intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Rạch Giá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích các yếu tố tác động đến hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Rạch Giá, hàm ý chính sách đối với chính quyền địa phương về quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng tính cạnh tranh trong kinh doanh của hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống với các loại hình bán lẻ khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Rạch Giá

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------- NGUYỄN THÀNH CÔNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI VI PHẠM AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA HỘ KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------- NGUYỄN THÀNH CÔNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI VI PHẠM AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA HỘ KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ TRÍ HẢO TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, kết quả do trực tiếp tôi thu thập, thống kê và xử lý. Các nguồn dữ liệu khác được sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2017 Người cam đoan Nguyễn Thành Công
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1.......................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 1.5. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 4 CHƯƠNG 2.......................................................................................................... 5 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................. 5 2.1. Lý thuyết về hoạt động thương mại của hộ kinh doanh................................. 5 2.1.1. Hộ kinh doanh .......................................................................................... 5 2.1.1.1. Khái niệm hộ kinh doanh .................................................................. 5 2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ .......................................................................... 5 2.1.1.3. Vai trò của kinh tế hộ ........................................................................ 6 2.2.2. Hoạt động thương mại ............................................................................. 7 2.2.2.1. Khái niệm hoạt động thương mại ...................................................... 7
  5. 2.2.2.2. Đặc điểm của hoạt động thương mại ................................................ 8 2.2. Cơ sở lý thuyết về vi phạm an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh tại chợ ... 9 2.2.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm ............................................................. 9 2.2.2. Vai trò của an toàn thực phẩm ............................................................... 10 2.2.2.1. Vai trò của An toàn thực phẩm đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người ............................................................................................. 10 2.2.2.2. Vai trò của An toàn thực phẩm đối với phát triển kinh tế - xã hội . 11 2.3. Các lý thuyết về kinh tế học sản xuất........................................................... 14 2.3.1. Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất ...................................... 14 2.2.3. Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí ......................................... 14 2.2.4. Tối đa hóa lợi nhuận .............................................................................. 16 2.2.5. Đo lường chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất .................................... 18 2.4. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................................ 19 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 22 CHƯƠNG 3........................................................................................................ 23 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............. 23 3.1. Quy trình nghiên cứu.................................................................................... 23 3.2. Mô hình và các biến trong nghiên cứu ......................................................... 24 3.3. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 26 3.3.1. Dữ liệu thứ cấp....................................................................................... 26 3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................. 26 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 27 CHƯƠNG 4........................................................................................................ 28 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 28 4.1. Tổng quan về thành phố Rạch Giá ............................................................... 28 4.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................................................ 28 4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................... 30 4.1.3. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Rạch Giá ............................................................................. 32 4.2. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ....................................................... 33
  6. 4.3. Kết quả hồi quy ............................................................................................ 39 4.3.1. Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến trong mô hình ............................. 39 4.3.2. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm an toàn thực phẩm......................................................................................................... 40 4.4. Giải thích kết quả hồi quy ............................................................................ 41 Kết luận chương 4 ............................................................................................... 43 CHƯƠNG 5........................................................................................................ 44 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................ 44 5.1. Kết luận ........................................................................................................ 44 5.2. Hàm ý chính sách ......................................................................................... 45 5.2.1. Giải pháp tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm ...................... 45 5.2.2. Giải pháp về cơ chế quản lý................................................................... 45 5.2.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện .............................................................. 46 5.3. Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC SỐ LIỆU
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATTP An toàn thực phẩm KD Kinh doanh NĐ-CP Nghị định chính phủ PL-UBTVQH Pháp lệnh - Ủy ban thường vụ Quốc hội Tp Thành phố WTO Tổ chức Thương mại thế giới
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm ATTP 25 Bảng 3.2 : Lựa chọn mẫu khảo sát 26 Bảng 4.1: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội 31 Bảng 4.2: Giới tính chủ hộ 33 Bảng 4.3: Tuổi chủ hộ 34 Bảng 4.4: Dân tộc chủ hộ 35 Bảng 4.5: Trình độ học vấn chủ hộ 36 Bảng 4.6: Qui mô hộ tiểu thương 37 Bảng 4.7: Số lao động trong hộ 37 Bảng 4.8: Số năm buôn bán của hộ 38 Bảng 4.9: Vốn kinh doanh của hộ năm 2017 38 Bảng 4.10: Thu nhập của hộ kinh doanh 39 Bảng 4.11: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập 39 Bảng 4.12: Kết quả khả năng vi phạm ATTP 40
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Quá trình tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp 18 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 23 Hình 4.1: Bản đồ Thành phố Rạch Giá 28 Biểu đồ 4.1: Dân số thành thị, nông thôn 29 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ dân tộc 29 Biểu đồ 4.3: Tổng vi phạm theo từng năm 33
  10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi vi phạm ATTP của hộ kinh doanh trên địa bàn Tp Rạch Giá để tìm ra các giải pháp nhằm giảm số lượng vi phạm ATTP, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng là cần thiết. Mẫu nghiên cứu của đề tài được chọn từ 150 hộ kinh doanh trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Trên cơ sở các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 9 biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng vi phạm ATTP của hộ kinh doanh: tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, dân tộc chủ hộ, học vấn chủ hộ, qui mô hộ, số lượng lao động, số năm buôn bán, vốn kinh doanh và lợi nhuận. Kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm ATTP của hộ kinh doanh có 6 biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc của mô hình gồm dân tộc chủ hộ, qui mô hộ, số lao động, số năm buôn bán, vốn kinh doanh, thu nhập. Qua kết quả phân tích cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm ATTP. Để giảm được hành vi vi phạm ATTP của hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn Tp Rạch Giá, cần có những chính sách thiết thực từ phía Nhà nước, Chính quyền địa phương và đặc biệt là từ phía hộ kinh doanh.
  11. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề Thực phẩm một nguồn sống không thể thiếu đối với cuộc sống và sự phát triển của con người, con người càng phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần thì nguồn thực phẩm cần phải đáp ứng đầy đủ cả về lượng và chất. Đối với một quốc gia thực phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đối với mỗi dân tộc thực phẩm đóng vai trò nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe và phát triển nòi giống. Vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được cộng đồng xã hội quan tâm, bởi bên cạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra năng suất trong nông nghiệp, tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thì thực trạng cho thấy “thực phẩm bẩn” hay thực phẩm không an toàn đang ngày một phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn hại sức khỏe của người dân; chúng ta đang đối mặt với một cơn bão thực phẩm bẩn và không an toàn đe dọa lâu dài sức khỏe tính mạng người tiêu dùng (Phạm Hải Vũ & Đào Thế Anh, 2016); Giai đoạn từ 2011 - 2016 số vụ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm cả nước là 678.755 cơ sở vi phạm chiếm 20,5% số cơ sở được tiến hành kiểm tra, cũng trong giai đoạn này số vụ ngộ độc được ghi nhận là 1.007 vụ với 30.395 người mắc, 25.617 người đi nhập viện và 164 người chết, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm được xác định chủ yếu do vi sinh vật, do độc tố tự nhiên, do hóa chất và có đến 268 vụ không xác định được nguyên nhân gây ngộ độc. Kiên Giang là tỉnh nằm về phía tây nam của Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan, có tài nguyên thiên nhiên ưu đãi như: rừng, biển, hải đảo, có vị trí biên giới giáp với Campuchia với 02 cửa khẩu: cửa khẩu quốc tế Xà Xía, cửa khẩu quốc gia Giang Thành thuận lợi cho việc giao thương hàng hoá, khoảng cách tương đối gần với các trung tâm kinh tế lớn như Thành phố Hồ Chí Minh là 245 km, Thành phố Cần Thơ là 116 km, với các tuyến giao thông thuận tiện như
  12. 2 đường thủy, đường bộ, đường hàng không; Kết cấu hạ tầng thương mại ổn định và phát triển, từ năm 2014 đến năm 2016 giá trị bán lẻ hàng hóa dịch vụ đều tăng bình quân 13,87% qua các năm.Tỉnh Kiên Giang có 174 chợ, 02 Trung tâm thương mại, 05 siêu thị bán lẻ hiện đại và nhiều cửa hàng tiện lợi (Nguồn: Sở Công Thương Kiên Giang – 2016). Tại thành phố Rạch Giá, là trung tâm thương mại, kinh tế, tài chính của tỉnh Kiên Giang là nơi tập trung nhiều chợ, trung tâm thương mại, siêu thị bán lẻ. Trong những năm gần đây, chính quyền và các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng Thành phố có nhiều chính sách nhằm quản lý hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhằm cải thiện chất lượng thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm ở các loại hình kinh doanh: thức ăn đường phố, nhà hàng, siêu thị, bếp ăn tập thể; tuy nhiên đối với loại hình kinh doanh thực phẩm bán lẻ của các hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống – nhất là thực phẩm tươi sống - thì ít được quan tâm (Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang – 2016); Đây là đối tượng kinh doanh cuối cùng, phân phối trực tiếp thực phẩm đến tay người tiêu dùng hàng ngày, đầu ra của chuỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm. Việc quản lý của chính quyền địa phương về an toàn thực phẩm đối với loại hình này khó hơn các loại hình kinh doanh khác như siêu thị, cửa hàng bán lẻ; do đặc điểm kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ, thiếu ổn định, tập quán, thói quen kinh doanh truyền thống khó thay đổi. Nhằm đánh giá thực trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm trong hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống, các yếu tố tác động đến vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm của hộ kinh doanh trong việc đảm bảo an toàn trong kinh doanh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn Thành phố Rạch Giá, hàm ý chính sách giúp chính quyền quản lý tốt hơn đối với hộ kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm chính, tôi chọn đề tại “Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh tại các chợ địa bàn Thành phố Rạch Giá” để làm luận văn thạc sĩ.
  13. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích các yếu tố tác động đến hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Rạch Giá, hàm ý chính sách đối với chính quyền địa phương về quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng tính cạnh tranh trong kinh doanh của hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống với các loại hình bán lẻ khác. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Với mục tiêu chung này, đề tài sẽ giải quyết 3 mục tiêu cụ thể, đó là: Đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh thực phẩm của hộ kinh doanh. Hàm ý chính sách quản lý việc kinh doanh thực phẩm tại các chợ, thông qua tác động của cơ chế, chính sách quản lý tạo chuyển biến về nhận thức, tư duy trong kinh doanh của các hộ kinh doanh đảm bảo về an toàn thực phẩm. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng vi phạm an toàn thực phẩm trong kinh doanh của hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Rạch Giá như thế nào? Các yếu tố nào tác động nhiều nhất đến hành vi vi phạm trong kinh doanh thực phẩm của hộ kinh doanh? Hàm ý chính sách gì cho việc quản lý hoạt động kinh doanh thực phẩm tại chợ của hộ kinh doanh đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; nâng cao khả năng cạnh tranh của chợ trong kinh doanh thực phẩm? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Rạch Giá.
  14. 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện cho các hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn Tp. Rạch Giá. Giới hạn về thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp được thu thập trong tài liệu lưu trữ của Chi cục quản lý thị trường thực hiện kiểm tra tính đến tháng 10/2017. 1.5. Kết cấu luận văn Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Chương này trình bày vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn. Chương 2. Tổng quan lý thuyết nghiên cứu. Chương này trình bày các khái niệm về vi phạm an toàn thực phẩm, hoạt động thương mại, hộ kinh doanh, các lý thuyết hành vi, lý thuyết về kinh tế học sản xuất, tổng quan các nghiên cứu có liên quan. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày nguồn dữ liệu, chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp hồi quy Binary Logistic, mô hình hồi quy OLS, mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày tổng quan về mẫu nghiên cứu, phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình, trình bày kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm an toàn thực phẩm, số hành vi vi phạm của các hộ kinh doanh. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày những kết quả mà đề tài đạt được, các hàm ý chính sách nhằm giúp giảm khả năng vi phạm an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh tại các chợ, đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  15. 5 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1. Lý thuyết về hoạt động thương mại của hộ kinh doanh 2.1.1. Hộ kinh doanh 2.1.1.1. Khái niệm hộ kinh doanh Theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, Điều 49 quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”. Hộ kinh doanh là một đơn vị kinh tế độc lập, trực tiếp kinh doanh hàng hóa và là chủ thể của mọi hoạt động kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Hộ kinh doanh hoạt động trên nhiều lĩnh vực như sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ. 2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ Theo Tạ Việt Anh (2010), hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, kinh doanh vừa là một đơn vị tiêu dùng. Sử dụng nguồn nhân lực tự có, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, ngành nghề đa dạng, phong phú, khả năng quản lý hạn chế, vốn kinh doanh từ tiết kiệm, tích lũy trong hộ. Đặc điểm chung thể hiện là: Về nhân lực: Hộ chủ yếu sử dụng nguồn lực tự có trong gia đình. Đây là nguồn lực ở quy mô nhỏ, trong phạm vi gia đình, bạn bè thân thuộc được huy động để tham gia vào kinh doanh, mua hàng hóa. Một số hộ có quy mô vốn lớn, mặt bằng quầy sạp rộng, kinh doanh nhiều chủng loại hàng hóa vào lúc thị trường mua bán nhiều các dịp lễ, ngày tết có thể thuê thêm lao động để phụ giúp kinh doanh.
  16. 6 Vế quy mô kinh doanh: hộ tiểu thương kinh doanh ở quy mô nhỏ, phạm vi kinh doanh hẹp. Do điều kiện về vốn, quản lý, mặt bằng quầy sạp và thị trường tiêu thụ còn nhiều hạn chế nên khó có khả năng mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy vậy, trong tương lai, khi có sự liên kết, trao đổi và hợp tác giữa các hộ tiểu thương với các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân thì quy mô kinh doanh của hộ tiểu thương sẽ lớn hơn. Vốn kinh doanh: Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vốn tự có của gia đình, vay mượn bạn bè, người thân hoặc mua bán thông qua hình thức gối đầu từ nhà máy, xí nghiệp và các hãng kinh doanh khác. Số lượng hộ tiểu thương tiếp cận và được vay vốn chưa nhiều do thiếu các điều kiện đảm bảo tiền vay ngân hàng. Về ngành nghề: Hộ tiểu thương kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng phong phú, mặt hàng nông, lâm, ngư nghiệp, hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kim khí điện máy, hàng phục vụ cho sản xuất, phục vụ tiêu dùng sinh hoạt của người dân. Về quản lý kinh doanh: Khả năng quản lý của hộ tiểu thương nhìn chung còn nhiều hạn chế, phần lớn tổ chức kinh doanh dựa vào kinh nghiệm tích lũy từ người đi trước truyền lại cho người đi sau, cha mẹ truyền cho con cái, tổ chức quản lý tài chính theo gia đình, người chủ thống nhất và quyết định mọi vấn đề liên quan đến kinh doanh. Nhìn chung, từ những đặc điểm trên cho thấy các hộ tiểu thương hoạt động kinh doanh rất phong phú, nhạy bén với thị trường để kinh doanh hàng hóa phục vụ tốt cho sản xuất và tiêu dùng. Một trong những khó khăn của các hộ tiểu thương hiện nay là thiếu vốn để mở rộng quy mô liên kết, trao đổi, mua bán hàng hóa, vì vậy, việc tạo điều kiện để các hộ tiểu thương tiếp cận tín dụng, tăng lượng vốn kinh doanh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ. 2.1.1.3. Vai trò của kinh tế hộ Hộ gia đình tạo ra nguồn nhân lực, tái sản xuất ra sức lao động, một nhân tố quan trọng đối với các ngành kinh tế quốc dân. Nó còn là một đơn vị kinh tế độc lập, cung cấp trao đổi hàng hóa cho xã hội và tạo giá trị tăng trưởng phát
  17. 7 triển kinh tế. Hộ gia đình là một đơn vị tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ và là thị trường cho các doanh nghiệp. Với vai trò tổ chức kinh doanh, sản xuất, hộ gia đình là nơi trao đổi hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Với tư cách là con người, thì hộ gia đình cũng cần sử dụng hàng hóa cần thiết cho cuộc sống, và tái tạo sức lao động. Đây là nhu cầu để hình thành thị trường hàng hóa cho các doanh nghiệp. 2.2.2. Hoạt động thương mại 2.2.2.1. Khái niệm hoạt động thương mại Hiểu theo nghĩa rộng, hoạt động thương mại là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh. “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Khoản 16 Điều 4 - Luật Doanh nghiệp 2014). Hoạt động kinh doanh thực hiện trong nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Chứng khoán và các Luật chuyên ngành khác. Theo nghĩa hẹp, “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (Khoản 1, Điều 3 - Luật thương mại 2005). Hoạt động thương mại được định nghĩa theo Luật thương mại chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không bao hàm khâu đầu tư cho sản xuất. Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ gồm: - Mua bán hàng hoá (thương mại hàng hóa) là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên
  18. 8 mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận (Khoản 8, Điều 3 - Luật thương mại). - Cung ứng dịch vụ (thương mại dịch vụ) là hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Khoản 9, Điều 3 - Luật thương mại). Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, có những thương nhân chuyên kinh doanh mua bán hàng hóa và có những thương nhân đồng thời là nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ. Vì vậy, pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liên quan đến quá trình đầu tư sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ như tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ. 2.2.2.2. Đặc điểm của hoạt động thương mại Là một trong những hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại có những đặc điểm sau đây: Chủ thể: Hoạt động thương mại là quan hệ giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân, người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại có tính chất nghề nghiệp. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Điều 6 Luật thương mại). Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động thương mại còn có các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (không phải là thương nhân theo Luật thương mại). Mục đích của người thực hiện hoạt động thương mại là lợi nhuận Nội dung của hoạt động thương mại: 2 nhóm hoạt động cơ bản là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ (thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ). Ngoài ra, các hình thức đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt động thương mại.
  19. 9 2.2. Cơ sở lý thuyết về vi phạm an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh tại chợ 2.2.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm Bên cạnh mặt tích cực của sự phát triển công nghiệp hoá chất, công nghệ sinh học, con người đã sử dụng nó để tạo ra, biến đổi những thực phẩm không còn an toàn; điều mà trong thời đại văn minh nông nghiệp loài người không phải đối mặt. Bởi vậy, ATTP là một vấn đề cấp bách đối với xã hội mới bước vào văn minh công nghiệp như Việt Nam. Trong điều kiện phát triển về mọi mặt như hiện nay, thực phẩm đối với con người không chỉ để đủ năng lượng sống, mà ngày càng được quan tâm hơn về chất lượng và sự an toàn khi sử dụng. ATTP đã trở nên bức bách khi mà vấn đề ngộ độc thực phẩm ngày càng diễn biến phức tạp, công tác quản lý của cơ quan chức năng hầu như không thể bao quát hết được với những hành vi gian dối của người sản xuất, kinh doanh. Từ đó, ATTP trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội và đòi hỏi nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn bao giờ hết. Khái niệm ATTP liên quan một loạt khái niệm khác. Có thể hiểu đơn giản thực phẩm chính là tất cả các sản phẩm mà con người chúng ta ăn, uống được, có thể ở dạng tươi, sống hoặc đã qua các hình thức chế biến. Hay nói cách khác: “Thực phẩm là một loại sản phẩm phổ biến nhất liên quan đến hoạt động sống của con người, hầu hết các loại sản phẩm mà con người có thể ăn hoặc uống được đều có thể gọi là thực phẩm, trừ các loại dùng để chữa bệnh”. “Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho con người, phát triển duy trì sự sống và lao động, thực phẩm cũng chính là nguồn gây ngộ độc cho con người nếu như chúng ta không tuân thủ những biện pháp vệ sinh thực phẩm hữu hiệu (Nguyễn Đức Lượng và Phạm Minh Tâm, 2000). Trong Luật An Toàn Thực phẩm số 55/2010/QH12 khái niệm này đã được đơn giản hóa, ngắn gọn và phù hợp hơn tại Khoản 1, Điều 2: “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”. Vì vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, an toàn thực phẩm là toàn bộ
  20. 10 những vấn đề cần giải quyết, liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm, sao cho không gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Ngoài ra khái niệm vệ sinh thực phẩm còn chứa đựng nội dung khác như tổ chức vệ sinh trong vận chuyển và chế biến thực phẩm. An toàn thực phẩm là khái niệm khoa học có nội dung rộng hơn vệ sinh thực phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu như khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người. Theo nghĩa rộng an toàn thực phẩm còn được hiểu là khả năng cung cấp đầy đủ và kịp thời về số lượng và chất lượng thực phẩm khi một quốc gia gặp thiên tai hoặc một lý do nào đó. Vì thế, mục đích chính của an toàn thực phẩm là sản xuất, chế biến, vận chuyển và bảo quản thực phẩm làm sao để thực phẩm không nhiễm vi sinh vật gây bệnh, không chứa độc tố sinh học, hóa học và các yếu tố khác gây hại cho sức khỏe con người (Nguyễn Đức Lượng và Phạm Minh Tâm, 2000). 2.2.2. Vai trò của an toàn thực phẩm Không chỉ riêng đối với nước ta, vấn đề ATTP luôn là vấn đề được quan tâm sâu sắc trên toàn cầu bởi vai trò quan trọng bậc nhất của nó đối với sức khỏe, tính mạng, sự tồn tại và phát triển giống nòi của con người. Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu hằng ngày, cung cấp cho con người nguồn dinh dưỡng, năng lượng để sống và phát triển. Tuy nhiên khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ATTP chưa tốt, thì thực phẩm lại là nguồn gây bệnh nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, mà còn tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. 2.2.2.1. Vai trò của An toàn thực phẩm đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người ATTP là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với sức khỏe con người, việc được tiếp cận nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn là một nhu cầu tất yếu và có thể xem như quyền cơ bản của mỗi con người. Thực phẩm chỉ được được đánh giá theo đúng khái niệm của nó là mang lại giá trị dinh dưỡng cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2