hiệu quả nhất và BHXH là biện pháp phòng chống khắc phục rủi ro mang lại hiệu quả nhất đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): BHXH là sự bảo vệ của cộng đồng xã hội với các thành viên của mình thông qua sự huy động các nguồn đóng góp vào quỹ BHXH để trợ cấp trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất nghiệp đồng thời chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con để ổn định đời sống của các thành viên và bảo đảm an toàn xã hội. Luật BHXH ( số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2011) quy định : BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vậy có thể hiểu BHXH là một quỹ chung mục đích để chi trả cho người lao động và thân nhân của họ trong trường hợp họ bị mất thu nhập do suy giảm khả năng lao động trên cơ sở những người lao động này cùng đóng góp vào quỹ chung.
  16. 2 1.1.2. Đặc điểm BHXH BHXH mang tính nhân đạo, cộng đồng và nhân văn sâu sắc: BHXH là hoạt động phục vụ an sinh xã hội, mục tiêu không phải là lợi nhuận thể hiện qua các chế độ trợ cấp của BHXH nhằm bảo vệ người lao động những lúc gặp khó khăn về kinh tế, khi bị giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động. Và những lúc như thế người tham gia BHXH được chi trả một khoản kinh phí đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình nhờ nguồn quỹ BHXH. BHXH là cơ quan thuộc chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT cho người lao động và nhân dân trên phạm vi cả nước, bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, khám, chữa bệnh BHYT, BHTN. Mục đích lớn của BHXH là đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình yên tâm sản xuất và không phải lo lắng đến các rủi ro bất ngờ. Đồng thời góp phần hạn chế và điều hòa mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và người lao động. Tạo môi trường làm việc ổn định, tăng năng suất và hiệu quả lao động góp phần thúc đẩy phát triển đất nước. 1.1.3. Chức năng BHXH BHXH được xây dựng với nhiều chức năng, trong có có thể kể đến 3 chức năng chính là: + BHXH bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập của NLĐ; Luật BHXH quy định nếu NLĐ và NSDLĐ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp thì họ có quyền được nhận trợ cấp khi rủi ro trong phạm vi được quy định phát sinh làm giảm hoặc mất thu nhập của họ. Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn có nguồn dự phòng cần thiết chi dùng khi suy giảm khả năng lao động, góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và cho gia đình.
  17. 3 + BHXH phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH; BHXH phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia, về nguyên tắc, để thực hiện được hình thức này NLĐ và NSDLĐ phải đóng một tỷ lệ tương quan với thu nhập của NLĐ và quỹ lương vào một quỹ chung. Và trên thực tế, chỉ có một số NLĐ gặp rủi ro và được quỹ chi trả. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập giữa những người may mắn, ít gặp rủi ro cho những người không may mắn, gặp rủi ro trong cuộc sống. Đó có thể là sự phân phối lại thu nhập theo chiều ngang giữa những người khỏe mạnh với những người ốm đau, tai nạn, tàn tật; giữa những người có cơ may về việc làm cho những người không may bị thất nghiệp; có thể là sự phân phối lại theo chiều dọc giữa những người trẻ với những người già. Như vậy, thu nhập của NLĐ được phân phối lại theo nhiều chiều, trên cả bình diện không gian và thời gian, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. + BHXH thúc đẩy gắn bó lợi ích giữa NLĐ với NSDLĐ, góp phần kích thích NLĐ hăng hái sản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội; Trên thực tế NLĐ và NSDLĐ vốn có những mâu thuẫn nội tại khách quan về tiền lương, tiền công và thời gian lao động. Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hòa, giải quyết. Nhờ đó mà hai bên hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích với nhau hơn. Nhờ có BHXH NLĐ yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, nơi làm việc. Từ đó, tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích NLĐ nâng cao năng suất lao động cá nhân và nâng cao năng suất lao động xã hội.
  18. 4 1.1.4. Sơ lược về Quỹ BHXH + Khái niệm: Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của nhà nước. Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu khác, sử dụng để bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khoẻ, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết; nhằm ổn định đời sống cho họ và gia đình họ và chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ BHXH, góp phần đảm bảo an toàn xã hội và phát triển kinh tế của đất nước. Như vậy quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng, nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao, và là điều kiện, cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. + Đặc trưng Quỹ BHXH Quỹ bảo hiểm xã hội mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản nhất của một quỹ, ngoài ra do đặc thù của BHXH mà quỹ BHXH có những đặc trưng riêng sau: - Quỹ BHXH là quỹ an toàn về tài chính: Nghĩa là, phải có một sự cân đối giữa nguồn vào và nguồn ra của quỹ BHXH. Chức năng của bảo hiểm xã hội là đảm bảo an toàn về thu nhập cho người lao động và để thực hiện chức năng này, đến lượt nó, BHXH phải tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất an toàn về tài chính. Điều đó lý giải tại sao trong điều 40 Điều lệ BHXH nước ta quy
  19. 5 định “ Quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của chính phủ ”. - Tính tích luỹ: Quỹ BHXH là “của để dành” của người lao động phòng khi ốm đau, tuổi già... và đó là công sức đóng góp của cả quá trình lao động của người lao động. - Quỹ BHXH vừa mang tính hoàn trả vừa mang tính không hoàn trả. Tính hoàn trả thể hiện ở chỗ, mục đích của việc thiết lập quỹ BHXH là để chi trả trợ cấp cho người lao động khi họ không may gặp các rủi ro dẫn đến mất hay giảm thu nhập. Do đó, người lao động là đối tượng đóng góp đồng thời cũng là đối tượng nhận trợ cấp. Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ, mặc dù nguyên tắc của BHXH là có đóng- có hưởng, đóng ít- hưởng ít, đóng nhiều- hưởng nhiều nhưng như vậy không có nghĩa là những người có mức đóng góp như nhau sẽ chắc chắn được hưởng một khoản trợ cấp như nhau. Trong thực tế, cùng tham gia BHXH nhưng có người được hưởng nhiều lần, có người được hưởng ít lần (với chế độ ốm đau), thậm chí không được hưởng (chế độ thai sản). 1.2. Hành vi đóng BHXH của DN (NSDLĐ) 1.2.1. Khái niệm chung về hành vi đóng BHXH của DN (NSDLĐ) Đứng trên gốc độ của cơ quan BHXH, hành vi đóng BHXH của DN (NSDLĐ) có thể có 2 hành vi sau: hành vi đóng BHXH đúng quy định và không đúng quy định. Hành vi đóng BHXH đúng quy định được căn cứ theo Điều 18 và Điều 92 của Luật BHXH quy định: hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm trích tiền lương, tiền công của người lao động đóng góp vào quỹ BHXH.
  20. 6 Những hành vi được quy định tại Điều 26, 27, 28 Chương III Nghị định số 95/2013/NĐ-CP được xem là hành vi đóng BHXH không đúng quy định, đối với trường hợp DN (NSDLĐ) có một trong các hành vi sau: - Thỏa thuận với NLĐ không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN: DN (NSDLĐ) ký hợp đồng với NLĐ dưới 3 tháng để không phải đóng BHXH cho NLĐ, hoặc có thể do NLĐ yêu cầu để được nhận trọn lương và không phải trích nộp cho BHXH. - Chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN: là hành vi đến thời hạn đóng BHXH nhưng DN (NSDLĐ) chưa chuyển tiền cho cơ quan BHXH ; - Đóng BHXH bắt buộc, BHTN không đúng mức quy định: DN (NSDLĐ) có trách nhiệm đóng BHXH theo tỷ lệ dựa trên tiền lương, tiền công trả cho NLĐ. Để giảm số tiền phải đóng, DN (NSDLĐ) thường khai báo mức tiền lương, tiền công trả cho NLĐ thấp hơn tiền lương thực tế trả. - Đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, BHTN: Để giảm số tiền phải đóng BHXH, BHTN, DN (NSDLĐ) không khai báo và trốn đóng BHXH cho những người lao động làm việc theo các hợp đồng ngắn hạn. - Không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN: Để không phải đóng BHXH, BHTN thì DN (NSDLĐ) không đăng ký tham gia BHXH cho toàn bộ NLĐ của DN mình - Sử dụng quỹ BHXH sai mục đích: thay vì phải trích nộp phần tiền lương, tiền công của NLĐ cho cơ quan BHXH theo đúng quy định, nhưng DN (NSDLĐ) lại sử dụng phần tiền đó vào mục đích khác mà không chuyển cho cơ quan BHXH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0