Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả dự án mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là được thực hiện nhằm phân tích tính khả thi tài chính trên quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư; phân tích tính khả thi kinh tế; phân tích các ngoại tác của dự án và kiến nghị những chính sách để đảm bảo sự tồn tại bền vững của dự án
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả dự án mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN TRI PHƯƠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN MỞ RỘNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS CAO HÀO THI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Nguyễn Tri Phương
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học của nhà trường. Xin cảm ơn Thầy giáo Cao Hào Thi đã hướng dẫn nhiệt tình và tạo mọi điều kiện để tôi được trao đổi những nội dung trong luận văn, xin cảm ơn Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Đà Nẵng, Công ty cấp nước Đà Nẵng và các cơ quan đã tạo mọi điều kiện cung cấp số liệu cho luận văn. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Trân trọng cảm ơn.
- iii TÓM TẮT Sự phát triển của thành phố Đà Nẵng trong những năm đầu thế kỷ 21 đang mang lại một diện mạo mới về cơ sở hạ tầng cho thành phố, những khu đô thị mới đã và sẽ phát triển trong tương lai. Sự gia tăng dân số ở mức 3.1%/năm đã tạo áp lực lớn về nhiều mặt cho Đà Nẵng, trong đó vấn đề cung cấp nước sạch đang trở nên cấp bách. Với thực trạng công suất cấp nước thiết kế hiện có là 205,000m3/ngày, trong khi đó đến năm 2018 nhu cầu nước của thành phố Đà Nẵng là 251,626m3/ngày do đó Đà Nẵng sẽ thiếu nước sạch. Dự án mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng ra đời đã giải quyết được tình trạng thiếu nước sạch ở đô thị vùng ven và những khu đô thị mới, nâng cao sức khỏe cho người dân thông qua sử dụng nước sạch. Dự án mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng có tổng vốn đầu tư hơn 86 triệu USD do Dawaco làm chủ đầu tư, trong đó vốn vay chiếm hơn 86% còn lại là vốn chủ sở hữu. Thời gian xây dựng từ năm 2012 đến năm 2018, thời gian khai thác từ năm 2018 đến năm 2038, công suất thiết kế của dự án là 120,000m3/ngày. Kết quả phân tích tài chính cho thấy NPV tổng đầu tư bằng -411.15 tỷ VND, NPV chủ đầu tư bằng -249.4 tỷ VND, DSCR = -0.44 < 1 nên dự án không khả thi về mặt tài chính, khả năng hoàn trả nợ vay thấp. Kết quả phân tích độ nhạy cho thấy giá bán nước sạch có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính, khi giá nước trung bình năm 2011 tăng từ 5,020 VND/m3 lên 6,841 VND/m3 thì dự án khả thi theo cả hai quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư. Ngoài ra, lãi suất vay của ADB tăng lên cũng tác động xấu đến hiệu quả của dự án. Kết quả phân tích kinh tế cho thấy NPV kinh tế là 61.11 tỷ VND nên dự án khả thi trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế. Kết quả phân tích phân phối cho thấy người tiêu dùng nước được hưởng lợi 510.9 tỷ VND, chủ đầu tư bị thiệt 411.15 tỷ VND, người dân vùng giải tỏa thiệt hại 2.68 tỷ VND, ngân sách được lợi 219.19 tỷ VND. Như vậy, để cân bằng lợi ích của các bên đảm bảo cho dự án hoạt động bền vững thì cần có chính sách điều chỉnh giá nước. Giá nước mà luận văn đưa ra là 6,850VND/m3, với mức giá này thì dự án khả thi tài chính theo cả hai quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư, chủ sở hữu thu được lợi nhuận bằng với chi phí cơ hội vốn của mình, người tiêu dùng vẫn trả dưới mức sẵn lòng chi trả. Tuy nhiên, thành phố Đà Nẵng cần hỗ trợ cho các đối tượng hộ nghèo để đảm bảo mọi người dân đề được tiếp cận với nước sạch. Tóm lại, dự án mở rộng hệ thống cấp nước nên được xây dựng, tuy nhiên UBND thành phố Đà Nẵng và ngân sách nhà nước cần có những chính sách cụ thể để dự án hoạt động bền vững.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................... ii TÓM TẮT ......................................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .................................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................................. ix DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ............................................................................................................ x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................................. 1 1.1.1 Lý do hình thành dự án ....................................................................................................... 1 1.1.2 Lý do hình thành đề tài ....................................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................................... 3 1.4. Phạm vi của đề tài .................................................................................................................... 3 1.5 Thu thập thông tin ..................................................................................................................... 3 1.5.1 Thông tin thứ cấp................................................................................................................ 3 1.5.1 Thông tin sơ cấp ................................................................................................................. 3 1.6 Bố cục luận văn ......................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 5 2.1 Chu trình phát triển của dự án.................................................................................................... 5 2.2 Các quan điểm phân tích dự án .................................................................................................. 5 2.3 Các phương pháp phân tích ....................................................................................................... 6 2.3.1 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính ............................................................ 6 2.3.2 Các phương pháp sử dụng trong phân tích kinh tế - xã hội................................................... 7 2.4 Khung phân tích lợi ích – chi phí của dự án cấp nước ................................................................ 7 2.4.1 Lợi ích và chi phí tài chính.................................................................................................. 7 2.4.2 Lợi ích và chi phí kinh tế .................................................................................................... 8 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN .......................................................................................... 10 3.1 Giới thiệu chung về dự án........................................................................................................ 10 3.2 Mục tiêu của dự án .................................................................................................................. 10
- v 3.3 Nguồn vốn của dự án............................................................................................................... 11 3.4 Sơ đồ cấu trúc dự án ................................................................................................................ 11 3.5 Công nghệ ............................................................................................................................... 12 3.6 Giới thiệu chủ đầu tư ............................................................................................................... 12 3.7 Mô tả phương pháp thẩm định của Dawaco ............................................................................. 13 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ........................................................................................... 14 4.1 Xác định ngân lưu dự án .......................................................................................................... 14 4.1.1 Các thông số cơ bản của dự án .......................................................................................... 14 4.1.2 Các thông số vĩ mô ........................................................................................................... 14 4.1.3 Xác định chi phí của dự án ................................................................................................ 15 4.1.4 Xác định doanh thu của dự án ........................................................................................... 18 4.1.5 Xác định chi phí sử dụng vốn............................................................................................ 19 4.1.6 Báo cáo thu nhập .............................................................................................................. 20 4.1.7 Báo cáo ngân lưu .............................................................................................................. 20 4.2 Kết quả tính toán phân tích tài chính ........................................................................................ 20 4.2.1 Theo quan điểm tổng đầu tư.............................................................................................. 20 4.2.2 Theo quan điểm chủ đầu tư ............................................................................................... 21 4.2.3 Kết luận ............................................................................................................................ 22 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH RỦI RO.................................................................................................. 24 5.1 Phân tích độ nhạy .................................................................................................................... 24 5.1.1 Thay đổi chi phí đầu tư ban đầu ........................................................................................ 24 5.1.2 Giá nước trung bình tăng .................................................................................................. 25 5.1.3 Thay đổi tỷ lệ lạm phát VND ............................................................................................ 26 5.1.4 Thay đổi tỷ lệ lạm phát USD ............................................................................................. 27 5.1.5 Chi phí thực của điện tăng thêm ........................................................................................ 28 5.1.6 Lãi suất khoản vay ADB tăng thêm ................................................................................... 29 5.1.7 Phân tích ảnh hưởng của lạm phát VND đến ngân lưu tài chính......................................... 30 5.2 Phân tích kịch bản ................................................................................................................... 31 5.3 Phân tích mô phỏng Monte Carlo ............................................................................................ 32 5.4 Kết luận .................................................................................................................................. 34 CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH KINH TẾ, XÃ HỘI ................................................................................ 35
- vi 6.1 Lợi ích kinh tế của dự án ......................................................................................................... 35 6.1.1 Tính giá nước kinh tế của dự án ........................................................................................ 35 6.1.2 Ngoại tác tích cực của dự án ............................................................................................. 36 6.2 Chi phí kinh tế của dự án ......................................................................................................... 37 6.3 Ngân lưu kinh tế của dự án ...................................................................................................... 39 6.3.1 Ngân lưu vào .................................................................................................................... 39 6.3.2 Ngân lưu ra....................................................................................................................... 40 6.4 Kết quả phân tích kinh tế ......................................................................................................... 42 6.5 Phân tích xã hội ....................................................................................................................... 43 6.6 Kết luận .................................................................................................................................. 43 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................... 45 7.1 Kết luận .................................................................................................................................. 45 7.2 Kiến nghị ................................................................................................................................ 46 7.2.1 Đối với UBND thành phố Đà Nẵng................................................................................... 46 7.2.2 Đối với chủ đầu tư Dawaco............................................................................................... 47 7.2.3 Đối với nhà nước .............................................................................................................. 47 7.3 Những hạn chế của đề tài ........................................................................................................ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 49 PHỤ LỤC ......................................................................................................................................... 50
- vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ADB: Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển Châu Á AP: Khoản phải trả AR: Khoản phải thu B/C: Benefit against Cost - Tỉ số lợi ích chi phí BTC: Bộ tài chính CB: Dự trữ tiền mặt DSCR: Debt-Service Coverage Ratio - Tỷ lệ an toàn nợ vay ENPV: Economic Net Present Value - Giá trị hiện tại thuần kinh tế EOCK: Economic Opportunity Cost of Capital FNPV: Finalcial Net Present Value - Giá trị hiện tại thuần tài chính IRR: Internal ratio of Return - Suất sinh lợi nội tại MTV: Một thành viên NMN: Nhà máy nước NPV: Net Present Value - Giá trị hiện tại thuần ODA: Official Development Aid - Viện trợ phát triển chính thức PV: Present Value – Giá trị hiện tại SERF: Shadow Exchange Rate Factor – Hệ số chuyển đổi tỷ giá hối đoái kinh tế TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ: Tài sản cố định USD: United States Dollar - Đồng Đôla Mỹ UBND: Uỷ ban nhân dân VAT: Value added tax - Thuế giá trị gia tăng VND: Việt Nam đồng WACC: Weighted average cost of capital - Chi phí vốn bình quân trọng số WB: World Bank - Ngân hàng thế giới
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1 Công suất cấp nước của thành phố Đà Nẵng..................................................................1 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của Dawaco.......................................................13 Bảng 4.1 Lạm phát VND...................................................... ....................................................15 Bảng 4.2 Lạm phát USD............................................................................................................15 Bảng 4.3 Chi phí đầu tư.............................................................................................................16 Bảng 4.4 Ngân lưu chi phí đầu tư..............................................................................................16 Bảng 4.5 Giá nước bình quân năm 2011 của Dawaco...............................................................19 Bảng 4.6 Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư............................................21 Bảng 4.7 Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư.............................................22 Bảng 5.1 Kết quả phân tích sự thay đổi của chi phí đầu tư đến NPV của dự án ......................24 Bảng 5.2 Bảng giá nước qui định của Bộ tài chính...................................................................25 Bảng 5.3 Kết quả phân tích sự thay đổi của giá nước đến NPV của dự án...............................26 Bảng 5.4 Kết quả phân tích sự thay đổi của lạm phát VND đến NPV của dự án.....................27 Bảng 5.5 Kết quả phân tích sự thay đổi của lạm phát USD đến NPV của dự án......................28 Bảng 5.6 Kết quả phân tích sự thay đổi chi phí thực của điện đến NPV của dự án..................29 Bảng 5.7 Kết quả phân tích sự thay đổi của lãi suất vay ADB đến NPV của dự án.................30 Bảng 5.8 Kết quả phân tích ảnh hưởng của lạm phát VND đến ngân lưu................................31 Bảng 5.9 Kết quả phân tích kịch bản........................................................................................32 Bảng 6.1 Các bệnh liên quan đến nguồn nước ở nhóm A.........................................................37 Bảng 6.2 Các bệnh liên quan đến nguồn nước ở nhóm C..........................................................37 Bảng 6.3 Chi phí đầu tư kinh tế.................................................................................................39 Bảng 6.4 Ngân lưu chi phí đầu tư kinh tế..................................................................................40 Bảng 6.5 Tổng hợp hệ số chuyển đổi kinh tế/tài chính.............................................................41 Bảng 6.6 Hệ số chuyển đổi kinh tế tài chính.............................................................................42 Bảng 6.7 Kết quả phân tích phân phối.......................................................................................43
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Đồ thị phân tích lợi ích kinh tế của nước.....................................................................8 Hình 3.1 Sơ đồ cấu trúc dự án “Mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng” ..................................11 Hình 4.1 Ngân lưu tự do theo quan điểm tổng đầu tư...............................................................21 Hình 4.2 Ngân lưu tự do theo quan điểm chủ đầu tư.................................................................22 Đồ thị 5.1 Mối quan hệ giữa thay đổi tổng chi phí đầu tư và NPV tổng đầu tư........................24 Đồ thị 5.2 Mối quan hệ giữa thay đổi giá nước năm cơ sở 2011 và NPV tổng đầu tư..............26 Đồ thị 5.3 Mối quan hệ giữa lạm phát VND thay đổi và NPV tổng đầu tư...............................27 Đồ thị 5.4 Mối quan hệ giữa lạm phát USD thay đổi và NPV tổng đầu tư...............................28 Đồ thị 5.5 Mối quan hệ giữa tăng chi phí thực của điện và NPV tổng đầu tư...........................29 Đồ thị 5.6 Mối quan hệ giữa tăng lãi suất khoản vay ADB và NPV tổng đầu tư......................30 Hình 5.1 Kết quả chạy mô phỏng NPV theo quan điểm tổng đầu tư........................................33 Hình 5.2 Kết quả chạy mô phỏng NPV theo quan điểm chủ đầu tư.........................................33 Hình 6.1 Ngân lưu kinh tế của dự án........................................................................................41
- x DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 01 Phân tích tài chính....................................................................................................50 Bảng 1.1 Thông số vĩ mô......... .................................................................................................50 Bảng 1.2 Thông tin vốn vay.......................................................................................................51 Bảng 1.3 Lịch trả nợ vay ADB phân kỳ I..................................................................................52 Bảng 1.4 Lịch trả nợ vay ADB phân kỳ II ................................................................................53 Bảng 1.5 Lịch trả nợ vay Quỹ hỗ trợ phát triển.........................................................................54 Bảng 1.6 Lịch trả nợ vay hợp nhất.............................................................................................55 Bảng 1.7 Chi phí đầu tư.............................................................................................................56 Bảng 1.8 Lịch khấu hao TSCĐ..................................................................................................57 Bảng 1.9 Thông số kỹ thuật và vận hành...................................................................................58 Bảng 1.10 Chi tiết doanh thu tiền nước.....................................................................................59 Bảng 1.11 Báo cáo thu nhập......................................................................................................60 Bảng 1.12 Ngân lưu ròng tổng đầu tư và chủ đầu tư.................................................................62 Bảng 1.13 Chi tiết ngân lưu ròng tổng đầu tư............................................................................63 Phụ lục 02 Phân tích rủi ro.........................................................................................................65 Phụ lục 03 Phân tích kinh tế......................................................................................................69 Bảng 3.1 Chi phí đầu tư kinh tế.................................................................................................69 Bảng 3.2 Lượng nước giếng khoan............................................................................................70 Bảng 3.3 Chi phí sử dụng giếng khoan.....................................................................................70 Bảng 3.4 Lượng nước đóng chai sử dụng.................................................................................71 Bảng 3.5 Chi phí nước đóng chai sử dụng................................................................................72 Bảng 3.6 Tính giá nước kinh tế.................................................................................................72 Bảng 3.7 Ngân lưu kinh tế của dự án.........................................................................................73 Bảng 3.8 Kết quả phân tích phân phối.......................................................................................75 Phụ lục 04 Giá nước của một số thành phố năm 2010..............................................................76
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề 1.1.1 Lý do hình thành dự án Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, “Đà Nẵng sẽ phát triển thành một đô thị biển lớn hiện đại, văn minh của cả nước với quy mô dân số khoảng 1.3 triệu người. Đà Nẵng phấn đấu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường; xây dựng và áp dụng mô hình chính quyền đô thị. Một trong các tiêu chí mà chính quyền thành phố Đà Nẵng đặt ra là 100% dân số trên địa bàn thành phố được dùng nước sạch”1. Trong khi đó, đến tháng 12/2010 thực trạng hệ thống cấp nước của thành phố Đà Nẵng được trình bày ở Bảng 1.1. Bảng 1.1: Công suất cấp nước của thành phố Đà Nẵng Công suất (m3/ngày) Nhà máy Địa điểm TT Thiết kế Khai thác Tạm thời ngừng hoạt NMN Cầu Đỏ cũ 50,000 động do thiết bị cũ 1 Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng NMN Cầu Đỏ mới 120,000 100,000-120,000 2 NMN Sân Bay Q. Thanh Khê, Đà Nẵng 30,000 30,000 3 NMN Sơn Trà Quận Sơn Trà, Đà Nẵng 5,000 5,000 Tổng cộng 205,000 135,000-155,000 Nguồn: Đề cương chi tiết “Dự án đầu tư sử dụng vốn vay ưu đãi của ADB mở rộng Hệ thống Cấp nước Đà Nẵng giai đoạn 2012 – 2018” do công ty TNHH MTV cấp nước Đà Nẵng lập. Theo thống kê của Dawaco2 tính đến tháng 12/2010, toàn Thành phố có 61% dân số được dùng nước sạch, trong đó quận Hải Châu 90.8%, quận Thanh Khê 83.6%, quận Sơn Trà 1 http://danang.gov.vn Truy cập lúc 10h ngày 26/12/2011 2 Đề cương chi tiết “Dự án đầu tư sử dụng vốn vay ưu đãi của ADB mở rộng Hệ thống Cấp nước Đà Nẵng giai đoạn 2012 – 2018”
- 2 77.3%, quận Cẩm Lệ 40%, quận Liên Chiểu 44%, quận Ngũ Hành Sơn 32% và huyện Hòa Vang có 11.6% người dân được dùng nước sạch. Căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu dùng nước của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng giai đoạn 2012-2025 3 sẽ ngày càng tăng. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số thành phố Đà Nẵng là 887,069 người và đang gia tăng với tỉ lệ hàng năm là 3.1 %. Dự tính dân số năm 2020 là 1,296,383 người và 1,471,920 người năm 2025. Với tốc độ phát triển đô thị nhanh, công suất nước cần cấp tối thiểu của thành phố Đà Nẵng dự báo đến năm 2012 là 162,151 m3/ngày, 2015 là 201,391m3/ngày, năm 2018 là 251,626 m3/ngày, năm 2020 là 289,633 m3/ngày; đến năm 2025 là 371,078 m3/ngày, năm 2035 là 554,171 m3/ngày. Hiện nay, các nhà máy nước đã hoạt động hết công suất, như vậy lượng nước cung cấp cho thành phố Đà Nẵng trong những năm đến sẽ thiếu hụt nghiêm trọng nếu không có giải pháp nâng công suất cấp nước trong ngắn hạn và dài hạn. Xuất phát từ thực trạng hệ thống cấp nước và nhu cầu dùng nước của người dân, sự cần thiết phải hình thành dự án “Mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng” để đáp ứng mục tiêu phát triển của thành phố. 1.1.2 Lý do hình thành đề tài Dự án “Mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng” có qui mô dự kiến hơn 86 triệu USD, sử dụng phần lớn vốn vay từ ADB. Thời gian thi công từ năm 2012 – 2018, dự án có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau như người tiêu dùng nước, Dawaco, ngân sách, ADB, người lao động và người dân vùng dự án. Trên cơ sở kết quả phân tích kinh tế để ra quyết định dự án có nên được thực hiện hay không? Kết quả phân tích tài chính sẽ tác động đến quyết định đầu tư của chủ sở hữu và đối tác cho vay, kết quả phân tích phân phối sẽ ảnh hưởng đến sự đồng thuận của các đối tượng có liên quan đến dự án. Đây là những lý do chính để hình thành đề tài. 1.2. Mục tiêu của đề tài Đề tài được thực hiện nhằm phân tích tính khả thi tài chính trên quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư; phân tích tính khả thi kinh tế; phân tích các ngoại tác của dự án và kiến nghị những chính sách để đảm bảo sự tồn tại bền vững của dự án. 3 Đề cương chi tiết “Dự án đầu tư sử dụng vốn vay ưu đãi của ADB mở rộng Hệ thống Cấp nước Đà Nẵng giai đoạn 2012 – 2018”
- 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau: 1. Dự án mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng có nên được thực hiện không? 2. Những kiến nghị chính sách có liên quan để dự án tồn tại bền vững? 1.4. Phạm vi của đề tài Đề tài phân tích ở mức độ nghiên cứu tiền khả thi của dự án. Phân tích tài chính có tính đến yếu tố lạm phát dựa vào các thông số đầu vào được công bố của dự án “Mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng”, phân tích những rủi ro có liên quan đến các yếu tố đầu vào... Phân tích kinh tế - xã hội dựa vào số liệu điều tra của ADB. Phân tích phân phối để xác định lợi ích của các bên liên quan. Ngoài ra, nội dung của luận văn còn xác định WACC để sử dụng làm suất chiết khấu của dự án. 1.5 Thu thập thông tin 1.5.1 Thông tin thứ cấp Đề tài dựa vào những thông tin công bố của các tổ chức như Công ty cấp nước Đà Nẵng, số liệu điều tra của ADB, WB, số liệu của UBND thành phố Đà Nẵng, số liệu của các nghiên cứu trước. 1.5.1 Thông tin sơ cấp Tác giả trực tiếp phỏng vấn những người có liên quan đến lập dự án và ra chính sách ở thành phố Đà Nẵng để thảo luận những vấn đề có liên quan. 1.6 Bố cục luận văn Bố cục luận văn được thiết kế thành 7 chương. Chương 1 giới thiệu lý do hình thành dự án, lý do hình thành đề tài, mục tiêu đề tài, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi đề tài và nguồn thông tin thu thập. Chương 2 khái quát tổng quan cơ sở lý thuyết về thẩm định dự án đầu tư. Chương 3 mô tả dự án “Mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng”. Chương 4 phân tích tài chính của dự án. Chương này sẽ phân tích hiệu quả tài chính của dự án theo hai quan điểm tổng đầu tư và chủ
- 4 đầu tư. Chương 5 phân tích rủi ro. Chương này sẽ phân tích các yếu tố có tác động đến hiệu quả của dự án dựa trên kết quả phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích Monte Carlo. Chương 6 phân tích kinh tế, xã hội của dự án. Chương này sẽ phân tích hiệu quả kinh tế của dự án, những tác động của dự án đến các nhóm lợi ích trong xã hội thông qua phân tích phân phối. Chương 7 kết luận và kiến nghị. Chương này rút ra những kết luận từ các phân tích về tài chính, kinh tế và xã hội, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị chính sách của đề tài.
- 5 CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này giới thiệu tổng quan cơ sở lý thuyết phân tích dự án, chu trình phát triển của dự án, các quan điểm khác nhau về phân tích dự án, các phương pháp và chỉ tiêu sử dụng trong phân tích dự án. 2.1 Chu trình phát triển của dự án4 Chu kỳ hoạt động của một dự án là các giai đoạn mà dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý tưởng đến khi dự án hoàn thành và chấm dứt hoạt động. Chu kỳ của một dự án đầu tư được thể hiện qua 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, gồm có các bước nghiên cứu phát triển cơ hội đầu tư; nghiên cứu tiền khả thi và sơ bộ lựa chọn dự án; nghiên cứu khả thi (lập dự án đầu tư); thẩm định dự án đầu tư. Giai đoạn thực hiện đầu tư, gồm có các bước đàm phán, ký kết hợp đồng và hoàn tất thủ tục đầu tư; thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình; xây dựng, lắp đặt thiết bị và đâò tạo nhân lực; bàn giao, chạy thử, nghiệm thu và thanh toán công trình. Giai đoạn vận hành, gồm có các bước sử dụng chưa hết công suất; sử dụng công suất ở mức độ tối đa; công suất giảm dần và thanh lý cuối đời dự án. Trong 3 giai đoạn của chu trình dự án, mặc dù giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm một lượng vốn rất ít nhưng nó có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của dự án. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo cơ sở và tiền đề quyết định thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là giai đoạn vận hành dự án đầu tư. 2.2 Các quan điểm phân tích dự án5 Luận văn tổng hợp các quan điểm phân tích dự án bao gồm: Quan điểm tổng đầu tư hay quan điểm của ngân hàng: Theo quan điểm này, mối quan tâm lớn nhất là xác định sức mạnh tổng thể của dự án nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn vay mà dự án có thể cần. Các ngân hàng xem dự án như một hoạt động có khả năng tạo ra những lợi ích 4 http://www.wattpad.com truy cập lúc 8h ngày 11/12/2011 5 Glenn P.Jenkins & Arnold C.Harberger. Sách hướng dẫn phân tích chi phí và lợi ích cho các quyết định đầu tư, Viện phát triển quốc tế Harvard(HIID), chương 3, trang 12-13, hiệu đính tháng1/2005.
- 6 tài chính rõ ràng và sử dụng những nguồn tài chính rõ ràng. Các chi phí và các lợi ích của dự án được xác định theo giá tài chính. Từ những dòng tài chính tiềm tàng này, ngân hàng sẽ phân tích tính khả thi về mặt tài chính, nhu cầu cần vay vốn và khả năng trả nợ vay của dự án. Quan điểm chủ đầu tư: Chủ đầu tư xem xét mức thu nhập ròng tăng thêm của dự án so với những gì họ có thể kiếm được trong trường hợp không có dự án. Chủ đầu tư xem những gì họ mất đi khi thực hiện dự án là chi phí. Khác với ngân hàng, chủ đầu tư xem vốn vay được giải ngân như khoản thu tiền mặt; tiền trả lãi và nợ gốc là khoản chi tiền mặt. Quan điểm kinh tế: Nhà phân tích tính toán tỷ suất lợi nhuận của dự án theo quan điểm của quốc gia, sử dụng giá kinh tế để định giá nhập lượng và xuất lượng của dự án. Ngoài ra, nhà phân tích cần loại bỏ thuế, trợ giá và bổ sung những ngoại tác mà dự án tạo ra cho môi trường. Quan điểm phân phối thu nhập: Nhà phân tích tính toán lợi ích tài chính ròng mà dự án mang lại cho các nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của dự án, sau khi đã trừ đi chi phí cơ hội của họ. Phân tích phân phối thu nhập được xây dựng trên cơ sở các phân tích tài chính và kinh tế với điều kiện chúng được thực hiện theo quan điểm của tất cả các bên liên quan tới dự án. 2.3 Các phương pháp phân tích 2.3.1 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính6 Một số phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính được trình bày như sau: Phương pháp giá trị hiện tại ròng NPV: Giá trị hiện tại ròng là giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong tương lai trừ đi giá trị hiện tại của các khoản chi phí đầu tư. Để tính hiện giá của dự án, đầu tiên phải loại trừ tất cả các chi phí ra khỏi tổng lợi ích của mỗi giai đoạn để có lợi ích ròng. Sau đó, lựa chọn một suất chiết khấu thể hiện được chi phí cơ hội của vốn phục vụ cho dự án. Từ đó sẽ tính được giá trị hiện tại ròng của dự án. Dự án được lựa chọn khi giá trị hiện tại ròng lớn hơn hay bằng 0. Phương pháp suất sinh lợi nội tại IRR: Suất sinh lợi nội tại là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của dự án. Để tính IRR của dự án thì người ta đưa chuỗi lợi ích ròng của dự án về giá trị 6 Glenn P.Jenkins & Arnold C.Harberger . Sách hướng dẫn phân tích chi phí và lợi ích cho các quyết định đầu tư, Viện phát triển quốc tế Harvard(HIID), chương 4, trang 5-15, hiệu đính tháng1/2005
- 7 hiện tại, suất chiết khấu làm cho NPV bằng 0 chính là giá trị của IRR. Tiêu chí để lựa chọn dự án là IRR lớn hơn hoặc bằng chi phí vốn của dự án. Phương pháp tỉ số lợi ích- chi phí B/C: Tỷ số lợi ích-chi phí được tính bằng cách đem chia hiện giá các lợi ích cho hiện giá các chi phí, sử dụng chi phí cơ hội của vốn làm suất chiết khấu. Để một dự án được lựa chọn thì tỷ số lợi ích-chi phí lớn hơn 1. 2.3.2 Các phương pháp sử dụng trong phân tích kinh tế - xã hội7 Một số phương pháp trong phân tích kinh tế - xã hội thường được sử dụng bao gồm: Phương pháp hệ số chuyển đổi giá: Nhà phân tích sử dụng hệ số chuyển đổi (tỷ số giữa giá kinh tế của một khoản mục với giá tài chính của nó) để tiến hành thẩm định kinh tế của dự án. Từ dòng ngân lưu tài chính kết hợp với hệ số chuyển đổi giá sẽ tính ra dòng ngân lưu kinh tế của dự án. Phương pháp “Có” và “Không có” dự án: Bất kể bản chất của dự án là gì thì việc thực hiện dự án cũng làm giảm cung đầu vào và tăng cung đầu ra cung cấp cho các nơi khác của nền kinh tế. Thông qua khảo sát sự khác biệt về mức độ sẵn có của đầu vào và đầu ra khi có và không có dự án, nhà phân tích sẽ xác định được chi phí và lợi ích gia tăng. Phương pháp chi phí-hiệu quả: Một số dự án sản sinh ra lợi ích mà không dễ dàng đo lường được bằng tiền thì phương pháp chi phí-hiệu quả có thể được vận dụng, phương pháp này cho phép so sánh chi phí của các phương án khác nhau với lợi ích kỳ vọng của chúng để làm cơ sở lựa chọn. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí: Phương pháp này được sử dụng với những dự án mà lợi ích và chi phí của nó có thể đo lường được bằng tiền. Nhà phân tích phải ước lượng những lợi ích mà dự án mang lại hoặc những chi phí gây ra cho xã hội mà không được phản ánh trong phân tích tài chính. 2.4 Khung phân tích lợi ích – chi phí của dự án cấp nước 2.4.1 Lợi ích và chi phí tài chính Lợi ích tài chính của dự án cấp nước tạo ra chủ yếu là doanh thu bán nước sạch, doanh thu bán nước sạch được tính như sau: Doanh thu = Sản lượng nước bán ra trong ngày x đơn giá nước bình quân x số ngày trong năm 7 Pedro Belli (2001). Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư. Viện ngân hàng thế giới. Chương 3, 5, 7,8
- 8 Trong đó sản lượng nước bán ra trong ngày được tính dựa vào công suất cấp nước và tỷ lệ thất thoát nước. Đơn giá nước bình quân được tính dựa vào giá nước của từng nhóm và tỷ trọng tiêu dùng của mỗi nhóm. Chi phí tài chính của dự án bao gồm các khoản mục sau: Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động (điện, hóa chất xử lý nước, nhân công, bảo trì...), chi phí thuế TNDN. 2.4.2 Lợi ích và chi phí kinh tế Lợi ích kinh tế của dự án cấp nước được lượng hóa bao gồm: lợi ích thay thế nguồn lực của những đối tượng trước đây không dùng nước của dự án mà sử dụng nguồn nước khác như giếng khoan, nước đóng chai và lợi ích tăng thêm của những đối tượng trước đây đã có nước sạch nhưng lượng dùng bị hạn chế. Ngoài ra, dự án tạo ra lợi ích do giảm được bệnh tật liên quan đến nguồn nước. Khung phân tích lợi ích kinh tế của dự án cấp nước như sau: Hình 2.1 Đồ thị phân tích lợi ích kinh tế của nước Giá nước P0 M P1 P Lượng nước tiêu thụ O N Q P0: Giá nước giếng khoan hoặc nước đóng chai mua của tư nhân P1: Giá nước máy khi có dự án Lợi ích thay thế nguồn lực là diện tích P0MNO Lợi ích tăng thêm khi nước máy rẻ hơn nước từ nguồn khác là diện tích MPQN Lợi ích kinh tế của nước = S(P0MNO) + S(MPQN) Chi phí kinh tế = Chi phí tài chính (thực) x hệ số chuyển đổi CFi Tóm lại, Chương 2 đã giới thiệu ba giai đoạn trong chu trình phát triển của dự án; đã trình bày các quan điểm phân tích dự án, gồm có quan điểm tổng đầu tư; quan điểm chủ đầu tư; quan
- 9 điểm kinh tế và quan điểm phân phối thu nhập. Ngoài ra, Chương này còn nêu lên các phương pháp phân tích được sử dụng trong phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội, khung phân tích dự án cấp nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn