Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích chi phí – Lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam
lượt xem 14
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là: Nhận diện và đánh giá chi phí, lợi ích từ chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá; nhận diện và phân tích các hạn chế đặc thù của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt tại Việt Nam trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá, để từ đó đưa ra đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích chi phí – Lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRẦN THÁI HÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRẦN THÁI HÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính Công Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
- LỜI CAM KẾT Tôi cam kết rằng Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài: “Phân tích chi phí – lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam” là một công trình nghiên cứu độc lập, nghiêm túc. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. TP. HCM, ngày 20 tháng 09 năm 2013 TÁC GIẢ NGUYỄN TRẦN THÁI HÀ
- LỜI CẢM ƠN Xin cho tôi gởi lời chân thành cảm ơn đến: Quý Thầy, Cô Khoa Tài chính Công – Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã trao đổi kiến thức, chỉ dẫn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Các Anh, Chị của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế – Bộ Y tế, Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại Thuốc lá Quốc gia, Văn phòng HealthBridge – Canada tại Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập số liệu, chia sẻ các thông tin cần thiết để tôi có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các Anh, Chị, các Bạn Khoa Tài chính Công K18, K19 đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. TP. HCM, ngày 20 tháng 09 năm 2013 TÁC GIẢ NGUYỄN TRẦN THÁI HÀ
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Ý nghĩa của đề tài 6. Giới hạn nghiên cứu 7. Cấu trúc luận văn CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ 1.1 Cơ sở lý luận về tác động của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt .... Trang 01 1.2 Phân tích chi phí – lợi ích của chính sách ....................................... Trang 03 1.2.1. Mục đích của việc sử dụng phân tích chi phí – lợi ích ......... Trang 05 1.2.2. Phân tích tài chính và phân tích chi phí – lợi ích .................. Trang 06 1.2.2.1. Phân tích tài chính .............................................................. Trang 07 1.2.2.2. Phân tích chi phí - lợi ích ................................................... Trang 10 1.2.2.3. Bộ công cụ để tiến hành phân tích chi phí – lợi ích........... Trang 14 1.2.2.4. Các bước để tiến hành phân tích chi phí – lợi ích.............. Trang 16
- 1.3 Mô hình phân tích chi phí – lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá.............................................. Trang 19 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM 2.1 Bối cảnh........................................................................................... Trang 24 2.1.1 Khái quát tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam ............... Trang 24 2.1.2 Khái quát về ngành công nghiệp thuốc lá ở Việt Nam .......... Trang 26 2.1.3 Thuế và giá của các sản phẩm thuốc lá .................................. Trang 27 2.1.3.1 Thuế thuốc lá....................................................................... Trang 27 2.1.3.2 Giá của các sản phẩm thuốc lá ............................................ Trang 29 2.2 Xác định các yếu tố đầu vào của mô hình phân tích....................... Trang 31 2.2.1 Xác định vị thế khi phân tích chính sách ............................... Trang 31 2.2.2 Nhận dạng chi phí, lợi ích và các thông số của mô hình ....... Trang 32 2.2.2.1 Nhận dạng hệ số co giãn của cầu theo giá thuốc lá ............ Trang 32 2.2.2.2. Chi phí các dịch vụ y tế do các bệnh liên quan đến hút thuốc lá ............................................................................................ Trang 36 2.2.2.3 Ước lượng giá trị mạng sống con người ............................. Trang 39 2.2.2.4 Chi phí của việc ban hành chính sách thuế thuốc lá mới.... Trang 41 2.2.2.5 Các thông số khác và kịch bản trong mô hình phân tích .... Trang 44 2.2.3 Đánh giá chi phí – lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt ............................................................................................ Trang 46 2.2.3.1 Đánh giá lợi ích tài chính của chính sách ........................... Trang 46 2.2.3.2 Đánh giá lợi ích sức khỏe của chính sách ........................... Trang 48 2.3 Kết quả thực hiện ............................................................................ Trang 52
- 2.3.1 Hiệu quả xã hội của mô hình chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá .............................................. Trang 52 2.3.2 Lợi ích – chi phí của mô hình chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá ....................................... Trang 55 2.3.3 Phân tích kịch bản .................................................................. Trang 57 CHƯƠNG 3 : KHUYẾN NGHỊ SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG HẠN CHẾ TIÊU DÙNG THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM 3.1 Kết luận ........................................................................................... Trang 61 3.2 Khuyến nghị .................................................................................... Trang 62 3.2.1 Về chính sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá ............................................................................ Trang 63 3.2.2 Các vấn đề về quản lý việc thực thi chính sách thuế ............. Trang 65 3.2.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................... Trang 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank) B/C : Tỷ số lợi ích – chi phí CBA : Phân tích Chi phí – Lợi ích CDC : Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật (Centers for Disease control and prevention) CPI : Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) EOCK : Chi phí cơ hội kinh tế của vốn công (Economics Opportunity Cost of Capital) FCTC : Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá GATS : Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products) GSO : Tổng cục Thống kê IARC : Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư (International Agency for Research on Cancer) IRR : Suất nội hoàn NPV : Hiện giá dòng tiền ròng PCTHTL : Phòng chống tác hại thuốc lá PVLE : Giá trị mạng sống con người (Present Value of Lifetime Earning) r : Suất chiết khấu WB : Ngân hàng Thế giới (World Bank) WHO : Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) WTP : Sẵn lòng chi trả (willing to pay).
- DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 1.1: Lợi ích theo năm cho chương trình tiêm chủng tổng thể .......................................................................................... Trang 12 2. Bảng 1.2: Lợi ích ròng của chương trình tiêm chủng .................. Trang 13 3. Bảng 2.1: Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành theo một số đặc điểm nhân khẩu học .................................................... Trang 24 4. Bảng 2.2: Chi phí y tế trung bình tính cho mỗi lần điều trị nội trú hoặc ngoại trú phân theo giới và bệnh tật................................ Trang 38 5. Bảng 2.3: Thiệt hại năng suất liên quan đến hút thuốc lá do bệnh tật phân theo giới và bệnh tật ............................................... Trang 39 6. Bảng 2.4: Ước lượng giá trị mạng sống của con người ............... Trang 40 7. Bảng 2.5: Chi phí thực hiện soạn thảo và thi hành chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt ..................................................................... Trang 42 8. Bảng 2.6: Tỷ lệ hút thuốc phân theo nhóm tuổi ........................... Trang 44 9. Bảng 2.7: Độ nhạy cảm với sự thay đổi giá phân theo nhóm tuổi................................................................................................. Trang 45 10. Bảng 2.8: Tỷ lệ tránh được tử vong sau khi bỏ thuốc ở người trưởng thành và giới trẻ ................................................................. Trang 45 11. Bảng 2.9: Đánh giá lợi ích tài chính của chính sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá......................................................... Trang 46 12. Bảng 2.10: Ước tính chi phí y tế do điều trị nội trú hoặc ngoại trú vì các bệnh do thuốc lá gây ra ....................................... Trang 49 13. Bảng 2.11: Ước tính tổn thất lao động do điều trị nội trú hoặc ngoại trú vì các bệnh do thuốc lá gây ra ....................................... Trang 50 14. Bảng 2.12: Ước tính giá trị sinh mạng con người từ việc ngăn chặn tử vong sớm do thuốc lá ....................................................... Trang 51
- 15. Bảng 2.13: Tổng hợp kết quả phân tích hiệu quả xã hội của mô hình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá .......................... Trang 53 16. Bảng 2.14: Tổng hợp chi phí lợi ích của chích sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá – độ co giãn trung bình .................. Trang 55 17. Bảng 2.15: Tổng hợp chi phí lợi ích của chích sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá theo các kịch bản - độ co giãn thấp ................................................................................................ Trang 57 18. Bảng 2.16: Tổng hợp chi phí lợi ích của chích sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá theo các kịch bản - độ co giãn cao ................................................................................................. Trang 58
- DANH MỤC CÁC HÌNH 1. Hình1.1: Tác động của thuế đến người tiêu dùng ........................ Trang 02 2. Hình 1.2a: Tác động của thuế trường hợp cầu co giãn lớn.......... Trang 03 3. Hình 1.2b: Tác động của thuế trường hợp cầu co ít co giản........ Trang 03 4. Hình 1.3: Phân tích chi phí lợi ích bằng biểu đồ.......................... Trang 10 5. Hình 2.1: CPI tất cả các mặt hàng và CPI thuốc lá, 1995 - 2006 ............................................................................................... Trang 30 6. Hình 2.2: CPI thuốc lá và GDP đầu người, 1995-2006 ............... Trang 30
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trên thế giới, thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong và bệnh tật hàng đầu mà con người hoàn toàn có thể phòng tránh và hạn chế được. Theo đánh giá của WHO, thuốc lá gây tử vong từ một phần ba đến một nửa số những người thường xuyên hút thuốc, và tuổi thọ trung bình của một người hút thuốc ngắn hơn tuổi thọ của người không hút thuốc là khoảng 15 năm. Trong những năm gần đây, WHO đã ước tính thuốc lá đã gây tử vong gần 6 triệu người mỗi năm, trong đó có hơn 5 triệu người thường xuyên sử dụng thuốc lá và gần 80% số ca tử vong là ở các nước đang phát triển1. Số người chết hàng năm có thể lên đến hơn 8 triệu vào năm 2030 nếu các nước không có các biện pháp kiểm soát hút thuốc lá có hiệu quả. Tại Việt Nam, ước tính tỷ lệ hút thuốc chung hiện nay là khoảng hơn 47,4% ở nam giới, và khoảng 1,4% ở nữ giới2. Tỷ lệ này đã thấp hơn so với 10 năm trước đây khi có tới hơn 60% nam giới và 4% nữ giới hút các sản phẩm thuốc lá3. Bệnh tật mà thuốc lá mạng lại không những làm tăng những thiệt hại về sức khoẻ và sinh mạng của người hút thuốc, gia tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình vì những chi tiêu cho thuốc lá; mà còn gây ra những thiệt hại kinh tế đáng kể cho các quốc gia. Các thiệt hại được chỉ ra bao gồm sinh mạng con người và năng suất bị mất đi do các bệnh và tử vong sớm do thuốc lá gây ra. Thêm vào đó là các chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan đến thuốc lá mà Chính phủ và bệnh nhân phải gánh chịu chẳng hạn như chi phí đi lại, 1 WHO, 2013, Tobacco Facts. . 2 Bộ Y tế, WHO, 2010. Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (GATS) 2010. Hà nội. 3 Tổng cục Thống kê, 2000. Điều tra Mức sống Việt nam (VLSS) 1992 – 1993. Hà nội: NXB Thống kê.
- chăm sóc người bệnh của người thân, chi phí của các ngày nghỉ điều trị bệnh do các bệnh liên quan đến thuốc lá gây ra, tổn thất do tử vong sớm... Hiện nay ở Việt Nam, những bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ tử vong cao hơn cả tổng số tử vong do các bệnh lây nhiễm, tai nạn và thương tích cộng lại4. Các nghiên cứu dịch tễ học thực địa cho thấy các bệnh tim mạch chiếm tới 29% các ca tử vong được ghi nhận trong thời kỳ 5 năm (1999-2003), trong khi đó ung thư chiếm 15% số ca tử vong và các bệnh truyền nhiễm chiếm 11%5. Ngoài ra, chỉ riêng chi phí y tế liên quan tới ba căn bệnh do sử dụng thuốc lá ở Việt Nam (ung thư phổi, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) ước tính đã vượt 1.100 tỷ đồng trong năm 20056. Theo đánh giá của WHO, Việt Nam hiện là một trong 15 quốc gia có số người sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới7. Thực tế này đã dẫn đến có đến 62% ca tử vong tại Việt Nam có liên quan đến thuốc lá8. Thuốc lá ở Việt Nam cũng gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã hội. Mỗi năm khoảng 8.213 tỷ đồng được tiêu tốn cho mặt hàng này, cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành; 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh9. Để giảm thiểu những tổn thất về sức khoẻ và các chi phí kinh tế do thuốc lá gây ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) để thực hiện toàn diện việc phòng chống tác hại thuốc lá. Việc Nam đã phê chuẩn Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá vào năm 4 World Health Organization, 2004. Global Burden of Disease data. Geneva: Department of Measurement and Health Information, World HealthOrganization. 5 Guindon. GE, Hoàng Văn Kình, Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự, 2010. Thuế thuốc lá ở Việt Nam. Paris: International Union Against Tuberculosis and Lung Disease. 6 Ross H, Trung DV, Phu VX, 2007. The costs of smoking in Vietnam: The case of inpatient care. Tob Control;16:405-409 7 Khánh An, 2011. Việt Nam thuộc nhóm hút thuốc lá nhiều nhất. Theo Tiền phong online 30/5/2011, http://www.tienphong.vn/xa-hoi/539822/Viet-Nam-thuoc-nhom-hut-thuoc-la-nhieu-nhat-tpov.html. 8 Nhật Minh, 2011. Bộ Y tế: 62% ca tử vong tại Việt Nam liên quan đến hút thuốc lá. Báo Lao động điện tử ngày 23/8/2011. 9 Quang Phương, 2011. Mỗi năm tốn đến 8.213 tỷ đồng để... hút thuốc lá. Theo Vnexpress, http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2004/05/3b9d3047/.
- 2004. Gần đây nhất, ngày 18/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá nhắm đến một số mục tiêu a) Giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam; b) Đảm bảo quyền của những người không hút thuốc lá được sống trong bầu không khí không có khói thuốc lá; và c) Giảm tổn thất do thuốc lá gây ra cho mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Hiện nay trên thế giới, vấn đề kiểm soát sản xuất và tiêu thụ thuốc lá đang gặp rất nhiều hạn chế. Trong đó, một số các biện pháp phòng chống thuốc lá đã không được thực hiện một cách có hiệu quả bởi vì các lợi ích của ngành công nghiệp thuốc lá và các mục tiêu khác nhau của Chính phủ. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các nghiên cứu về tác động của các biện pháp can thiệp cũng chính là một nguyên nhân làm cho chính sách kiểm soát thuốc lá chưa thật sự hữu hiệu để ngăn chặn được các tác hại to lớn của thuốc lá. Theo WHO, tăng thuế thuốc lá là một cách hiệu quả nhất để giảm sử dụng thuốc lá, đặc biệt có tác dụng đối với những người trẻ tuổi. Thuốc lá mặc dù có tính chất gây nghiện nhưng nhu cầu tiêu dùng thuốc lá vẫn có sự thay đổi theo giá. Giá cao sẽ ngăn ngừa việc bắt đầu hút thuốc, khuyến khích những người đang hút thuốc giảm hoặc bỏ hẳn thuốc lá, và giúp những người đã bỏ thuốc khỏi hút thuốc trở lại. Hiện nay, việc áp dụng mức thuế cao đã được thực hiện ở một số nước tiên tiến trên thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, năm 1999 tỷ trọng thuế trong giá bán lẻ thuốc lá của một số quốc gia Châu Âuđược quy định khá cao như: Tây Ban Nha - 73%, Bồ Đào Nha - 80%, Ý - 75% , Hy Lạp -73%, Áo - 74%, Đức - 69%, Niu Zi Lân - 72%, Pháp - 76%, Bỉ - 74%, Phần Lan - 76%, Thụy Điển- 71%, Ai Len - 77%, Đan Mạch - 81%, Anh - 79%10. 10 World Health Organization Regional Office for Europe, 2005. Economics of Tobacco for the Europe (EU) Region. Regional Report: Europe (EU).http://siteresources.worldbank.org/INTETC/Resources/375990- 1089913200558/EuropeanUnion.pdf.
- Đề tài “Phân tích chi phí – lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam”, nhằm cung cấp một số bằng chứng khoa học cho việc xây dựng chính sách thuế hạn chế tiêu dùng thuốc lá tại Việt Nam theo như khuyến cáo của WHO. Qua đó, đề tài cố gắng đánh giá, nhận biết các lợi ích xã hội do chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá mang lại cũng như xác định được các chi phí của chính sách, tìm hiểu mối liên hệ giữa chính sách và phúc lợi của xã hội để từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị cải thiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác ra chính sách trong khu vực công. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là: 1. Nhận diện và đánh giá chi phí, lợi ích từ chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá. 2. Nhận diện và phân tích các hạn chế đặc thù của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt tại Việt Nam trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá, để từ đó đưa ra đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách. 3. Nhận diện và phân tích các hạn chế đặc thù ở Việt Nam ảnh hưởng đến phương pháp phân tích chi phí – lợi ích, để từ đó đưa ra khuyến nghị về phương pháp đánh giá chính sách công. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: 1. Thực trạng hút thuốc lá tại Việt Nam, thực trạng sản xuất thuốc lá và thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá tại Việt Nam. 2. Gánh nặng kinh tế và sức khỏe của các bệnh liên quan đến thuốc lá.
- 3. Các chỉ số liên quan đến kinh tế tài chính như Chi phí cơ hội kinh tế của vốn công (EOCK), Hiện giá thuần của dòng tiền ròng (NPV)... 4. Các chi phí (Cost) – Lợi ích (Benefit) (bao gồm cả chi phí - lợi ích gián tiếp được lượng hóa bằng tiền) mà chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá mang lại. 5. Các yếu tố đặc thù ở Việt Nam có ảnh hưởng đến chính sách thuế hạn chế tiêu dùng thuốc lá. 6. Các yếu tố đặc thù ở Việt Nam có ảnh hưởng đến phương pháp phân tích chi phí – lợi ích trong đánh giá chính sách công. Do tính đặc thù của việc hạn chế tiêu dùng thuốc lá, đặc biệt là trong việc ban hành một chính sách thuế có ảnh hưởng đến gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của cả một cộng đồng dân cư, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến số thu thuế của Chính phủ; đề tài chỉ tập trung vào những đối tượng nói trên trong phạm vi ảnh hưởng của “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chết tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam” và từ đó tính toán những chi phí hoặc lợi ích kinh tế - xã hội do chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài, việc nghiên cứu và phân tích chi phí – lợi ích trong chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt để hạn chế tiêu dùng thuốc lá được thực hiện bằng nghiên cứu định tính thông qua các phương pháp sau đây: 1. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp là những tài liệu hoặc số liệu thống kê ở địa phương (cả ở dạng xuất bản và không xuất bản) về các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Những tài liệu thứ cấp có thể thu thập được từ những nguồn khác nhau như số liệu của khu vực y tế công từ Tổng cục Thống kê, Bộ
- Y tế, Bộ Tài chính, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới…. và các tài liệu liên quan khác có trên mạng internet. Trên cơ sở các số liệu thu thập đó kết hợp với phương pháp phân tích chi phí lợi ích để tính toán các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho mục đích nghiên cứu, bao gồm: NPV (hiện giá thuần dòng tiền), B/C (tỷ số chi phí – lợi ích)… 2. Phương pháp khảo sát thực tế: Việc khảo sát thực tế cho phép cập nhật những thông tin, số liệu bổ sung từ đó đưa ra nhận định, đánh giá về một hoặc một số các yếu tố trong đề tài nghiên cứu khi mà các số liệu thứ cấp không nhiều hoặc không có sẵn. Nội dung của đợt khảo sát thực tế bao gồm lấy ý kiến các chuyên gia có liên quan về các vấn đề chuyên môn y tế. 3. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích Để tiến hành phân tích CBA và kết luận một chính sách nên được thực hiện hay không, người phân tích cần phải đưa tất cả các yếu tố trong chính sách về một đơn vị đo lường chung, nghĩa là những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của chính sách cần được thể hiện theo một đơn vị chung, thông dụng nhất là tiền tệ. Tất cả những chi phí - lợi ích của chính sách ngoài việc nên được tính theo giá trị bằng tiền tương đương, còn phải được xác định thời điểm phát sinh cụ thể, do sự thay đổi giá trị theo thời gian của đồng tiền. 5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh Việt nam đang nằm trong nhóm các nước đứng đầu về tỷ lệ người hút thuốc và hút thuốc thụ động. Theo WHO, thuốc lá gây tử vong từ một phần ba đến một nửa số những người thường xuyên hút thuốc lá, và tuổi thọ trung bình của một người hút thuốc ngắn hơn tuổi thọ của người không hút thuốc là khoảng 15 năm. Mặc dù vậy, bệnh tật và tử vong do hút thuốc lá gây nên có thể phòng tránh được.
- Do đó,việc ban hành các chính sách hạn chế tiêu dùng thuốc lá là rất quan trọng, đòi hỏi phải tính đến hiệu quả thực hiện và mang lại lợi ích xã hội. Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu về tính hiệu quả của chính sách kiểm soát thuốc lá thông qua việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên ở Việt Nam, các nghiên cứu khoa học nhằm xác định và dự báo tính hiệu quả của các chính sách này còn rất hạn chế. Đề tài áp dụng phương pháp CBA vào phân tích chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá, theo đó đề tài đưa ra những bằng chứng được tính toán dựa trên các mô hình đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách. Tính mới của đề tài là đã chỉ ra được những lợi ích (bao gồm lợi ích tài chính và lợi ích xã hội) cũng như chi phí để thực hiện chính sách và hiệu quả của việc thực hiện chính sách đó. Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ cung cấp những bằng chứng giúp những người có trách nhiệm trong việc ra quyết định có những căn cứ r ràng trong quá trình đánh giá, phân tích chính sách, góp phần hạn chế được tình trạng ban hành các chính sách không hiệu quả, gây lãng phí ngân sách. Phương pháp CBA là phương pháp đã được nhiều tổ chức và các nước trên thế giới sử dụng. Việc sử dụng phương pháp CBA để đánh giá các chính sách công là phù hợp với với xu hướng chung của thế giới. 6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Có rất nhiều cách để đánh giá một chính sách công, bên cạnh đó việc đánh giá lại phụ thuộc vào chính sách công được ban hành trong lĩnh vực nào vì mỗi lĩnh vực lại có những yếu tố đặc thù riêng biệt. Do đó, đề tài này chỉ nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị trong việc sử dụng phương pháp CBA để đánh giá hiệu quả của chính sách công thông qua việc áp
- dụng phương pháp CBA vào phân tích chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá tại Việt Nam. Đề tài tập trung vào việc áp dụng lý thuyết vào một chính sách cụ thể dựa trên việc so sánh kết quả giữa thực hiện và không thực hiện chính sách, so sánh giữa phân tích tài chính và phân tích chi phí – lợi ích để có thể tìm ra những sự khác biệt và tác động của chính sách đối với xã hội. Ưu điểm của đề tài là vận dụng mô hình lý thuyết vào thực tiễn và tận dụng nguồn số liệu phổ biến trên các phương tiện đại chúng. Khuyết điểm của đề tài là số liệu liên quan thu thập chưa đầy đủ và có những hạn chế về kiến thức chuyên môn liên quan đến chuyên ngành y tế. Do vậy, đề tài có sử dụng các nguồn số liệu từ các nghiên cứu quá khứ và một số giả định để tính toán. Điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ chính xác của kết quả tính toán và dự báo. Tuy nhiên hạn chế này có thể được khắc phục thông qua việc so sánh với các tình huống nghiên cứu tương tự đã được thực hiện và thừa nhận trước đó. Một hạn chế khác của đề tài là thời gian thực hiện rất eo hẹp nên trong mô hình phân tích đề tài chỉ có thể so sánh tình hình hiện tạivới một số trường hợp thay đổi chính sách. Một hạn chế khác nữa là tỷ lệ người bắt đầu hút thuốc và ngừng hút thuốc được ước tính từ các kết quả Điều tra mức sống dân cư (VLSS) 1993, 1998, 2006 và Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành ở Việt Nam (GATS) 2010 sẽ có những khác biệt nhất định. Bên cạnh đó, việc xử lý mô hình giữa sự thay đổi hành vi hút thuốc và hệ quả của nó đối với sức khỏe chẳng hạn như việc thay đổi rủi ro mắc một số bệnh do hút thuốc lá gây ra không điều chỉnh kịp thời với hành vi hút thuốc và đề tài sẽ không đi vào giải quyết những vấn đề như thế do một số vấn đề kỹ thuật phức tạp của mô hình. Và một hạn chế khác là hiệu quả của các can thiệp có thể bị tính thấp đi do đề tài chỉ ước tính đến 05 bệnh do hút thuốc lá
- gây ra11. Tuy nhiên, 05 bệnh này chiếm tới 80% gánh nặng bệnh tật do thuốc lá. 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Nội dung chính của luận văn gồm phần mở đầu và 03 chương: Phần mở đầu: Phần này nêu lên tính cấp thiết của đề tài, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giới hạn của đề tài. Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích chi phí – lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá. Phần này sẽ thể hiện các nội dung liên quan đến các cơ sở lý thuyết thực hiện nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn. Chương II: Phân tích chi phí – lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam. Phần này thể hiện các các nghiên cứu đã thực hiện trước đây có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn, thực trạng hút thuốc lá và thuế thuốc lá tại Việt Nam, các kết quả phân tích chi phí – lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam. Chương III: Kết luận và khuyến nghị sử dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam. Trong phần này, căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận và kiến nghị một số đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế. Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ trình bày một số các hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. Phụ lục: Bảng biểu kết quả thực hiện, nghiên cứu. 11 Chú thích: bao gồm bệnh Ung thư phổi, Ung thư thực quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Bệnh tim mạch và Đột quỵ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn