Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là đúc kết lý luận tổng quan về các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại các ngân hàng thương mại; nghiên cứu những nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực Tp.HCM; phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Khu vực Tp.HCM... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------------------ NGUYỄN THỊ HUYỀN PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. THÂN THỊ THU THỦY TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế “Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Thân Thị Thu Thủy. Các số liệu, thông tin sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy. Kết quả khảo sát thực tế được xử lý hoàn toàn trung thực, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính xác thực của luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2015 Học viên: Nguyễn Thị Huyền
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................. 5 1.1. Hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại ................................. 5 1.1.1. Khái niệm về hoạt động huy động tiền gửi ....................................................... 5 1.1.2. Các nguyên tắc trong hoạt động huy động tiền gửi .......................................... 6 1.1.3. Phân loại các loại hình tiền gửi ......................................................................... 7 1.1.3.1. Tiền gửi phi giao dịch .................................................................................... 7 1.1.3.2. Tiền gửi giao dịch ........................................................................................... 8 1.1.4. Vai trò của hoạt động huy động tiền gửi ........................................................... 9 1.1.4.1. Đối với nền kinh tế ......................................................................................... 9 1.1.4.2. Đối với ngân hàng ........................................................................................ 10 1.1.4.3. Đối với khách hàng ...................................................................................... 10 1.2. Các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại ................................................................................................................ 10 1.2.1. Nhân tố bên ngoài ........................................................................................... 10 1.2.1.1. Tình hình chính trị - xã hội........................................................................... 10 1.2.1.2. Chính sách quản lý và môi trường pháp lý .................................................. 11 1.2.1.3. Dân số và trình độ dân trí ............................................................................. 12 1.2.1.4. Trình độ phát triển của kinh tế, lạm phát, lãi suất thị trường ....................... 12 1.2.1.5. Tâm lý, thói quen của khách hàng ................................................................ 14 1.2.2. Nhân tố bên trong ............................................................................................ 15 1.2.2.1. Hiệu quả hoạt động....................................................................................... 15 1.2.2.2. Thương hiệu của ngân hàng ......................................................................... 16 1.2.2.3. Cơ sở hạ tầng và hệ thống chi nhánh ........................................................... 17 1.2.2.4. Số lượng và chất lượng nhân viên ................................................................ 17
- 1.2.2.5. Sản phẩm tiền gửi .........................................................................................18 1.3. Sự cần thiết phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại ........................................................................................18 1.4. Các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại .................................................................20 1.4.1. Nghiên cứu của Bruce C. Cohen và George G. Kaufman ...............................20 1.4.2. Nghiên cứu của Herald Finger và Heiko Hesse ...............................................21 1.4.3. Nghiên cứu của Wubitu ...................................................................................21 1.4.4. Một số nghiên cứu trong nước .........................................................................22 1.5. Bài học kinh nghiệm trên thế giới nâng cao hoạt động huy động tiền gửi ...23 1.5.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản ..............................................................................23 1.5.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Autralia (ANZ Bank) ........................................24 Kết luận chương 1 .......................................................................................................25 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................26 2.1. Giới thiệu các chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM .................................................................................26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................26 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh .......................................................................26 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh .........................................................................27 2.2. Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM .....................29 2.2.1. Tổ chức hoạt động huy động tiền gửi ..............................................................29 2.2.2. Các loại sản phẩm tiền gửi ...............................................................................30 2.2.3. Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại các chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM ........................................32 2.2.3.1. Tình hình hoạt động huy động tiền gửi .........................................................32 2.2.3.2. Phân tích cơ cấu tiền gửi ...............................................................................33 2.2.3.3. Lãi suất huy động tiền gửi.............................................................................37 2.2.3.4. Dịch vụ hỗ trợ hoạt động huy động tiền gửi .................................................38 2.2.3.5. Đánh giá hoạt động huy động tiền gửi tại các chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM ........................................39 2.3. Các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM...................41 2.3.1. Nhân tố bên ngoài ............................................................................................41 2.3.1.1. Môi trường chính trị - xã hội.........................................................................41
- 2.3.1.2. Chính sách quản lý hoạt động huy động tiền gửi ......................................... 42 2.3.1.3. Dân cư và trình độ dân trí ............................................................................. 43 2.3.1.4. Tình hình kinh tế .......................................................................................... 44 2.3.1.5. Tâm lý, thói quen của khách hàng ................................................................ 45 2.3.2. Nhân tố bên trong ............................................................................................ 47 2.3.2.1. Hiệu quả kinh doanh..................................................................................... 47 2.3.2.2. Thương hiệu ngân hàng ................................................................................ 49 2.3.2.3. Nhân viên ngân hàng .................................................................................... 49 2.3.2.4. Sản phẩm tiền gửi ......................................................................................... 51 2.3.2.5. Mạng lưới điểm giao dịch và cơ sở hạ tầng ................................................. 51 2.4. Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM ......... 52 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 52 2.4.2. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 55 2.4.3. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát ..................................................................... 57 2.4.4. Mô tả mẫu khảo sát ......................................................................................... 58 2.4.5. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 59 2.4.5.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............................ 59 2.4.5.2. Phân tích khám phá EFA cho từng nhân tố .................................................. 61 2.4.5.3. Phân tích tương quan tuyến tính các nhân tố ............................................... 63 2.4.5.4. Kết quả phương trình hồi quy tuyến tính ..................................................... 64 2.5. Đánh giá sự tác động của các nhân tố đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM 65 Kết luận chương 2 ...................................................................................................... 67 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG CÁC NHÂN TỐ TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY DỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................... 69 3.1. Định hướng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM đến 2015 .............................. 69 3.2. Giải pháp gia tăng các nhân tố tích cực nhằm nâng cao hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM .................................................................................................................... 71 3.2.1. Nâng cao thương hiệu, uy tín .......................................................................... 71 3.2.2. Mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng ............................. 72
- 3.2.3. Tác động đến tâm lý, thói quen của khách hàng..............................................73 3.2.4. Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên ...................................................76 3.2.5. Đa dạng hóa và cải thiện chất lượng sản phẩm tiền gửi ..................................78 3.3. Giải pháp hỗ trợ .................................................................................................81 3.3.1. Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam ................81 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ..........................................................................82 3.3.3. Đối với chính phủ ............................................................................................83 Kết luận chương 3 .......................................................................................................84 KẾT LUẬN ................................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Hệ thống các chi nhánh, PGD của Vietinbank – Khu vực TP.HCM Phụ lục 2: Các sản phẩm tiền gửi cải tiến trên sản phẩm truyền thống tại Vietinbank Phụ lục 3: Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 4: Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Phụ lục 5 : Kết quả đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Phụ lục 6 : Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi Phụ lục 7: Phân tích tương quan giữa các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi Phụ lục 8: Kết quả phân tích hồi quy xây dựng mô hình định lượng
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ATM : Máy giao dịch tự động EUR : Đồng Euro GDP : Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product) NHNH : Ngân hàng Nhà nước NHTW : Ngân hàng Trung ương PGD : Phòng giao dịch TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh USD : Đồng Đô la Mỹ Vietcombank : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Vietinbank : Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam VIP : Khách hàng rất quan trọng (Very important person) VNĐ : Việt Nam đồng
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank - Khu vực TP.HCM giai đoạn 2010-2014 ..........................................................................................................27 Bảng 2.2: Huy động tiền gửi tại Vietinbank - Khu vực TP.HCM giai đoạn 2010-2014 .....................................................................................................................................32 Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi theo đối tuợng tại Vietinbank - Khu vực TP.HCM giai đoạn 2010 - 2014 ........................................................................................................33 Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi theo loại hình tiền gửi tại Vietinbank - Khu vực TP.HCM giai đoạn 2010-2014 ...................................................................................................34 Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại Vietinbank - Khu vực TP.HCM giai đoạn 2010-2014 ...................................................................................................................35 Bảng 2.6: Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tại Vietinbank - Khu vực TP.HCM giai đoạn 2010-2014 ...................................................................................................................36 Bảng 2.7: So sánh lãi suất tiền gửi VNĐ của Vietinbank so với các ngân hàng khác trong tháng 12/2014 ....................................................................................................37 Bảng 2.8: Các tiện ích khác của sản phẩm tiền gửi tại Vietinbank ............................38 Bảng 2.9: Các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi trong mô hình nghiên cứu ...................................................................................................................57 Bảng 2.10: Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu ............................................................59 Bảng 2.11: Đánh giá thang đo hệ số tin cậy các nhân tố quan sát trong mẫu nghiên cứu ...............................................................................................................................60 Bảng 2.12: Phân tích tương quan giữa các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi ........................................................................................................................63 Bảng 2.13: Kết quả phương trình hồi quy tuyến tính .................................................64
- DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận trước thuế của Vietinbank từ năm 2010 đến năm 2014 ........48 Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế năm 2014 của các NHTM lớn tại Việt Nam .......48 Sơ đồ 2.3: Mô hình nghiên cứu đề nghị ......................................................................53 Sơ đồ 2.4: Quy trình nghiên cứu .................................................................................55
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong thực tế tiến trình phát triển nền kinh tế ở Việt Nam, việc huy động lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, các doanh nghiệp là một trong các biện pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi, ngân hàng cần phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau, trong đó hoạt động huy động tiền gửi giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, do chịu sự ảnh hưởng của biến động kinh tế, thay đổi của chính sách tài chính tiền tệ và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên thị trường nên hoạt động huy động tiền gửi của các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam là một ngân hàng được dân cư, doanh nghiệp, tổ chức tài chính trong nước và quốc tế biết đến và được nhìn nhận là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Trong những năm gần đây, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh và phát huy thế mạnh nội tại để dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh tiền tệ đồng thời thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhiều hình thức huy động vốn tiền gửi thì việc tranh giành thị phần huy động tiền gửi không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng trong nước mà còn với các ngân hàng nước ngoài. Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động huy động tiền gửi cũng như hiểu rõ mức độ cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam đã và đang tăng cường tìm kiếm các kênh huy động vốn nhàn rỗi và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi để chăm sóc và giữ chân khách hàng. Các chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM là một trong những chi nhánh giữ vai trò quan trọng trong hoạt động huy động tiền gửi nói riêng và huy động nguồn vốn nói chung của ngân hàng. Trong đó, với đối tượng khách hàng rất đa dạng từ cá nhân, hộ gia đình đến doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoạt động huy động tiền gửi tại khu vực không chỉ chịu ảnh hưởng từ hoạt động bên trong của ngân hàng mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều
- 2 nhân tố khác nhau. Vì lý do trên thì việc chọn đề tài "Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh" để nghiên cứu nhằm phân tích mức độ tác động của các yếu tố xuất phát từ nhân tố bên trong đến khách hàng sử dụng các gói sản phẩm tiền gửi và tác động từ môi trường vĩ mô; qua đó, đề xuất một số giải pháp để Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM khai thác tối đa hoạt động này và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề sau: - Đúc kết lý luận tổng quan về các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại các ngân hàng thương mại. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM. - Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Khu vực TP.HCM. - Đề xuất các giải pháp gia tăng các nhân tố tích cực nhằm nâng cao hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Khu vực TP.HCM nhằm đạt mục tiêu huy động được nguồn vốn với chi phí rẻ, ổn định và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động phù hợp, có sự tăng trưởng về quy mô. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố bên ngoài và bên trong tác động đến hoạt động huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM được giới hạn đối tượng là các hoạt động huy động tiền gửi đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, không thực hiện nghiên cứu hoạt động huy động
- 3 tiền gửi đối với khách hàng tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính có quan hệ tiền gửi với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM. Đối với dữ liệu thống kê tình trạng huy động tiền gửi, thực hiện phân tích dữ liệu từ năm 2010 đến 2014. Đối với khảo sát các nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động huy động tiền gửi tại Vietinbank – Khu vực TP.HCM, thực hiện khảo sát trong khoảng thời gian tháng 03/2014 đến tháng 06/2014. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM, bài nghiên cứu ứng dụng mô hình của các nghiên cứu trên thế giới. Bài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM. Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh để phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM. Nghiên cứu định lượng: Tổng hợp, phân tích số liệu kết quả hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM; sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy đa biến để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM. - Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ một số tài liệu cũng như thông tin chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam trên website, tạp chí, các báo cáo nội bộ liên quan đến hoạt động huy động tiền gửi…; dữ liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng vấn trực tiếp nhân viên đang làm việc tại các chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM. Số lượng mẫu lựa chọn khoảng 200 mẫu được thực hiện khảo sát
- 4 từ tháng 03/2014 đến tháng 06/2014. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu này mang đến một số ý nghĩa sau: - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại các chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM. - Trên cơ sở phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi và kết quả khảo sát thực tế, đề xuất một số giải pháp gia tăng các nhân tố tác động tích cực đến hoạt động huy động tiền gửi tại các chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn bao gồm 03 chương: Chương 1: Tổng quan về các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại; Chương 2: Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM; Chương 3: Giải pháp gia tăng các nhân tố tích cực nhằm nâng cao hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Khu vực TP.HCM.
- 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về hoạt động huy động tiền gửi Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Vốn của NHTM chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nguồn vốn của NHTM bao gồm vốn chủ sở hữu là nguồn vốn góp hình thành từ ban đầu, nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động, các quỹ, nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành vốn cổ phần; vốn nợ là tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay và nghiệp vụ đi vay của NHTM và vốn nợ khác như tiền ủy thác, tiền trong thanh toán, các khoản nợ khác chưa thanh toán như thuế chưa nộp, lương chưa trả,… Trong các loại nguồn vốn của NHTM thì có thể thấy, tiền gửi là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM. Mahendra (2005) đề cập đến tiền gửi là các tài sản đặc biệt chỉ có duy nhất trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dùng để phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. Đứng trên phương diện khách hàng, tiền gửi là khoản tiền được các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào NHTM nhằm mục đích phục vụ các thanh toán không dùng tiền mặt hoặc mục đích tích lũy cho nhu cầu sử dụng tiền cho tương lai. Đứng trên phương diện ngân hàng, tiền gửi là khoản tiền được ngân hàng nhận từ khách hàng bất luận dưới danh từ nào, dù phải trả lãi hay không trả lãi, kèm theo quyền sử dụng số tiền đó cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và với nghĩa vụ cung cấp nghiệp vụ ngân quỹ cho người gửi trong giới hạn số tiền nhận được, bao gồm tất cả những lệnh trả tiền của người gửi bằng séc, lệnh chuyển khoản, thư tín dụng,… hay bất cứ bằng cách nào khác và lệnh ghi nhận tăng thêm số dư tiền gửi với mọi khoản tiền mà ngân hàng nhận từ người gửi. Theo định nghĩa tại từ điển tài chính trực tuyến trên địa chỉ website: www.investopedia.com, “Tiền gửi được giữ trong tài khoản tại một ngân hàng, dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết
- 6 kiệm và các hình thức khác. Chủ tài khoản có quyền rút tiền theo quy định tại điều khoản đã thống nhất”. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải hoàn trả cho người gửi tiền. Như vậy, các khái niệm về tiền gửi theo các định nghĩa nêu trên có mối liên hệ mật thiết với tài khoản của khách hàng tại các ngân hàng. Người gửi tiền có thể lựa chọn các loại hình tiền gửi khác nhau theo mục đích và được hưởng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp, được hưởng lãi phát sinh từ khoản tiền gửi. Đồng thời, khách hàng có nghĩa vụ phải cho phép ngân hàng sử dụng số tiền gửi cho mục đích kinh doanh của ngân hàng với cam kết chỉ thực hiện hoàn trả vào ngày đáo hạn đối với tiền gửi có kỳ hạn hoặc theo yêu cầu của khách hàng đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn. Như vậy, có thể nhận định hoạt động huy động tiền gửi là các hoạt động được NHTM tổ chức nhằm mục đích nhận tiền của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi (nếu có) cho người gửi tiền theo thỏa thuận. 1.1.2. Các nguyên tắc trong hoạt động huy động tiền gửi Trong hoạt động huy động tiền gửi, NHTM phải chấp hành các nguyên tắc sau: – Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và cơ quan quản lý trong quá trình tìm kiếm nguồn tiền gửi như không được huy động tiền gửi và vốn quá nhiều so với vốn tự có nhằm đảm bảo khả năng chi trả về sau, áp dụng lãi suất huy động phù hợp với cơ chế quản lý về lãi suất của NHNN; – Đảm bảo được hai yêu cầu chi phí thấp và quy mô đa dạng của nguồn tiền gửi huy động từ khách hàng; – Đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu thanh khoản của ngân hàng, hạn chế đến mức tối đa sự sụt giảm đột ngột về nguồn tiền gửi; – Sử dụng các công cụ và sản phẩm tiền gửi đa dạng để hạn chế rủi ro và phù hợp với đặc điểm hoạt động của NHTM.
- 7 1.1.3. Phân loại các loại hình tiền gửi Có rất nhiều phương thức phân loại tiền gửi trong NHTM như theo đối tượng huy động (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng), theo thời gian huy động (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), theo loại tiền huy động (nội tệ, ngoại tệ, vàng),… nhưng chủ yếu NHTM chú trọng việc phân loại theo bản chất hoạt động huy động tiền gửi. 1.1.3.1. Tiền gửi phi giao dịch Tiền gửi phi giao dịch là loại tiền gửi mà giao dịch trên tài khoản bị cấm hoặc bị hạn chế hoặc muốn giao dịch cần phải thông qua sự chấp nhận của tổ chức tín dụng, ngân hàng. Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi được ủy thác tại ngân hàng, trong đó có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng. Như vậy, về nguyên tắc, khách hàng gửi tiền chỉ được rút tiền khi đến hạn thỏa thuận. Việc rút tiền trước hạn có thể bị phạt tiền và vượt quá tiền lãi được hưởng, tính đến ngày đến hạn. Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi phi giao dịch, chiếm tỷ trọng lớn trong tỷ trọng tiền gửi của NHTM. Lãi suất tiền gửi đối với loại hình này cao hơn so với các loại hình khác và chi phí quản lý tương đối thấp. Tiền gửi có kỳ hạn có tính ổn định cao hơn so với các hình thức tiền gửi còn lại. Tiền gửi có kỳ hạn thường tồn tại dưới các hình thức như (1) các chứng chỉ tiền gửi, (2) chứng thư tiết kiệm, (3) trái phiếu tiết kiệm và (4) tài khoản hưu trí cá nhân. Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm là loại hình tiền gửi được lập ra nhằm mục đích thu hút vốn của những cá nhân muốn dành riêng một khoản tiền cho mục tiêu hay cho nhu cầu về tài chính trong tương lai. Đồng thời, tiền gửi tiết kiệm cũng chiếm vai trò quan trọng trong nguồn vốn huy động của NHTM. Thông thường có 2 loại chính là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn: – Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: khách hàng sử dụng sản phẩm này với mục đích kiếm lời. Khách hàng không được rút trước, nếu rút trước hạn thì sẽ bị phạt. Đây là những khoản tiền có tính ổn định cao nên ngân hàng phải trả khách hàng với lãi suất cao.
- 8 – Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: sản phẩm được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân hoặc tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào nên ngân hàng khó lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn để cấp tín dụng, cho nên ngân hàng thường trả lãi thấp cho loại tiền gửi này. Tiền gửi tiết kiệm thường tồn tại dưới các hình thức sau: – Tiết kiệm lập sổ (sổ tiết kiệm, thẻ tiết kiệm): được cung cấp cho khách hàng dưới dạng chứng từ giấy, khách hàng chỉ được rút tiền khi xuất trình chứng từ. – Tiết kiệm thông báo (tiết kiệm điện tử): được xác nhận thông tin giao dịch qua các thiết bị điện tử viễn thông, khách hàng được nhận các bản thống kê thể hiện số tiền gửi, lệnh rút tiền, lãi và số dư tài khoản định kỳ hoặc theo yêu cầu qua các thiết bị trên. 1.1.3.2. Tiền gửi giao dịch Tiền gửi giao dịch là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút tiền, chuyển tiền hoặc thực hiện các giao dịch khác tương tự mà không bị bất cứ giới hạn nào. Ngân hàng phải duy trì tỷ lệ dự trữ nhất định để đảm bảo thanh toán đối với bất cứ yêu cầu nào liên quan đến khoản tiền gửi này. Tiền gửi giao dịch không hưởng lãi Tiền gửi giao dịch không hưởng lãi là loại tiền giao dịch gửi tại NHTM không nhằm mục đích tiết kiệm, mục đích chính là làm giảm thiểu lưu thông tiền mặt trên thị trường, khách hàng gửi tiền không được thanh toán lãi nhưng được phép rút tiền bất cứ khi nào có yêu cầu. Tiền gửi giao dịch không hưởng lãi ra đời lần đầu tiên tại Mỹ, khi đạo luật Glass – Steagall được thông qua năm 1933. Khi đó, các ngân hàng Mỹ không được phép chi trả lãi đối với các tài khoản phát hành bằng séc thông thường. Quốc hội Mỹ lúc đó e ngại rằng chi trả lãi cho tiền gửi giao dịch sẽ gây nguy hiểm cho sự an toàn của ngân hàng. Do không được chi trả tiền lãi khi gửi tại ngân hàng, tiền gửi giao dịch không hưởng lãi là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có thể dự báo quy mô tiền gửi giao dịch có thể huy động. Do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào có nhu cầu nên kỳ hạn tiềm năng của tiền gửi giao dịch không hưởng lãi thường rất ngắn.
- 9 Tiền gửi giao dịch hưởng lãi Tiền gửi giao dịch hưởng lãi đầu tiên ra đời ở Anh năm 1970, là sự kết hợp giữa tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi giao dịch không hưởng lãi dưới tên gọi tài khoản NOW – negotiable of withdrawal. Tiền gửi giao dịch hưởng lãi là các loại tiền hoàn toàn theo quy tắc khả dụng, nghĩa là khách hàng gửi có thể rút tiền bất cứ khi nào có nhu cầu. Ngân hàng xếp loại tiền gửi này vào nhóm tiền gửi không kỳ hạn, nghĩa là các khoản tiền gửi không có thời hạn xác định. Đây đồng thời cũng là loại tiền có tính ổn định thấp, do đó lãi suất thường thấp hoặc không đáng kể. Hình thức phổ biến của loại hình tiền gửi này bao gồm: – Tiền gửi không kỳ hạn: loại tiền gửi này luôn có số dư Có, khách hàng chỉ được sử dụng trong phạm vi tiền đã gửi; – Tiền gửi trên tài khoản vãng lai: tiền gửi trên tài khoản có thể dư Có hoặc dư Nợ, nghĩa là khách hàng ngoài sử dụng số tiền đã gửi còn được dùng khoản tiền do ngân hàng cho vay theo sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng thông qua hợp đồng vay, hợp đồng tín dụng có hoặc không có tài sản bảo đảm; – Tiền gửi ký quỹ: tiền gửi trên tài khoản có số dư Có, là tiền gửi không kỳ hạn nhằm đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ tài chính của khách hàng hoặc các bên liên quan đối với NHTM. 1.1.4. Vai trò của hoạt động huy động tiền gửi 1.1.4.1. Đối với nền kinh tế Huy động tiền gửi là một trong các hoạt động giúp tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường. Thông qua hoạt động huy động tiền gửi và hoạt động cho vay, NHTM trở thành kênh trung gian giúp các cá nhân, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn để thúc đẩy đầu tư sản xuất, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế. Huy động tiền gửi góp phần thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước. Thông qua hoạt động huy động tiền gửi, NHTM góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông trên thị trường, tạo điều kiện quan trọng cho việc kiểm soát khối lượng tiền giao dịch thanh toán của dân cư và của cả nền kinh tế, do đó giảm được các hoạt động rửa tiền, đồng thời qua đó có thể tính toán được lượng tiền cung ứng, tăng cường tính chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế vĩ mô.
- 10 1.1.4.2. Đối với ngân hàng Hoạt động huy động tiền gửi là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM, bên cạnh các hoạt động khác như vay vốn thông qua nghiệp vụ đi vay, phát hành giấy tờ có giá. Tiền gửi là nguồn vốn chính của các NHTM để thực hiện hoạt động tín dụng. Chất lượng và số lượng của hoạt động huy động tiền gửi ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng và số lượng của các khoản cho vay và đầu tư của NHTM. Điểm đặc biệt của hoạt động huy động tiền gửi so với các hình thức huy động vốn khác là hoạt động huy động tiền gửi tạo nguồn vốn rẻ hơn so với nguồn vốn chủ sở hữu của NHTM. Do đó hoạt động huy động tiền gửi hiệu quả làm giảm chi phí huy động vốn ngân hàng và gia tăng hiệu quả hoạt động của NHTM. 1.1.4.3. Đối với khách hàng Hoạt động huy động tiền gửi đáp ứng đa dạng nhu cầu tích lũy vốn cho khách hàng hiện tại và phục vụ cho nhu cầu tiền mặt trong tương lai. Đồng thời, hoạt động huy động tiền gửi của NHTM trở thành một trong những kênh đầu tư sinh lời cho khách hàng thông qua nhận lãi tiền gửi định kỳ. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu tiết kiệm, đầu tư, hoạt động huy động tiền gửi đảm bảo an toàn lượng tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất cắp tiền mặt do dự trữ tại nhà hoặc trên đường vận chuyển, lưu thông của khách hàng. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, NHTM thiết kế nhiều sản phẩm, dịch vụ liên quan đến sản phẩm tiền gửi. Điều này tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận các dịch vụ khác của NHTM như ATM, ngân hàng điện tử, dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, sản phẩm bảo hiểm liên quan hoạt động tín dụng. Khách hàng đang gửi tiền tại NHTM có thể sử dụng tiền gửi có kỳ hạn để chiết khấu, cầm cố, bảo lãnh nhằm phục vụ nhu cầu vốn ngắn hạn. 1.2. Các nhân tố tác động đến hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại 1.2.1. Nhân tố bên ngoài 1.2.1.1. Tình hình chính trị - xã hội Những thay đổi trong điều kiện môi trường như các vấn đề chính trị, xã hội -
- 11 văn hóa dễ dàng tác động đến sự tồn tại của một tổ chức, doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả ngân hàng (Ansoff và McDonnell 1990). Scholes và Whittington (2005), xác định sự ổn định của chính phủ, chính sách thuế, các quy định thương mại quốc tế và phúc lợi xã hội, chính sách là yếu tố chính đóng một vai trò quan trọng trong môi trường chính trị. Các mối lo ngại chính trị, sự cạnh tranh, cải cách xã hội, tiến bộ công nghệ và toàn cầu hóa là một trong những thách thức có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành ngân hàng. Tình hình chính trị ổn định thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng thu nhập quốc dân, tăng tiết kiệm và khuyến khích đầu tư. Nhờ đó, hoạt động tài chính ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng sẽ phát triển theo. Ngược lại, tình hình chính trị bất ổn sẽ kìm hãm sự phát triển của các hoạt động kinh tế, các hoạt động đầu tư, giảm thu nhập quốc dân, giảm tỷ lệ tiết kiệm. Vì thế, hoạt động huy động vốn của các NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn. 1.2.1.2. Chính sách quản lý và môi trường pháp lý Ngành ngân hàng là một trong những ngành dễ bị tổn thương nhất dưới sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Đó là lý do tại sao ngành ngân hàng là một trong những ngành chịu sự chi phối của nhiều quy định ở mức độ cao nhằm đảm bảo một mạng lưới hoạt động tài chính an toàn, bảo vệ người dân và tổ chức kinh tế. Khi các điều luật, chính sách quản lý giới hạn trong hoạt động của NHTM được giảm nhẹ có thể khuyến khích các NHTM tham gia vào các hình thức huy động tiền gửi rủi ro hơn để đánh đổi với lợi nhuận cao hơn. Nhưng điều đó cũng tạo ra nhiều rủi ro khó mà đo lường cho NHTM. Nếu ở các nước phát triển, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn và nhà nước có niềm tin và khả năng tự ổn định cân bằng, hoạt động theo cơ chế thị trường thay cho sự can thiệp của chính phủ (Asher, 1998) thì ở nước đang phát triển, thị trường chưa hoàn thiện, người tiêu dùng vẫn dựa trên sự can thiệp của nhà nước để bảo vệ quyền lợi (Al-Ghamdi, Sohail, & Al-Khaldi, 2007). Chính vì vậy, hoạt động của NHTM được quản lý bởi NHTW của các nước, đồng thời hoạt động dưới các điều luật chặt chẽ. Môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Một sự thay đổi 1% trong dự trữ bắt buộc có thể thay đổi mạnh mẽ nguồn vốn và chiến lược cấp tín dụng của NHTM. Trong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 843 | 193
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn